Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 1 Trích: TRẮC NGHIỆM PHÁT HUY TƯ DUY TÍCH CỰC (Cảm ơn thầy Đinh Văn Tiên đã phản biện) Câu 1: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực. Trong đó: mục (a), (b), (c), (d), (e) là các mức điều hòa hoạt động của gen còn khuyết. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 2 (1). Mục (d) mô tả quá trình điều hòa hoạt động của gen ở giai đoạn dịch mã. (2). Mục (a) mô tả quá trình điều hòa hoạt động của gen ở giai đoạn trước phiên mã. (3). Mục (e) mô tả quá trình điều hoạt động của gen ở giai đoạn sau dịch mã. (4). Mục (c) mô tả quá trình điều hòa hoạt động của gen ở giai đoạn sau phiên mã. (5). Mục (b) mô tả quá trình điều hòa hoạt động của gen ở giai đoạn phiên mã. A. 1. B. 2. C. 5. D. 6. Câu 2: Sơ đồ sau đây mô tả quá trình hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli khi môi trường có đường Lactose. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Trong 1 ôperon có các thành phần: vùng khởi động(P), vùng vận hành(O), nhóm gen cấu trúc(Z,Y,A). (2). Chỉ khi trong tế bào có đường Lactose thì gen điều hòa (R) mới có thể hoạt động. (3). Khi trong tế bào có đường Lactose thì nhóm gen cấu trúc(Z,Y,A) sẽ được phiên mã. (4). Vùng khởi động(P) và vùng vận hành(O) tuy đều được cấu tạo bởi các đơn phân là nuclêôtit giống như nhóm gen cấu trúc(Z,Y,A) nhưng không được gọi là gen vì chúng không mang thông tin mã hóa bất kì một sản phẩm nào. (5). Các sản phẩm cuối cùng do nhóm gen cấu trúc(Z,Y,A) tạo ra có chức năng tương tự nhau. (6). Prôtêin ức chế do gen điều hòa(R) tạo ra sẽ bị đường Lactose thay đối cấu trúc nên chúng không thể bám được vào vùng khởi động(P). (7). Enzym phiên mã di chuyển trên mạch gốc của nhóm gen cấu trúc theo chiều 5’→3’. (8). Các gen cấu trúc Z,Y,A có chung một vùng điều hòa. (9). Nếu vùng khởi động bị đột biến thì enzym ARN polimeraza có thể không bám được vào vùng khởi động(P), do đó nhóm gen cấu trúc(Z,Y,A) có thể sẽ không được phiên mã. A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 3: Sơ đồ sau đây mô tả quá trình hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli khi môi trường không có đường Lactose. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng? Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 3 (1). Chất ức chế do gen điều hòa(R) tạo ra bám vào vùng vận hành(O) làm ngăn cản sự trượt của enzym ARN polimeraza đến nhóm gen cấu trúc(Z,Y,A), dẫn đến nhóm gen cấu trúc này không thể thực hiện quá trình phiên mã. (2). Nếu vùng vận hành(O) bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa(R) tạo ra có thể không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc(Z,Y,A) vẫn có thể được phiên mã. (3). Chỉ khi trong tế bào không có đường Lactose thì gen điều hòa(R) mới có thể hoạt động. (4). Chất ức chế do gen điều hòa(R) tạo ra được sự xúc tác của enzym ARN polimeraza nên có thể liên kết với vùng vận hành(O). (5). Do môi trường không có đường lactose nên gen điều hòa(R) mới có thể tạo ra được chất ức chế để ngăn cản quá trình phiên mã của nhóm gen cấu trúc(Z,Y,A). A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 4: Hình vẽ sau đây mô tả quá trình hình thành liên kết giữa hai nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử AND; trong đó: (a) là loại liên kết được hình thành, (b) là sản phẩm được giải phóng. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng? Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 4 A. Liên kết nối giữa hai nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử AND là liên lết photphođieste, sản phẩm được giải phóng từ sự liên kết này là một phân tử nước. B. Liên kết nối giữa hai nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử AND là liên kết hyđrô, sản phẩm được giải phóng từ sự liên kết này là một phân tử nước. C. Liên kết nối giữa hai nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử AND là liên lết photphođieste, sản phẩm được giải phóng từ sự liên kết này là một phân hyđrô. D. Liên kết nối giữa hai nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử AND là liên kết hyđrô, sản phẩm được giải phóng từ sự liên kết này là một phân tử hyđrô. Câu 5: Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo chung của một nuclêôtit(đơn phân cấu tạo nên AND), trong đó: (a) và (b) là số thứ tự vị trí của các nguyên tử cacbon có trong phân tử đường mạch vòng. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng? (1). Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho nuclêôtit. (2). Một nuclêôtit gồm ba thành phần: axit phôtphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơ nitơ. (3). Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là C 5 H 10 O 4 ; bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, T, G, X. (4). Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 1 và cacbon số 5 của phân tử đường. (5). Trong một nuclêôtit có chứa cả 4 loại bazơ nitơ là A, T, G và X. (6). Đường đêôxiribôzơ có công thức phân tử là C 5 H 10 O 5 ; bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, U, G, X. (7). Bazơ nitơ có thể liên kết với đường tại vị trí các bon số (b) và ngược lại nhóm phôtphat có thể liên kết với đường tại vị trí cacbon số (a). (8). Các nucleotit khác nhau chỉ khác nhau ở thành phần bazơ nitơ. (9). Các nucleotit dù khác loại hay cùng loại thì vẫn luôn luôn giống nhau ở hai thành phần là nhóm phôtphat và đường đêôxiribôzơ. A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 6: Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo chung của một ribônuclêôtit(đơn phân cấu tạo nên ARN), trong đó: (a) và (b) là số thứ tự vị trí của các nguyên tử cacbon có trong phân tử đường mạch vòngHãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 5 (1). Căn cứ vào loại bazơ nitơ liên kết với đường để đặt tên cho ribônuclêôtit. (2). Một ribônuclêôtit gồm ba thành phần: axit phôtphoric, đường ribôzơ, bazơ nitơ. (3). Đường ribôzơ có công thức phân tử là C 5 H 10 O 5 ; bazơ nitơ gồm có 4 loại: A, U, G, X. (4). Các nuclêôtit khác nhau chỉ khác nhau ở thành phần bazơ nitơ. (5). Trong một nuclêôtit chỉ chứa 1 trong 4 loại bazơ nitơ là A, U, G hoặc X. (6). Bazơ nitơ và nhóm phôtphat liên kết với đường lần lượt tại các vị trí cacbon số 5 và cacbon số 1 của phân tử đường. A. 4. B. 1. C. 2. D. 5. Câu 7: Hình vẽ sau đây mô tả sự giống giống nhau và khác nhau giữa nuclêôtit(đơn phân cấu tạo nên AND) và ribônuclêôtit(đơn phân cấu tạo nên ARN). Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Nuclêôtit và ribônuclêôtit đều được cấu tạo bởi ba thành phần là: axit phôtphoric, đường pentôzơ và bazơ nitơ. (2). Đơn phân cấu tạo nên AND và ARN khác nhau ở đường pentôzơ . (3). Đường pentôzơ cấu tạo nên nuclêôtit là đêôxiribôzơ, đường pentôzơ cấu tạo nên ribônuclêôtit là ribôzơ. (4). Phân tử đường cấu tạo nên nuclêôtit và ribônuclêôtit khác nhau ở vị trí cacbon số 2’; trong đó đường ribôzơ cấu tạo nên ribônuclêôtit là nhóm OH, đường đêôxiribôzơ cấu tạo nên nuclêôtit là một nguyên tử hyđrô. Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 6 (5). Nuclêôtit chứa một trong bốn loại bazơ nitơ là Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin. Ribônuclêôtit cũng chứa các loại bazơ nitơ như thế, chỉ khác là Uraxin thay thế cho Timin. (6). Nuclêôtit loại Guanin cấu tạo nên AND hoàn toàn giống với ribônuclêôtit loại Guanin cấu tạo nên ARN. (7). Nuclêôtit loại Timin cấu tạo nên AND và ribônuclêôtit loại Uraxin khác nhau ở 2 thành phần là: đường và bazơ nitơ. A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 8: Sơ đồ sau đây mô tả quá trình nhân đôi của AND ở E. coli(sinh vật nhân sơ). Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Enzym AND polimeraza III tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. (2). Enzym ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’. (3). Đoạn mồi ARN được tổng hợp theo chiều 5’→3’. (4). Enzym AND polimeraza III chỉ hoạt động khi đã có đoạn mồi ARN. (5). Mạch mới được tổng hợp liên tục(sợi dẫn đầu) có chiều tổng hợp cùng chiều với sự phát triển của chạc tái bản. (6). Mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn(sợi ra chậm) có chiều tổng hợp ngược chiều với sự phát triển của chạc tái bản. (7). Emzym ligaza có nhiệm vụ nối các đoạn okzaki lại với nhau để hình thành mạch hoàn chỉnh. (8). Tham gia cấu tạo nên đoạn mồi là các đơn phân cấu tạo nên AND bao gồm: Ađênin, Timin, Guanin, Xitôzin. A. 7. B. 5. C. 6. D. 8. Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 7 Câu 9: Hình vẽ dưới đây mô tả khởi điểm của một đơn vị tái bản AND ở sinh vật nhân sơ. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Hai mạch mới tổ hợp sẽ có chiều ngược nhau. (2). Trong 1 chạc tái bản: số đoạn mồi ARN = số đoạn okazaki + 1. (3). Trong 1 đơn vị tái bản: số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2. (4). Mạch mới được tổng hợp có chiều ngược với chiều mạch khuôn tạo ra nó. (5). Một đơn vị tái bản bao gồm hai chạc tái bản hợp thành. (6). Hai chạc tái bản có chiều tháo xoắn ngược nhau. (7). Mạch hở đầu 5’OH được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên lục. (8). Mạch hở đầu 3’P được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn(theo từng đoạn okzaki). A. 7. B. 5. C. 6. D. 8. Câu 10: Hình vẽ dưới đây mô tả sự nhân đôi AND của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 8 (1). Hình 1 mô tả sự nhân đôi AND của sinh vật nhân sơ. (2). Hình 2 mô tả sự nhân dôi AND của sinh vật nhân thực. (3). Phân tử AND của sinh vật nhân sơ có mạch thẳng. (4). Phân tử AND của sinh vật nhân thực có mạch vòng. (5). Quá trình nhân đôi AND của sinh vật nhân thực và nhân sơ đều tạo nhiều đơn vị tái bản. (6). Quá trình nhân đôi AND của sinh vật nhân thực và nhân sơ đều chỉ tạo một đơn vị tái bản. (7). Quá trình nhân đôi AND của sinh vật nhân thực tạo nhiều đơn vị tái bản, quá trình nhân đôi AND của sinh vật nhân sơ chỉ tạo một đơn vị tái bản. A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 11: Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình phiên mã chung của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1). Enzym tham gia quá trình phiên mã là enzym ARN polimeraza. (2). Phiên mã được bắt đầu trên vùng điều hòa của gen. (3). Mạch khuôn được dùng để tổng hợp ARN có chiều 3’→5’. (4). Quá trình tổng hợp mARN được thực hiện theo đúng nguyên tắc bổ sung: A-U, T-A, G-X, X- G. (5). Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’→3’. (6). Enzym ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’. (7). Enzym ARN polimeraza di chuyển đến đâu thì hai mạch của gen sẽ tách nhau ra đến đấy, những vùng em enzym này đã đi qua sẽ đóng xoắn trở lại, hiện tượng này gọi là tháo xoắn cục bộ. (8). Kết thúc quá trình phiên mã, phân tử ARN và enzym ARN polimeraza sẽ được giải phóng. A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Phan Tấn Thiện(Di động: 09.222.777.44) https://www.facebook.com/phantan.thien Page 9 Đáp án: Câu1: C Câu 2: 1,3,4,5,8,9 Câu 3: 3, 4, 5 Câu 4: A Câu 5: 5, 6, 7 Câu 6: 1, 2, 3, 4, 5 Câu 7: 1, 3, 4, 5, 7 Câu 8: 1→7 Câu 9: 1→6 Câu 10: 1, 2, 7 Câu 11: 1→8 . sự nhân đôi AND của sinh vật nhân sơ. (2). Hình 2 mô tả sự nhân dôi AND của sinh vật nhân thực. (3). Phân tử AND của sinh vật nhân sơ có mạch thẳng. (4). Phân tử AND của sinh vật nhân thực. https://www.facebook.com/phantan.thien Page 1 Trích: TRẮC NGHIỆM PHÁT HUY TƯ DUY TÍCH CỰC (Cảm ơn thầy Đinh Văn Tiên đã phản biện) Câu 1: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực. Trong. của sinh vật nhân thực và nhân sơ đều tạo nhiều đơn vị tái bản. (6). Quá trình nhân đôi AND của sinh vật nhân thực và nhân sơ đều chỉ tạo một đơn vị tái bản. (7). Quá trình nhân đôi AND của sinh