1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ON TAP HK2 -VIP

4 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 102,5 KB

Nội dung

GV: Trần Thị Thu Trang Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Hướng dẫn ôn tập vật lý 6 – Học kì II HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN VẬT LÝ 6 I/ Lý thuyết: A.Sự nở vì nhiệt: 1. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng? Khi nhiệt độ giảm? 2. Trong các chất: rắn, lỏng, khí; chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất? 3. Tìm một ví dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. 4. Nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của băng kép? 5. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? 6. Nêu cách chia độ trong nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai? B. Sự chuyển thể: 1. Mỗi chất có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì? 2. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun? 3. Điền vào đường chấm chấm trong sơ độ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với chiều mũi tên. 4. Chất lỏng có bay hơi ở một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 5. Trong những trường hợp nào ta quan sát thấy hiện tượng ngưng tụ của hơi nước trong không khí? 6. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? II/ Bài tập: Bài tập trắc nghiệm Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 15: Câu 1. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng B. Thể tích của vật tăng. C. Khối lượng của vật tăng. D. Cả A và B. Câu 2. Khi làm nóng không khí đựng trong bình kín thì đại lượng nào sau đây của nó không thay đổi? A. Khối lượng. B. Thể tích B. Khối lượng riêng. D. Cả 3 đại lượng trên. Câu 3. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng? Thể rắn Thể lỏng Thể khí/hơi GV: Trần Thị Thu Trang Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Hướng dẫn ôn tập vật lý 6 – Học kì II A. Đồng, thủy ngân, không khí. B. Thủy ngân, đồng, không khí. C. Không khí, thủy ngân, đồng. D. Không khí, đồng, thủy ngân. Câu 4. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được. Câu 5. Câu nào sau đây mô tả đúng nhất cấu tạo của băng kép? A. Băng kép được cấu tạo bằng hai thanh kim loại có bản chất khác nhau. B. Băng kép được cấu tạo bằng một thanh thép và một thanh đồng. C. Băng kép được cấu tạo bằng một thanh nhôm và một thanh đồng. D. Băng kép được cấu tạo bằng một thanh thép và một thanh nhôm. Câu 6. 10 0 C ứng với bao nhiêu 0 F? A. 60 0 F B. 8 0 F C. 50 0 F D. 40 0 F Câu 7. Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng đáy lọ. D. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. Câu 8. Nước đá, nước, hơi nước có đặc điểm chung nào sau đây? A. Cùng một thể. B. Cùng một loại chất. C. Cùng một khối lượng riêng. D. Không có đặc điểm nào chung. Câu 9. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Để một cục nước đá ra ngoài nắng. B. Đúc một bức tượng. C. Đốt một ngọn nến. D. Đốt một ngọn đèn dầu. Câu 10. Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng phụ thuộc vào: A. Nhiệt độ B. Gió. C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. Cả 3 phương án trên. Câu 11. Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A. Khói tỏa ra từ vòi ấm khi đun nước. B. Nước trong cốc cạn dần. C. Phơi quần áo cho khô. D. Sự tạo thành hơi nước. Câu 12. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ? A. Mây B. Sương mù C. Hơi nước D. Mưa. Câu 13. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước vì: A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài. B.Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt nước ở bên ngoài thành cốc. C.Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài. D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc. Câu 14. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải của sự sôi? A. Xảy ra với mọi chất lỏng. B.Xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng. GV: Trần Thị Thu Trang Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Hướng dẫn ôn tập vật lý 6 – Học kì II C.Xảy ra ở một nhiệt độ xác định. D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Câu 15. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi vì rượu: A. Sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 0 C. B. Đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0 0 C. C. Sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100 0 C. D. Đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 100 0 C. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống từ câu 16 đến câu 22: Câu 16. Hầu hết các chất ……………… khi nóng lên ……… khi lạnh đi. Chất ……nở vì nhiệt ít nhất, chất ……… nở vì nhiệt nhiều nhất. Câu 17.Sự chuyển từ …………………. sang ………………… gọi là sự nóng chảy. Câu 18. Sự chuyển từ ………………… sang …………………. gọi là sự đông đặc. Câu19. Sự bay hơi xảy ra trên …………………………… của chất lỏng. Câu 20. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ ………………… sang …………………… . Đây là quá trình ngược của sự …………………… . Sự ngưng tụ xảy ra …………… ……. khi nhiệt độ……………………… . Câu 21. Sự sôi cũng là một quá trình chuyển ………………… đó là quá trình chuyển từ … ………… sang ……………………… . Câu 22. Sự sôi là sự ……………………… diễn ra cả ở trên ………………… của chất lỏng lẫn …………………. chất lỏng. Nối mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải thành một câu có nội dung đúng. Câu 23 a. Cây nến đang cháy. b. Đúc tượng đồng c. Cốc thủy tinh dày khi rót nước nóng bị vỡ. d. Sương mù. e. Nhiệt độ của nước đá đang tan. f. Nhiệt độ cơ thể người bình thường. g. Nhiệt kế y tế. h. Nước trong cốc cạn dần. i. Phơi khô quần áo. k. Băng kép. l. Nhiệt kế thủy ngân. m. Nhiệt kế rượu. 1. Liên quan đến sự đông đặc. 2. Đo nhiệt độ cơ thể người. 3. 0 0 C. 4. Liên quan đến sự dãn nở vì nhiệt của chất. 5. Liên quan đến sự nóng chảy. 6. Liên quan đến sự ngưng tụ. 7. Liên quan đến sự bay hơi. 8. 37 0 C 9. Dùng đo nhiệt độ phòng. 10. Dùng đo nhiệt độ cơ thể. 11. Dùng để đóng - ngắt tự động mạch điện. 12. Dùng trong phòng thí nghiệm. GV: Trần Thị Thu Trang Trường THCS Đinh Tiên Hoàng Hướng dẫn ôn tập vật lý 6 – Học kì II Bài tập tự luận Trả lời các câu hỏi sau: Câu 24. Tại sao tháp Epphen về mùa hè lại cao hơn một chút so với chiều cao của tháp vào mùa đông? Câu 25. Tại sao khi lắp ráp các đường ray xe lửa, ở mỗi đoạn nối của đường ray người ta đều để một khe hở? Câu 26. Khi đun nước ta đổ nước đầy ấm, nước vẫn không tràn ra ngoài vì ấm và nước đều nở ra. Câu trả lời trên là đúng hay sai? Vì sao? Câu 27. Tại sao trong những ngày trời nắng gắt, không nên bơm lốp xe quá căng? Câu 28. Khi nóng lên, bầu ống quản (có chứa khí) của nhiệt kế và thủy ngân đều nở ra. Tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống quản của nhiệt kế? Câu 29. Hãy cho biết: 58 0 C, 160 0 C, 295 0 C, – 40 0 C ứng với bao nhiêu 0 F ? Câu 30. Tại nhiệt độ bao nhiêu thì số đọc trên nhiệt giai Farenhai: a) Gấp hai lần số đọc trên nhiệt giai Xenxiut? b) Bằng số đọc trên nhiệt giai Xenxiut? Câu 31. Rượu ở thể nào khi nhiệt độ của rượu là – 50 0 C? Giải thích tại sao? Câu 32. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan? Câu 33.Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh? Câu 34. Cho đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian khi làm lạnh một chất lỏng (hình1): a) Trong khoảng thời gian nào chất tồn tại ở thể rắn? Thể lỏng? b) Đoạn thẳng nằm ngang trên đường biểu diễn thể hiện quá trình nào? Giải thích? c) Đây là chất gì? Tại sao? Câu 35. Cho hình vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn (hình 2): a) Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn nóng chảy trong khoảng thời gian nào? Khi đó chất ở thể gì? c) Chất rắn này là chất gì ? Tại sao? d) Trên đường biểu diễn này, đoạn nào biểu diễn chất đóhoàn toàn ở thể rắn, thể lỏng và tồn tại trong khoảng thời gian nào? A B C D 0 5 15 20 0 2510 50 60 70 80 90 Hình 2 Thời gian (phút) Nhiệt độ ( 0 C) Thời gian (phút) Nhiệt độ ( 0 C) 0 -2 -4 -6 2 4 6 8 10 12 Hình 1 1 2 3 4 5 6 7 8 . vì: A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài. B.Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt nước ở bên ngoài thành cốc. C.Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài. D. Nước trong không khí. định không? Nhiệt độ này gọi là gì? 2. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun? 3. Điền vào đường chấm chấm trong sơ độ tên gọi của các sự chuyển thể. một lượng chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 5. Trong những trường hợp nào ta quan sát thấy hiện tượng ngưng tụ của hơi nước trong không khí? 6. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng cho dù

Ngày đăng: 07/06/2015, 03:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w