Giúp cho sinh viên trong quá trình học tập thiết kế biết cách thể hiện đúng qui cách và làm phong phú đồ án của mình.Giúp cho sinh viên làm quen với cách phân tích giá trị công trình kiến trúc.Là cơ sở để sau này thể hiện trình bày các phương án sơ bộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
KHOA KIẾN TRÚC
BỘ MÔN CƠ SỞ KIẾN TRÚC
CƠ SỞ KIẾN TRÚC PHẦN 5 DIỄN HỌA ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mục đích:
-Giúp cho sinh viên trong quá trình học tập thiết kế biết cách thể hiện đúng qui cách và làm phong phú đồ án của mình
-Giúp cho sinh viên làm quen cách phân tích giá trị công trình kiến trúc
-Là cơ sở để sau này thể hiện trình bày các phương án sơ bộ
Yêu cầu:
-Sinh viên vận dụng các phương pháp diễn họa (nét, mảng) và kỹ năng thể hiện bản vẽ kiến trúc, trình bày đầy đủ ý đồ thiết kế với những đặc điểm như: hấp dẫn người xem, lột tả sắc thái công trình, nêu bật ý đồ kiến trúc…
-Sinh viên thể hiện một cách sáng tạo nội dung bài tập
II.QUAN NIỆM BÀI TẬP: Diễn họa là nghệ thuật thể hiện thông tin và mang tính ước lệ cao Bao
gồm:
Bố cục bản vẽ
Kiến trúc và bối cảnh
Hình và chất liệu
Kỹ thuật thể hiện
Chữ viết
III NỘI DUNG:
A.TRÌNH BÀY MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DIỄN HỌA THƯỜNG GẶP
Trình bày một bản vẽ đồ án kiến trúc trong giai đọan này thường gồm các thành phần sau:
MẶT BẰNG TỔNG THỂ
CÁC MẶT BẰNG
CÁC MẶT ĐỨNG
MẶT CẮT
PHỐI CẢNH
1 MẶT BẰNG TỔNG THỂ:
1.1 Mặt bằng tổng thể: Được diễn tả như
một bức tranh nhìn từ trên máy bay xuống Thường
có các cách:
a.Cách 1: Sử dụng nét phối hợp với đệm
màu
Trước tiên, ta vẽ nét bút kim mực đen bao
quanh công trình Bên trong ta có thể để trắng, hoặc
tô đen toàn bộ công trình Sử dụng 1 màu tô cây,
thảm cỏ nhưng chừa lại các lối đi và sân lát…
b.Cách 2: Diễn họa sáng - tối
Diễn hoạ sáng tối trên mặt bằng tổng thể ta
sử dụng 2-3 gam màu: màu của công trình, màu của
đường đi, màu của của cây và thảm cỏ Diễn hoạ
sáng tối thường lấy ánh sáng tập trung vào trọng tâm
hình vẽ và mờ dần ra ngoài biên bản vẽ Sau đó vẽ
bóng đổ của các công trình xuống khu đất Cách 1
Trang 2c.Cách 3: Sử dụng nhiều màu
Sử dụng nhiều màu, mặt bằng tổng thể được diễn tả với đầy đủ các đặc trưng của môi trường thiên nhiên, sự chiếu sáng và màu sắc của toàn bộ khung cảnh Khi diễn tả như vậy không cần sử dụng bất kỳ loại ký hiệu nào, ý đồ được trình bày một cách rõ ràng, và giúp cho người xem hiểu rõ bản vẽ nhất
Cách 2 Cách 3
1.2 Diễn họa vùng lân cận:
a Cỏ cây trên đất trống:
Cỏ có nhiều màu sắc: do sự khác nhau của ánh sáng, sự biến đổi tự nhiên của cỏ và các bóng đổ lên cỏ
Cách thứ 1: vẽ một lớp màu mỏng có cấp độ, bắt đầu là màu sáng ở phần nền và chuyển sang
màu thẫm ở cận cảnh, dùng nét bút ngang
Cách thứ 2: cũng dùng cách tráng như trên, nhưng đưa xen vào những biến đổi sáng và tối khi
đang tiến hành
Nhưng nói chung, các diện tích cỏ phải có bộ mặt tươi sáng để khi các bóng đổ xuống chúng không cần phải quá đậm
Cách thứ 3: Tuy nhiên, nếu vẫn chưa thấy thích thú sau khi đã làm những cách trên, ta có thể vẽ
những nét bút ngắn theo chiều dọc, ngang, xiên tương đối gần nhau Những nét bút này thường đậm hơn màu cơ bản một chút
Cách 1,2
Cách 3
Cùng với trồng cây, cỏ lối đi và sân lát cứng cũng được đưa vào để tô điểm, trang trí cho bản vẽ Dựa vào các mẫu tài liệu cho sẵn, phần nền cứng được che đậy bằng cách vẽ đường nền tượng trưng ở những giao điểm, quanh chu vi Để phủ kín toàn bộ phần nền, ta phối hợp với các diễn họa cây cỏ sao cho hài hòa
Sân lát vẽ theo chu vi
c.Đường đồng mức:
Những công trình nằm ở vùng đồi núi, khi diễn họa mặt bằng tổng thể, để thể hiện các cao độ khác nhau của địa hình ta vẽ các đường đồng mức
Trang 3Đường đồng mức là đường biểu diễn nối liền nhiều nơi có cùng cao độ Đường địa hình này có thể vẽ bằng nhiều cách: Sau khi tráng một lớp nền có sắc độ (cao đậm, thấp hơn thì nhạt dần), dùng bút kỹ thuật số 0.1 đi tay những đường chu vi giới hạn cao độ đó hoặc là đường vẽ nhuyễn liên tục, hoặc nhiều vạch nhỏ nối tiếp hay một chuỗi nhiều các chấm nhỏ
Đường đồng mức là nét nhuyễn Đường đồng mức là chuỗi nhiều chấm nhỏ
2 MẶT BẰNG:
2.1 Mặt bằng công trình:
Mặt bằng công trình chủ yếu sử dụng nét để thể hiện Tuy nhiên người ta cũng sử dụng màu để
phân biệt các phòng chức năng: khối phòng chính và phòng phụ, khối giao thông và các khối phòng sử dụng, phân biệt giữa các vùng chức năng khác nhau trong một công trình qui mô lớn… màu sắc ở đây
chỉ có tính chất qui ước Sau đó sử dụng màu để tô cây và thảm cỏ xung quanh.
2.2 Mặt bằng căn phòng:
Trong công trình đối với các phòng có tính chất quan trọng hoặc có yêu cầu cao về nghệ thuật trang trí, người ta thường vẽ mặt bằng có tỷ lệ lớn 1/50; 1/20; 1/10, Với mặt bằng này thường phải thể hiện tính chất và màu sắc của vật liệu trang trí sàn Tỷ lệ hình vẽ càng lớn thì sự đòi hỏi tả chất liệu càng kỹ hơn Phương pháp vẽ thường có 3 giai đoạn:
-Giai đoạn đầu thường dùng một gam màu chung loãng đặc trưng cho vật liệu làm lớp lót -Giai đoạn 2 tìm gam màu có tông trung bình gần sát với màu vật liệu…
-Giai đoạn 3 tả kỹ chất liệu, nhấn mạnh sự sáng tối cần trình bày
3 MẶT CẮT:
Mặt cắt kiến trúc trình bày cái bên trong và bên ngoài công trình giúp ta nhìn thấy sự tiện lợi và vẻ đẹp của công trình Trong khi thể hiện mặt cắt kiến trúc thường phân thành 3 phần chính:
-Thứ nhất là cảnh bên ngoài công trình, thứ hai là thiết diện bị cắt qua, thứ ba trong phòng với các chi tiết trang trí và đặc trưng kiến trúc của nó Để diễn hoạ mặt cắt được phong phú, đẹp thì phần thứ hai (phần thiết diện cắt qua) nên để giấy trắng hoặc tô đen dày bao quanh phần cắt, còn phần thứ nhất và phần thứ ba diễn hoạ bằng màu để tả chất liệu sáng tối và các chi tiết kiến trúc của nó
Trang 4Khi diễn hoạ mặt cắt kiến trúc những phần chính trọng tâm có thể được thể hiện kỹ để nêu bật chủ đề còn các phần phụ có thể sơ lược hơn
Mặt cắt diễn họa theo ba lớp
4 MẶT ĐỨNG:
Là chân dung, là bộ mặt công trình sẽ được xây dựng, mặt đứng cần phải truyền đạt chính xác hình thái kiến trúc, thể hiện cho được những đặc trưng nghệ thuật và vẻ đẹp của công trình Mặt đứng thể hiện bằng nét không cho ta một khái niệm đầy đủ rõ ràng về hình dáng của công trình, nhưng với sự giúp đỡ của màu sắc mặt đứng sẽ mở cho ta một cách sống động và hiện thực về công trình đó Bản vẽ mặt đứng thường thể hiện được chiếu sáng tự nhiên, ánh sáng ban ngày với bầu trời trong xanh Khi đó trên công trình sẽ xuất hiện bóng đổ và bóng bản thân của các bộ phận, các chi tiết công trình Diễn họa mặt đứng chia làm hai phần: công trình và bối cảnh thiên nhiên bao xung quanh nó
4.1 Diễn họa công trình:
a.Các mảng tường, mái dốc:
Khi thể hiện mặt đứng công trình ta thường gặp cách diễn họa tường ốp gạch, đá, gỗ… hay mái ngói Dựa vào các mẫu tài liệu tham khảo, ta vẽ vật liệu xây dựng và các chi tiết kiến trúc của nó, phải chú ý đến sự ảnh hưởng của ánh sáng, diễn tả bóng trên vật thể, màu sắc từ vật thể lân cận chuyển đến Dưới đây xin nêu sơ bộ cách thể hiện các
bề mặt này:
Cách vẽ mảng tường ốp gạch, đá
Đá gia công nhẵn Đá gia công thô
Trang 5-Mặt tường trát vữa có cấu trúc bề mặt nhám theo các hạt nhỏ: ta chỉ cần pha theo màu định
diễn tả và chỉ cần 1 lần cho diện sáng nhất, tô lần 2,3… các diện càng xa thì càng lạnh đi bằng các tông màu lạnh hơn phủ lên màu tô lần đầu
-Tường ốp đá gia công mài nhẵn: tường có đặc điểm bóng và có cấu trúc vân, khi thể hiện
tường ta phải tô 2,3 lần Lần đầu pha gam màu đúng theo loại đá hơi loãng và tô kín mảng tường như lớp lót Lần thứ 2 tô lớp màu đậm hơn lớp trước bằng bút lông hơi khô màu, khi tô chừa lại các mạch vữa và
1 vài dải vân đá Lần thứ 3 cũng giống lần thứ 2 và cũng chừa lại vài dải vân đá nữa, cuối cùng sẽ tạo nên 1 sự chuyển biến êm dịu và phong phú
-Tường xây đá có bề mặt gia công thô: vì bề mặt không nhẵn, trên bề mặt còn để lại các vết
đẽo đá, cho nên cần phải chuyển biến sắc độ sáng, tối trên từng viên đá Để có thể diễn tả phần sáng, phần trung và phần tối trên bề mặt, ta dùng bút lông hơi khô màu, tô nhiều lần và khi giấy còn hơi ẩm,
-Tường bê tông trần không trát: bêtông có màu xi măng xám nhạt Để tả chất loại tường này, ta
phủ đều trên giấy một màu xám nhạt Đợi giấy vừa khô, ta dùng bút lông khô màu với tông màu đậm hơn 1 chút xước nhẹ lên trên Đường biên của các mảng tường cũng phải sắc, gọn
b Các mảng kính:
Trong kiến trúc hiện đại, các mảng cửa kính
chiếm một diện tích khá lớn Kính là vật liệu trong
suốt, mặt kính nhẵn bóng có thể nhìn thấy được các
vật thể ở phía sau nó Khi thể hiện các mảng cửa
kính, thường dùng những gam màu lạnh để thấy
không gian trong phòng đằng sau lớp kính Diễn tả
kính bằng cách tô đậm ở trên và nhạt dần xuống
phía dưới và thực hiện nhiều lần Sau đó ta diễn tả
các dải xiên to, nhỏ khác nhau trên bề mặt kính theo
chiều ánh nắng xuống
Nếu phía sau cửa kính có rèm che cửa thì ta
phải tả rèm che đó Cần lưu ý rằng: khi vật thể bị
che mờ bởi chiều dầy lớp kính nên màu sắc của nó
sau kính bao giờ cũng êm dịu và hơi lạnh đi
Nếu mặt nhà là một mảng kính râm lớn, ta
phải thể hiện cảnh vật đằng trước in trên nền kính
đó Cảnh có thể là thiên nhiên hay các công trình
kiến trúc Cách vẽ kính
4.2 Diễn họa cảnh xung quanh công trình:
Bản thân công trình là một thành phần lớn của toàn bộ diễn họa, nhưng nó không thể đứng một mình được Xung quanh nó theo địa điểm có thể có cây to, cây nhỏ, cỏ, đường ô tô, đường đi bộ, các công trình bên cạnh, con người, mặt nước, xe ô tô, máy bay… và trên tất cả là bầu trời
Cảnh xung quanh công trình chia ra làm 3 lớp: Lớp cận cảnh (phía trước), lớp phía bên cạnh và lớp cảnh phía sau công trình Lớp cận cảnh thường dùng khi vẽ phối cảnh, còn mặt đứng công trình không thể hiện vì lớp này sẽ che lấp các bộ phận công trình cần diễn tả Bố cục cảnh vào bản vẽ kiến trúc cần phải nghiên cứu, cân nhắc và thể hiện có mức độ, không nên vẽ quá nhiều cảnh sẽ lất lát chủ
Trang 6đề diễn tả là công trình Khi đưa cảnh vào bố cục bản vẽ mặt đứng cần chú ý đến tỷ lệ với con người và công trình Tạo ra không khí và môi trường sống cho công trình, ngoài sự phản ánh đúng thực tế cảnh còn có tác dụng tăng thẩm mỹ, tăng sự hấp dẫn cho kiến trúc
Mặt đứng công trình không vẽ lớp cận cảnh
a Trời, mây:
-Cũng như cây, con người…bầu trời dùng để tô điểm cho công trình Đôi khi cũng không cần thiết phải vẽ bầu trời, nhưng nếu có thì cũng chỉ cần vẽ một cách đơn giản mà thôi
-Bầu trời ít mây ta có thể làm bằng cách chuyển nó từ màu sáng ở phạm vi tầm nhìn sang màu thẫm ở đỉnh của của diễn họa hay ngược lại Bầu trời phẳng lặng Bầu trời nhiều mây
-Như một nguyên tắc chung, bầu trời
yêu cầu sẽ phụ thuộc vào bản thân công
trình Nếu công trình phức tạp và có tính
chất động thì nên vẽ bầu trời yên ả Mặt
khác, nếu toà nhà bằng lặng và vô cảm hoặc
thiếu hoạt bát thì bầu trời nên đầy mây và
màu sắc biến đổi
Cách thực hiện:
Bôi nhẹ lên giấy 1 lần nước sạch, đợi
cho mặt giấy hơi khô, ta lấy màu tô chuyển
trên đậm, dưới nhạt Khi tô màu ta chừa sẵn
những những đám mây trắng đã được bố cục
trước Sau đó, ta dùng bút sạch có ngậm
nước xóa đường ranh giới của đám mây, sao
cho mây phải hoà tan vào bầu trời
Chú ý: Thực tế, mây không tròn như ta hay nghĩ, nhiều đám mây có đường viền thẳng, hoặc gần
như thẳng và không có hai đám mây giống hệt nhau
b.Vẽ núi:
Những công trình được xây dựng ở miền núi thì đằng sau công trình ta diễn họa các rặng núi phía xa Núi thường có nhiều lớp: núi ở gần vẽ rõ chi tiết hơn, núi ở xa hơn chỉ cần vẽ phần được chiếu sáng, núi ở xa hơn nữa thì chỉ cần tô một mảng phẳng sáng nhẹ
Màu sắc của núi thường là màu xanh lam, màu chàm, ở xa thì màu lam tím nhạt
c.Mặt nước:
Khi diễn họa nước, ta phải cân nhắc xem nước phẳng lặng, gợn sóng nhẹ nhàng hay nhấp nhô: -Nếu là phẳng lặng thì hình phản chiếu sẽ rất giống tòa nhà trong vị trí đảo ngược
-Mặt khác, nếu nước gợn sóng lăn tăn hoặc nhấp nhô thì chiều sâu của hình phản chiếu sẽ thay đổi theo độ nhấp nhô của nước; chiều cao của nhà trong nước sẽ cao trong thực tế
Khi một công trình không nằm sát mặt nước mà cách một khoảng ngắn thì hình phản chiếu được xác định bởi chiều cao thực chiếu xuống từ chân công trình (hình dung nước mở rộng đến móng công trình)
Nếu công trình xuất phát ngay trên mực nước thì hình phản chiếu của nó sẽ bắt đầu ở dưới bề mặt đáy của công trình trên mặt nước
-Hình phản chiếu của công trình, thân cây…được thể hiện thẳng đứng, hoặc ở 1 góc nếu chúng bị nghiêng Việc thể hiện mập mờ đường viền của công trình được phản chiếu trong sóng nước lăn tăn sẽ làm tăng thêm vẻ cuốn hút và tạo sự thích thú cho người xem nhiều hơn là một đường viền quá rõ ràng
Trang 7Cách thực hiện: pha một gam màu xanh da trời nhạt (màu hơi tối) tô đều trên mặt giấy, đợi cho
giấy khô lấy các màu tương tự như màu của các vật phản chiếu xuống nước để tô vào các hình phản chiếu của nó (các màu này sử dụng độ bão hòa kém hơn) Hoà sắc của các hình phản chiếu xuống nước bao giờ cũng êm dịu hơn, độ rõ thì mờ dần khi càng xa bờ Nếu mặt nước gợn sóng thì hình phản chiếu đường bao quanh công trình cũng không còn nguyên vẹn nữa
Hình phản chiếu trong nước gợn sóng Hình phản chiếu của công trình vòm
Hình phản chiếu của 1 vật thể nghiêng
Hình phản chiếu của công trình Phản chiếu của công trình Phản chiếu của công trình khi nước phẳng lặng nằm cách mép nước tòa nhà xuất hiện bên trên mực nước
Những qui tắc sau đây cần phải nhớ: Nước sẽ là sáng ở bất cứ đâu nó có thể phản chiếu màu sắc của bầu trời Nếu bầu trời thẫm thì nước sẽ thẫm Một khoảng nước lớn thường sáng ở khoảng cách
xa công trình, vì bầu trời sáng ở phương nằm ngang được phản chiếu ở đó và thường thẫm ở cận cảnh Bên cạnh đó, nước thường được thể hiện thẫm khi bằng phẳng, bóng láng và sáng khi nhấp nhô do sóng nhỏ gây ra khúc xạ ánh sáng
c.Cây xanh:
Cây xanh là là biểu tượng của cái đẹp, của sự phong phú, là một phần không thể tách rời với cuộc sống con người Cây giúp nhận ra bối cảnh của công trình theo cách tổng quát, vì có một số cây đặc biệt đều được gắn liền ở các địa điểm đặc biệt nào đó Một số cây chỉ mọc ở gần nước, một số khác
ở vùng đồng bằng và một số cây khác chỉ mọc ở miền núi
Các phương pháp cơ bản đối với cây:
Chỉ vẽ kết cấu của cây hoặc với một ít lá nhỏ
Vẽ kết cấu của cây rồi thêm vào các khóm lá
Vẽ nhẹ nhàng hình dáng của cây, tô những khóm lá một cách đơn giản, tương đối phẳng, vẽ một
ít thân cây, một vài cành để đỡ lá (phương pháp chỉ dùng khi diễn họa mực và màu nước)
Trang 8Chú ý: Mỗi cành phải xuất phát từ thân cây, mỗi cành nhỏ hơn phải xuất phát từ những cành lớn
hơn Các cây màu thẫm phải được vẽ sau các công trình màu sáng và các cây màu sáng phải đứng sau các công trình màu thẫm
Kết cấu của cây với khóm lá đơn giản Cây chỉ vẽ cành
-Cây và phối cảnh:
Trong bản vẽ phối cảnh sẽ thu nhỏ kích thước lại theo khoảng cách của chúng từ mắt người xem Những cây ở gần (cận cảnh) sẽ lớn và lá cây được tả rất chi tiết Những cây ở khoảng cách trung bình sẽ không rõ rệt và sáng hơn, còn những cây ở xa thì chỉ là những mặt phẳng có vẽ thêm thân và một số cành Những cây ở xa là những cây sáng nhất trong phối cảnh
Cây và phối cảnh – cây được vẽ theo 3 lớp
Trong bố cục một bản vẽ kiến trúc rất ít khi chỉ có một loại cây, mà nên vẽ một số cây tương đối gần nhau Sau khi đã nghiên cứu bằng chì, cần phải bảo đảm cây không che lấp thiết kế, phải bổ khuyết chứ không tranh chấp với kiến trúc
-Bóng cây trên mặt đất:
Bóng cây trên mặt đất phụ thuộc vào hình dáng
của cây và nguồn sáng Chiều dài của bóng có thể được
xác định nếu biết được chiều cao của cây Cách đơn giản là
vẽ một tia sáng từ mép đỉnh của cây cho tới mặt đất Cây
thông thường được tạo ra những dạng hình cầu hoặc một
phần hình cầu, còn bóng thì được tạo ra từ những hình bầu
dục và một phần hình bầu dục cắt chéo nhau
Bóng cây đổ trên mặt đất
Giá trị của bóng trên mặt đất sẽ thay đổi theo vật liệu mà nó đổ bóng xuống Một bóng đổ trên cỏ sẽ đậm hơn là nó đổ bóng trên con đường sáng
Bóng cây là một cách quan trọng thể hiện sự lên cao lên cao hay xuống thấp của địa hình, các bậc cầu thang và các thay đổi khác trong cao trình
Trang 9d Con người:
Hình vẽ người trên phối cảnh
Hầu hết các diễn họa đều có người Mặt đứng và phối cảnh công trình khi vẽ thêm người vào để giúp người xem hình dung ra tỷ lệ của kiến trúc so với tầm vóc con người Nếu bố cục phải dùng nhiều người thì có thể thể hiện từng nhóm Không cần phải giới hạn là bao nhiêu người, mà phải sắp đặt họ sao cho thu hút mắt người xem vào một tiêu điểm mà thông thường là nơi đi vào công trình Ta có thể thực hiện bằng cách vẽ một vài người ở cận cảnh với tỷ lệ lớn, một vài người ở khoảng cách trung bình và nhiều người hơn ở chỗ đi vào (Hình) Nếu ta vẽ người không tập
trung, mắt người xem sẽ nhìn trước, nhìn sau giữa chúng vài lần trước
khi nhìn vào tiêu điểm của công trình
-Khi tầm mắt của người trên mặt bằng trùng với đường chân
trời trong bản vẽ phối cảnh, thì ta bố trí người bằng cách lấy điểm tụ
ngay lối ra vào, người đứng trên các tia nhìn và có chiều cao bằng
đúng khoảng cách giữa tia nhìn với đường chân trời
-Chú ý: Khi vẽ người ở cao độ +0.000, hình vẽ người phải theo
đúng tỷ lệ công trình
e Những công trình xung quanh:
Những công trình chung quanh không được nổi bật, chúng chỉ
là những cái khung đặt đúng lúc, đúng chỗ Vì vậy, phải thể hiện
chúng một cách mập mờ không gây ấn tượng Trước tiên, ta phải xác
định xem chúng sáng hơn hay tối hơn công trình đang diễn hoạ để
làm cho công trình nổi bật lên, thông thường nên tô chúng rời rạc,
kém chính xác Nếu diễn hoạ bằng màu sắc thì màu dùng cho bản
thân công trình được dùng để hoà màu cho các toà nhà chung quanh Công trình xung quanh
g Bề mặt sân lát trước công trình:
Ở mặt đứng công trình, phần mặt đất hoặc sân lát đằng trước theo nguyên tắc chiếu đứng chỉ vẽ
1 nét ở đáy công trình Tuy nhiên cũng có thể lấy đáy công trình làm đáy tranh từ đó vẽ phối cảnh ra phía trước để diễn tả không gian trước công trình Khi đó điểm tụ được chọn là lối vào chính để nhấn mạnh và hướng tầm nhìn vào công trình
Cách thực hiện: mặt sân lát trước công trình theo luật phối cảnh, phải có những biến đổi về mằu
sắc bề gần người quan sát thì đậm và tả kỹ, xa thì nhạt và diễn họa đơn giản Sau đó ta vẽ ngang một số các đường sáng và một số đường thẫm hơn
Nếu công trình trông bình lặng, ta có thể nâng nên bằng cách vẽ chúng là sân ướt và thể hiện công trình phản chiếu xuống chúng
Trang 10Bề mặt sân lát trước công trình được tả ướt
h Xe hơi, máy bay và thuyền:
-Các phương tiện giao thông chỉ được vẽ nếu sự có mặt của chúng cần thiết cho thể loại công trình Cái chúng ta cần lưu ý là kiểu dáng xe hơi, máy bay thay đổi rất nhanh Vì vậy, khi diễn hoạ chúng chỉ cần vẽ chúng một cách chung chung với một phong cách không rõ ràng
-Cảnh sông nước luôn yêu cầu thể hiện vài loại tàu, thuyền Trên thực tế, khi thể hiện các nhóm tàu thuyền thường tạo nên một kiểu trang trí rất vui tươi Tàu thuyền thường ít lỗi mốt hơn xe hơi nên có thể diễn họa chúng chi tiết
5 PHỐI CẢNH:
Thể hiện bản vẽ phối cảnh công trình kiến trúc với sự diễn tả đầy đủ không gian và thời gian, màu sắc và chất liệu làm cho công trình có sức hấp dẫn đòi hỏi rèn luyện rất công phu Có rất nhiều cách để thể hiện bản vẽ phối cảnh, Trong phạm vi trình bày chủ yếu giới thiệu các phương pháp diễn hoạ bằng màu sắc:
-Cách thứ 1- thể hiện bản vẽ kiến trúc bằng một màu: thường là màu đen hay mực nho Nguyên
tắc diễn tả là: các diện ở gần thì màu đậm càng xa thì càng nhạt đi
Cũng có thể sử dụng một tông màu nào đó để diễn tả, khi đó các diện ở gần có tông màu mạnh bão hòa, các diện ở xa màu nhạt và kém bão hòa hơn, còn các diện ở xa nhất thì không màu
-Cách thứ 2 - thể hiện bản vẽ phối cảnh nhiều màu (hai đến ba màu): ta có thể áp dụng qui ước
sau: các diện ở gần có tông màu ấm, xa dần thì chuyển sang tông màu lạnh Qui ước này dựa trên tính chất nổi hay chìm của màu khi nhìn trong thực tế Các diện tô bằng màu ấm dường như nổi bật ra phía trước, các diện tô bằng màu lạnh thì dường như lùi lại phía sau
-Cách thứ 3 – sử dụng sự chuyển biến từ tương phản sáng tối đến dị biến: Các diện ở gần thì
chỗ được chiếu sáng là sáng nhất và chỗ ở trong bóng là tối nhất Các diện ở xa nhất thì chỗ ở ngoài sáng là tối hơn (so với chỗ chiếu sáng ở diện gần) và chỗ ở trong bóng lại nhạt đi (so với chỗ trong bóng ở diện gần)
Như vậy, diện ở gần nhất có sự tương phản sáng tối là mạnh nhất và diện ở xa nhất có sự tương phản sáng tối là yếu nhất Biện pháp diễn tả này là điều kiện nhất định cũng phù hợp với thực tế tạo nên một ấn tượng diễn tả độ sâu của không gian trong phối cảnh
-Cách thứ 4 – Sử dụng các đường nét mạnh, rõ và các đường mềm mại mờ để diễn tả chiều sâu không gian phối cảnh: Ở các diện gần màu sắc của vật thể sát với màu thực của đường nét giới
hạn, các bộ phận rõ rệt và chi tiết Ở các diện xa màu kém bão hòa hơn và các đường nét bao quanh vật thể cùng với các chi tiết cũng yếu dần, mờ nhạt và đi vào chiều sâu phối cảnh
6 CÁC KỸ THUẬT DIỄN HỌA KIẾN TRÚC:
6.1 Màu nước:
Nguyên vật liệu: bảng vẽ, giấy vẽ màu trắng xốp hút nước, màu nước tube, bút lông tròn, bút vẽ kỹ thuật số 0.1 và 0.2
Giấy căng trên bảng vẽ, trước khi vẽ màu lên cần phủ thêm 1 lượt nước nữa Khi vẽ cũng nghiêng bảng vẽ 10o Pha màu nước có 2 phương pháp: