Khái niệm: Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng thànhcác cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗnhợp nghĩa là khi ở cùng một
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1: Tổng quan 3
I Giới thiệu về nguyên liệu 3
1 Methanol 3
1.1 Ứng dụng 3
1.2 Sản xuất 3
2 Nước 4
3 Hỗn hợp methanol-nước 4
II Lý thuyết về chưng cất 5
1 Khái niệm 5
2 Các phương pháp chưng cất 6
3 Thiết bị chưng cất 6
Chương 2: Quy trình công nghệ 8
Chương 3: Tính toán sơ bộ 9
I Các thông số ban đầu 9
II Cân bằng vật chất 10
1 Nồng độ phần mol,phần khối lượng của Methanol trong tháp 10
2 Suất lượng mol của các dòng 12
3 Các phương trình làm việc 13
III Cân bằng năng lượng 15
1 Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị đun nóng hỗn hợp đầu 15
2 Cân bằng nhiệt lượng của tháp chưng luyện 16
3 Cân bằng nhiệt lượng thiết bị ngưng tụ hoàn toàn 17
Chương 4: Tính toán thiết bị chính 18
I Đường kính tháp 18
1 Phần luyện 18
2 Phần chưng 20
II Chiều cao tháp 22
1 Số mâm lý thuyết 22
2 Xác định số mâm thực tế của tháp 23
2.1 Hiệu suất trung bình của tháp 23
2.2 Chiều cao tháp 25
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong một quyển sách của GS George A Olah, khôi nguyên giải Nobel và là Giámđốc Viện nghiên cứu Hữu cơ Loker, thuộc Viện Đại học Southern California, ôngviết vào năm 2006 dưới tựa đề: “Beyond oil and gas: The methanol economy”, đã
nhận định một cách chắt nịch là tuy methanol không phải là giải pháp duy nhất trong việc giải quyết vần đề khủng hoảng năng lượng trên thế giới, nhưng chúng
ta phải tận dụng tất cả các nguồn nguyên liệu có thể dùng được trong đó methanol
sẽ giữ một vai trò không kém quan trọng.
Methanol là hóa chất được sử dụng trong hàng trăm các ứng dụng công nghiệp vàhóa học khác với vai trò là chất cơ sở cho nhiều sản phẩm được người tiêu dùnghàng ngày tại gia đình, văn phòng và trên đường
Theo ông Gregory Dolan, Quyền Giám đốc Viện Methanol, nhu cầu ngày càngtăng trên toàn cầu đối với các sản phẩm methanol đã tạo ra một trong những ngànhcông nghiệp sáng tạo và năng động nhất trên thế giới”, Ông Dolan nhấn mạnh,Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đang tăng trưởng nhanh và điều đó sẽ khiếncho nhu cầu về năng lượng ngày càng cao hơn để có thể cạnh tranh với các nềnkinh tế khác trên toàn cầu Trữ lượng khí thiên nhiên và các nguồn khác sẽ chophép Việt Nam phát triển năng lực sản xuất các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu trongnước lên tầm cỡ thế giới trong những năm tới
Ngày nay, có rất nhiều các phương pháp được sủ dụng để sản xuất và nâng cao độtinh khiết methanol như: chưng cất, trích ly, cồ đặc, hấp thu Tùy theo dặc tínhsản phẩm mà ta lựa chọn phương pháp thích hợp Hệ methanol - nước là 2 cấu tửtan lẫn hoàn toàn, ta dùng phương pháp chưng cất để nâng cao độ tinh khiết chomethanol
Trang 3 Các thông số của methanol:
• Phân tử lượng: 32,04 g/mol
• Khối lượng riêng: 0,7918 g/cm3
Khoảng 40% metanol được chuyển thành formol dehyde, từ đó sản xuất rachất dẻo, sơn Các hóa chất khác được dẫn xuất từ metanol bao gồmdimeylete
1.2. Sản xuất
Methanol được sinh ra từ sự trao đổi chất yếm khí của một vài loài vikhuẩn Kết quả là một lượng nhỏ hơi methanol được tạo thành trong khôngkhí Và sau vài ngày không khí có chứa methanol sẽ bị oxy hóa bởi O2 dướitác dụng của ánh sáng chuyển thành CO2 và H2O theo phương trình:
2CH3OH+ 3O2 ——► 2CO2 +4H2O
Hiện nay methanol được sản xuất bằng cách tổng hợp trực tiếp từ H2 và
CO, gia nhiệt ở áp suất thấp và có mặt chất xúc tác
Trang 42. Nước
Trong điều kiện bình thường: nước là chất lỏng không màu, không mùi,không vị nhưng khối nước dày sẽ có màu xanh nhạt Khi hóa rắn nó có thểtồn tại ở các dạng tinh thể khác nhau
Tính chất vật lý:
• Khối lượng phân tử : 18 g / mol
• Khối lượng riêng d4oC : 1 g / ml
Trang 5II LÝ THUYẾT CHƯNG CẤT
1. Khái niệm:
Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng thànhcác cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗnhợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các cấu tử khácnhau)
Thay vì đưa vào trong hỗn hợp một pha mới để tạo nên sự tiếp xúc giữa haipha như trong quá trình hấp thu hoặc nhả khí, trong quá trình chưng cất pha mớiđược tạo nên bằng sự bốc hơi hoặc ngưng tụ
Trong trường hợp đơn giản nhất, chưng cất và cô đặc không khác gì nhau,tuy nhiên giữa hai quá trình này có một ranh giới cơ bản là trong quá trìnhchưng cất dung môi và chất tan đều bay hơi (nghĩa là các cấu tử đều hiện diệntrong cả hai pha nhưng với tỷ lệ khác nhau), còn trong quá trình cô đặc thì chỉ
có dung môi bay hơi còn chất tan không bay hơi
Khi chưng cất ta thu được nhiều cấu tử và thường thì hệ có bao nhiêu cấu
tử sẽ thu được bấy nhiêu sản phẩm Nếu xét hệ đơn giản chỉ có 2 cấu tử thì tathu được 2 sản phẩm:
+ Sản phẩm đỉnh chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi lớn và một phần rất ítcác cấu tử có độ bay hơi bé
+ Sản phẩm đáy chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi bé và một phần rất ít cấu
Trang 6 Phân loại theo nguyên lý làm việc
• Chưng cất đơn giản
• Chưng bằng hơi nước trực tiếp
• Chưng cất đa cấu tử
Phân loại theo phương pháp cấp nhiệt ở đáy tháp
• Cấp nhiệt trực tiếp
• Cấp nhiệt gián tiếp
Vậy đối với hệ methanol - nước, ta nên chọn phương pháp chưng cất liêntục cấp nhiệt gián tiếp
3. Thiết bị chưng cất
Trong sản xuất thường dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để tiến hành chưngcất Tuy nhiên yêu cầu cơ bản chung của các thiết bị vẫn giống nhau nghĩa làdiện tích bể mặt tiếp xúc pha phải lớn, điều này phụ thuộc vào mức độ phân táncủa một lưu chất này vào lưu chất kia Nếu pha khí phân tán vào pha lỏng ta cócác loại tháp mâm, nếu pha lỏng phân tán vào pha khí ta có tháp chêm, thápphun Ớ đây ta kháo sát 2 loại thường dùng là tháp mâm và tháp chêm
Tháp mâm: Thân tháp hình trụ, thẳng đứng phía trong có gắn các mâm có cấu
tạo khác nhau, trên đó pha lỏng và pha hơi được cho tiếp xúc với nhau Tùytheo cấu tạo của đĩa, ta có:
• Tháp mâm chớp : Trên mâm bố trí cổ chóp dạng tròn, xupap, chữ s
• Tháp mâm xuyên lỗ:Trên mâm có nhiều lỗ hay rãnh.
Tháp chêm: Tháp hình trụ, gồm nhiều bậc nối với nhau bằng mặt bích hay hàn.
Vật chêm được cho vào tháp theo một trong hai phương pháp: xếp ngẫu nhiênhay xếp thứ tự
Trang 7So sánh ưu nhược điểm của các loại tháp:
Tháp chêm Tháp mâm xuyên lỗ Tháp mâm chóp
- Độ ổn định thấp, khóvận hành
- Khó tăng năng suất
Ở đây ta sử dụng tháp mâm xuyên lỗ để chưng cất hệ methanol - nước.
Mâm lỗ tháp chưng
Trang 8CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Thuyết minh quy trình:
Hỗn hợp methanol - nước có nồng độ nhập liệu methanol 40% (theo phầnmol), nhiệt độ khoảng 30°C tại bình chứa nguyện liệu được bơm bơm lên bồncao vị Từ đó được đưa đến thiết bị trao đổi nhiệt với sản phẩm đáy Sau đó,hỗn hợp dược gia nhiệt đến nhiệt độ sôi trong thiết bị đun sôi dòng nhập liệu,rồi được đưa vào tháp chưng cất ở đĩa nhập liệu
Trên đĩa nhập liệu, chất lỏng được trộn với phần lỏng từ đoạn luyện của thápchảy xuống Trong tháp, hơi đi từ dưới lên gặp chất lỏng từ trên xuống Ở đây,
có sự tiếp xúc và trao đổi giữa hai pha với nhau Pha lỏng chuyển động trongphần chưng càng xuống dưới càng giảm nồng độ các cấu tử dễ bay hơi vì đã bịpha hơi tạo nên từ hơi nước được cấp trực tiếp vào đáy tháp lôi cuốn cấu tử dễbay hơi Nhiệt độ càng lên trên càng thấp, nên khi hơi đi qua các đĩa từ dưới lênthì cấu tử có nhiệt độ sôi cao là nước sẽ ngưng tụ lại, cuối cùng trên đỉnh tháp tathu được hỗn hợp có cấu tử methanol chiếm nhiều nhất (có nồng độ 95% phầnkhối lượng) Hơi này đi vào thiết bị ngưng tụ và được ngưng tụ hoàn toàn Mộtphần của chất lỏng ngưng tụ được hoàn lưu về tháp ở đĩa trên cùng Phần cònlại được làm nguội đến 40°C, rồi đưa về bình chứa sản phẩm đỉnh
Một phần cấu tử có nhiệt độ sôi thấp được bốc hơi, còn lại cấu tử có nhiệt độsôi cao trong chất lỏng ngày càng tăng Cuốì cùng, ở đáy tháp ta thu được hỗnhợp lỏng hầu hết là các cấu tử khó bay hơi (nước) Hỗn hợp lỏng ỏ đáy có nồng
độ methanol là 0,5% phẩn mol, còn lại là nước Dung dịch lỏng ở đáy đi ra khỏitháp đi vào thiết bị trao đổi nhiệt với dòng nhập liệu, rồi được đưa qua bồn chứasản phẩm đáy
Hệ thống làm việc liên tục cho ra sản phẩm đỉnh là methanol Sản phẩm đáy
là nước sau khi trao khi trao đổi nhiệt với dòng nhập liệu được thải bỏ ở nhiệt
độ 60°C
Trang 9CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN SƠ BỘ
I.Các thông số ban đầu:
- Chọn loại tháp là loại tháp mâm xuyên lỗ Thiết bị hoạt động liên tục
- Khi chưng luyện dung dịch methanol thì cấu tử dễ bay hơi là methanol
- Hỗn hợp :
+ Methanol : CH3OH, M M = 32 (g/mol)
+ Nước : H2O, M N = 18 (g/mol)
Năng suất nhập liệu : GF= 5000(kg/h)
Nồng độ nhập liệu : xF = 40% (mol methanol/mol hỗn hợp)
Nồng độ sản phẩm đỉnh :D = 95% (kg methanol/kg hỗn hợp)
Nồng độ sản phẩm đáy : xW = 0,5% (mol methanol/mol hỗn hợp)
Chọn :
Nhiệt độ nhập liệu ban đầu :tBĐ = 30 oC
Nhiệt độ sản phẩm đỉnh sau làm nguội : tS =60oC
Nhiệt độ dòng nước lạnh đi vào : tv = 10 oC
Nhiệt độ dòng nước lạnh đi ra : tr = 30 oC
Trạng thái nhập liệu vào tháp chưng cất là trạng thái lỏng sôi
Các ký hiệu:
GF, F: suất lượng nhập liệu tính theo kg/h, kmol/h
GD, D: Suất lượng sản phẩm đĩnh tính theo kg/h, kmol/h
GW, W: Suất lượng sản phẩm đáy tính theo kg/h, kmol/h
L : Suất lượng dòng hoàn lưu, kmol/h
xi , i: Nồng độ phần mol, phần khối lượng của câu tử i
Trang 10II Cân bằng vật chất:
1. Nồng độ phần mol, phần khối lượng của Methanol trong tháp
= 0,4
Trang 11
Từ số liệu của bảng 1 ta xây dựng đồ thị t-x-y cho hệ Methnol- nước
Do ta chọn trạng thái nhập liệu vào tháp chưng cất là trạng thái lỏng sôi nên từ đồ thị 1 trên, tại = 0,4 ta nội suy ra nhiệt độ nhập liệu vào tháp chưng cất là:
= 75,4 oCTra bảng 1.249, trang 310, [1] ta được ρN = 974,56 kg/m3
Tra bảng 1.2, trang 9, [1] ta được ρM = 740,6 kg/m3
Trang 122.Suất lượng mol của các dòng
- Phương trình cân bằng vật chất cho toàn tháp
Trang 133.Các phương trình làm việc:
- Từ bảng số liệu 1 ta xây dựng đồ thị cân bằng pha của hệ Methanol- Nước ở áp suất l atm
- Với ta nội suy từ đồ thị 2 được
+ Tỉ số hoàn lưu tối thiểu:
+ Tỉ số hoàn lưu làm việc:
+ Suất lượng mol tương đối của dòng nhập liệu :
Phương trình đường làm việc của phần chưng:
Hay
Trang 14 Phương trình đường làm việc của phần luyện:
Hay
Trang 15III Cân bằng năng lượng:
1 Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị đun nóng hỗn hợp đầu:
- Nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào:
Trang 162.Cân bằng nhiệt lượng của tháp chưng luyện:
Với QF: nhiệt lượng do hỗn hợp đầu mang vào, J/h
J/h ,nhiệt lượng do hơi nước đun nóng hỗn hợp ở đáy tháp
J/h, nhiệt lượng do lỏng hồi lưu mang vào
tR= 65oC, cR=2813 J/kg.độ
J/h
: nhiệt lượng do hơi mang ra ở đỉnh tháp
Với là nhiệt lượng riêng của hơi ở đỉnh tháp, trong đó , lần lượt là nhiệt lượng riêng của cấu tử 1 và 2 ở đỉnh J/kg, a1,a2 là phần khối lượng của cấu tử 1 và 2 Với
tđ=60 oC ta tính được = 1328485 J/kg,
Qy=5015762248 J/h
Nhiệt lượng do sản phẩm đáy mang ra
Với tw=99,7 oC, cw=4212,48 J/kg.độ ta tính được Qw=999387671 J/h
Nhiệt lượng do nước ngưng mang ra
Nhiệt lượng tổn thất ra môi trường xung quanh
Vậy lượng hơi nước cần thiết để đun sôi hỗn hợp ở đáy tháp là:
= 2323,46 kg/h
Trang 173.Cân bằng nhiệt lượng thiết bị ngưng tụ hoàn toàn:
Với Gn : lượng nước lạnh tiêu tốn, kg/h; t1= 30 oC, t2=45 oC là nhiệt độ vào và của nước làm lạnh.Nhiệt ngưng tụ r= 1145634 J/kg.độ
Vậy lượng nước làm lạnh tiêu tốn để ngưng tụ hoàn toàn sản phẩm đỉnh là:
=68968,43 kg/h
Cân bằng nhiệt lượng của thiết bị làm lạnh:
Với cD=2785J/kg.độ là nhiệt dung riêng cảu sản phẩm đỉnh đã ngưng tụ
là nhiệt độ đầu và cuối của sản phẩm đỉnh
t1= 10 oC, t2= 30 oC là nhiệt độ đầu và cuối của nước làm lạnh
cn= 4184,58 J/kg.độ là nhiệt dung riêng của nước ở 20 oC
Vậy lượng nước cần để làm lạnh sản phẩm đỉnh là:
kg/h
Trang 18CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN THIẾT BỊ CHÍNH
I.Đường kính tháp:
1.Phần luyện:
1.1 Khối lượng riêng trung bình của pha lỏng trong phần luyện:
- Nồng độ phần mol trung bình của pha lỏng trong phần luyện:
- Nội suy từ đồ thị 1 ta được nhiệt độ trung bình của pha lỏng trong phần luyện
- Nồng độ phần khối lượng trung bình của pha lỏng trong luyện:
- Tra bảng 1.249, trang 311, [1]
Khối lượng riêng của nước ở 70,3°C: ρN = 977,62 kg/m3
- Tra bảng 1.2, trang 9, [1]
Khối lượng riêng của Methanol ở 70,3°C: ρM = 745,7 kg/m3
- Áp dụng trong công thức (1.2), trang 5, [1]
Trang 19- Nồng độ trung bình của pha hơi trong phần luyện:
- Nhiệt độ trung bình của pha hơi trong phần luyện: THL = 71,5 °C
- Khối lượng mol trung bình của pha hơi trong phần luyện:
- Khối lượng riêng trung bình của pha hơi trong phần luyện:
- Chọn khoảng cách mâm h= 250 mm
- Tra hình 2.2, trang 42,[6]: C = 0,028
- Vận tốc pha hơi đi trong phần luyện
- Lưu lượng pha hơi đi trong phần luyện của tháp:
- Đường kính đoạn luyện
Trang 202.1 Khối lượng riêng trung bình của pha lỏng trong phần chưng:
- Nồng độ phần mol trung bình của pha lỏng trong phần chưng:
- Nhiệt độ trung bình của pha lỏng trong phần chưng: TLC = 81,90C
- Nồng độ phần khối lượng trung bình của pha lỏng trong luyện:
- Tra bảng 1.249, trang 311, [1]
Khối lượng riêng của nước ở 81,9°C: ρN = 970,58 kg/m3
- Tra bảng 1.2, trang 9, [1]
Khối lượng riêng của methanol ở 81,9°C: ρM = 732,91 kg/m3
- Áp dụng trong công thức (1.2), trang 5, [1]
2.2 Khối lượng riêng trung bình của pha hơi trong phần chưng:
- Nồng độ trung bình của pha hơi trong phần chưng:
=> Nhiệt độ trung bình của pha hơi trong phần chưng:
- Khối lượng mol trung bình của pha hơi trong phần chưng:
- Khối lượng riêng trung bình của pha hơi trong phần chưng:
Trang 21- Vận tốc pha hơi đi trong phần chưng:
- Lưu lương pha hơi đi trong tháp:
- Đường kính đoạn chưng:
Tra bảng IX.4a, trang 169, [2], ta chọn theo chuẩn D = 400 mm
Kết luận: Đường kính tháp là D = 0,4 m
- Vận tốc pha hơi trong tháp theo thực tế:
Trang 22II Chiều cao tháp:
1 Số mâm lý thuyết:
Ta dựng đổ thị 2 đường làm việc vào trong đổ thị 2 (đồ thị cân bằng pha)
Đồ thị 3: Đồ thị xác định số mâm lý thuyết của tháp
Từ đồ thị 3 ở trên ta suy số mâm lý thuyết của tháp là Nlt = 11 mâm Nhưng do ta dùng thiết bị đun nóng gián tiếp nên ta xem thiết bị này như là 1 mâm lý thuyết Vậy số mâm trong tháp là 10 mâm, trong đó
Trang 232.1 Hiệu suất trung bình cửa tháp
* Vị trí đỉnh
- Nồng độ phần mol: xD=0,914
=> tsôi= 65,80C
y*= 0,972
- Độ bay hơi tương đối:
- Tra bảng 1.104, trang 95, [1] => Độ nhớt của nước µN = 0,432 cP
- Dùng toán đồ 1.18, trang 90, [1] => Độ nhớt của metanol µM = 0,325 cP
Trang 24- Dùng toán đồ 1.18, trang 90, [1 ] => Độ nhớt của metanol µM = 0,27 cP
- Tra bảng 1.104, trang 95, [1 ] => Độ nhớt của nước µN = 0,285 cP
- Dùng toán đồ 1.18, trang 90, [1 ] => Độ nhớt của metanol µM = 0,125cP
- Công thức (1.12), trang 84, [1]
- Độ nhớt của hỗn hợp lỏng: lgµhh=x1lgµ1 + x2lgµ2
Nên: lgµ =0.005.lg0.125+(1-0.005).lg0.285= -0.547
Trang 25* Hiệu suất trung bình của tháp
- Chiều cao đáy (nắp): Hđn=ht+hg= 0,1 + 0,025 = 0,125 m
Kết luận: Chiều cao toàn tháp: H = 6,846 m
Trang 26KẾT LUẬN
Qua việc làm đồ án bài tập lớn kĩ thuật thực phẩm mà cụ thể là tính toán
hệ thống” chưng cất Methanol – Nước” với sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thanh Giang đã giúp chúng em hoàn thiện và học hỏi được rất nhiều kĩ năng Với đề tài này, do không chuyên sâu về việc thiết kế nên
đề tài chỉ dừng lại ở việc tính toán sơ bộ, chọn các thiết bị phù hợp từ đó góp phần quan trong trong việt thiết kế hệ thống chọn ra những thiết bị phù hợp từ đó sẽ thiết kế lên một hệ thống chưng cất methanol – nước hoàn chỉnh Việc tính toán, thiết kế hệ thống chưng cất Methanol – Nước với năng suất 5000kg/h không lớn lắm Tuy nhiên nó lại mang ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và xậy dựng các hệ thống chưng cất lớn hơn, để góp phần phục vụ cho nhu cầu năng lượng và cuộc sống.