1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG

10 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 691,5 KB

Nội dung

Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. BÀI DỰ THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG NĂM 2012 Câu 1: Bạn hãy cho biết: Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình? Thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? Trả lời: Điều 12, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. (Điều 8, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009) Câu 2: Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ X ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Bạn hãy cho biết: Luật Bình đẳng giới quy định việc thực hiện Bình đẳng giới trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội và gia đình? Mục tiêu của Bình đẳng giới là gì? Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình? Trả lời: - Luật Bình đẳng giới quy định việc thực hiện Bình đẳng giới trong 8 lĩnh vực: Chính trị; Kinh tế; Lao đông; Giáo dục và đào tao; Khoa học và công nghệ; Văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; Y tế và thực hiện bình đẳng giới gia đình. 1 Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước chụp ảnh lưu niệm cùng các nữ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ - Mục tiêu bình đẳng giới Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình - Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới 1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng; b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam; 2 Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này. Khoản 5. Điều 11: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Khoản 2. Điều 12: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Điều 13:. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Khoản 5. Điều 14: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. 2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều 14. Khoản 1. Điều 14: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. - Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế: 1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới; 3 Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. b) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới; c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 2. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: a) Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới; b) Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định. 3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; b) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; c) Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; d) Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ. 4. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ; b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính; c) Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; d) Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới. 5. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm: a) Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; b) Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ. 6. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao bao gồm: a) Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới; b) Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; 4 Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. c) Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. 7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm: a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới; b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi. - Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình 3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính. 4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính. 5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định. Câu 3: Luật Giao thông Đường bộ quy định thế nào về việc vượt xe khi tham gia giao thông đường bộ? Bạn có sáng kiến gì để hạn chế nạn phóng nhanh, vượt ẩu hiện nay? Trả lời: Điều 14 Luật GTĐB quy định: - Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. - Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. 5 1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính. 2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới. Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. - Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. - Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: + Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; + Khi xe điện đang chạy giữa đường; + Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. - Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: + Có chướng ngại vật phía trước, có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước có tín hiệu vượt xe khác. + Trên cầu hẹp có một làn xe; + Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; + Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; + Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; + Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. * Một số biện pháp có thể hạn chế nạn phóng nhanh vượt ẩu: - Cảnh sát giao thông ở Trung Quốc đã tìm được một cách ít tốn kém nhằm hạn chế nạn phóng nhanh vượt ẩu, đó là dùng bìa cứng cắt hình một chiếc xe cảnh sát nhìn từ phía sau (ảnh). Theo Orange, những “chiếc xe” đặc biệt này đang được sử dụng như một biện pháp điều hòa giao thông ở tỉnh Giang Tô. Nhiều bác tài cho biết họ không khỏi “giật mình” và giảm tốc độ khi nhìn thấy tấm bìa bởi nó trông rất giống xe cảnh sát thật. 6 Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. - Lo ngại những chiếc xe phóng nhanh có thể gây tai nạn, người dân tại một làng của Anh quyết định dựng một cảnh sát bù nhìn bên đường. Hình nộm cảnh sát của làng Crosby-on-Eden có cả "camera bắn tốc độ". Ảnh: Telegraph. Hình nộm của làng Crosby-on-Eden, hạt Cumbria được trang bị mũ và quần áo giống trang phục cảnh sát. Ngoài ra trên tay của nó còn có một chai nhựa (để giả dạng camera bắn tốc độ). Nhiều dân làng khẳng định ý tưởng của họ đã thành công, vì phần lớn phương tiện cơ giới giảm tốc độ khi nhìn thấy hình nộm. Sandra McKeane, một phụ nữ 43 tuổi trong làng, nói: “Trong 15 năm qua chúng tôi nhận thấy ô tô và xe máy ngày càng phóng nhanh hơn khi đi qua làng. Chúng tôi sợ tai nạn sẽ xảy ra, vì làng có nhiều trẻ con. Thế rồi có một vị khách tới làng và nói rằng chúng tôi thử dựng hình nộm cảnh sát bên đường xem sao”. Sau đó bà McKeane đã làm hình nộm. David Sowden, một người dân khác, nhận xét: “Nhìn từ xa thì nó khá giống cảnh sát. Nhiều tài xế tỏ ra tức giận hoặc ngạc nhiên khi tới gần và nhận ra đó chỉ là hình nộm”. Crosby-on-Eden không phải là làng duy nhất đặt hình nộm cảnh sát bên đường. Làng Brancaster ở hạt Norfork cũng có ý tưởng như vậy. - Riêng bản thân tôi có suy nghĩ: Để hạn chế nạn phóng nhanh vượt ẩu, chúng ta có thể gắn một thiết bị cảnh báo tốc độ trên phương tiện giao thông. Nếu khi các tài xế tăng tốc độ vượt quá mức cho phép thì thiết bị đó phát ra tín hiệu. Từ tín hiệu đó, tài xế có thể hiểu ngay mình đang điều khiển phương tiện giao thông trong tình huống nguy hiểm và xử lí tốc độ an toàn hơn. Câu 4: Do không có tiền chơi điện tử, ngày 03/7/2012, A và B (đều 15 tuổi, học sinh lớp 10) rủ nhau đi cướp tài sản. Thấy chị X đi xe máy một mình, phía trước có treo túi xách, A điều khiển xe máy áp sát chị X và B ngồi sau giật túi xách, làm chị X bị ngã gây thương tích nặng. Sau khi giật được túi xách, A và B điều khiển xe về quán cà phê gần trường học, kiểm tra trong túi có 1 triệu đồng và một số giấy tờ của chị X. Vừa lúc đó có C (16 tuổi, học cùng trường và là bạn thân của A và B) đi tới, A và B đã kể lại chuyện cướp túi xách của chị X cho C nghe và rủ C cùng đi chơi điện tử nhưng C từ chối. Hỏi: a. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự hiện hành, hành vi của A, B và C có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Mức hình phạt áp dụng đối với hành vi đó? 7 Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. b. Nếu phát hiện hành vi phạm tội nêu trên, bạn sẽ làm gì? Theo bạn, làm thế nào để ngăn chặn được tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội? Hình ảnh 2 tên cướp giật ngã cô gái gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Trả lời: a) Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009: - Đối với A và B: Hành vi của A và B đã phạm Tội cướp tài sản ( Điều 133 BLHS). Đối với tội này, mức hình phạt được áp dụng là phạt tù từ ba năm đến mười năm (khoản 1 điều 133). Trong trường hợp này, A và B làm chị X bị ngã gây thương tích nặng, nếu như chị X bị tổn hại sức khỏa với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, thì đây là tình tiết tăng nặng. Tùy vào mức độ thương tật của chị X, A và B có thể bị các hình phạt như sau: + Tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%: phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. + Tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%: phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm + Tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên: phạt tù từ mười tám năm, tù chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, A và B mới 15 tuổi, vì vậy sẽ được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. (Điều 74 BLHS). - Đối với C: Hành vi của C có thể chia làm hai trường hợp như sau: + Nếu C tố giác hành vi phạm tội của A và B đến cơ quan có thẩm quyền, C không phạm tội. + Nếu C không tố giác hành vi phạm tội của A và B đến cơ quan có thẩm quyền, C đã phạm Tội không tố giác tội phạm (Điều 314 BLHS), hình phạt đối với tội này là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. C đã đủ 16 tuổi nên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Tuy nhiên, nếu C bị áp dụng hình phạt tù thì mức hình phạt cao nhất được áp 8 Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (do C chưa đủ 18 tuổi). b) Nếu phát hiện hành vi phạm tội nêu trên, chúng ta có thể: - Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua, nhiều vụ cướp giật trên đường khi phát hiện được, người bị hại hoặc những người đi đường đã phóng xe đuổi theo những tên cướp không chỉ gây nguy hiểm tính mạng cho bản thân, một số trường hợp khác còn gây ảnh hưởng xấu cho những người xung quanh. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc hô hoán đuổi theo tên cướp đang bỏ chạy chỉ khiến cho tình hình thêm nguy cấp. Điều đó cũng giống như việc giáo dục các em nhỏ không nên nhảy xuống sông cứu bạn luôn nếu thấy nguy hiểm mà phải tìm sự giúp đỡ của người lớn, như vậy là tránh được một cái chết thương tâm nữa có thể xảy ra. Hiện trường nơi bọn cướp đạp ngã xe, gây tai nạn cho nạn nhân trên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh (quận Tân Phú) chiều 17-10. Ảnh: XUÂN NGỌC Bị truy đuổi, 2 tên cướp tông bể cửa hàng Theo bản thân tôi, khi phát hiện tình huống trên bạn cần hết sức bình tĩnh quan sát kĩ để nhận dạng tên cướp, đặc điểm, biển số xe gây án, bảo vệ hiện trường,… Nhằm cung cấp cho cơ quan điều tra sau này. Ngay sau khi tên cướp bỏ 9 Hồ Mạnh Hùng. Giáo viên Trường Tiểu học Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An. chạy, bạn cần báo ngay với cảnh sát, bảo vệ,… không nên đuổi theo khiến chúng manh động, liều lĩnh. Khi bị dồn vào đường cùng, chúng có thể liều mạng không những gây nguy hiểm tính mạng cho bạn mà còn có thể gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. * Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Những vi phạm mà các em phạm phải rất đa dạng, hành vi dã man, tính chất nghiêm trọng. Đặc biệt, “vấn nạn” nghiện game bạo lực trong một số lớp trẻ đã gây ảnh hưởng xấu, làm sa đọa đạo đức, lối sống con người và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên. - Theo các nhà tâm lý học, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội là do giáo dục lỏng lẻo từ gia đình, nhà trường và xã hội. Trong thực tế hiện nay, công tác quản lý thanh thiếu niên ở một số địa phương vẫn còn bị xem nhẹ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường. Bởi vậy, để ngăn chặn tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, cần tăng cường phối hợp từ gia đình với các đoàn thể và lực lượng công an; kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, xã hội và nhà trường để thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục con em tránh xa các TNXH. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật toàn diện và phù hợp về phòng chống tội phạm và TNXH để thanh thiếu niên hiểu biết luật pháp, quyền và nghĩa vụ của mình trong xã hội. Từ đó, làm chuyển biến tích cực nhận thức, hướng các em tới những hoạt động có ích cho gia đình, xã hội và cho chính sự phát triển của bản thân mỗi thanh thiếu niên. Có như vậy mới hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên như hiện nay. 10

Ngày đăng: 05/06/2015, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w