1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

CÔNG THỨC THÀNH CÔNG TUYỆT ĐỈNH

4 736 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 19,71 KB

Nội dung

CÔNG THỨC THÀNH CÔNG TUYỆT ĐỈNH Công thức thành công tuyệt đỉnh gồm 2 yếu tố nền tảng và 4 bước cơ bản. Hai yếu tố nền tảng là: Hệ thống niềm tin mạnh mẽ và giá trị sống là động lực thúc đẩy bạn. 4 bước cơ bản gồm: Bước 1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng. Đa số mọi người đều nói rằng họ muốn thành công trong cuộc sống, nhưng nếu hỏi họ muốn thành công cụ thể như thế nào thì phần lớn sẽ trả lời: “Tôi cũng không biết nữa, tôi chỉ muốn thành công” hay “Tôi muốn có nhiều tiền hơn”, “Tôi muốn có công việc tốt hơn”. Nếu bạn không có mục tiêu, bạn sẽ không có thứ gì cụ thể để bạn tập trung thời gian và sức lực đạt được hay vươn tới. Không những thế, bạn cũng không thể xây dựng được một chiến lược thích hợp để đạt được nó. Bước 2. Phát triển một chiến lược hợp lý. Hãy tưởng tượng bạn đang là chủ một cửa hàng bán trái cây nhỏ với thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Bạn đặt ra mục tiêu kiếm 300 triệu mỗi tháng. Chiến lược mà bạn có thể sử dụng là nghiên cứu làm sao để nhân rộng (thay vì chỉ đơn giản mở rộng) công việc kinh doanh bằng cách: viết ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, tăng vốn thông qua kêu gọi đầu tư, tập trung vào tìm kiếm các loại trái cây ưu việt, xây dựng thương hiệu, tìm những nguồn cung cấp đáng tin cậy với giá rẻ hơn, xây dựng hệ thống cửa hàng hoặc nhượng quyền… Một trong những chiến lược để thành công là học hỏi từ những người thành công, học những chiến lược mà họ dùng. Bước 3. Hành động kiên định. Hành động kiên trì và bền bỉ dựa trên chiến lược mà bạn đã tạo ra hoặc học hỏi được. Động lực để bạn hành động xuất phát từ một hay nhiều trạng thái cảm xúc mà bạn đang trải qua. Những cảm xúc như chán nản, lười biếng… sẽ lập tức vô hiệu hoá khả năng hành động của bạn. Ngược lại, những cảm xúc như hăng hái, phấn chấn, tự tin… lại kích thích bạn hành động và hoàn thành công việc của mình. Bước 4. Biến thất bại thành bài học kinh nghiệm. Có ba cách chúng ta đối mặt với thất bại: Những người bào chữa, biện minh, đổ lỗi cho mọi thứ hoặc mọi người xung quanh sẽ nhanh chóng bỏ cuộc, đầu hàng, chấp nhận từ bỏ mục tiêu to lớn của mình. Những người kiên trì hành động nhưng với một chiến lược không đổi, họ cũng có thể đạt được những kết quả tốt lên dần sau mỗi lần vấp ngã, nhưng rồi họ cũng không có được những bước đại nhảy vọt để chạm tới mục tiêu to lớn đã đề ra, trong khi cái giá phải trả quá đắt. Vậy mô thức hành động mà những người thật sự thành công thường thể hiện là gì? Mỗi khi chưa đạt được mục tiêu, họ không bao giờ xem đó là thất bại. Họ sẽ liên tục nhận phản hồi, rút kinh nghiệm, thay đổi chiến lược và kiên trì hành động cho tới khi thành công. Hầu hết các mục tiêu mà con người đưa ra chẳng là gì khác ngoài những ước muốn nhạt nhẽo yếu ớt. Thế nên, họ bao giờ cũng tìm cớ nấn ná trong vòng thoải mái của mình và trì hoãn hành động. Cách duy nhất có thể giúp bạn đạt được bất kỳ điều gì mình muốn là hạ quyết tâm làm điều đó như một điều bắt buộc. Lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác, và bạn sẽ làm bất cứ điều gì phải làm để đạt được điều đó. Khi bạn đặt mình vào thế buộc phải thành công thì bao giờ bạn cũng sẽ tìm ra cách. Làm thế nào để chúng ta có thể đặt mình vào thế phải hành động? Một trong những cách hay là báo cho “cả thế giới” biết về những mục tiêu to lớn của bạn. Hoặc tốt hơn là khiến một số người khác tham gia vào quá trình vươn tới thành công của bạn. Hoặc bỏ ra một số tiền đầu tư nho nhỏ nhưng đủ để bạn cảm thấy “đau lòng” nếu bạn không cố gắng tận dụng số tiền đó. Trong những hoàn cảnh như thế, não bộ của bạn “tự nhiên” sẽ bắt đầu “hoạt động” một cách nghiêm túc. Khi tôi viết quyển sách đầu tay (Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế), tôi tìm đến tất cả những nhà xuất bản hàng đầu trong nước và nói với họ rằng tôi sẽ có bản thảo cho họ trong vòng 6 tháng tới. Giây phút mà tôi loan báo cho cả bàn dân thiên hạ biết ý định của mình cũng là lúc tôi chặn hết đường rút lui của bản thân. Và chính sự “bắt buộc” đó đã thúc đẩy tôi hoàn thành quyển sách ấy ngay khi tôi vẫn còn đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Cách mà bạn sử dụng ngôn từ thật sự ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng làm việc của bạn. Hãy luôn sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ như “phải”, “buộc phải”, “cần phải”… để chúng giúp bạn luôn ở trong tâm thế đầy động lực và sáng tạo. Thật ra bạn không phải có nhiều tiền hay ở một địa vị xã hội cao mới có thể kiểm soát được những gì đang diễn ra. Chừng nào bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về một việc gì đó thì chừng ấy bạn có quyền kiểm soát nó. Chừng nào bạn còn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc ai đó đã gây ra những khó khăn cho mình, thì bạn cũng đang dần tự huỷ hoại quyền lực tuyệt đối của bản thân để làm chủ cuộc đời mình và thay đổi nó. SỨC MẠNH KHÔNG TƯỞNG CỦA NIỀM TIN Niềm tin mạnh mẽ có thể giúp những người bình thường làm được những việc phi thường hoặc không tưởng. Ngược lại, niềm tin giới hạn có thể làm thui chột những con người tài năng nhất. Niềm tin của bạn không chỉ ảnh hướng đến hành động và kết quả bạn thu được, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh khi họ tương tác với bạn. Niềm tin của bạn thậm chí còn mạnh mẽ tới mức có thể can thiệp vào cơ chế sinh học của bạn. Các bác sĩ ngày nay hiểu được rằng sự phát triển của một số bệnh ung thư có thể được kiềm hãm bằng hệ thống miễn dịch. Khi bắt đầu tin vào một liệu pháp chữa bệnh, bệnh nhân ung thư có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của mình để làm máu tuần hoàn một cách hiệu quả đến mức tống những độc tố và chất thải gây ung thư ra ngoài. Đã có nhiều trường hợp hồi phục nhờ những niềm tin mạnh mẽ như vậy. Nếu niềm tin của bạn có tác động mạnh mẽ như vậy đến chất lượng cuộc sống và thậm chí sức khoẻ của bạn, vậy thì bạn phải bắt đầu xem xét, liệu niềm tin mà bạn sở hữu có tác dụng thúc đẩy bạn hay kiềm hãm bạn. Và nếu niềm tin của bạn đang cản trở bạn, bạn phải thay đổi chúng ngay từ bây giờ. Bạn phải hiểu rằng niềm tin của bạn không bao giờ đúng tuyệt đối cả. Trong mỗi niềm tin ấy, cho dù bạn tin nó đúng đến mức nào, sẽ luôn có một người nào đó tin vào một điều hoàn toàn trái ngược với bạn. Nếu bạn tin rằng hiện kinh tế đang rất khó khăn, sẽ có người tin rằng đây mới chính là thời điểm thuận lợi để kiếm tiền. Điều quan trọng với chúng ta không phải là niềm tin ấy đúng hay không mà là việc nó tạo động lực hay cản trở chúng ta hành động. Hãy trả lời câu hỏi: “Niềm tin này có giúp tôi tận dụng khả năng tốt nhất để đạt mục tiêu không?”, hay “Niềm tin này có trói buộc tôi không?”. Nếu bạn biết rằng niềm tin của mình chẳng qua chỉ là sự đúc kết những kinh nghiệm trong quá khứ và chúng đang kiềm hãm bạn, vậy làm thế nào để bạn phá vỡ chúng? Niềm tin được hình thành đầu tiên từ một ý tưởng và được củng cố bằng các bằng chứng. Bước đầu tiên để thay đổi niềm tin là tìm một lý do đủ mạnh để thay đổi nó. Bước kế tiếp là phân tích từng niềm tin giới hạn của bạn và bẻ gãy tất cả những bằng chứng hỗ trợ cho niềm tin đó. Hãy tạo ra một niềm tin tích cực mới để thay thế niềm tin giới hạn ấy. Ví dụ, nếu niềm tin cũ là: “Tôi còn quá trẻ, không thể mở công ty được”, niềm tin mới có thể là: “Tuổi trẻ thường nhạy bén và tràn trề năng lượng trong kinh doanh”. Hãy tìm những bằng chứng mới để củng cố niềm tin này. Đối với mỗi niềm tin mới, bạn bao giờ cũng có thể tìm được bằng chứng để củng cố niềm tin đó. Hãy tìm trong sách, lên mạng internet. Cuối cùng, tôi muốn bạn hãy dành thời gian và sử dụng sức mạnh của việc hình dung để cài đặt niềm tin tích cực này. Hãy viết ra tất cả những lợi ích mà bạn có được từ niềm tin tích cực mới này. . CÔNG THỨC THÀNH CÔNG TUYỆT ĐỈNH Công thức thành công tuyệt đỉnh gồm 2 yếu tố nền tảng và 4 bước cơ bản. Hai yếu tố nền tảng là:. đều nói rằng họ muốn thành công trong cuộc sống, nhưng nếu hỏi họ muốn thành công cụ thể như thế nào thì phần lớn sẽ trả lời: “Tôi cũng không biết nữa, tôi chỉ muốn thành công hay “Tôi muốn. xây dựng hệ thống cửa hàng hoặc nhượng quyền… Một trong những chiến lược để thành công là học hỏi từ những người thành công, học những chiến lược mà họ dùng. Bước 3. Hành động kiên định. Hành

Ngày đăng: 05/06/2015, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w