1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Qui chế Hoạt Động của Ban Thanh tra ND

5 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 61 KB

Nội dung

QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN đăng 11:36 13-03-2010 bởi Hồ Sỹ Tuân [ đã cập nhật 11:38 13-03-2010 ] CÔNG ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS VĂN NHO Độc lập – tự do – Hạnh phúc Số: 05/QC-CĐCS Văn Nho, ngày …. tháng …… năm 2009 QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN TRƯỜNG THCS VĂN NHO Nhiệm kỳ: 2009 – 2012 - Căn cứ vào Nghị định 241/HĐBT ngày 05/08/1991 của Hội đồng bộ trưởng qui định về tổ chức và hoạt động của BTTND; - Căn cứ vào Thông tư số 01/ TTLB ngày 01/11/1991 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – Thanh tra Nhà nước hướng dãn thực hiện Nghị định 241 HĐBT; - Căn cứ vào Thông tư số 62/TTLT ngày 22/05/1992 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của BTTND trong các trường học; Ban TTND trường THCS Văn Nho xây dựng qui chế hoạt động như sau: CHƯƠNG I: QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1: BTTND do hội nghị CB-VC năm học 2009 – 2010 bầu ra và được BCH CĐ nhà trường công nhận có nhiệm kì hoạt động từ năm 2009 – 2012, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Điều 2: BTTND hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. CHƯƠNG II: TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA BTTND Điều 3: BTTND có trách nhiệm: - Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật, nghị quyết hội nghị CB-VC ở đơn vị; Giám sát việc việc thực hiên qui chế dân chủ; Giám sát việc xây dựng, mua sắm trang thiết bị; Giám sát việc sử dụng quỹ phúc lợi, ngân sách nhà nước; Giám sát việc khiếu tố khiếu nại cấp ở đơn vị. - Tiến hành kiểm tra khi hội nghị CB-VC, BCH CĐ quyết định, Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu; hoặc khi phát hiện thấy những dấu hiệu vi phạm có liên quan đến thực hiện chính sách và tiền lương, tiền thưởng,… nếu có quá 1/2 số Uỷ viên BTTND đề nghị kiểm tra, thì BTTND đề nghị với BCH CĐ nhà trường xem xét quyết định tổ chức kiểm tra. Kiểm tra xong phải báo cáo kết quả với BCH CĐ nhà trường. Điều 4: BTTND có quyền hạn: - Kiến nghị với Hiệu trưởng về các vi phạm chính sách, pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức ở nhà trường. Đối với những vi phạm có liên quan đến Hiệu trưởng TTND được quyền báo cáo với thanh tra Nhà nước, công đoàn và cơ quan quản lý cấp trên; - Được yêu cầu các cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhiệm vụ cần giám sát, kiểm tra cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết; - Được lập biên bản trong các vụ giám sát, kiểm tra; - Được cử đại diện dự các cuộc họp của nhà trường mà nội dung có liên quan đến hoạt động của BTTND; - Được đề nghị Hiệu trưởng nhà trường khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động thanh tra nhân dân CHƯƠNG III: NHIỆM VỤ CỦA CÁC UỶ VIÊN TRONG BTTND Điều 5: BTTND làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số nhiệm vụ của từng thành viên là: - Trưởng ban: Phụ trách chung, tổng hợp tình hình, phản ánh báo cáo, và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Uỷ viên 1: Giám sát việc thự hiện nội qui, qui chế, chế độ, chính sách. - Uỷ viên 2: Giám sát việc thực hiện thu chi quĩ phúc lợi, ngân sách nhà nước, tài sản, mua sắm trang thiết bị… CHƯƠNG IV: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BTTND Điều 6: BTTND Xây dựng chương trình hoạt động theo từng quí, 6 tháng, cả năm, báo cáo xin ý kiến công đoàn nhà trường và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt. Điều 7: BTTND họp định kỳ mỗi quí 1 lần để đánh giá hoạt động của quí trước và thống nhất kế hoạch hoạt động cho quí sau, kiến nghị những vấn đề còn tồn đọng. Ngoài ra khi cần thiết Trưởng ban có thể triệu tập họp bất thường. Điều 8: Các biên bản và kiến nghị của BTTND phải được BCH CĐ đóng dấu mới có giá trị pháp lý và hiệu lực. T/M BCH CĐ T/M BTTND CHỦ TỊCH TRƯỞNG BAN Lê Xuân Tráng Bùi Minh Hạnh Nhiệm kỳ thanh tra nhân dân trường học bao nhiêu năm Câu hỏi: Ông Võ Việt Hảo (Đắk Lắk) là công đoàn viên của Trường THCS Chư Quỳnh muốn biết: Ban thanh tra của trường học có nhiệm kỳ 2 năm nhưng thanh tra một sự việc diễn ra đã 4 năm có đúng quy định không? (sự việc Ban thanh tra tiến hành không được nêu ra trong các cuộc họp cơ quan hay Công đoàn của trường). Trả lời: Điều 64, Luật Thanh tra năm 2004 quy định như sau: “Điều 64. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước 1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu. Ban thanh tra nhân dân có từ ba đến chín thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là hai năm. 2. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.” Như vậy, nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân trong trường THCS (đơn vị sự nghiệp) là hai năm. Khi hết nhiệm kỳ thì Hội nghị viên chức của trường bầu lại Ban thanh tra nhân dân mới. Ngoài ra, theo Điều 65, Luật Thanh tra 2004 quy định: “Điều 65. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước 1. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động. 2. Căn cứ vào nghị quyết Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm. 3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.” Ngoài ra, theo quy định tại Điều 32, Nghị định 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, thì: “Điều 32. Hoạt động xác minh của Ban Thanh tra nhân dân 1. Khi được người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao nhiệm vụ xác minh, Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao. 2. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, Ban Thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xác minh, xem xét để làm rõ sự việc được xác minh. Kết thúc việc xác minh, Ban Thanh tra nhân dân báo cáo với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp giải quyết. 3. Trong quá trình thực hiện việc xác minh, nếu phát hiện việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công nhân, viên chức cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.” Như vậy, khi được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp giao nhiệm vụ xác minh, Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Ban Thanh tra nhân dân tại trường học phải được báo cáo với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Hội nghị viên chức hoặc Hội nghị đại biểu viên chức của trường học. Bạn có thể tham khảo quy định của chúng tôi nêu trên để xem xét, đối chiếu với trường hợp mà bạn thắc mắc. CÔNG TY LUẬT ĐẠI VIỆT (Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại: 04.3747 8888 - Email: info@daivietlawfirm.vn Website: www.luatdaiviet.vn) . tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, thì: “Điều 32. Hoạt động xác minh của Ban Thanh tra nhân dân 1. Khi được người đứng. 22/05/1992 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của BTTND trong các trường học; Ban TTND trường THCS Văn Nho xây dựng qui chế hoạt động. đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm. 3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban

Ngày đăng: 05/06/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w