1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de luyen thi nv 9 ki II (2010-2011)

2 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 32 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề bài: Câu 1: (2 điểm): Chép lại 4 câu thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương). Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc khổ thơ đó. Câu 2: (2 điểm): Nêu khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. Cho ví dụ câu có chứa hàm ý và phân tích hàm ý trong câu. Câu 3: (6 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” ( Hữu Thỉnh ). Hết Giáo viên ra đề PHẠM THỊ THÌN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN 9 Câu 1 ( 2 điểm ): - Chép chính xác 4 câu thơ cuối bài “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ( 1 điểm ) - Trình bày được những suy nghĩ về tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác, muốn hoá thân nhập vào cảnh vật bên lăng. Đặc biệt, muốn làm cây tre trung hiếu nhập vào cùng hàng tre xanh xanh Việt Nam, nghĩa là nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc. ( 0,5 điểm ) - Nêu được cảm xúc của mình khi đọc đoạn thơ, về tình cảm của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác. ( 0,5 điểm ) Câu 2 ( 2 điểm ): -Yêu cầu h/s nêu được khái niệm: ( 1 điểm ) + Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. + Hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. -Hs đặt được 1 câu có chứa hàm ý và nêu đúng hàm ý có trong câu đó.( 1 điểm) Câu 3 ( 6 điểm ): 1. Yêu cầu về kĩ năng: -Hs biết cách làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. -Bài văn phải có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, văn viết có hình ảnh và cảm xúc, dùng từ chính xác, ít mắc các lỗi chính tả thông thường . 2. Yêu cầu về nội dung: Cần nêu được từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”: - Phân tích các tín hiệu về sự biến đổi của trời đất lúc sang thu. - Phân tích sự tinh tế vào thời điểm mùa từ hạ sang thu. - Phân tích cảnh vật thiên nhiên vào thu. - Ngoài giá trị tả thực và sự cảm nhận tinh tế về hiện tượng thiên nhiên lúc chuyển mùa, bài thơ còn gợi lên cho ta liên tưởng đến ý nghĩa, sự trải nghiệm về con người và cuộc sống. *Biểu điểm * điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên.Kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, có sức thuyết phục, mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ. * Điểm 4: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu bài viết tương đối chặt chẽ, hành văn khá trong sáng, mắc một vài lỗi diễn đạt. * Điểm 3: Đáp ứng đuợc khoảng hơn 1/2 các yêu cầu trên. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Giáo viên PHẠM THỊ THÌN . ĐỀ KI M TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề bài: Câu 1: (2 điểm):. “Sang thu” ( Hữu Thỉnh ). Hết Giáo viên ra đề PHẠM THỊ THÌN ĐÁP ÁN ĐỀ KI M TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN 9 Câu 1 ( 2 điểm ): - Chép chính xác 4 câu thơ cuối bài “Viếng lăng. vào thời điểm mùa từ hạ sang thu. - Phân tích cảnh vật thi n nhiên vào thu. - Ngoài giá trị tả thực và sự cảm nhận tinh tế về hiện tượng thi n nhiên lúc chuyển mùa, bài thơ còn gợi lên cho ta

Ngày đăng: 06/06/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w