ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHẤT LƯỢNG CAO VL 11 CƠ BẢN

4 291 0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHẤT LƯỢNG CAO VL 11 CƠ BẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thị xã Bà Rịa. Tổ: Lý – KTCN. Môn: Vật Lí 11 cơ bản ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 1. Từ trường: là một dạng vật chất tồn tại trong không gian biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm khác đặt trong nó. 2. Đường sức từ: Đường sức từ: là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mọi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. 3. Từ trường đều: Từ trường đều: là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau. 4. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường: Điểm đặt: tại trung điểm của I Phương: vuông góc với B  và l  Chiều: theo quy tắc bàn tay trái (để bàn tay trái sao cho véctơ cảm ứng từ ( B  ) hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều của dòng điện, khi đó chiều của ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực từ ( F  ).) Độ lớn: F=IlBsinα, Trong đó: - F: lực từ (N) - I: cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây dẫn (A) - l: chiều dài đoạn dây dẫn (m) - B: cảm ứng từ ( T) - α: góc tạo bởi B  và l  5. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài: Nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn; Chiều xác định bằng quy tắc nắm tay phải (để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều của dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ) Độ lớn: r I B 7 10.2 − = Trong đó: - B: cảm ứng từ tại điểm ta xét (T) - I: cường độ dòng điện chạy trong đoạn dây dẫn (A) - r: khoảng cách từ điểm ta xét đến dòng điện (m) 6. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn: Phương: vuông góc mặt phẳng chứa vòng dây; Chiều: vào Nam, ra Bắc; Độ lớn: R I B 7 10.2 − = π Đối với N vòng dây sít nhau thì R I NB 7 10.2 − = π Trong đó: - B: cảm ứng từ tâm vòng dây (T) - I: cường độ dòng điện chạy trong vòng dây (A) - R: bán kính vòng (khung) dây (m) - N: số vòng dây của khung dây 7. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ: Chiều: quy tắc nắm tay phải (để bàn tay phải sao cho các ngón tay khum lại chỉ chiều của dòng điện khi đó ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ) Độ lớn: I l N B 7 10.4 − = π =4π.10 -7 nI Trong đó: - B: cảm ứng từ bên trong ống dây (T) - I: cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn (A) - l: chiều dài của ống dây (m) - n: số vòng dây trên một mét ( đơn vị) chiều dài - N: số vòng dây của ống dây Trang: 1/4 ĐT: 0914683351 Email: duykhanh_vl@yahoo.com.vn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thị xã Bà Rịa. Tổ: Lý – KTCN. Môn: Vật Lí 11 cơ bản Lưu ý: từ trường bên trong ống dây là từ trường đều 8. Nguyên lí chồng chất từ trường: Từ trường tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các vectơ cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm ấy. 21 ++= BBB  9. Lực Lo - ren – xơ: (lực từ tác dụng lên một điện tích chuyển động trong từ trường) Định nghĩa: Hạt mang điện tích chuyển động trong một từ trường, đều chịu tác dụng của lực từ. (Lực Lorenxơ) Xác định lực Lorenxơ: - Phương: Vuông góc với v  và B  - Chiều: theo quy tắc bàn tay trái (để bàn tay trái mở rộng cho các đường cảm ứng từ xiên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều của v r khi q > 0 và ngược chiều với v r q < 0. Lúc đó chiều của lực Lo – ren – xơ là chiều ngón cái choãi ra) - Độ lớn: f= 0 q vBsinα Trong đó: - B: cảm ứng từ (T) - v: vận tốc chuyển động của hạt mang điện (m/s) - 0 q : độ lớn điện tích của hạt mang điện ( C) - α: góc tạo bởi v r và B r - f: độ lớn của lực lo – ren – xơ (N) 10. Từ thông: Φ =BScosα, Trong đó: - B: cảm ứng từ (T) - S: diện tích ( tiết diện ngang) của vòng dây ( m 2 ) -Φ: từ thông gửi qua vòng dây ( Wb) - α: góc tạo bởi n r và B r Nếu khung dây có N vòng dây: Φ=NBScosα 11. Hiện tượng cảm ứng điện từ: là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch khi từ thông qua mạch biến thiên. 12. Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín. 13. Dòng điện Fu-cô: Dòng điện Fu-cô là dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian 14. Suất điện động cảm ứng Định nghĩa: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Định luật Farađây: Nội dung: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó. Biểu thức: t e c ∆ ∆Φ −= ; t e c ∆ ∆Φ −= (V) Trong đó: - e c : suất điện động cảm ứng (V) - ∆Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch ( Wb) - ∆t: khoảng thời gian từ thông qua mạch biến thiên (t) 15. Hiện tượng tự cảm: là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch kín có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của i trong mạch. Suất điện động tự cảm: t tc i e L ∆ = − ∆ (V); Năng lượng từ trường: 2 1 W= 2 Li (J) Trong đó: - e tc : suất điện động tự cảm (V) - ∆i: độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch ( A) Trang: 2/4 ĐT: 0914683351 Email: duykhanh_vl@yahoo.com.vn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thị xã Bà Rịa. Tổ: Lý – KTCN. Mơn: Vật Lí 11 cơ bản - ∆t: khoảng thời gian i qua mạch biến thiên (t) - L: độ ( hệ số) tự cảm của cuộn dây (H) - W: năng lượng từ trường tích lũy trong cuộn dây ( J) Ứng dụng của hiện tượng tự cảm: tạo mạch dao động, sử dụng trong máy biến áp… 16. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Định luật khúc xạ ánh sáng? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: là hiện tượng lệch phương của tia sáng khi truyền xiên qua mặt phân cách giữa hai mơi trường trong suốt khác nhau Định luật khúc xạ ánh sáng: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới - Với hai mơi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và in góc khúc xạ ln khơng đổi. n 1 sini = n 2 sinr Trong đó: - n 1 : chiết suất mơi trường chứa tia tới - n 1 : chiết suất mơi trường chứa tia khúc xạ - i: góc tới - r: góc khúc xạ 17. Chiết suất tuyệt đối của một mơi trường: là chiết suất tỉ đối của mơi trường đó đối với chân khơng 18. Hiện tượng phản xạ tồn phần: là hiện tượng phản xạ tồn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai mơi trường trong suốt Điều kiện xảy ra phản xạ tồn phần: n 1 > n 2 và i ≥ i gh . Với: sini gh = 2 1 n n Trong đó: i gh : góc giới hạn phản xạ tồn phần Ứng dụng hiện tượng phản xạ tồn phần: Sợi quang, lăng kính phản xạ tồn phần… 19. L ăng kính: Định nghĩa: Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác. Các đặc trưng của một lăng kính: + Góc chiết quang A; + Chiết suất n. Tác dụng của lăng kính: Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng: Chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính sẽ bò phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đó là sự tán sắc ánh sáng. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính: khi có tia ló ra khỏi lăng kính thì tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới. 20. Thấu kính: + Định nghĩa: Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng. + Phân loại: Thấu kính lồi (rìa mỏng) là thấu kính hội tụ. Thấu kính lỏm (rìa dày) là thấu kính phân kì. 21. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận. Sự điều tiết: Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới. Điểm cực viễn: Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn C V . Điểm cực cận: Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận C C . Khoảng cách giữa C V và C C gọi là khoảng nhìn rỏ của mắt. OC V gọi là khoảng cực viễn, Đ = OC C gọi là khoảng cực cận. Trang: 3/4 ĐT: 0914683351 Email: duykhanh_vl@yahoo.com.vn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thị xã Bà Rịa. Tổ: Lý – KTCN. Mơn: Vật Lí 11 cơ bản Năng suất phân li của mắt: Góc trông nhỏ nhất ε = α min giữa hai điểm để mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó gọi là năng suất phân li của mắt. 22. Các tật của mắt và cách khắc phục Mắt cận và cách khắc phục Đặc điểm: Không nhìn rỏ các vật ở xa. Cách khắc phục: Tiêu cự của thấu kính cần đeo (kính đeo sát mắt) là: f k = - OC V . Mắt viễn thò và cách khắc phục Đặc điểm: Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết. Cách khắc phục: Đeo một thấu kính hội tụ có tụ số thích hợp. Mắt lão và cách khắc phục 23. Hiện tượng lưu ảnh của mắt : là hiện tượng cảm nhận do tác động của ánh sáng lên tế bào màng lưới tiếp tục tồn khoảng 0,1s sau khi ánh sáng kích thích đã tắt, nên người quan sát vẫn còn “thấy” vật trong khoảng thời gian này. 24. Công dụng và cấu tạo của kính lúp Cơng dụng: Kính lúp là dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Cấu tạo: Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm). Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vơ cùng: G ∞ = o α α tan tan = f OC C . 25. Kính hiễn vi Cơng dụng: là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn. Cấu tạo: Kính hiễn vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất nhỏ (vài mm) và thò kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). Độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực: G ∞ = |k 1 |G 2 = 21 . ff OC C δ 26. Kính thiên văn Cơng dụng: là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa. Cấu tạo: Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (và dm đến vài m). Thò kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm). Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vơ cực: Do dó: G ∞ = 2 1 0 tan tan f f = α α . Trang: 4/4 ĐT: 0914683351 Email: duykhanh_vl@yahoo.com.vn . Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thị xã Bà Rịa. Tổ: Lý – KTCN. Môn: Vật Lí 11 cơ bản ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 1. Từ trường: là một dạng vật chất tồn tại trong không gian biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ. Email: duykhanh _vl@ yahoo.com.vn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thị xã Bà Rịa. Tổ: Lý – KTCN. Môn: Vật Lí 11 cơ bản Lưu ý: từ trường bên trong ống dây là từ trường đều 8. Nguyên lí chồng chất từ trường:. 3/4 ĐT: 0914683351 Email: duykhanh _vl@ yahoo.com.vn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thị xã Bà Rịa. Tổ: Lý – KTCN. Mơn: Vật Lí 11 cơ bản Năng suất phân li của mắt: Góc trông nhỏ nhất ε = α min giữa hai

Ngày đăng: 06/06/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan