1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

GIẾNG TRỜI – THÔNG GIÓ VÀ LÀM MÁT TRONG NHÀ PHỐ

12 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 745,96 KB

Nội dung

Quá trình đô thị hóa ngày nay đã làm mất dần những khổng trống trong không gian, mất đi những mảng xanh của tự nhiên, những cơn gió trong lành và cả những vệt nắng buổi sớm mai hay hoàng hôn. Vì thế, kiến trúc sư phải tính toán đưa ra giải pháp để căn bằng môi trường đô thị và không gian ở riêng tư của mỗi cá nhân và gia đình. “Nắng, gió chẳng mất đi đâu mà nó chỉ đi từ mái nhà này đến mái nhà kia rồi đi luôn,…” không đến được tận những không gian ở là do chúng ta không chào đón và tận dụng. Và giếng trời chính là giải pháp hữu hiệu nhất để chúng ta có thể đưa nắng và gió vào không gian sống của mình. Không những thế, ở khu vực giếng trời chúng ta có thể đưa cây xanh, mặt nước tạo nên sự tươi mát cho góc sống. Một hồ nước nhỏ dưới chân cầu thang, những giàn dây leo, những chậu hoa kiểng ở khu vực lang can, thành giếng trời, nắp giếng trời sẽ khiến không gian sống thêm sinh động.

Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 1 GIẾNG TRỜI – THÔNG GIÓ VÀ LÀM MÁT TRONG NHÀ PHỐ LÂM THANH TOÀN Mã số sinh viên: 09510109161, Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc TP HCM MỞ ĐẦU: Quá trình đô thị hóa ngày nay đã làm mất dần những khổng trống trong không gian, mất đi những mảng xanh của tự nhiên, những cơn gió trong lành và cả những vệt nắng buổi sớm mai hay hoàng hôn. Vì thế, kiến trúc sư phải tính toán đưa ra giải pháp để căn bằng môi trường đô thị và không gian ở riêng tư của mỗi cá nhân và gia đình. “Nắng, gió chẳng mất đi đâu mà nó chỉ đi từ mái nhà này đến mái nhà kia rồi đi luôn,…” không đến được tận những không gian ở là do chúng ta không chào đón và tận dụng. Và giếng trời chính là giải pháp hữu hiệu nhất để chúng ta có thể đưa nắng và gió vào không gian sống của mình. Không những thế, ở khu vực giếng trời chúng ta có thể đưa cây xanh, mặt nước tạo nên sự tươi mát cho góc sống. Một hồ nước nhỏ dưới chân cầu thang, những giàn dây leo, những chậu hoa kiểng ở khu vực lang can, thành giếng trời, nắp giếng trời sẽ khiến không gian sống thêm sinh động. Bài nghiên cứu này sẽ đưa ra một số khái niệm, cách bố trí, cũng như giải quyết các vấn đề gia tăng ánh sáng, thông gió tự nhiên vào nhà bằng giếng trời, và việc trang trí giếng trời vừa đẹp về thẩm mỹ lẫn công năng. Từ khóa: Nắng, gió, không gian sống, giếng trời Nội dung 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ PHỐ….…………….……… ….3 1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………………….… 3 1.2. Vai trò của giếng trời trong nhà phố ……………………………………… …………………… 3 2. NGUYÊN TẮC THÔNG GIÓ VÀ GIẢI PHÁP LÀM MÁT CỦA GIẾNG TRỜI……… ………4 2.1. Nguyên tắc thông gió của giếng trời …………………………………………………………………….4 2.2. Giải pháp làm mát của giếng trời ……………………… ………………………………………………5 Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 2 3. BỐ TRÍ GIẾNG TRỜI HỢP LÝ ………………………………………………………….……… 7 3.1. Giếng trời kết hợp cầu thang …………………………………………………………………………….7 3.2. Giếng trời nằm giữa nhà………………………………………………………………………………… 8 3.3. Giếng trời nằm cuối nhà……………………………………………………………………………… …8 4. LÀM ĐẸP GIẾNG TRỜI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP …………………….… … 8 4.1. Làm đẹp giếng trời ………………………………………………………………………………… ……8 4.2 Những vấn đề thường gặp khi bố trí giếng trời……………………………………………………… 11 5. KẾT LUẬN………………………………… ……………………………… …………………….12 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………… ……………………………… ……………………… 12 Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 3 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ PHỐ 1.1 Khái niệm Giếng trời là một khoảng không nằm trong nhà, thông suốt các tầng lên đến mái. Giếng trời vốn không xa lạ trong kiến trúc truyền thống, với cái tên “Thiên tỉnh” theo nghĩa chữ Hán. Gọi giếng, nhưng chính là một cách trổ cửa lên trời để lấy ánh sáng và để thoát khí, thông hơi. Giếng trời được thiết kế nhỏ gọn, diện tích giếng không cần quá lớn, chỉ từ 3-5 m 2 , giữa diện tích giếng và diện tích ngôi nhà hài hoà với nhau sẽ tạo nên 1 không gian kiến trúc hiện đại và mát mẻ. Cấu tạo Giếng Trời gồm:  Chân Giếng: tiếp xúc mặt đất  Lưng Giếng: chiếu sáng các tầng bên trên  Mái Giếng: chiếu sáng và thông gió Có 2 loại Giếng Trời phổ biến:  Giếng Trời không có mái che.  Giếng Trời có mái che 1.2 Vai trò của giếng trời trong nhà phố Nhờ có giếng trời mà quá trình trao đổi không khí được diễn ra liên tục từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài, thay đổi không khí đã bị ô nhiễm (do CO2, khói thuốc, do các khí hôi hám hoặc ẩm ướt chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc…) bằng không khí tươi mát của thiên nhiên, nâng cao điều kiện vệ sinh của căn nhà, bảo vệ sức khỏe cho con người. Tác dụng nhiệt và tác dụng chiếu sáng của bức xạ mặt trời được coi là những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của môi trường sinh thái trong nhà, ảnh hưởng này càng quan trọng hơn tại vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta. Việc thiết kế và bố trí giếng trời hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp được lượng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Với việc tổ chức cây xanh, mặt nước, giếng trời góp phần cải thiện vi khi hậu cho nhà. Không gian giếng trời mang lại vẻ đẹp thiên nhiên và sức sống cho cả ngôi nhà với màu xanh cây lá, gió và ánh sáng. Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 4 2. NGUYÊN TẮC THÔNG GIÓ VÀ GIẢI PHÁP LÀM MÁT CỦA GIẾNG TRỜI 2.1 Nguyên tắc thông gió của giếng trời Theo KTS Vương Hoàng Lê, nhà ống thường chỉ thông thoáng được 1 hay 2 mặt (trước và sau nhà). Nguyên tắc chung là tạo luồng không khí đối lưu trong nhà tức tạo đường đi cho không khí dựa vào sự thay đổi áp suất theo nhiệt độ trong không khí. Để đưa gió mát vào phải tạo đường cho khí nóng ra và ngược lại. Hình 1: Cho gió thoát tự nhiên trên những dàn thông gió ở các cửa. Khi không khí lùa ra sẽ có dòng đối lưu lùa trở vào Hình 2: Tạo áp suất từ các phía khác để gió lưu động chính trong giếng trời thông tầng nằm ở khu vực giữa ngôi nhà Với nhà ống ngắn thì dùng một giếng trời và giếng đó chỉ giải quyết lối thoát khí nóng trong nhà. Còn lấy gió vào phải lấy theo phương ngang (tốt nhất là hướng có gió). Ví dụ, tầng trệt trống, cửa không bít bùng để đón gió và đẩy không khí hầm trong nhà ra theo giếng trời. Nếu nhà có nhiều tầng, lấy thêm gió ngang ở tầng trên bằng phòng trống không vách ngăn hoặc sân. Nhà ống dài, dùng hai giếng trời, một ở khoảng giữa và một ở cuối nhà. Khi đó lối thông gió theo đường parabol, một giếng đảm nhiệm vai trò đưa gió ra và một giếng đón gió vào theo nguyên tắc cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí. Mở 2 giếng trời, diện tích tối thiểu 10% nhà. Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 5 Hình 3: Căn nhà 5,1x17,9m sử dụng luồng gió tự nhiên trước và sau nhà qua hệ thống cửa trước và sân trời phía sau. Ô cầu thang và sân trời giữa nhà là lối thoát khí. KTS Nguyễn Duy Liêm đưa ra ví dụ nhà phố sâu 14m không có sân vẫn có thể tạo 3 giếng thông tầng. Hai vị trí chính: một ở trung tâm nhà (buồng cầu thang) và một ở cuối nhà. Vị trí phụ là kề nhà vệ sinh. Phần thông thoáng này tối thiểu chiếm 10% tổng diện tích đất xây dựng. Mở nhiều giếng như vậy để tạo áp suất cho gió thoát lên; những giếng thông tầng này không nhất thiết phải thiết kế xuống tầng trệt, có thể chỉ đến lửng, lầu 1 hay lầu 2. Hình 4: Căn nhà kích thước 4 x 14 mét vẫn có hai giếng trời ở giữa và phía sau nhà để tạo thông thoáng. Các bàn làm việc ở phòng trước và sau đều được bố trí thuận sáng. 2.2 Giải pháp làm mát của giếng trời Việc đưa nắng vào nhà thông qua giếng trời cũng có những hạn chế nhất định, cần phải cân nhắc và hợp lý. Chỉ cần một sai sót nhỏ, hệ thống sẽ không làm việc, thậm chí làm cho môi trường trong nhà tồi tệ hơn. Lúc đó, giếng trời là nơi bị mặt trời đốt nóng, nó sẽ truyền nhiệt Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 6 cho các phòng lân cận Ngoài việc dẫn gió vào nhà, chúng ta cần phải tạo không gian quanh giếng trời thông thoáng thì gió mang vào mới đạt hiệu quả làm mát cho ngôi nhà tốt nhất. Một số giải pháp làm mát nhà phố thông qua giếng trời:  Có thể dùng một số vật liệu lấy sáng như: kính chống nóng, nhựa chống nóng, cho khu giếng trời. Nhưng cần bố trí khe thoát gió đối lưu trong nhà mang phần nhiệt nóng ra ngoài.  Ngoài ra có thể xây tăng chiều dày của tường các phòng (nhất là tường hướng Tây), phần tường tiếp xúc với giếng trời,để giảm truyền bức xạ nhiêt do mặt trời nung nóng tường vào nhà.  Khu vực giếng trời có thể ốp hoặc trang trí 1 số vật liệu chống nóng như: các giỏ cây cảnh trang trí, các block bê tông nhẹ trang trí (có thành phần xốp nhiều hay đc sử dụng chống nóng cho các tòa nhà và nhà dân),  Ngoài ra có thể bố trí tiểu cảnh nước nhỏ ở khu vực giếng trời, giảm bức xạ nhiệt cho ngôi nhà. 1. Giếng trời có tác dụng thông gió tự nhiên. 2. Mở thông và có cửa giữa các phòng để tạo gió xuyên phòng. 3. Tăng hiệu quả làm mát nhờ hơi nước có được từ hồ nước trong nhà (làm mát đoạn nhiệt). 4. Bức tường xanh cũng giúp tăng hiệu quả làm mát nhờ hơi nước. H Hình 5: Giếng trời xanh cho nhà phố  Phun nuớc, phun sương: việc phun nước, phun sương tạo ra hiện tượng nước bốc hơi thu nhiệt, đồng thời tăng cường đối lưu không khí. Ngoài ra, áp lực phun nước, sương tạo chuyển động không khí gây mát. Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 7 3. BỐ TRÍ GIẾNG TRỜI HỢP LÝ 3.1 Giếng trời kết hợp cầu thang Hình 6: Giếng trời nằm cạnh cầu thang Hình 7: Giếng trời giữa hai vế thang Hình 7: Giếng trời bên cạnh chiếu nghỉ Hình 8: Giếng trời tại chiếu đi, chiếu đến Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 8 3.2 Giếng trời nằm giữa nhà Hình 9: giếng trời nằm giữa nhà 3.3 Giếng trời nằm cuối nhà Hình 10: giếng trời nằm cuối nhà 4. LÀM ĐẸP GIẾNG TRỜI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP 4.1 Làm đẹp giếng trời Giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy sáng và thông thoáng tự nhiên, giải pháp của môi trường vi khí hậu; nhưng thực tế, giếng trời trở thành một không gian đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà. Thông thường, để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. tại vị trí đó, có thể khai thác giếng trời tới ba mặt (một mặt thường giáp tường biên), cho các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang… hay các phòng chức năng khác. Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác và dễ được đầu tư, chăm chút để cho giếng trời đẹp, làm cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, bếp… cũng đẹp hơn. Tất nhiên cũng có những ngôi nhà có hơn một giếng trời và cũng không phải ngôi nhà nào có giếng trời thì cũng nằm ở giữa nhà. Mỗi kiểu giếng trời có một vẻ đẹp riêng cho mẫu nhà phố, nhưng nhìn chung, thiết kế giếng trời tập trung nét thẩm mỹ vào ba phần chính là: đỉnh giếng – nơi có mái kính và hệ khung mái (kết hợp hoa sắt bảo vệ); những diện tường xuyên tầng của giếng trời, và đáy giếng. Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 9 Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng chính hệ khung mái, hoa sắt. (hình 11). Nơi đây cũng có thể treo đèn hay các vật trang trí. (hình 12) Hình 11 Hình 12 Diện tường trong giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh… kết hợp chiếu sáng. Hình 13: Với phong cách hiện đại, mảng tường có thể sử dụng những loại gạch lát, đá ốp ngẫu nhiên tạo hình hoa văn sống động hay những mảng màu sắc tuỳ theo thiết kế nội thất của ngôi nhà. Ngoài ra, cũng có thể sơn tường tạo thành những bức tranh trang trí độc đáo hoặc treo tranh, tượng gốm. Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh Khoa Kiến trúc | Bộ môn Môi trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 10 Hình 14: Có thể tạo một mảng tường xanh với cây dây leo, để cây leo tự nhiên hay sắp đặt sẵn lưới kẽm theo hình vuông hoặc oval để cây leo lên hoặc cũng có thể trồng những loại cây thả tự nhiên xuống tận tầng trệt hoặc tầng 2. Và đáy giếng có thể là vườn cây, vườn khô, bể cảnh, bể cá… Hình 15: Lối đi được cách tân với một khoảng giếng trời Hình 16: Góc nhỏ đầy nắng và cây xanh, tạo khung cảnh đẹp cho phòng khách [...]... mới của kiến trúc nhà phố Nguồn ánh sáng và gió tự nhiên từ giếng trời cũng giúp tiết kiệm điện năng Nếu chọn được cách trang trí phù hợp, giếng trời nhà bạn sẽ là một không gian ấn tượng Giếng trời – "lỗ thở" trong ngôi nhà phố 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn, Trị Giếng trời – giải pháp đưa nắng gió vào không gian sống Tạp chí không gian sống tháng 2 & 3/2011 [2] Hà, Thành Giếng trời http://sgtt.vn/... trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường 5 KẾT LUẬN Giếng trời trở nên cần thiết, chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc cải thiện vi khí hậu của những căn nhà phố, vốn chật hẹp, tù túng Thiết kế một giếng trời là một giải pháp kiến trúc, nhưng có khi lại đóng vai như một tiêu chuẩn thiết kế Hơn thế, chức năng thẩm mỹ trong những thiết kế giếng trời đã làm thiết kế nhà có giếng trời. .. nhẹ nhàng như chính vai trò của nó Hãy hạn chế tối đa những thứ ở giếng trời có thể làm ảnh hưởng đến vai trò chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên 4.2 Những vấn đề thường gặp khi bố trí giếng trời Giếng trời ở mỗi nhà một khác, mỗi chủ nhà một ý thích, mỗi kiến trúc sư một ý tưởng Dù vậy, vẫn có những điểm chung thường gặp cần lưu ý để cho "điểm nhấn" trong ngôi nhà được hữu ích trong công năng và phát...  Giếng trời là một cái ống, vì vậy âm thanh truyền trong giếng trời rất vang và rõ Người ngồi tầng dưới nói chuyện, người tầng trên có thể nghe; làm mất sự riêng tư hoặc làm phiền lẫn nhau Vì vậy các diện tường trong giếng trời không nên làm phẳng, trơn tất cả Cần có một số mảng nhám, sần để tiêu âm; như dùng sơn gai, ốp đá tự nhiên, gạch thẻ, xây gạch trần… Đó cũng là thủ pháp trang trí  Nếu giếng. .. giếng trời không có mái che, thì đáy giếng phải tổ chức thoát nước thật tốt, và đáy giếng trời phải đủ rộng cũng như khu vực xung quanh phải có hệ thống che chắn (tường, vách, cửa) để nước mưa rớt xuống sàn đáy giếng trời không bắn vào những không gian sinh hoạt sạch sẽ  Với giếng trời có mái, cần có giải pháp mái hợp lý, phòng khi mưa, có gió to sẽ tạt mưa qua các khe, ô thoáng của mái xuống nhà ... trường và Thiết kế bền vững | Môn Kiến trúc và Môi trường Tuy nhiên cần lưu ý làm giếng trời thì trước hết phải đảm bảo chức năng của nó, rồi mới đến việc trang trí Thực ra, tự thân giếng trời đã là một bộ phận, một không gian đặc biệt, cùng với ánh sáng khá mạnh từ phía trên chiếu xuống, đã trở thành điểm nhấn Không nên trang trí, sắp đặt quá phức tạp rườm rà, làm cho rối mắt Hãy để giếng trời thông. .. lang, cầu thang tiếp giáp với giếng trời phải có lan can, hoa sắt đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn (chiều cao, khoảng cách khe hở)  Ở một số vùng, nắng mùa hè rất gắt, nhất là vào buổi trưa nắng chiếu thẳng xuống giếng trời, có thể gây thừa sáng, chói loá, ảnh hưởng – hư hại tới sàn gỗ, đồ đạc; thì có thể lắp thêm một hệ thống rèm trần dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết ánh sáng 11 Trường... treo (nếu có) trên các bức tường của giếng trời phải trong tầm tay với hoặc có giải pháp an toàn để kiểm soát, tránh bị khó khăn khi cần bảo dưỡng, sửa chữa đèn – điện, chăm sóc cây cảnh  Nếu dưới giếng trời không phải là khu vực cố định như hồ cá, vườn cảnh, mà là nơi qua lại, hoặc không gian sinh hoạt; thì không treo những chậu cây, treo đèn, vật trang trí to – nặng phía trên có thể gây nguy hiểm... http://sgtt.vn/ http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chitiet/167835/Gieng-troi.html [3] Viện nghiên cứu kiến trúc (1997), Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội [4] Kiến trúc Nhà đẹp (2007), Nxb trẻ, Đà Nẵng [5] Hồ, Minh Trí Sử dụng hiệu quả không gian Giếng Trời http://blogkientruc.thietthach.vn/ [6] Phạm Đức Nguyên (2006), Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ . & 3/2011. [2] Hà, Thành. Giếng trời. http://sgtt.vn/ . http://sgtt.vn/Kien-truc-doi-song/Chi- tiet/167835 /Gieng- troi. html [3] Viện nghiên cứu kiến trúc (1997), Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới. mắt. Hãy để giếng trời thông thoáng, nhẹ nhàng như chính vai trò của nó. Hãy hạn chế tối đa những thứ ở giếng trời có thể làm ảnh hưởng đến vai trò chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên. 4.2 Những. giếng trời Nội dung 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ PHỐ….…………….……… ….3 1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………………….… 3 1.2. Vai trò của giếng trời trong nhà phố ………………………………………

Ngày đăng: 03/06/2015, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w