Bài văn 'yêu thầy': Giải mã nhận thức giới trẻ Tôi đã theo dõi các bài báo về bài văn "lạc đề" của nữ sinh đất Cảng, và qua đó tôi có một vài suy nghĩ về nhận thức xã hội của giới trẻ cũng như sự tác động của xã hội đến sự phát triển nhân cách của họ. 1. Tính sáng tạo và phá cách trong sáng tác còn hạn chế Ở đây tôi không bàn luận nhiều về chất lượng của bài văn xét ở góc độ sáng tác, nhưng có một vài chi tiết làm ảnh hưởng đến tư duy và lối viết của học sinh trong bối cảnh xã hội bây giờ. Tác giả muốn người ta xúc động bởi chi tiết tai nạn khủng khiếp của người cha và sự hy sinh chịu đựng của người mẹ trong phần đầu của câu chuyện. Song cái đề tài này đã trở nên cũ rích, khiến người đọc đã biết được phần sau khi mới chỉ thoáng qua đọc mấy dòng đầu. Chi tiết đó đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bộ phim Hàn Quốc hay trong một số tác phẩm ngắn hoặc một vài bài báo gần đây. Lấy cảm xúc từ những mô-típ cũ xưa không phải là không thành công trong sáng tác, người viết có thể làm mới nó bằng tài năng ngôn ngữ và diễn đạt nhưng sẽ làm thui chột đi khả năng sáng tạo của giới trẻ khi mới chập chững cầm bút. 2. Tính logic Có thể thấy rằng tác giả đã làm người độc xúc động bởi những chi tiết ở phần đầu câu chuyện và hình như đó chỉ là đòn bẩy để đi đến cái câu chuyện sau này. Tác giả muốn người đọc thông cảm, sẻ chia cho những hành động không hay vừa xảy ra? Một người mẹ đã chịu đựng bao khổ đau, khắc nghiệt và dành hết cuộc đời mình cho hai đứa con, và theo như lời tác giả khiến chúng ta nghĩ rằng người mẹ đó không phải sống cho chính mình, không một mảy may nghĩ cho bản thân mình nữa. Và nhân vật tôi có lẽ cũng cảm thông và thương yêu mẹ nhiều lắm, cũng mong một ngày thoát khỏi hoàn cảnh thực tại. Một người mẹ như thế sẽ khó có những quyết định sai lầm, việc đi đến với một người đàn ông khác không hẳn là việc xấu. Và chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm được cho bà mẹ ấy cũng như hiểu cho sự nhận thức non trẻ của đứa con. Nhưng tác giả viết: “ Tôi muốn có một người đàn ông thực sự, chứ không phải là một người con trai ” và nữa: “ Thầy giáo tôi thầy có thể thay thế cha mình ” . Khi đã xem đó là một người cha chắc phải có niềm tôn kính tột độ, và khi mối quan hệ đó trở nên gần gũi thì sự tôn trọng càng trở nên tất yếu. “Tôi không nói gì, chạy thẳng ôm chầm lấy thầy ” lúc nãy cảm giác da thịt đã lấn át cái con người trong cô bé ? lấy lí do giận dữ khổ đau để rồi đối với “ người thay thế cha mình” như thế đó, một giới hạn không thể nào vượt qua của con người! Và tác giả cũng đã quá coi thường những người Thầy, để viết nên những dòng này liệu trong nhận thức của tác giả có hình ảnh của các Thầy cô giáo hay không? Tại sao không phải là một người đàn ông khác mà phải đưa vào tác phẩm là “Người Thầy”? 3. Nguyên căn Giới trẻ hôm nay chịu nhiều tác động rất lớn, sự tiếp nhận thông tin quá nhiều phía khiến không thể nhận ra được chân lí. Tôi có cảm giác như họ đang mất phương hướng, không phân biệt đúng, sai , tốt xấu. Cộng với sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi dậy thì, sẽ tất yếu phát sinh những hành động, suy nghĩ lệnh lạc. Có những em mê phim Hàn đế nỗi lúc nào cũng xem đó là một đất nước đầy hoa và thơ mộng, một xã hội lí tưởng mà quên đi đất mẹ. Đó không phải là lỗi của các em, các em đã biết xúc động trước những nỗi đau, biết rạo rực trái tim trước “cái đẹp”. Chỉ là chúng ta, nhưng người lớn chúng ta chưa đủ tài để khiến các em khâm phục mà thôi. Các em muốn nổi tiếng? Và các em đủ thông minh để làm cho mình nổi tiếng, một cách nổi tiếng nhanh nhất là báo chí, internet. Họ biết rằng xã hội vẫn luôn chú ý đến các bê bối như “ảnh nude” , như các vấn đề động chạm đến “Thầy”. Chỉ cần với một cái tiêu đề “ Bài văn kể chuyện yêu thầy và có thai” là có thể thành công. 4. Xã hội đang “ném đá” vào giáo dục (?) Nếu như trước kia mỗi người lớn chúng ta thường dạy con “ Tôn sư – trọng đạo” luôn kể cho con nghe những người Thầy với niềm tôn kính tột độ, thì giờ đây ta luôn kể cho chúng nghe những người Thầy tha hóa về đạo đức, ta luôn phàn nàn với chúng rằng: “Thầy không có gì tốt đẹp đâu” . Và dường như muốn gieo vào nhận thức của chúng về sự tàn lụi đạo đức người Thầy. Để rồi những người giáo viên có tâm mất đi niền tin và cảm thấy sự xúc phạm lơn lao. Tuy nhiên thực tế vẫn có những điểm đen trong đạo đức nhà giáo, nhưng xin chúng ta đừng vì những điểm đen nhỏ nhoi ấy mà dạy cho lớp trẻ viết lên những bài văn lạc đề như thế nữa. 5. Nếu câu chuyện là có thật Nếu như bài viết của nữ sinh trên là có thật tôi mong tất cả chúng ta hãy nhìn lại chính mình, và đặc biệt là ngành giáo dục, quản lí giáo dục ở tầm vĩ mô. Và nếu như thế, tất cả chúng ta đều có lỗi. • Ngô Xuân Tùng (giáo viên Toán, Nghệ An) . Bài văn 'yêu thầy': Giải mã nhận thức giới trẻ Tôi đã theo dõi các bài báo về bài văn "lạc đề" của nữ sinh đất Cảng, và qua đó tôi có một vài suy nghĩ về nhận thức xã. đưa vào tác phẩm là “Người Thầy”? 3. Nguyên căn Giới trẻ hôm nay chịu nhiều tác động rất lớn, sự tiếp nhận thông tin quá nhiều phía khiến không thể nhận ra được chân lí. Tôi có cảm giác như họ đang. việc xấu. Và chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm được cho bà mẹ ấy cũng như hiểu cho sự nhận thức non trẻ của đứa con. Nhưng tác giả viết: “ Tôi muốn có một người đàn ông thực sự, chứ không phải