Đề cương ôn tập HKII Vật lý 11

2 384 1
Đề cương ôn tập HKII Vật lý 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG PTTH DIỄN CHÂU 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII – VẬT LÝ 11 TỔ VẬT LÝ – CNCN Năm học 2010 – 2011 A. Phần lý thuyết Câu 1. Viết biểu thức định nghĩa của từ thông. Nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong phương trình. Nêu các cách làm biến đổi từ thông qua một mạch kín. Câu 2. Phát biểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng. Câu 3. Dòng điện Fu-cô là gì? Câu 4. Định nghĩa suất điện động cảm ứng. Phát biểu, viết biểu thức định luật Fa-ra-đây. Câu 5. Hiện tượng tự cảm là gì? Viết biểu thức suất điện động tự cảm, nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong phương trình. Câu 6. Viết biểu thức năng lượng từ trường của ống dây tự cảm, nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng. Câu 7. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu và viết biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng. Câu 8. Thế nào là phản xạ toàn phần? nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần. Câu 9. Nêu các đặc trưng quang học của lăng kính, tác dụng của lăng kính đối với sự truyền của một tia sáng qua nó, các công thức lăng kính. Câu 10. Viết công thức về độ tụ, công thức xác định vị trí ảnh, công thức xác định số phóng đại của ảnh. Nêu quy ước về dấu của f, D, d, d’ và k. B. Phần bài tập Bài 1. Một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn gồm N vòng, mỗi vòng có bán kính R = 10cm; mỗi mét dài của dây có điện trở o r = 0,5Ω. Cuộn dây được đặt trong một từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ B r vuông góc với các mặt phẳng chứa vòng và có độ lớn 3 B 10 − = T giảm đều đến không trong thời gian ∆t = 2 10 − s. a) Tính từ thông qua mỗi vòng dây khi 3 B 10 − = T. b) Tính suất điện động cảm ứng sinh ra trên mỗi vòng dây. c) Tính cường độ dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đó. Bài 2. Một dây đồng điện trở R = 3 Ω được uốn thành hình vuông cạnh a = 40cm, hai đầu dây đồng được nối với hai cực của một nguồn điện có suất điện động ξ =6V, điện trở không đáng kể. Mạch điện đặt trong một từ trường đều có B r cùng hướng với véc tơ pháp tuyến n r của mặt phẳng hình vuông như hình vẽ. Cảm ứng từ tăng theo thời gian theo quy luật B=15t (T) (t đo theo đơn vị s). Xác định độ lớn và chiều dòng điện trong mạch. Bài 3. Ống dây điện hình trụ có lõi chân không, chiều dài l = 20cm, có N = 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 100cm 2 . a) Tính độ tự cảm của ống dây. b) Đòng điện qua cuộn cảm đó tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1s, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây. c) Khi cường độ dòng điện qua ống dây đạt giá trị I = 5A thì năng lượng tích lũy trong ống dây bằng bao nhiêu? 1 ξ Bài 4. Một cây gậy dài 2m cắm thẳng đứng dưới đáy hồ. Gậy nhô lên khỏi mặt nước 0,5m. Ánh sáng Mặt trời chiếu xuống hồ theo phương hợp với pháp tuyến của mặt nước 60 0 . Tìm chiều dài của bóng cây gậy in trên đáy hồ. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. Bài 5. Một dải sáng đơn sắc song song chiếu từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n dưới góc tới i = 45 0 . Thấy góc hợp bởi chùm tia khúc xạ và chùm tia phản xạ là 105 0 . Dải sáng nằm trong một mặt phẳng vuông góc với mặt phân cách của hai môi trường. a) Hãy tính chiết suất n? b) Biết bề rộng của dải sáng trong không khí là d = 5cm. Tìm bề rộng của dải sáng trong môi trường chiết suất n. Bài 6. Một đĩa tròn mỏng bằng gỗ, bán kính R = 5cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây kim, thẳng đứng, chìm trong nước. Dù đặt mắt ở đâu trên mặt thoáng vẫn không thấy được cây kim. Biết chiết suất của nước là n = 4/3. Tìm chiều dài tối đa của cây kim. Bài 7. Lăng kính có chiết suất n = 1,50 và góc chiết quang A = 30 0 . Một chùm tia sáng hẹp, đơn sắc được chiếu vuông góc đến mặt trước của lăng kính. a) Tính góc ló và góc lệch của chùm tia sáng. b) Giữ chùm tia tới cố định, thay lăng kính trên bằng một lăng kính có cùng kích thước nhưng có chiết suất n ' n≠ . Chùm tai ló sát mặt sau của lăng kính. Tính n’. Bài 8. Đặt một vật sáng nhỏ AB (cao 4cm) vuông góc với trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 30cm thấy ảnh qua thấu kính cùng chiều với vật và cách thấu kính 10cm. a) Xác định loại thấu kính, tiêu cự của thấu kính, vẽ ảnh. b) Xác định vị trí đặt vật để ảnh qua thấu kính nằm cách vật 7,5cm. c) Xác định vị trí đặt vật để ảnh có chiều cao 3cm. Bài 9. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 30 cm. Qua thấu kính cho ảnh A 1 B 1 thu được trên màn sau thấu kính. Nếu tịnh tiến vật dọc trục chính lại gần thấu kính một đoạn 10 cm thì phải dịch chuyển màn ra xa thấu kính để lại thu được ảnh A 2 B 2 . Biết ảnh lúc sau bằng 2 lần ảnh lúc đầu. a) Tìm tiêu cực của thấu kính? b) Tìm độ phóng đại ảnh lúc đầu và lúc sau? Bài 10. Cho hai thấu kính cùng trục chính đặt cách nhau l = 50cm; O 1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự là f 1 = 30cm; O 2 là thấu kính phân kỳ có tiêu cự là f 2 = - 15cm. Vật phẳng nhỏ đặt trước O 1 cách O 1 một khoảnh d 1 . a) Xác định vị trí, số phóng đại, chiều, tính chất của ảnh khi d 1 = 70cm. b) Xác định vị trí vật sao cho ảnh cuối cùng qua hệ là ảo và cách thấu kính thứ hai 60cm. c) Ghép hai thấu kính này sát nhau, xác định vị trí đặt vật sao cho ảnh cuối cùng qua hệ cao bằng nửa vật. 2 . TRƯỜNG PTTH DIỄN CHÂU 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII – VẬT LÝ 11 TỔ VẬT LÝ – CNCN Năm học 2010 – 2 011 A. Phần lý thuyết Câu 1. Viết biểu thức định nghĩa của từ thông. Nêu tên gọi và đơn vị của. nó, các công thức lăng kính. Câu 10. Viết công thức về độ tụ, công thức xác định vị trí ảnh, công thức xác định số phóng đại của ảnh. Nêu quy ước về dấu của f, D, d, d’ và k. B. Phần bài tập Bài. trong một từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ B r vuông góc với các mặt phẳng chứa vòng và có độ lớn 3 B 10 − = T giảm đều đến không trong thời gian ∆t = 2 10 − s. a) Tính từ thông qua mỗi vòng

Ngày đăng: 03/06/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan