1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 12

14 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 12 PHẦN HOÀN CẢNH RA ĐỜI 1. Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc) : ĐH Tháng 6/1922 thực dân Pháp mở hội đấu xảo thuộc địa tại Mác xây. Chính phủ Pháp đưa vua Khải Định sang dự nhằm lừa gạt nhân dân Pháp: Vua An Nam hoàn toàn quy phục mẫu quốc sang đây tạ ơn, tình hình Đông Dương ổn định nên họ ủng hộ cuộc đầu tư lớn vào Đông dương. Trước sự kiện ấy, những người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã lên tiếng phản đối. Nguyễn Ái Quốc là một trong những người yêu nước Việt Nam có nhiều bài báo, truyện ngắn đăng trên các báo như " Lời than vãn của Bà Trưng Trắc" "Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu", "Vi hành". Tác phẩm "Vi hành"được viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo nhân đạo cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp số ra ngày 19/2/1923. Tác phẩm viết nhằm vạch mặt Khải Định, một kẻ ngu dốt, lố lăng, một tên bù nhìn vô dụng,đồng thời Nguyễn Ái Quốc cho nhân dân Pháp thấy rõ những thủ đoạn xảo trá của thực dân Pháp. 2. "Tuyên Ngôn Độc lập"( Hồ Chí Minh) - 19/08/1945 Chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội, ngày 26/08/1945 Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về đến Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Hà Nội, Người soạn thảo " Tuyên Ngôn Độc lập"- ngày 02/09/1945 Người thay mặt Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đọc bản "Tuyên Ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình. - Hồ Chí Minh viết và đọc tuyên ngôn khi đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía bắc; quân đội Anh tiến vào từ phía nam; thực dân Pháp theo chân đồng minh, tuyên bố Đông Dương là đất “ bảo hộ” của Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, Đông Dương phải thuộc quyền của người Pháp. Tuyên Ngôn độc lập còn đập tan những luận điệu xảo trá của bọn đế quốc Mỹ, Anh, Pháp nhất là Pháp nhằm tái chiếm Đông Dương. - Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là lời tuyên bố với nhân dân Việt Nam, mà còn tuyên bố với nhân dân thế giới, phe đồng minh và cả kẻ thù của dân tộc về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam 3 " Tây Tiến" ( Quang Dũng) - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc Bộ. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa vòng về phía đông Thanh Hoá. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. tuy vậy chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Đoàn quân Tây Tiến sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. - Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến năm 1947-> 1948 chuyển sang đơn vị khác. Xa đơn vị, nhớ đơn vị tác giả sáng tác bài "Tây Tiến" tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ ban đầu có nhan đề " Nhớ Tây Tiến" 4. "Đất Nước" ( Nguyễn Đình Thi): Bài Đất nước là quá trình sáng tác từ 1948-> 1955 Năm 1948 sáng tác hai khổ đầu lấy nhan đề " Sáng mát trong như sáng năm xưa" Năm 1949 sáng tác ba khổ thơ tiếp lấy nhan đề "Đêm mít tinh" Môn Ngữ Văn 1 Năm 1955 sáng tác phần cuối, sau đó, nhà thơ nhập hai phần đầu lại lấy nhan đề "Đất Nước". Tác phẩm là cảm hứng mùa thu Hà Nội, mùa thu Việt Bắc và suy ngẫm đất nước qua quá trình đấu tranh gian khổ nhưng rất hào hùng và cuối cùng đất nước ngời sáng. 5. "Vợ chồng APhủ" (Tô Hoài): -Vợ chồng APhủ in chung trong tập truyện Tây Bắc, kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi dài 8 tháng này, ông đã sống gắn bó và nghĩa tình với các đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Hmông…Tập truyện Tây Bắc gồm 3 truyện " Cứu đất cứu mường", Mường Giơn", " Vợ chồng A Phủ". Tập truyện đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến thực dân. Trong cảnh đâu thương tột cùng đó, cách mạng đã đến với họ và họ đã thức tỉnh. -Truyện "Vợ chồng A Phủ" viết về chặng đường đời của Mị và A Phủ những ngày sống ở Hồng Ngài nhà Thống lí Pá Tra sang Phiềng Sa nên vợ nên chồng và đến với cách mạng. Tác phẩm đoạt giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam ( 1954-1955) 6. "Vợ Nhặt" (Kim Lân): Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí" Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói. 7. "Tiếng hát con tàu" ( Chế Lan Viên) - Tiếng hát con tàu được sáng tác 1960 và in trong tập "ánh sáng và phù sa". Đó là thời điểm miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vừa bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. - Tiếng hát con tàu là khát vọng lên đường đến những vùng đất xa xôi làm giàu cho tổ quốc. Đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Tây Bắc. 8. " Người lái đò sông Đà" ( Nguyễn Tuân) - Tác phẩm " Người lái đò sông Đà" được in trong tập tuỳ bút " sông Đà" của Nguyễn Tuân xuất bản năm 1960, tất cả gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. - Đây là kết quả của nhiều dịp ông đến với Tây Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của ông. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, đồng bào dân tộc…Thực tế cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại nguồn cảm hứng cho nhà văn sáng tạo. - Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, năm 1982 khi cho in trong bộ tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tên bài thành “ Người lái đò Sông Đà”. 9. "Việt Bắc" (Tố Hữu): - Việt Bắc quê hương cách mạng, nơi trung ương Đảng và chính phủ từng đóng quân ở đây. Vì vậy, mối tình giữa Việt Bắc và kháng chiến trở nên sâu nặng. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7/1954). Miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10/1954 các cơ quan trung ương của Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu đã sáng tác bài Việt Bắc. - Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm chia làm hai phần: - Phần đầu tái hiện giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của dân tộc và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành kỷ niện sâu nặng trong lòng người cán bộ kháng chiến - Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hòa bình và kếtthucs là lời ngợi ca công ơn của Bác, của Đảng đối với dân tộc. Môn Ngữ Văn 2 10. "Rừng Xà Nu" ( Nguyễn Trung Thành) - Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam nước ta, chúng tiến hành những cuộc hành quân càn quét. Khắp miền Nam phong trào Đồng khởi nổ ra. Nguyễn Trung Thành đã sáng tác " Rừng Xà Nu" tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân Tây Nguyên chống đế quốc Mỹ. Tác phẩm in trong tập " Trên quê hương anh hùng Điện Ngọc" 11 "Sóng" ( Xuân Quỳnh) - Trong đêm tháng 12/ 1967 khi ở lại biển Diên Điền Xuân Quỳnh đã sáng tác bài thơ " Sóng", bài thơ in trong tập thơ " Hoa dọc chiến hào" - Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. 12. " Đất Nước" ( Nguyễn Khoa Điềm ) - " Đất Nước" trích trong phần đầu chương V của trường ca " Mặt đường khát vọng". Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam. Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước. ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh. - Trương ca mặt đường khát vọng gồm 9 chương hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên in lần đầu năm 1974. PHẦN TÁC GIA I/ Tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 1.Quan điểm sáng tác: - Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy. - Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn học.Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người yêu cầu người cầm bút cần xác định "Viết cho ai"." Viết cái gì", " Viết để làm gì" và "Viết như thế nào". Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Các khía cạnh liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút. - Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện tránh lối viết cầu kì xa lạ, nặng nề. Hình thức tác phẩm phải hấp dẫn, trong sáng, ngôn ngữ chọn lọc. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn học phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và dược nhân dân yêu thích. 2. Sự nghiệp văn chương: - Văn chính luận: + Viết nhằm phục vụ trực tiếpcông cuộc đấu tranh cách mạng, tiến công trực diện kẻ thù, hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạngcủa dân tộc qua những chặng đường lịch sử. + Tác phẩm tiêu biểu: Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Di chúc… - Truyện và ký: + Truyện ngắn của Người hết sức cô đọng, cốt truyện sâu sắc, kết cấu độc đáo. Mỗi tác phẩm đều có kết cấu riêng hấp dẫn, ý tưởng thâm thuý kín đáo, giàu chất trí tuệ. Môn Ngữ Văn 3 + Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhật ký chìm tàu… - Thơ ca: + Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong các giá trị văn chươngcủa Hồ Chí Minh. Người để lại trên 250 bài thơ. + Các tác phẩm trước và sau cách mạng tháng Tám,trong kháng chiến chống Pháp và sau này là sự thể hiện tình cảm cách mạng phong phú, ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan và góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của người.Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ "Nhật kí trong tù" gồm 133 bài, thơ Hồ Chí Minh( 1967) gồm 86 bài, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh(1990) gồm 36 bài. 3. Phong cách nghệ thuật: - Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chiến đấu, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện - Truyện và ký: Mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng. Ngòi bút của Người trong truyện ngắn chủ động, sáng tạo,có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và tinh tế. Đặc sắc nhất của truyện ngắn là chất trí tuệ và tính hiện đại. - Thơ ca: Rất đa dạng phong phú, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông, uyên thâm, hàm súc. Vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng. II/ Tác gia Tố Hữu: 1/ Sự nghiệp sáng tác( con đường thơ): Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. - "Từ ấy"(1937-1946): là chặng đường mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Chất men say lí tưởng khiến cho những bài thơ Tố Hữu ở buổi đầu dù còn những non nớt khó tránh, nhưng có giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và chất lãng mạn trong trẻo. Tác phẩm tiêu biểu: "Từ ấy", "Tâm tư trong tù","Khi con tu hú"… - " Việt Bắc"( 1947-1954): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Việt Bắc là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến thắng lợi. Tập thơ kết tinh tình cảm lớn con người Việt Nam kháng chiến, tình yêu nước. Cảm hứng chủ yếu trữ tình- sử thi.Tác phẩm tiêu biểu: Phá đường, Bầm ơi, Lượm, Việt Bắc… - " Gió lộng" (1955-1961): Khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: Niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc. Cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với khuynh hướng sử thi là cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này.Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61, mẹ Tơm… - " Ra trận" (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho đến ngày thắng lợi. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi,cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong công cuộc chiến đấu của cả hai miền. Tác phẩm tiêu biểu: Bác ơi, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Việt Nam máu và hoa… - " Một tiếng đờn"(1992), " Ta với ta"(1999): Nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc sống, lẽ đời, hướng tới những qui luật phổ quát- giọng thơ trầm lắng, thấm đượm suy tư. 2/ Phong cách nghệ thuật: Môn Ngữ Văn 4 - Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị. mọi sự kiện và các vấn đề lớn củađời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thật sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng. - Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạng. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu là ở thời kỳ sau. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hoá. Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng về lí tưởng, tương lai với niềm lạc quan, yêu đời. - Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức. sử dụng thành công hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát-với lối nói quen thuộc, so sánh, ví von, truyền thống, giàu nhạc điệu. - Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến. Nhà thơ dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giải bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch. III/ Tác gia Nguyễn Tuân: ĐH 1/ Con người Nguyễn Tuân: - Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ. Những kiệt tác văn chương, những cảnh đẹp của quê hương đất nước… - Nguyễn Tuân ý thức cá nhân phát triển cao. Ông viết văn là để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ông ham du lịch, tự gắn cho mình một chứng bệnh"chủ nghĩa xê dịch". - Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu…ông còn là một diễn viên kịch nói có tài và diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta. - Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình.Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí khổ hạnh. 2/ Quá trình sáng tác: - Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa xê dịch( Một chuyến đi, thiếu quê hương), vang bóng một thời ( vang bóng một thời, chữ người tử tù), đời sống truỵ lạc ( chiếc lư đồng mắt cua). + Chủ nghĩa xê dịch: Nguyễn Tuân tìm đến lí thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về " chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa. + "Vang bóng một thời": là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm còn vọng lại. Ông không viết về trật tự xã hội, về tư tưởng đạo đức cũ, mà mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xủ giữa người với người đầy nghi lễ nhịp nhàng…Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp nhà nho bất đắc chí. + "Đời sống truỵ lạc": Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giớ tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh nghệ thuật. Môn Ngữ Văn 5 Giá trị của các sáng tác thời kỳ này là những trang viết đầy tài hoa và thấm nhuần lòng yêu nước. - Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Nguyễn Tuân hướng vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trông chiến đấu và sản xuất. Hình tượng chính của tác phẩm Nguyễn Tuân sau cách mạng là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Nhưng dưới ngòi bút của ông, những nhân vật ấy không phải chỉ là những công dân dũng cảm mà còn là những nghệ sĩ tài hoa. Tác phẩm tiêu biểu: tuỳ bút " Sông Đà", Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… Giá trị của các tác phẩm này là những trang viết đầy tự hào, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu, lao động. 3/ Phong cách nghệ thuật: - Trước Cách mạng: Văn Nguyễn Tuân thể hiện cách nói độc đáo, ý nghĩ độc đáo. Nó gắn với thái độ ngông nghênh phiêu bạt, thích nói những điều ngược đời,gai góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ. - Sau cách mạng: nét phong cách này vẫn được duy trì nhưng ở chừng mực tìm cho mình một cách tiếp cận hiện thực riêng, phát hiện những chân lí chưa ai phát hiện, đưa ra cách dùng từ đặt câu không ai lẫn. - Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện chất tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mĩ của nó. Trước cách mạng ông hay viết về những con người nghệ sĩ. Sau cách mạng, đối tượng ông hướng tới là bộ đội, dân quân, người lao động. - Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện cảm hứng đăch biệt trước những cảnh tượng mãnh liệt đối với nghệ sĩ. Đó là những cảm giác mạnh, không chung chung bằng phẳng nhàn nhạt… không đẹp tuyệt vời cũng phải dữ dội, khủng khiếp. - Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ văn học Việt Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng. - Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng, ông vẫn tiếp cận thiên nhiên, con người về phương diện nghệ thuật. Ông không đối lập xưa và nay. Tìm thấy chất tài hoa tài tử ở con người lao động, anh bộ đội- còn giọng khinh bạc nếu còn thì chủ yếu là ném vào kẻ thù. Thể loại sau cách mạng Nguyễn Tuân tìm đến là tuỳ bút. IV/ Tác gia Nam Cao: ĐH 1. Quan điểm nghệ thuật: a. Trước cách mạng tháng Tám 1945:- Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu của phong trào lãng mạng đương thời, đã sáng tác những bài thơ, truyện tình lâm li dễ dãi. Nhưng ông đã dần nhận rằng thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm thancủa đông đảo quần chúng nghèo khổ.Ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật "vị nhân sinh".Theo Nam Cao, người cầm bút không được trốn tránh sự thực, mà hãy cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời. “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau thương kia phát ra từ những kiếp lầm than” - Ông cho rằng một tác phẩm thật có giá trị thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. Đồng thời nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút. Ông viết:" Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chi dung nạp những người biết đào sâu , biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có." ( Đời Thừa). b.Sau cách mạng tháng Tám 1945: Nam Cao say mê tận tuỵ trong mọi công tác phục vụ kháng chiến. Bước vào kháng chiến Nam Cao tự nhủ :"sống đã rồi hãy viết". Tuy vẫn ấp ủ hoài bảo Môn Ngữ Văn 6 sáng tác nhưng nhà văn chân thành nghĩ rằng:"Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn"( Nhật Ký ở Rừng) 2. Sự nghiệp văn chương: a. Trước cách mạng: Nam Cao có sáng tác đăng báo năm 1936, nhưng sự nghiệp văn học của ông chỉ thật sự bắt đầu từ truyện ngắn "Chí Phèo" năm 1941. Sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính: - Đề tài người trí thức tiểu tư sản: Nam Cao miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư…Nhà văn đặc biệt đi sâu vào bi kịch tâm hồn của họ. Đó là tấm bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức có ý thức sâu sắc giá trị sự sống và nhân phẩm, có một hoài bão lớn về sự nghiệp, những lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm "chết mòn" phải sống cuộc sống đời thừa.(Các tác phẩm tiêu biểu: Đời thừa, Trăng sáng, Mua nhà) - Đề tài người nông dân: Nam cao quan tâm đến những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp. Họ càng hiền lành, nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng. Tuy giọng văn lắm khi lạnh lùng nhưng kì thực Nam Cao đã dứt khoát bênh vực quyền sống và nhân phẩm những con người bất hạnh. Viết về người nông dân bị lưu manh hoá, nhà văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và linh hồn người nông dân lao động, đồng thời, ông vẫn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện và đẹp đẽ của họ ngay cả khi bị vùi dập.( Các tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no…) b. Sau cách mạng: Nam Cao lao mình vào mọi công tác cách mạng và kháng chiến. Ông tự làm người cán bộ tuyên truyền vô danh của cách mạng và có ý thức tự rèn luyện cải tạo mình trong thực tế kháng chiến.( Các tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng, Chuyện biên giới) V/ Tác gia Xuân Diệu: ĐH Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu: Xuân Diệu sáng tác thơ, văn xuôi, phê bình, tiểu luận. Hoạt động văn nghệ của ông phong phú đa dạng. a/ Thơ ca: * Trước cách mạng: Xuân Diệu sáng tác thơ là chính. Thơ ông giai đoạn này dừng như có hai tâm trạng trái ngược: Nhà thơ rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống; nhưng đồng thời lại rất chán nản hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối quan hệ nhân quả. - Xuân Diệu rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu đầy sức lôi cuốn. Người đọc không thờ ơ được với khí trời, với trăng, với hoa. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương sắc, là bản nhạc đủ mọi thanh âm: Từ tình yêu ngây thơ, e ấp đến đằm thắm, dịu ngọt, từ nồng nàn say đắm đến si mê điên dại( Huyền diệu). Có thể nói, cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật là phong phú, tuyệt diệu, thế giới, vũ trụ trong thơ Xuân Diệu rất tràn đầy đáng sống. - Thơ Xuân Diệu cũng nói lên nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn. Xuân Diệu là nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạng. Người nghệ sĩ thường đòi hỏi cái hoàn mĩ, tự nuôi mình bằng ảo vọng nhưng bước vào thực tế nhà thơ cảm thấy bơ vơ và bất lực.(Khi chiều giăng lưới, Nguyệt cầm). Nỗi ám ảnh về thời gian đi nhanh tuổi trẻ qua mau khiến Xuân Diệu tự đề ra cho mình một quan niệm: sống gấp gáp, tham lam, yêu hốt hoảng, liều lĩnh (Vội vàng, Giục giã) - Nghệ thuật thơ Xuân Diệu: đặc sắc là cảm hứng, thi tứ, bút pháp. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu không bị diễn tả một cách bóng gió, ước lệ, tượng trưng mà cụ thể đầy đủ với ý nghĩa tình yêu bao gồm cả tâm hồn và thể xác. Xuân Diệu thưởng thức thiên nhiên bằng cả xúc giác và vị Môn Ngữ Văn 7 giác,đặc biệt thiên nhiên được nhân hoá làm cho thiên nhiên cói nhũng tâm tư hành động rất người. * Sau cách mạng: thơ Xuân Diệu đã bắt đầu đổi mới. Là người yêu đời, Xuân Diệu đón nhận cuộc sống mới với tất cả niềm chân thành và sự vui sướng. Tấm lòng nhà thơ mở ra với những người nông dân nghèo khổ mà hiền hậu(Mẹ con, Ngôi sao). Tập thơ "Riêng chung" năm1960 là một nổ lực của Xuân Diệu để hoà cái riêngvào cái chung của dất nước. Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới đòi hỏi cách thể hiện mới. Ngòi bút Xuân Diệu không đi theo lối cũ đường quen mà cân mẫn mài luyện ngòi bút mới. Bút pháp của ông giai đoạn này phong phú về giọng, vẻ. Ngoài ra giọng thơ của ông cúng đa dạng: chính luận kết hợp với trữ tình trào phúng. b/ Văn xuôi: Tác giả cũng có những thành công đáng kể trong các tác phẩm truyện ngắn.Văn xuôi của ông ngọt ngào giàu âm thanh, màu sắc( Phấn thông vàng) c/ Về các tác phẩm nghiên cứu phê bình, tiểu luận:Xuân Diệu có những khám phá độc đáo sâu sắc, có những nhận xét chính xác tinh tế về các nhà thơ như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du… Xuân Diệu dù ở sáng tác thơ hay văn xuôi điều có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. PHẦN GIẢI TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ Câu 1: Ý nghĩa nhan đề " Vi hành" (ĐH) - Theo nguyên văn tiếng Pháp, Truyện ngắn này có tên là Incognito có nghĩa là ngầm, lén, bí mật, ẩn danh thể hiện sự lén lút, ám muội. - Năm 1922 thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Macxây đây là thủ đoạn chính trị nhằm lừa gạt nhân dân Pháp và vuốt ve Khải Định - Tên đầu đề có ý nghĩa châm biếm Khải Định và thực dân Pháp. Bút pháp này xuyên suốt tác phẩm. Câu 3: Ý nghĩa nhan đề "Vợ nhặt" - "Vợ nhặt" là một truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân viết về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám được rút ra từ tập truyện "Con chó xấu xí" - "Vợ nhặt" gợi lại hiện thực nạn đói khủng khiếp năm 1945. Từ đó, thấy được sự tàn bạo của chế độ thực dân, phát xít, thấy giá trị con người rẻ rúng - người ta có thể nhặt được như cọng rơm, cọng rác ngoài đường. - Thấy được giá trị nhân đạo của tác phẩm. Câu 4: Ý nghĩa hình tượng "con tàu" và địa danh "Tây Bắc" trong bài "Tiếng hát con tàu "của Chế Lan Viên. - Ý nghĩa hình ảnh "con tàu": + Chế Lan Viên viết bài thơ "Tiếng hát con tàu" vào thời điểm miền Bắc đang diễn ra cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở vùng cao Tây Bắc. Bài thơ được in trong tâp "Ánh sáng và phù sa" (1960). + Hình ảnh "con tàu" gợi nghĩ đến những chuyến đi xa. Nhưng thực chất lúc đó chưa có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Do vậy hình ảnh "con tàu" trong bài thơ chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng: nó tượng trưng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, khát vọng hoà nhập vào cuộc sổng rộng lớn của dất nước, nhân dân. Đó chính là con tàu tâm tưởng của khát vọng khám phá và sáng tạo. - Ý nghĩa địa danh "Tây Bắc": Môn Ngữ Văn 8 + Tây Bắc là tên gọi một vùng cao phía tây đất nước, nơi hướng tới của bao người đi xây dựng kinh tế miền núi những năm 1958-1960. + Con tàu tâm tưởng của hồn thơ Chế Lan Viên hướng đến Tây Bắc, nhưng có riêng gì Tây Bắc bởi vì ngoài nghĩa cụ thể về một miền đất, Tây Bắc còn gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng nghĩa tìnhcủa nhân dân, nơi ghi khắc kỉ niệm của đời người trải qua cuộc kháng chiến, nơi đang vẫy gọi mọi người đi tới. "Tây Bắc" chính là Tổ quốc, là hiện thực cuộc sống, là cội nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Câu 5: Ý nghĩa nhan đề "Rừng xà nu" - Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạovà dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này. - Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô man . - Cây xà nu là biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp của người dân Xô man. Câu 6: Ý nhĩa nhan đề “ Chiếc thuyền ngoài xa” - Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được. - Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm- một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn thiện. Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mỹ mà chiêm nghiệm nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đệp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính. Câu 7: Ý nghiã nhan đề "Thuốc" - Thuốc dùng để chữa bệnh lao theo quan niệm mê muội của người Trung Quốc thời bấy giờ. - Thuốc còn là thứ thuốc giết người. Từ đó dùng để chữa căn bệnh mê muội, tê liệt của người Trung Quốc. - Thuốc còn là thứ thuốc chữa căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng đi tiên phong. => Phanh phui căn bệnh tinh thần ở mọi người, lưu ý họ tìm phương thuốc khác để chữa căn bệnh tinh thần ấy cho quốc dân. Câu 8: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ - Cuộc sống con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. - Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Không thể lắp ghép khập khiễng hòng tạo nên những giá trị đích thực của cuộc sống. - Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Câu 9: Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “ Số phận con người” của Sô- lô- khốp. *Ý nghĩa tư tưởng: Môn Ngữ Văn 9 - Khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến của nhân dân Nga nói chung trong sự nghiệp bảo vệ xây dựng tổ quốc, đồng thời thể hện lòng khâm phục và tin tưởng vào tính cách Nga kiên cường và nhân hậu, đồng cảm trước vô vàn khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai và hạnh phúc. - Tác giả biểu dương, ca ngợi khí phách anh hùng của nhân dân, vừa tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ. - Thông qua tác phẩm, Sô - lô- khốp muốn nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người. Ông khẳng định nhân dân tạo nên lịc sử, song cũng nhấn mạnh lịch sử phải có trách nhiệm trước mỗi cá nhân - Tác phẩm ca ngợi tính cách Nga, ngợi ca con người yêu nước có ý chí kiên cường, có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống * Đặc sắc nghệ thuật: - Nhân vật trung tâm là người lính dũng cảm trong chiến đấu trước kẻ thù, một người lao động có trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường trong cuộc sống đời thường. - Đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ qua lại với dân tộc, nhân dân, thời đại, gia đình nhà văn nâng nhân vật lên tầm vóc sử thi. Nhân vật chính vừa là biểu tượng của nhân Liên Xô, vừa là một số phận cá nhân với những cảnh ngộ, những sự từng trải và bước đường đời riêng. - Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, kết cấu theo trình tự thời gian. Truyện viết theo kiểu truyện lồng trong truyện. Tác phẩm có hai người kể chuyện: Người kể chuyện – tác giả và người kể chuyện – nhân vật; Điểm nhìn của Xô- cô -lốp về cơ bản trùng với điểm nhìn của tác giả. Sô- lô- khốp tạo được nhiều tình huống nghệ thuật đặc sắc để thử thách, khám phá chiều sâu tính cách Nga, con người Nga. Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề bộc lộ cái tôi nhân hậu, lạc quan tin tưởng. Câu 10: Ý nghĩa của biểu tượng đoạn trích “ Ông già và biển cả” của Hê- minh – uê Nhân vật ông lão là một biểu tượng về con người, một kiểu người anh hùng dũng cảm đấu tranh, luôn theo đuổi một khát vọng, nhưng cũng tỉnh táo ý thức được giới hạn của mình. - Ý nghĩa đoạn trích: + Phần nổi của đoạn trích: miêu tả cuộc săn bắt có một không hai + Phần chìm: Ông lão là hình ảnh người lao động có khát vọng đẹp. Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người. Con cá kiếm không chỉ là con mồi mà còn là biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người. Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người. PHẦN TÁC GIA NƯỚC NGOÀI I/Cuộc đời và Sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn: 1. Cuộc đời : (1881-1936) - Tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. Bút danh ghép từ họ mẹ(bà Lỗ Thuỵ) và chữ "Tấn hành" Kỉ niệm thời thơ ấu. - Năm 13 tuổi bố lâm bệnh không thuốc ốm mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. - Trước khi học thuốc ông đã hoc hai nghề. Đó là nghề hàng hải, mong đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn. Kế đó là học nghề khai khoáng, với nguyện vọng làm giàu cho tổ quốc. - Nhờ học giỏi, ông được sang Nhật học nghề y. Đang học y ở Tiên Đài, một lần xem phim, ông thấy người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém người Trung Quốc. Ông nghĩ chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thầncho quốc dân. Thế là ông chuyển sang làm văn nghệ. Môn Ngữ Văn 10 [...]... văn Năm 1939 trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Năm 1965 nhận giải Nôben văn học với bộ tiểu thuyết"Sông Đông êm đềm" Cuộc đời Sôlôkhôp gắn bó với vùng sông Đông Ông tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh giải phóng 2 Sự nghiệp sáng tác: 11 Môn Ngữ Văn - Ông để lại cho nhân loại một khối lượng văn học đồ sộ Ông có những trang viết hay về chiến tranh và người lính, đặc biệt là về vùng sông... mạn thuyền để vào bờ Trên đường vào bờ, ông bị đàn cá mập tấn công Ông lại phải chiến đấu với đàn cá mập trong tuyệt vọng Khi vào đến bờ con cá chỉ còn bộ xương, ông mệt lã Nhưng trong cơn mơ ông vẫn mơ về con sư tử V/ Cuộc đời và sự nghiệp của Sôlôkhôp: 1 Cuộc đời: (1905-1984) - Là nhà văn Nga lỗi lạc - Sinh trong một gia đình nông dân, vùng thảo nguyên sông Đông - Thủơ nhỏ học trường làng, có tới... trong văn nghệ dân tộc Qua bài viết, Phạm Văn Đồng khẳng định: Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc dời của một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời Cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không... tượng - Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả 3 Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm viết về lão Xanchiagô cùng cậu bé Manôlin đã lênh đênh nhiều ngày trên biển mà vẫn không kiếm được con cá nào Mẹ cậu không cho cậu theo ông già ra biển Vì thế ông đi một mình Sau nhiều ngày rong ruỗi ông đã câu được một con cá kiếm khổng lồ Ông phải vật lộn với con cá nhiều ngày mới có thể... điểm cơ bản của Văn học Việt Nam 1945-1975 - Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, phục vụ cách mạng cổ vũ chiến đấu - Văn học hướng về đại chúng, tìm đến những hình thức nghệ thật quen thuộc với quần chúng nhân dân - Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng Hết 14 Môn Ngữ Văn ... lòng tha thi t đối với những cảnh đời, thân phận trớ trêu của con người và gửi gắm chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời 13 Môn Ngữ Văn và vì cuộc đời, người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều Câu 6: Tóm tắt “Hồn Trương ba, da hàng thịt”- Lưu Quang Vũ: Ông Trương... thầy về truyện ngắn của văn học Mỹ hiện đại và văn học thế giới thế kỉ XX - Hêminguê khởi xướng nguyên lý tảng băng trôi, một lí thuyết về tiểu thuyết Cũng như tảng băng trôi, phần trông thấy chỉ một phần còn bảy phần chìm dưới nước, tác phẩm hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa kín đáo Nhân vật thường tự thể hiện qua hành động ngôn ngữ riêng theo những qui luật khách quan Tác giả không trực tiếp bộc lộ thái... thành hạnh phúc, những con người 12 Môn Ngữ Văn nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn * Chủ đề: Những con người bần cùng, lương thi n, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra, đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến... của Đẩu: khuyên li hôn Nhưng tại tòa án huyện, khi lắng nghe lời cầu xin không bỏ chồng và lời tâm sự của người đàn bà, anh và bạn anh hiểu rằng, không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng luật pháp Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông đánh vợ, Phùng xuống chỗ thuyền gặp Phác Sau đó, anh trở về phòng văn hóa, suy nghĩ về bức ảnh chụp in trong lốc lịch * Chủ đề: Bằng tài năng của một cây... thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lạ sự tầm thường, dung tục để hoàn thi n nhân cách Câu 7: Chủ đề “ Tuyên ngôn Độc lập”: Là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận bất hủ: Tuyên bố xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, chấm dứt hơn 80 năm cai trị của thực . TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 12 PHẦN HOÀN CẢNH RA ĐỜI 1. Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc) : ĐH Tháng 6/1922 thực. phóng. 2. Sự nghiệp sáng tác: Môn Ngữ Văn 11 - Ông để lại cho nhân loại một khối lượng văn học đồ sộ. Ông có những trang viết hay về chiến tranh và người lính, đặc biệt là về vùng sông Đông. -. là ông chuyển sang làm văn nghệ. Môn Ngữ Văn 10 - Làm văn nghệ ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người phương thức chạy chữa. 2. Sự nghiệp

Ngày đăng: 04/06/2015, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w