Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
143,15 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN PT GIÁO VIÊN THPT&TCCN – CỤC NHÀ GIÁO VÀ CBQLCSGD - DỰ ÁN PT GIÁO DỤC THCS II - - - - - - - - - * - - - - - - - - - TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRIỂN KHAI CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS, GIÁO VIÊN THPT Hà Nội, 3-2010 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Phần một. Những căn cứ, nguyên tắc xây dựng, cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và 1 đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học I. Căn cứ xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học II. Nguyên tắc xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học III. Cấu trúc Chuẩn IV. Vận dụng Chuẩn vào việc đánh giá, xếp loại giáo viên Phụ lục Phần một. Tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài trong xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên I. Hoa Kỳ II. Vương quốc Anh III. Cộng hòa Liên bang Đức IV. Khối Australia V. Trung Quốc Phần hai. Các văn bản về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học I. Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 II. Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/ TT-BGDĐT Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 LỜI NÓI ĐẦU Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (dưới đây gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) đã được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kế hoạch tập huấn triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phối hợp với Dự án Phát triển giáo viên THPT và TCCN, Dự án Phát triển giáo dục THCS II tổ chức tập huấn triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trên phạm vi cả nước. 1. Mục đích đợt tập huấn - Học viên (HV) nắm vững mục đích ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, căn cứ xây dựng, cấu trúc, nội dung Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, quy trình và công cụ đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn. - Học viên được thực hành về phương pháp, quy trình và công cụ đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn. - Sau khi tập huấn, HV có khả năng tổ chức tập huấn và triển khai vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại giáo viên THCS, THPT ở các cơ sở giáo dục. 2 2. Đối tượng tham gia tập huấn Là cán bộ quản lý ở các Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các trường THCS và THPT. 3. Hình thức tổ chức tập huấn Tập huấn theo hai cấp: - Cấp Bộ : Tập huấn cho một số cán bộ quản lý các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, một số cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó) các trường THCS, THPT (gọi chung là cán bộ cốt cán). Những người tham gia tập huấn ở cấp này là báo cáo viên cho các lớp tập huấn ở các địa phương. - Cấp Sở Giáo dục và Đào tạo: Tập huấn cho tất cả cán bộ quản lý các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý giáo viên THPT, THCS, cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn) của các trường THCS, THPT, trường phổ thông có cấp THCS, cấp THPT. 4. Nội dung tập huấn - Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009); - Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT; - Học viên được hiểu thêm về các căn cứ, nguyên tắc xây dựng, cấu trúc của Chuẩn và vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại giáo viên; - Kế hoạch triển khai Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học tại các trường THCS, THPT, các trường phổ thông có cấp THCS và cấp THPT. 5. Phương pháp tập huấn Ngoài việc được giới thiệu những nội dung cơ bản của Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, học viên nghiên cứu, thảo luận các nội dung (mục đích ban hành Chuẩn, nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí, mức độ đạt được của các tiêu chí, v.v ), thực hành về cách thức vận dụng Chuẩn vào đánh giá, xếp loại giáo viên, v.v Với những yêu cầu được trình bày ở trên, tài liệu tập huấn triển khai Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học gồm hai phần : - Những nét cơ bản về căn cứ, nguyên tắc, cấu trúc Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và vận dụng Chuẩn vào đánh giá xếp loại giáo viên; - Nội dung Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Trong phần này giới thiệu hai văn bản : Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông; Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT. Tài liệu này được cấp tới mọi HV ở cả hai cấp tập huấn. 3 Cục Nhà giáo và CBQLCSGD cùng với Dự án Phát triển giáo viên THPT và TCCN, Dự án Phát triển giáo dục THCS II tổ chức ấn hành tài liệu này. Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2010 BAN BIÊN TẬP Phần một NHỮNG CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, CẤU TRÚC CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC 1. Căn cứ pháp lí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phải phù hợp, tham chiếu những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam, trực tiếp là các văn bản sau: 1) Luật Giáo dục 2005, đặc biệt các Điều 70 (có liên quan đến tiêu chuẩn nhà giáo), Điều 72 (nhiệm vụ của nhà giáo), Điều 75 (các hành vi nhà giáo không được làm); 2) Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. 3) Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; 4) Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”; 5) Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); 6) Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của Bộ trưởng Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo (ngạch giáo viên trung học và ngạch giáo viên trung học cao cấp); 7) Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; 4 8) Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đạo đức Nhà giáo. 2. Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên Chuẩn phải tiếp thu, vận dụng những xu hướng về sự thay đổi chức năng của người giáo viên trong bối cảnh khoa học, kĩ thuật, công nghệ đang phát triển rất nhanh hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập. 2.1. Giáo viên không còn chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, từ cách dạy thông báo – giải thích – minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá. 2.2. Trong bối cảnh kĩ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị, giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục có năng lực phát triển ở học sinh về cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lí tri thức học được vào cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng. Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh, giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu giới trẻ và có khả năng tương tác với giới trẻ. 2.3. Trong xã hội đang phát triển nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên. Giáo viên phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm. 2.4. Giáo viên trung học là giáo viên môn học: mỗi giáo viên dạy một hoặc hai môn có quan hệ chuyên môn gần gũi, thực hiện chức năng giáo dục học sinh (nghĩa hẹp) chủ yếu thông qua giảng dạy môn học. Những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp có phạm vi hoạt động giáo dục rộng hơn. 2.5. Đối tượng của giáo viên trung học là học sinh lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi, nên hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trung học đa dạng, phức tạp. Giáo viên phải đạt yêu cầu cao về phẩm 5 chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu, trình độ nhận thức đã khá phát triển của học sinh trung học. 2.6. Bối cảnh hiện nay đòi hỏi giáo viên trung học phải có trình độ tin học và sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, trình độ ngoại ngữ mới theo kịp yêu cầu phát triển nội dung, đổi mới phương pháp dạy học môn học của mình ở trường THCS và THPT. 3. Về công tác đánh giá giáo viên Cho đến nay ở Việt Nam chưa thực hiện việc đánh giáo giáo viên trung học gắn liền với quyết định thăng tiến về nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên hằng năm, các trường THCS và THPT vẫn tiến hành đánh giá giáo viên dựa trên các văn bản sau: - Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; - Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập. Theo Quyết định này, nội dung đánh giá gồm các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kết quả công tác được giao; khả năng phát triển. Trên cơ sở đánh giá công chức này, tập thể giáo viên bình bầu các danh hiệu thi đua: Lao động giỏi, chiến sĩ thi đua Việc đánh giá công nhận danh hiệu giáo viên giỏi thường được tiến hành qua các hội giảng (hội thi) giáo viên giỏi từ cấp trường đến cấp quốc gia. Giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên giỏi trước hết phải qua các Hội thi giáo viên giỏi và tiết dạy của giáo viên đó được Hội đồng chấm đánh giá loại giỏi và các mặt khác được cở sở (nhà trường, Phòng Giáo dục, Sở GD-ĐT) đánh giá tốt. Như vậy, cho đến nay, việc đánh giá giáo viên trung học hàng năm là để xếp loại, mang tính thi đua là chủ yếu. Tuy việc đánh giá, xếp loại giáo viên có theo các tiêu chuẩn nhưng còn rất chung chung, thiếu cụ thể. Do đó khó phân định được các mức độ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan và thiếu chính xác. Từ những điều trình bày trên cho thấy, việc xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nói chung, giáo viên trung học nói riêng phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý, đặc điểm lao động sư phạm và thực tế của công tác đánh giá đội ngũ giáo viên. 4. Kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của một số nước trên thế giới và trong nước 4.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của một số nước Trong quá trình xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, có tham khảo tài liệu Chuẩn giáo viên của một số nước, cụ thể là: 6 - Hoa Kỳ (các Bang Minesota, Arizona, New Jersey, Ilinois, Wisconssin, Alaska (1999 – 2003). - Cộng hoà liên bang Đức, EU (2004). - Australia: Bang Queensland (2005); Đại học Mellbourne (2003). - Trung Quốc (2001)… (Xem Phụ lục Phần một). 4.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Việt Nam Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (2007), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (2008) và những kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học do Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN tiến hành trong năm 2007 và 2008. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đã được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, về cấu trúc và nội dung, được xây dựng tương tự như Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 21/01/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC (Chương II: Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) 1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (dưới dây gọi tắt là Chuẩn) phải tuân thủ những quy định đối với giáo viên trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam. 2. Chuẩn phải tiếp thu vận dụng những xu hướng thế giới và những kinh nghiệm trong nước về xây dựng Chuẩn nghề nghiệp và công tác đánh giá giáo viên. 3. Chuẩn phải bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi, dễ vận dụng. III. CẤU TRÚC CHUẨN (Chương II Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) 1. Chuẩn được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp, phản ánh những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Ở nước ta có thói quen truyền thống phân biệt phẩm chất với năng lực, phân biệt năng lực chuyên môn với năng lực nghiệp vụ, năng lực dạy học với năng lực giáo dục (nghĩa hẹp). Trong thực tế, người giáo viên môn học thực hiện chức năng dạy học và giáo dục một cách đan xen, hoà quyện với nhau, thể hiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tích hợp, xen kẽ với nhau. Sự phân biệt trên chỉ là tương đối, thuận tiện cho việc đánh giá giáo viên theo tư duy phân tích trước khi có sự đánh giá chung theo tư duy tổng hợp. Việc phân biệt các nhóm năng lực của người giáo viên tuỳ thuộc vào thực tế sử dụng giáo viên ở mỗi nước trong từng giai đoạn. Ở nước ta thường phân biệt năng lực 7 chuyên môn (kiến thức) với năng lực nghiệp vụ (kĩ năng sư phạm). Thực ra phẩm chất và kiến thức cũng là những yếu tố cấu thành năng lực của người giáo viên. Trong xây dựng Chuẩn, việc phân tích các năng lực của người giáo viên được căn cứ vào các hoạt động cơ bản trong nghề dạy học, lần lượt theo các công đoạn hành nghề của người giáo viên. Theo cách tiếp cận này, có thể trình bày các năng lực của người giáo viên như sau: - Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục; - Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục; - Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục nghĩa hẹp); - Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; - Năng lực hoạt động xã hội ; - Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; - Năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần đặc biệt nhấn mạnh các năng lực chẩn đoán, đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục. Với các năng lực đó, có thể ghép lại thành 5 nhóm năng lực : - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; - Năng lực dạy học; - Năng lực giáo dục; - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội ; - Năng lực phát triển nghề nghiệp. 2. Chuẩn (từ Điều 4 đến Điều 9, Chương II: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) được trình bày thành 6 tiêu chuẩn (mỗi Điều là một tiêu chuẩn); mỗi tiêu chuẩn được cụ thể hoá thành một số tiêu chí (từ 2 đến 8 tiêu chí, tuỳ nội dung của tiêu chuẩn). Mỗi tiêu chí đều có tiêu đề để dễ nhớ, có nội dung cô đọng, chứa đựng những dấu hiệu cơ bản về chất lượng theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá theo thang điểm 4. Mức 1 điểm phản ánh yêu cầu tối thiểu giáo viên phải đạt về tiêu chí đó. Mức điểm của từng tiêu chí có thể tham khảo trong Phụ lục 1 của Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi mức điểm cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức điểm thấp hơn liền kề cộng thêm một vài yêu cầu mới đối với mức điểm đó. Việc phân biệt các mức điểm cao, thấp dựa vào số lượng và chất lượng các hoạt động giáo viên đã thực hiện. Tuỳ từng tiêu chí, phần chỉ báo cho mức độ đạt được của tiêu chí được thể hiện hoặc bằng số lượng hành động hoặc bằng chất lượng sản phẩm hoạt động của giáo viên. Điều này được đánh giá bởi các động từ hành động hoặc các 8 trạng từ, tính từ (xem Phụ lục 1 kèm theo Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD) và được gọi là từ khóa. Để người tự đánh giá hoặc người đánh giá dễ đối chiếu, 4 mức điểm trong mỗi tiêu chí đều được trình bày theo một cấu trúc đồng dạng. Nguồn minh chứng được quy định chung cho từng tiêu chuẩn (không quy định cho từng tiêu chí). Nói chung, các nguồn minh chứng này nằm trong số các loại hồ sơ, sổ sách đã được quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ở một số tiêu chuẩn, khuyến khích giáo viên chuẩn bị thêm một vài nguồn minh chứng khác. Mỗi nguồn minh chứng được mã hoá bằng số thứ tự để giáo viên tiện kê khai những cái mình có vào phiếu tự đánh giá. TIÊU CHUẨN 1 TIÊU CHUẨN 2 Tiêu chí 1.1 Tiêu chí 1.2 Tiêu chí 1.n Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm Nguồn minh chứng của Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 2.1 Tiêu chí 2.2 Nguồn minh chứng của Tiêu chuẩn 2 Chỉ báo của mức 1 điểm Chỉ báo của mức 2 điểm 9 Chỉ báo của mức 3 điểm Chỉ báo của mức 4 điểm 3. Cấu trúc của Chuẩn được mô tả theo sơ đồ dưới đây: IV. VẬN DỤNG CHUẨN VÀO VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN 1. Bản chất của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn Đánh giá giáo viên theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực sư phạm của người giáo viên. Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. Theo Chương II Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, ngoài yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, còn nêu ra 5 loại năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên, bao gồm: năng lực tìm hiểu 10 [...]... giỏo viờn trung hc c s, giỏo viờn trung hc ph thụng 23 (Ban hnh kốm theo Thụng t s 30/2009/TT-BGDT ngy 22 thỏng10 nm 2009 ca B trng B Giỏo dc v o to) Chng I QUY NH CHUNG iu 1 Phm vi iu chnh v i tng ỏp dng 1 Quy nh Chun ngh nghip giỏo viờn trung hc c s, giỏo viờn trung hc ph thụng (sau õy gi chung l giỏo viờn trung hc) bao gm: Chun ngh nghip giỏo viờn trung hc; anh gia, xờp loai giao viờn trung hoc... B Giỏo dc v o to quy inh vờ Chuõn nghờ nghiờp giao viờn trung hoc c s, trung hoc phụ thụng: iu 1 Ban hnh kốm theo Thụng t ny Quy nh Chun ngh nghip giỏo viờn trung hc c s, giỏo viờn trung hc ph thụng 22 iu 2 Thụng t ny cú hiu lc thi hnh k t ngy 10 thỏng 12 nm 2009 iu 3 Cỏc B, c quan ngang B cú liờn quan, U ban nhõn dõn cỏc tnh, thnh ph trc thuc Trung ng, Chỏnh vn phũng, Cc trng Cc Nh giỏo v Cỏn b qun... giao viờn trung hoc theo Chun nghờ nghiờp (sau õy goi tt la Chuõn) 2 Quy nh ny ỏp dng i vi giỏo viờn trung hc ging dy ti trng trung hc c s, trng trung hc ph thụng v trng ph thụng cú nhiu cp hc trong h thng giỏo dc quc dõn iu 2 Mc ớch ban hnh quy nh Chun ngh nghip giỏo viờn trung hc 1 Giỳp giỏo viờn trung hc t ỏnh giỏ phm cht chớnh tr, o c li sng, nng lc ngh nghip, t ú xõy dng k hoch rốn luyn phm cht... to, bi dng v s dng i ng giỏo viờn trung hc 3 Lm c s xõy dng, phỏt trin chng trỡnh o to, bi dng giỏo viờn trung hc 4 Lam c s nghiờn cu, ờ xuõt va thc hiờn chờ ụ chớnh sỏch ụi vi giỏo viờn trung hc; cung cp t liu cho cỏc hot ng qun lý khỏc iu 3 Trong vn bn ny cỏc t ng di õy c hiu nh sau : 1 Chun ngh nghip giỏo viờn trung hc l h thng cỏc yờu cu c bn i vi giỏo viờn trung hc v phm cht chớnh tr, o c, li... va bụ nganh liờn quan 1 Cac trng trung hc c s, trng trung hc ph thụng va trng phụ thụng co nhiờu cõp hoc t chc ỏnh giỏ, xp loi tng giỏo viờn trung hoc theo quy nh ca Thụng t ny; lu h s v bỏo cỏo kt qu thc hin v cỏc c quan qun lý cõp trờn trc tiờp 2 Phũng giỏo dc v o to ch o, kim tra vic thc hin Thụng t ny i vi cỏc trng trung hc c s, trng ph thụng cú hai cp hc tiu hc v trung hc c s; bỏo cỏo cỏc kt qu... kim tra vic thc hin Thụng t ny i vi cỏc trng trung hc ph thụng, trng ph thụng cú nhiu cp hc, trong ú cú cp trung hc ph thụng; bỏo cỏo cỏc kt qu cho y ban nhõn dõn cp tnh v B Giỏo dc v o to 28 4 Cỏc b, c quan ngang b qun lý cỏc trng co cõp trung hoc c s, cp trung hc ph thụng ch o, hng dn t chc thc hin Thụng t ny v thụng bỏo kt qu ỏnh giỏ, xp loi giỏo viờn trung hc vờ B Giỏo dc v o to./ KT B TRNG TH TRNG... 22/10/2009, B trng B Giỏo dc v o to ó ban hnh Thụng t s 30/2009/TTBGDT ban hnh Quy nh Chun ngh nghip giỏo viờn trung hc c s, giỏo viờn trung hc ph thụng (sau õy gi chung l giỏo viờn trung hc) Nay B Giỏo dc v o to hng dn c th mt s ni dung vic ỏnh giỏ, xp loi giỏo viờn trung hc theo Chun ngh nghip giỏo viờn trung hc (sau õy gi tt l Chun) nh sau: I HNG DN T CHC THC HIN NH GI, XP LOI GIO VIấN 1 Cỏc bc ỏnh giỏ,... Phiu giao viờn t ỏnh giỏ (Ph lc 1, Quy nh chun ngh nghip giỏo viờn trung hc c s, giỏo viờn trung hc ph thụng ban hnh kốm theo Thụng t s 30/2009/TT-BGDT) tng tiờu chun, giỏo viờn chun b cỏc minh chng liờn quan n cỏc tiờu chớ ó c quy nh ti Chng II Chun ngh nghip giỏo viờn trung hc (Quy nh chun ngh nghip giỏo viờn trung hc c s, giỏo viờn trung hc ph thụng ban hnh kốm theo Thụng t s 30/2009/ TT-BGDT), ghi... viờn trung hc c s, giỏo viờn trung hc ph thụng ban hnh kốm theo Thụng t s 30/2009/TT-BGDT) im ca tng tiờu chớ v nhn xột, ỏnh giỏ c ghi theo ý kin a s (khụng tớnh ý kin ca giỏo viờn c ỏnh giỏ), nu t l ý kin ngang nhau thỡ ghi theo quyt nh la chn ca t trng T trng chuyờn mụn tng hp kt qu xp loi giỏo viờn ca t vo Phiu tụng hp xờp loai giao viờn cua tụ chuyờn mụn (Ph lc 3, Quy nh chun ngh nghip giỏo viờn trung. .. B, c quan ngang B cú liờn quan, U ban nhõn dõn cỏc tnh, thnh ph trc thuc Trung ng, Chỏnh vn phũng, Cc trng Cc Nh giỏo v Cỏn b qun lớ c s giỏo dc, cỏc n v thuc B Giỏo dc v o to, hiu trng trng trung hc c s, trng trung hc ph thụng, trng ph thụng cú nhiu cp hc, cỏc t chc v cỏ nhõn cú liờn quan chu trỏch nhim thc hin Thụng t ny./ Ni nhn: - Vn phũng Quc hi; - Vn phũng Chớnh ph; - Hi ng Quc gia Giỏo dc; - . loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học I. Căn cứ xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học II. Nguyên tắc xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học III. Cấu trúc Chuẩn IV GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC 1. Căn cứ pháp lí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phải phù. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC (Chương II: Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) 1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (dưới dây gọi tắt là Chuẩn) phải tuân