ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ LỚP 7 A – CHƯƠNG I – QUANG HỌC I – LÝ THUYẾT: 1/ * Đònh luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. * Phân biệt tia sáng và chùm sáng: - Tia sáng: là đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng. - Chùm sáng: gồm nhiều tia sáng hợp thành. - Chùm sáng song song. + Có ba loại chùm sáng: - Chùm sáng hội tụ. - Chùm sáng phân kì. 2/ Đònh luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới ( i’ = i ). 3/ * Hiện tượng nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, Mặt Trăng nằm ở khoảng giữa Mặt Trời và Trái Đất thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Mặt Trời Mặt Trăng Trái Đất * Hiện tượng nguyệt thực: Khi Trái Đất nằm ở khoảng giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng. Mặt Trời Trái Đất Mặt Trăng 4/ Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: - ûnh ảo không hứng được trên màn chắn. - nh có kích thước lớn bằng vật. - nh ở vò trí đối xứng với vật qua mặt gương. 5/ * Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: - nh ảo không hứng được trên màn chắn. - nh có kích thước bé hơn vật. * Vùng quan sát được của gương cầu lồi rộng hơn vùng quan sát được của gương phẳng có cùng kích thước. 6/ * Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm: - Khi vật đặt gần sát gương cầu lõm( tức khoảng cách từ vật đến gương bé hơn tiêu cự ), thì cho ảnh ảo cùng chiều, không hứng được trên màn chắn và ảnh có kích thước lớn hơn vật. - Khi vật đặt xa gương ( tức khoảng cách từ vật đến gương lớn hơn tiêu cự ) thì cho ảnh thật ngược chiều, hứng được trên màn chắn . * Tính chất phản xạ ánh sáng trên gương cầu lồi: Gương cầu lõm có tác dụng: - Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm. - Biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. 7/ So sánh tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: * Giống: - nh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng đều là ảnh ảo cùng chiều, không hứng được trên màn chắn. * Khác: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - nh có kích thước bé hơn vật. - nh có kích thước lớn bằng vật. - Vùng quan sát được của gương cầu lồi rộng hơn vùng quan sát được của gương phẳng có cùng kích thước. B – CHƯƠNG II – ÂM HỌC I – LÝ THUYẾT: 1/ * Nguồn âm: là những vật phát ra âm. Ví dụ: - Sáo đang được thổi, sáo phát ra âm thanh, sáo là nguồn âm ; - Trống đang được đánh, trống phát ra âm, trống là nguồn âm * Dao động: là sự rung động ( chuyển động ) qua lại vò trí cân bằng của một vật. * Đặc điểm chung của các nguồn âm: Khi phát ra âm, các vật đều dao động ( rung động ). 2/ * Tần số: là số dao động trong một giây. Đơn vò tần số là héc ( kí hiệu: Hz ) * Dao động càng nhanh ( hoặc càng chậm ), tần số dao động càng lớn ( hoặc càng nhỏ ), âm phát ra càng cao - bổng ( hoặc càng thấp - trầm ) 3/ * Biên độ dao động: là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vò trí cân bằng của nó. * Độ to của âm được đo bằng đơn vò đêxiben ( kí hiệu: dB ) Dao động càng mạnh ( hoặc càng yếu ), biên độ dao động càng lớn ( hoặc càng nhỏ ), âm phát ra càng to ( hoặc càng nhỏ ). 4/ * m truyền được trong những môi trường: rắn, lỏng và khí. * m không truyền được trong môi trường: chân không. * So sánh vận tốc truyền âm trong ba chất rắn, lỏng và khí: Vận tốc truyền âm của chất lỏng lớn hơn chất khí và bé hơn chất rắn. RẮN > LỎNG > KHÍ 5/ * Ta nghe thấy tiếng vang: khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. * m phản xạ: là âm dội lại khi gặp một mặt chắn. * Tiếng vang: là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. * Các vật cứng, có bề mặt trơn, nhẵn, phản xạ âm tốt. ( Ví dụ: tấm kim loại lớn, bức tường gạch trơn nhẵn, vách đá, mặt kính ) * Các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề, phản xạ âm kém. ( Ví dụ: áo len, tấm nệm mút, tấm xốp, tấm cao su, tấm vải nhung ) * Ứng dụng: - Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để giảm tiếng vang do phản xạ âm, khiến cho âm nghe không rõ. Vì các vật như tường sần sùi, rèm nhung thì thường là phản xạ âm kém và hấp thụ âm tốt. C – BÀI TẬP : 1/ Nếu em hát trong phòng rộng và phòng hẹp thì hát trong phòng hẹp sẽ nghe rõ hơn. Vì trong phòng rộng, âm dội lại từ tường đến tai có thể sau âm phát ra nên ta có thể nghe thấy tiếng vang và âm nghe không rõ. Còn trong phòng hẹp, âm dội lại từ tường đến tai gần như cùng một lúc với âm phát ra nên không nghe thấy tiếng vang, âm nghe được to và rõ hơn. 2/ * Để phân biệt âm trầm ( thấp ), âm bổng ( cao ), ta căn cứ vào tần số dao động. * Để phân biệt âm to, âm nhỏ, ta căn cứ vào biên độ dao động. 3/ Nói to trong phòng nhỏ ta không nghe thấy tiếng vang. Vì trong phòng nhỏ âm phản xạ và âm phát ra gần như cùng lúc nên ta không nghe thấy tiếng vang. 4/ Một người đứng giữa một phòng kín nói to lên, muốn nghe thấy tiếng vang thì khoảng cách giữa người và các bức tường phải tối thiểu là khoảng 11,3 mét. 5/ Khi đứng trong một hang động lớn, sau khi nói to ta sẽ nghe thấy tiếng vang. Vì âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ( ít nhất là 1/15 giây ). 6/ m truyền được trong các chất rắn, lỏng và khí nhưng không truyền được trong chân không. Sở dó âm truyền được trong các chất rắn, lỏng và khí là vì khi các vật phát ra âm dao động, nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên các chất rắn, lỏng và khí ở sát nó cũng dao động. Những hạt này lại truyền dao động cho những hạt khác gần chúng làm cho những hạt đó cũng dao động theo, quá trình cứ tiếp diễn như thế, kết quả là âm được truyền đi xa. Trong khi đó, chân không là môi trường không hạt vật chất nào, vì vậy khi các vật phát ra âm dao động, không có hạt vật chất nào dao động theo nên âm không được truyền đi. 7/ Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Vì đất là vật rắn do đó đất là môi trường truyền âm tốt hơn không khí, nhờ đó khi áp tai xuống đất ta có thể nghe rõ tiếng vó ngựa ở khoảng cách xa mà tai trong không khí có thể không nghe rõ. 8/ Trong cơn giông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó ta còn nghe thấy tiếng sấm rền. Vì khi tiếng sấm phát ra nó truyền tới mọi vật rồi gặp vật cản như núi, mặt đất, đám mây, thì âm đó phản xạ lại tạo ra nhiều tiếng vang khác nhau truyền đến tai ta nên ta nghe nhiều tiếng vang kéo dài giống như là sấm rền. 9/ Câu hỏi C7 / Sgk.t.42 * Gọi h ( mét ) là độ sâu của đáy biển, t ( s ) là thời gian từ khi tàu phát ra siêu âm đến khi tàu thu được âm phản xạ. * Ta có: 2h = v . t h = v . t mà v = 1500 m/s ; t = 1 s 2 Nên: h = ( 1500 . 1 ) : 2 h = 750 ( m ) Vậy độ sâu của đáy biển là: 750 mét. . truyền đi xa. Trong khi đó, chân không là môi trường không hạt vật chất nào, vì vậy khi các vật phát ra âm dao động, không có hạt vật chất nào dao động theo nên âm không được truyền đi. 7/ Ngày xưa,. ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ LỚP 7 A – CHƯƠNG I – QUANG HỌC I – LÝ THUYẾT: 1/ * Đònh luật truyền thẳng của ánh. vật. - nh ở vò trí đối xứng với vật qua mặt gương. 5/ * Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: - nh ảo không hứng được trên màn chắn. - nh có kích thước bé hơn vật. * Vùng quan sát được của