1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài dự thi tìm hiểu pháp luật hòa giải ở cơ sỏ

12 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

BÀI THI "TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ" TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƯ THANH” Bài viết của tôi đã hoàn chỉnh. Ai có nhu cầu xin liên hệ : 0948007985. Anh Hỏi PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hoạt động hoà giải ở cơ sở được tiến hành đối với những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nào tại cộng đồng dân cư? a. Những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư bao gồm: Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân, gia đình như: Thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; li hôn; yêu cầu cấp dưỡng; mâu thuẫn, xích mích các thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích của các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung. b. Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ từ tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất, tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức mức bị xử lí bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ. * ĐÁP ÁN: C (Cả a và b). Câu 2: Những vụ việc nào dưới đây không được tiến hành hoà giải ở cơ sở? a. Các tội phạm hình sự, trừ trường hợp mà người bị hại không yêu cầu xử lí về hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí hành 1 chính theo quy định của pháp luật; hành vi vi phạm pháp luật bị xử lí hành chính. b. Vi phạm pháp luật và các tranh chấp sau: Kết hôn trái pháp luật; gây thiệt hại đến tài sản nhà nước; tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật; tranh chấp về lao động. * ĐÁP ÁN: C (Cả a và b). Câu 3: Việc hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhau ,có các tổ hoà giải khác nhau được tiến hành như thế nào? Câu 4: Tổ viên tổ hoà giải có những quyền hạn, nhiệm vụ gì? * ĐÁP ÁN: a - Hoà giải các vụ việc theo quy định của pháp luật hiện hành về hoà giải ở cơ sở. Thông qua hoạt động hoà giải tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi hoà giải có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh ở địa phương thì tổ viên tổ hoà giải phải báo cáo UBND xã, phường, thị trấn để xem xét và có biện pháp giải quyết. Câu 5: Việc miễn nhiệm tổ viên tổ hoà giải được thực hiện trong những trường hợp nào? * ĐÁP ÁN: a- Hoà giải viên có hành vi vi phạm pháp luật; có hành vi trái với đạo đức xã hội; thiếu nhiệt tình trong hoạt động hoà giải; theo nguyện vọng cá nhân xin rút khỏi tổ hoà giải. Câu 8: Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở được pháp luật dân sự quy định như thế nào? * ĐÁP ÁN: b - Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Câu 9: Theo quy định của pháp luật con nuôi có được thừa kế di sản của bố nuôi, mẹ nuôi không? * ĐÁP ÁN: b - Được hưởng thừa kế như con đẻ. Câu 10: Pháp luật quy định độ tuổi nào được coi là không có năng lực hành vi dân sự? * ĐÁP ÁN: c - Người dưới 6 tuổi. 2 Câu 11: Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về điều kiện tuổi kết hôn? * ĐÁP ÁN: c - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Câu 12: Người bị nhiễm HIV có bị cấm kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình không? * ĐÁP ÁN: a- Không cấm kết hôn. Câu 13: Nam, nữ đủ điều kiện kết hôn tổ chức đám cưới đầy đủ nghi thức và chung sống với nhau trong khoảng thời gian từ sau năm 2002 đến trước năm 2010 nhưng không đăng kí kết hôn thì được pháp luật công nhận là vợ chồng không? * ĐÁP ÁN: b - Pháp luật không công nhận là vợ chồng. Câu 14: Luật hôn nhân và gia đình quy định người chồng không có quyền yêu cầu li hôn trong trường hợp nào? * ĐÁP ÁN: a - Người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Câu 15: Luật hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ như thế nào? * ĐÁP ÁN: c - Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Câu 16: Hành vi đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? * ĐÁP ÁN: b - Phạt tiền từ 1.500.000đ đến 2.000.000đ. Câu 17: Pháp luật quy định cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình nạn nhân? * ĐÁP ÁN: c - Chủ tịch UBND cấp xã và tòa án nhân dân. Câu 18: Người có hành vi bạo lực gia đình bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục trong những trường hợp nào? 3 * ĐÁP ÁN: a - Sau khi đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 19: Cá nhân có trách nhiệm gì trong phòng, chống bạo lực gia đình. a. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn khác. b. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. * ĐÁP ÁN: Cả a và b Câu 20: Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình khi xảy ra nạn bạo lực gia đình? * ĐÁP ÁN: a - Tổ hoà giải ở cơ sở, UBND xã, phường, thị trấn. Câu 21: Người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác phảo chịu trách nhiệm hình sự khi tài sản chiếm đoạt có gia trị bao nhiêu? * ĐÁP ÁN: c - Trên 2.000.000đ. Câu 22: Luật xử lí vi phạm hành chính quy định như thế nào là vi phạm hành chính? * ĐÁP ÁN: b - Vi phạm hành chính là vi phạm có lỗi do cá nhân. tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Câu 23: Luật xử lí vi phạm hành chính quy định xử phạt vi phạm hành chính gồm những hình thức nào? * ĐÁP ÁN: c - Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyển sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, trục xuất. 4 Câu 24: Bộ luật hình sự quy định như thế nào về tuổi chịu trách nhiệm hình sự? * ĐÁP ÁN: a- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Câu 25: Các hình phạt nào sau đây được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội? * ĐÁP ÁN: a- Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Câu 26: Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nào sau đây được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. a. Chuyển đất trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản. b. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. * ĐÁP ÁN: Cả a và b Câu 27: Ông A và ông B đều thường trú tại xã T, huyện Y, tỉnh X có tranh chấp về quyền sử 100m2 đất ở( Thể hiện trong sổ địa chính mang tên ông A) tranh chấp giữa hai bên đã được UBND xã hoà giải nhưng không thành. Vậy với tư cách là hoà giải viên anh( Chị) có thể hướng dẫn một hoặc các bên đến cơ quan nào sau đay để giải quyết tranh chấp? * ĐÁP ÁN: c - Toà án nhân dân huyện Y. Câu 28: Theo quy định của luật đất đai, trường hợp nào sau đây thì hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp? * ĐÁP ÁN: a - chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình cá nhân khác. Câu 29: Theo quy định của pháp luật hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ 5 tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai thì bị phạt tiền tối đa là bao nhiêu? * ĐÁP ÁN: c - 10.000.000đ Câu 30: Anh( Chị ) hãy cho biết những trường hợp thu hồi đất nào sau đây nhà nước bồi thường về đất. a. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. b. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền. * ĐÁP ÁN: Cả a và b PHẦN 2: CÂU HỎI VỀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Tình huống 1: Ruộng nhà ông Liên ở đầu nguồn nước sử dụng cho việc tưới tiêu chung. Nguồn nước này khi nước ít thì ông Liên ngăn nguồn nước và cho chảy hết vào ruộng nhà mình. Ông Khải có khu ruộng phía dưới nên mỗi lần ông Liên ngăn nước lại thì ruộng ông Khải bị thiếu nước thậm chí bị khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất. Ông Khải đề nghị ông Liên không được ngăn nguồn nước thì ông Liên không đồng ý với lý do nước chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, nhà ai ở gần nguồn nước thì được quyền sử dụng. Vì vậy hai bên thường xuyên xảy ra to tiếng, gây mất trật tự. Trả lời: Là hòa giải viên bản thân tôi xác định nguyên nhân mâu thuẫn tranh chấp và quy định pháp luật áp dụng để hòa giải tranh chấp như sau: 1. Nguyên nhân mâu thuẫn: Do ông Liên ngăn nguồn nước làm ruộng nhà ông Khải bị thiếu nước có lúc không có nước sản xuất. 2. Các quy định vận dụng để hoà giải tranh chấp: Tình huống số 3: 6 Ông, bà Kim sinh được 3 người con gái và họ đã xây dựng gia đình. Sau khi ông, bà mất có để lại di chúc cho 3 người con gái di sản thừa kế là một mảnh đất và được chia đều cho 3 chị em. Biết được tin này, ông Tình trưởng họ không đồng ý và nói rằng con gái gả chồng thì theo nhà chồng, không được hưởng thừa kế đất của cha mẹ đẻ, đất đó để ông làm nơi thờ cúng tổ tiên. Ba chị em có ý kiến với ông Tình rằng dù là con trai hay con gái đều được hưởng thừa kế như nhau về di sản của cha mẹ để lại. Sau đó người con gái thứ 2 và người con gái út thỏa thuận giao phần đất của mình cho người chị cả quản lý và để chị thờ cúng bố mẹ và tổ tiên. Ở được một thời gian, người chị cả có ý định bán toàn bộ đất đó cho một người bạn. Hai người em biết tin, không đồng ý và tuyên bố đòi lại đất. Do vậy mâu thuẫn giữa 3 chị em trong gia đình đã phát sinh rất căng thẳng. Hai người em đã đến tổ hòa giải đề nghị giúp tháo gỡ mâu thuẫn, xích mích trong gia đình. Trả lời: Là hòa giải viên bản thân tôi xác định nguyên nhân mâu thuẫn tranh chấp và quy định pháp luật áp dụng để hòa giải tranh chấp như sau: 1. Nguyên nhân mâu thuẫn: Người chị cả có ý định bán mảnh đất là di sản thừa kế mà bố mẹ để lại cho 3 chị em cho một người bạn- Mảnh đất này ba chị em đã thống nhất giao cho chị cả quản lí thờ cúng bố mẹ, tổ tiên. Hai người em biết tin, không đồng ý và tuyên bố đòi lại đất. Do vậy mâu thuẫn trong gia đình đã phát sinh rất căng thẳng. 2. Các quy định vận dụng để hoà giải tranh chấp: - Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: " Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật" - Khoản 1- Điều 639 Bộ luật dân sự năm 2005 về nghĩa vụ của người quản lí di sản quy định: " Người quản lí di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra, có nghĩa vụ: Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản 7 bằng các hình thức khác nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản, giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế" - Điều 48- Luật Hôn nhân và gia đình quy định: " Anh, chi, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha, mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưõng, chăm sóc giáo dục con" - Theo các quy định trên việc người chị cả định bán mảnh đất do cha mẹ để lại và đã được ba chị em thống nhất giao cho chị cả quản lí thờ cúng bố mẹ tổ tiên mà không sự đồng ý của hai người em là trái với quy định của pháp luật, vi phạm thoả thuận giữa những người được quyền thừa kế. Trường hợp người chị cả cần bán đất thì phải thống nhất với các em của mình; nếu các em chị không đồng ý bán, chị có thể thoả thuận với các em hoặc đề nghị co quan nhà nước có thẩm quyền phân chia tài sản thừa kế và chị chỉ được bán phần đất của mình, phần đất còn lại chị phải có nghĩa vụ trả lại cho hai người em. Tình huống 4: Vợ chồng anh Vượng và chị Hiền ở xã miền núi, kinh tế khó khăn nên nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Anh chị đã sinh được 2 con gái , sau đó nhiều năm anh chị mới sinh thêm một cậu con tri nay đã 9 tuổi. từ khi đứa con trai ra đời mọi sự quan tâm của anh Vượng dồn hết cho đứa bé vì anh luôn suy nghĩ nếu mình đầu tư tất cả cho con trai thì sau này nó là người nối dõi tông đường và nuôi dưỡng mình, còn 2 cô con gái anh bắt bỏ học ở nhà phụ giúp bố mẹ vì cho rằng con gái không cần học nhiều đến tuổi sẽ cho đi lấy chồng. vợ anh không đồng ý với cách suy nghĩ, đối xử của anh có sự khác nhau giữa con trai và con gái nên mâu thuẫn vợ chồng phát sinh và ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của gia đình. Trả lời: Là hòa giải viên bản thân tôi xác định nguyên nhân mâu thuẫn tranh chấp và quy định pháp luật áp dụng để hòa giải tranh chấp như sau: 1. Nguyên nhân mâu thuẫn: Từ khi đứa con trai ra đời mọi sự quan tâm của anh Vượng dồn hết vào cậu con trai vì anh có quan điểm nếu đầu tư tất cả cho con trai sau này nó là 8 người nối dõi tông đường, còn hai cô con gái anh chị bắt bỏ học ở nhà giúp bố mẹ vì cho rằng con gái không cần học nhiều, đến tuổi sẽ cho đi lấy chồng. Chị Hiền không đồng ý, dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. 2. Các quy định vận dụng để hoà giải tranh chấp: - Khoản 4- Điều 33 luật Bình đẳng giới quy định gia đình có trách nhiệm: "Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; đối xử công bằng tạo cơ hội như nhau giữa con trai và con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác" - Khoản 3, khoản 4- Điều 41 luật bình đẳng giới quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình gồm có hành vi: " Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lí do giới tính; hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lí do giới tính" - Điều 34- Luật hôn nhân và gia đình quy định: " Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương. trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không dược lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xuí giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội" - Khoản 1- Điều 37 luật hôn nhân và gia đình quy định: "Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi truờng gia đình đầm ấm, hoà thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con" - Điểm C- Khoản 1, điều 13 nghị định xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định: " Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000đ đến 500.000đ đồi với hành vi không chăm sóc, giáo dục tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển." 9 - Theo quy định của pháp luật thì con trai, con gái được gia đình chăm sóc giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động vui chơi, giải trí và phát triển. Anh Vượng phải đối xử công bằng giữa con trai và con gái. Phải để cho hai cháu gái được tiếp tục đi học, được chăm sóc phát triển toàn diện, để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Tình huống số 5: Anh Vĩnh chồng chị PHúc rất ham mê cờ bạc, rượu chè, thường xuyên tụ tập bạn bè uống rượu tại nhà mình, nên vợ chồng hay xảy ra cãi nhau. Chị Phúc đã nhiều lần khuyên chồng từ bỏ cờ bạc nhưng anh Vĩnh không nghe lại còn chửi bới xúc phạm danh dự vợ. Có một lần đánh bạc thua, anh về nhà mang rượu ra uống và đòi vợ đưa tiền để đi chơi tiếp. Chị Phúc ra sức khuyên ngăn, anh Vĩnh không những không nghe mà còn chửi bới, xúc phạm danh dự chị. Trả lời: Là hòa giải viên bản thân tôi xác định nguyên nhân mâu thuẫn tranh chấp và quy định pháp luật áp dụng để hòa giải tranh chấp như sau: PHẦN 3: CÂU HỎI TỰ LUẬN Từ kinh nghiệm thực tế hòa giải ở cơ sỏ, các anh (chị) hãy trình bày trình tự các bước tiến hành hòa giải một vụ việc tranh chấp ở cơ sở và nêu ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở? Trả lời: 1.Trình tự các bước khi tiến hành hòa giải. Trong thực tế thông thường hòa giải được tiến hành theo 3 bước sau đây: Bước 1: Trước khi hòa giải Trong bước này hòa giải viên cần thực hiện các công việc sau: - Lựa chọn người tiến hành hòa giải: Việc lựa chọn người tiến hành hòa giải phải tuân theo các quy định của pháp luật về người tiến hành hòa giải. 10 [...]... thành và cũng có thể việc hòa giải không thành - Hòa giải thành: Việc hòa giải được kết thúc và được coi là hòa giải thành khi các bên đã đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó 2 Các giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở Nhằm nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở, thông qua kinh nghiệm từ thực tế hòa giải ở cơ sở chúng tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau: - Khi tiếp nhận... Trong quá trình hòa giải, Hòa giải viên nên khuyến khích, ủng hộ, động viên những hành vi tích cực, phù hợp với pháp luật Đối với những trường hợp các bên không làm theo những lời khuyên mà hòa giải viên đưa ra thì hòa giải viên cần phải kiên trì giải thích, thuyết phục, cảm hóa để họ ứng xử phù hợp với pháp luật 11 Bước 3: Kết thúc việc hòa giải Kết thúc việc hòa giải có thể là việc hòa giải thành và... tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp + Kết quả hòa giải (nếu hòa giải thành thì ghi rõ nội dung mà các bên tranh chấp đã thỏa thuận , nếu hòa giải không thành thì ghi rõ hướng dẫn của người tiến hành hòa giải đối với các bên tranh chấp về việc làm những thủ tục cần thi t để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết Biên bản hòa giải phải có chữ ký của người tiến hành hòa giải và của đại diện... điều Hòa giải viên đã phân tích, giải thích và cân nhắc thi t hơn để chấp nhận quyết định chấp nhận hòa giải hay không chấp nhận Vì vậy, việc lựa chọn thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải được diễn ra nhiều lần trong suốt quá trình thực hiện hòa giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên tranh chấp Việc hòa giải được tiến hành vào thời gian mà các bên tranh chấp yêu vầu hoặc theo sáng kiến của Hòa giải. .. thể, Hòa giải viên có thể tiến hành việc hòa giải bằng cách gặp gỡ từng bên hoặc các bên (ví dụ: nếu gặp gỡ từng bên thì bố trí vào buổi tối sau khi gia đình đương sự đã ăn cơm xong hoặc cùng làm đồng với nhau…) để trao đổi tìm hiểu vụ việc, nguyên nhân tranh chấp, phân tích làm rõ đúng sai, dựa vào quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức, phong tục, tập quán để thuyết phục đương sự tham gia hòa giải, ...- Lựa chọn thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải Trong thực tiễn rất ít trường hợp chỉ tiến hành hòa giải một lần là có thể giải quyết được ngay mà trái lại để các bên tranh chấp tự dàn xếp, thỏa thuận chấm dứt tranh chấp, Hòa giải viên phải tốn nhiều thời gian, công sức gặp gỡ từng bên hoặc các bên nhiều lần để phân tích giải thích, thuyết phục các bên tự giải quyết tranh chấp của mình Các bên tranh... giải ở cơ sở chúng tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau: - Khi tiếp nhận các vụ việc, các thành viên trong các tổ, ban hòa giải trực tiếp đến nơi xảy ra tranh chấp, xác minh, tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó tìm cách giải quyết phù hợp Thanh Tân ngày tháng năm 2013 T.M HỘI NÔNG DÂN Bài viết của tôi đã hoàn chỉnh Ai có nhu cầu xin liên hệ : 0948007985 Anh Hỏi 12 . thực tế hòa giải ở cơ sỏ, các anh (chị) hãy trình bày trình tự các bước tiến hành hòa giải một vụ việc tranh chấp ở cơ sở và nêu ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở? Trả. phù hợp với pháp luật. 11 Bước 3: Kết thúc việc hòa giải Kết thúc việc hòa giải có thể là việc hòa giải thành và cũng có thể việc hòa giải không thành. - Hòa giải thành: Việc hòa giải được kết. coi là hòa giải thành khi các bên đã đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. 2. Các giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở Nhằm nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở, thông

Ngày đăng: 06/02/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w