1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TIEU SU ANH HUNG - LUC

10 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • TIỂU SỬ CỦA KIM ĐỒNG

  • LÊ VĂN TÁM

  • NGUYỄN BÁ NGỌC

Nội dung

TIỂU SỬ CỦA KIM ĐỒNG Tên thật là Nông Văn Dền, quê thôn Nà Mạ, xã Trường Hà( nay là Xuân Hoà), huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhà Kim Đồng nghèo lắm, từ lúc nhỏ đã phải làm rất nhiều việc để giúp mẹ. Cậu bé chưa đầy 15 tuổi nhưng nhận công tác nào cũng hoàn thành nhiệm vụ. KĐ vừa mưa trí, vừa dũng cảm, luôn có sáng kiến bảo vệ tài liệu mật qua những hình thức ít ai có thể ngờ đến như: giấu trong ống cần câu, gặp dịch doạ khám xét KĐ vẫn bình tĩnh như không. Khi cán bộ họp, KĐ vừa ngồi câu bên bờ suối, vừa làm công tác gác cho cán bộ họp. Lần cuối cùng canh giác để cán bộ họp bất thường, KĐ thấy lính vây, chỉ còn cách nhờ bạn lẻn lối khác về báo cho cán bộ, còn mình đánh động để lính chú ý mình. Quả nhiên lính bị lừa. Tên lính gần nhất đã thẳng tay bắn vào KĐ. Tiếng súng nổ cũng là tiếng báo động cho cán bộ đang họp thoát nạn. Nhưng chính KĐ đã gục ngã bên bờ suốt. Hôm ấy là ngày 15-2-1943. Người đội viên đầu tiên đã nêu gương vì cách mạng mà quên mình, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ. Đó làm tấm gương sáng chói cho nhiều gương cao quý khác trong đội ngũ đội Thiếu Niên Tiền Phong. TIỂU SỬ ANH HÙNG CHI ĐỘI MANG TÊN: VÕ THỊ SÁU (1935-1953) Tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh tại làng Đất Đỏ, tỉnh Đồng Nai. Mới 12 tuổi, chị Sáu đã được người anh trai giác ngộ cách mạng, rồi theo anh trốn lên chiến khu. Năm 14 tuổi nhận nhiệm vụ, chị trở về hoạt động tại quê nhà, dùng lựu đạt giết chết một tên quan Pháp và làm bị thương nhiều tên khác. Sáu đó, chị Sáu ở lại Bà Rịa điều tra tình hình địch và liên lạc tiếp tế cho chiến khu. Lần thứ hai, năm 1950, chị lại mang lựu đạn về làng giết Cai tổng Tòng, tên tay sai đại gian ác của địch trong vùng. Lần này chị đã bị giặc Pháp bắt. Gần ba năm, chúng đã giam chị từ nhà tù này sang nhà tù khác, cùm kẹp, tra tấn giã man, đôi khi lại dụ dỗ, mong chi khai báo ra tổ chức và cán bộ của cách mạng. Nhưng trước sau chị kiên gan chịu đựng, không để lộ bí mật cách mạng. Cuối cùng kẻ thù đã xử bắn chị ở Côn Đảo. Chị ra pháp trường với nụ cười chiến thắng. Không chịu để kẻ thù bịt mắt, người con gái Đất Đỏ hiên ngang nhìn thẳng vào nòng súng kẻ thù, hô vang trước khi ngã xuống: - Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất muôn năm! - Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm! Mộ chị đặt tại nghĩa trang Hàm Dương trên Côn Đảo. Chị đã được NHà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. LÝ TỰ TRỌNG (1913-1931) Thuở nhỏ, gọi là Lê Hữu Trọng, quê xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình anh phiêu bạt sang Thái Lan sinh sống từ lâu, năm 1913 anh ra đời tại May, tỉnh Na Khôn, Thái Lan. Anh sớm được đi học và có ý thức về những họat động cứu nước. Đầu năm 1926, anh được Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc sang Thái Lan chọn đưa về Quảng Châu. Ở đây Lê Hữu Trọng được Nguyễn Ai Quốc đặt tên là Lý Tự Trọng. Mua thu năm 1929, anh được đưa về Sài Gòn làm công làm công tác ở cơ quan Trung ương An Nam cộng sản đảng, giữ nhiệm vụ liên lạc với các cơ sở để giao nhận tài liệu cả trong và ngòai nước, làm phiên dịch cho các đồng chí Trung ương với các đồng chi quốc tế. Trong ngày mít tinh kỉ niệm khởi nghĩa Yên Bái ngày 09/02/1931, anh đã bắn chết mật thám Lơgơrăng(Legrand) để bảo vệ đồng chí Phan Bôi đang diễn thuyết tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh đòi thả những chiến sỹ cách mạng bị chúng cầm tù. Ngay sau đó, anh bị địch vây bắt. Trong tù, bọn thực dân dùng mọi thủ đọan tra tấn tàn bạo nhất, làm cho anh chết đi, sống lại nhiều lần, nhưng chúng vẫn không khuất phục được người chiến sỹ công sản gang thép trẻ tuổi. Bọn chúng phải kính nể gọi là “Ong Nhỏ”. Đứng trước tòa, anh vẫn tiếp tục vạch mặt bọn đế quốc và lớn tiếng tuyên truyền cách mạng. Bị kết án tử hình, trong nhà tù, hàng ngày anh vẫn tập thể dục và đọc Truyện Kiều. Giặc Pháp đã xử tử anh tạ Sài Gòn ngày 21/11/1931. Trước khi chết, anh vẫn hát vang bài “Quốc tế ca” KƠ- PAKƠ- LƠNG Kơ- Pa Kơ- Lơng sinh ngày 19/8/1948, người dân tộc Gia Rai, Tây Nguyên. Căm thù Mỹ Diệm giết cha, Kơ- Pa Kơ- Lơng quyất chí trả thù. Mới 13 tuổi, Kơ- Pa Kơ- Lơng đã xin vào du kích, nhưng khống được xã đội nhận vì quá bé và không có súng để đánh giặc, Kơ- Lơng liền tự làm lấy nỏ, vót tên, phục kích bắn bị thương một tên địch. Nó không chết vì tên không tẩm độc , Kơ- Lơng xin người già mũi tên có thuốc độc và bắn chết liên tiếp ba tên liền. Thế là Kơ- Lơng được gia nhập du kích và được phát súng, nhận 3 viên đạn với điều kiện: Phải hạ 3 tên địch. Kơ- Pa Kơ- Lơng đã bắn như sau: Phát thứ nhất, bắn "xâu táo" xiên một lúc năm tên. Phát thứ hai, "xâu táo" ba tên, hai thằng chết tại chỗ. Hạ quá ba tên rồi, Kơ- Pa Kơ- Lơng nộp lại viên đạn thứ ba. Đến một trận khác, Kơ- Lơng bắn ba viên hạbảy tên. Trận khác nữa: bảy viên hạ hẳn 19 tên giặc! Trong đơn xin gia nhập quân đội, Kơ- Pa Kơ- Lơng viết:" Em đã giết ba mươi bốn tên giặc Mỹ- Ngụy, phá được tám xe cơ giới. Nay em đã lớn, xin cấp trên cho em được làm giải phóng quân". Năm mười tám tuổi, Kơ- Pa Kơ- Lơng đã đáng 30 trận, giật 12 quả mìn, lật nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên địch, trong đó có 4 tên Mỹ xâm lược. Kơ- Pa Kơ- Lơng được tặng danh huyện Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam. CÙ CHÍNH LAN (1930-1952) Anh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Quỳnh Đôi- huyện Quỳnh Lưu- tỉnh Nghệ An. Mẹ mất sớm, tuy còn nhỏ, anh đã phải làm cực nhọc để giúp cha nuôi các em. Trong cách mạng tháng Tám, anh theo bà con trong làng lên huyện giành chính quyền. Sau đó anh hăng hái thực hiện mọi công tác cách mạng, sinh hoạt Đội, Đoàn, tham gia dân quân chiến đấu, ngày đêm luyện tập để bảo vệ xóm làng. Năm 1946, anh xung phong vào bộ đội và làm chỉ huy tiểu đội. Trong các trận đánh, anh rất mưu trí, gan dạ. Tham gia chiến dịch Quang Trung (1950), anh được nêu gương "Anh hùng tay không diệt giặc" và được tặng Huân chương Chiến công. Nắm951, trong chiến dịch Hoà Bình, trên đường số 6, anh dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng địch, tạo điều kiện cho đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, được tặng Huân chưng Quân công. Đoạn đoàn đã phát động phong trào thi đua giết giặc lập công theo gương anh. Tháng 2- 1951, đơn vị anh được lệnh đáng đồn Gôtô là một cứ điểm quan trọng của địch. Trận đánh diễn ra rất ác liệt. Trong chiến đấu bị cụt cả hai tay, sau đó lại bị cụt thêm một chân, anh vẫn theo đõ và trực tiếp chỉ huy đồng đội đến hơi thở cuối cùng Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ I (5-1952) đã truy tặng Cù Chính Lan danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. NGUYỄN VĂN TRỖI (1940-1964) Quê anh ở xã Thạch Quýt- huyện Điện Bàn- tỉnh Quảng Nam. Năm 15 tuổi anh ra Đà Nặng làm việc rồi vào Sài Gòn làm thợ điện. Anh tham gia cách mạng, trở thành đoàn viên thanh niên và một chiến sỹ giải phóng trong đơn vị biệt động bí mật của Sài Gòn. Anh đã nhận nhiệm vụ đặt bom ở cần Công Lý để giết tên Mắc Na-ma-ra- Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, đến Sài Gòn ra lệnh cho bọn tay sai chống lại nhân dân ta. Ngày 9/5/1964, trong khi chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ đặt chất nổ ở cầu Công Lý, anh bị địch bắt. Chúng tra tấn rất dã man và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng anh không hề lay chuyển. Chúng hỏi anh muốn gì, anh trả lời: Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao muốn miền Nam được giải phóng. Cuối cùng chúng quyết định giết anh. Ra tới trường bắn chúng định bịt mắt anh. Anh giật chiếc khăn ra khỏi và nói: - Không! Phải để tôi nhìn mảnh đất này! Mảnh đất thân yêu của tôi! Và anh hô to:"Hãy nhớ lấy lời tôi: Đã đảo đế quốc Mỹ! Đã đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!" Anh đã được Nhà nước truy tặng Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân. PHAN ĐÌNH GIÓT (1920-1954) Quê anh ở huyện Cảm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà rất nghè, bố mất sớm, anh phải đi ở, làm thuê từ năm 13 tuổi. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950 xung phong vào bộ đội chủ lực. Trong chiến đấu, anh luôn luôn nêu cao tinh thần quả cảm, kiên quyết vượt mọi khó khắn, hoàn thành nhiệm vụ. Mùa đông năm 1953, đơn vị anh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiều ngày 13- 3-1954, có lệnh nổ súng tiêu diệt vị trí Him Lam, sau nhiều loạt pháo dọn đường, các chiến sỹ ta xông lên liên tiếp đánh bộc phá. Địch tập trung hoả lực, bắn như trút đạn xuống trận địa đồng đội bị thương vong rất nhiều. Mặc dù bị thương ở đùi, Phan Đình Giót vẫn ôm bộc phá lao lên đánh giặc. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, anh vọt lên bám chắc lô cốt, ném thủ pháo, , bắn kiềm chế cho đơn vị tiến vào. Bị thương vào vai, màu cháy đầm đìa, anh cố gắng nhích dần người đến lô cốt số 3, rồi dùng hết sức còn lại lao cả thân mình vào bịt lỗ châu mai địch. Hoả điểm của địch bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam. Anh được Quốc hội và Chính phủ truy tặng Huân chương Quân công hạng Hai và danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân. NGUYỄN THỊ MINH KHAI (1910-1941) Quê xã Vĩnh Yên thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, bà sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, chị được kết nạp Đảng. Năm 1931, chị bị bắt ở Hương Cảng, bị tra tấn dã man. Năm 1935, sau khi ra khỏi tù, được cử làm đại biểu chính thức dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản tại Matxcơva và vào trường Đại học Phương Đông. Năm 1936, làm Bí thư thành uỷ Sài Gòn- Chợ Lớn, cùng các đồng chí lãnh đạo cao trào 1936-1939. Năm 1940 chị bị địch bắt, cùng chồng là Lê Hồng Phong và em gái là Nguyễn Thị Quang Thái. Biết chị là cán bộ quan trọng, giặc dùng đủ mọi cực hình để bắt chị khai, nhưng không có kết quả. Chúng đưa về giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Ngày 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ. Quân thù vin vào cuộc khởi nghĩa để kết án chị và đồng chí Lê Hồng Phong. Chúng bố trí để hai người nhận nhau. Không mắc mưu địch, mặc dầu đã lâu không gặp mặt chồng, chị ghìm giữ và nói với giặc: "Tôi không biết người này" Không khuất phục được người con gái quả cảm, cuối cùng chúng đã đưa chị cùng với một số đồng chí khác ra tào xử và kết án tử hình. Ngày 26-8-1941, thực dân Pháp đã bắn chị tại Hóc Môn. TRẦN VĂN ƠN (1931-1950) Anh là con một gia đình công chức nghèo ở xóm ao động Bàn Cờ, nằm giữa Sài Gòn- Chợ Lớn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) Ngày thực dân Pháp gây chiến ở Nam Bộ hòng chiếm lại nước ta (23/9/1945), Trần Văn Ơn mời 14 tuổi, sống trong vùng chiếm đóng, hàng ngày, anh chứng kiến bao tội ác đẫm máu của bọn chúng với đồng bào ta nên mặc dù còn ít tuổi , đã sôi sục bầu máu nóng giết giặc cứu nước. Năm 1949, giặc thua to trên chiến trường càng ra sức khủng bố nhân dân trên các vùng tạm chiếm. Chúng thẳng tay bắt bớ, giam cầm nhiều người, trong đó có cả học sinh và sinh viên. Trần Văn Ơn đang học trường trung học Pêtruýt Kí (Sài Gòn), đã gia nhập đoàn thể học sinh kháng chiến hơn một năm, bí mật hoạt động trong nội thành. Ngày 9/1/1950, cùng nhiều bạn khác, Trần Văn Ơn hứng dẫn đoàn biểu tình học sinh, sinh viên, có cả cha mẹ học sinh tham gia, kéo đến dinh Thủ hiến của chính quyền tay sai. Bọn chúng đã khủng bố, dùng vòi rồng phun nước, dùng cui điện đánh đập, xả súng tiểu liên vào các em nhỏ và nữ sinh. Trong lúc anh Ơn cứu một nữ sinh bị bọn cảnh sát hành hung, anh bị trúng đạn giặc. Tin anh chết vì đạn giặc nhanh chóng truyền đi khắp nơi. Ngày 12/1/1950, đông đảo nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn xuống đường tiễn đưa người con bất khuất của đô thành đến nơi an nghỉ cuối cùng. Hưởng ứng phong trào đấu tranh, ngay ngày hôm sau (13/9) học sinh, sinh viên Hà Nội đã rầm rộ bãi khoá bất chấp mọi thủ đoạn khủng bố của đế quốc Pháp và bọn bù nhìn tay sai. NGUYỄN VIẾT XUÂN (1934-1966) Người xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc). 18 tuổi anh đã từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do tham gia bộ đội . Năm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị pháo cao xạ của Nguyễn Viết Xuân đã góp phần quan trọng cho chiến thắng oanh liệt này. Trong cuộc chiến đấu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nguyễn Viết Xuân là chính trị viên đại đội pháo phòng không, làm nhiệm vụ ở khu vực Tây Quảng Bình. Trong trận chiến đấu ngày 18/11/1966, mặc dù bị thương nặng nhưng anh vẫn không rời vị trí chỉ huy. Nguyễn Viết Xuân bình tĩnh yêu cầu y tá cắt đứt phần chân bị đạn địch bắn nát và tiếp tục động viên cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị bằng khẩu lệnh: “Nhằm thẳng quân thù ! Bắn !” Trận đánh kết thúc thắng lợi, nhưng Nguyễn Viết Xuân đã hy sinh. Lời dặn dò cuối cùng “Nhằm thẳng quân thù ! Bắn !”, từ đó đã trở thành khẩu lệnh trong lực lượng phòng không, không quân chống Mỹ cứu nước. Nguyễn Viết Xuân đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. TRẦN QUỐC TOẢN (1267-1285) Vị thiếu niên anh hùng, danh tướng của một cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông. Ông là quý tộc họ Trần, có người cho rằng ông sinh ra ở Trang Liệt (Tiên Sơn- Bắc Ninh), có người cho rằng ông là con của Hoài Đức vương Bà Liệt, sống ở Tây Chân (Nam Định). Năm 1282, vua Trần mở Hội nghị Bình Than (Hải Dương) để thống nhất ý chí chống giặc. Bấy giờ, ông mới 15 tuổi, tước là Hoài Văn Hầu, được tin đã tự đến dự. Thấy ông còn nhỏ quân canh giữ không cho vào. Ông nghĩ giận mà bót nát quả cam đang cầm trong tay lúc nào mà không hay. Ông quay về trang trại mình, huy động 1000 người dân thân thuộc họp thành một đạo quân, ngày đêm tập luyện, rèn đúc vũ khí. Năm 1285, quân Nguyên tràn sang nước ta, ông đã dẫn quân lên đường kháng chiến, giương cao lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”( Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Quân nguyên do Thoát Hoan cầm đầu rút về Kinh Bắc (Bắc Ninh), Quốc Toản được lệnh đem quân mai phục ở vùng sông Như Nguyệt (sông Cầu). Giặc bị đánh tan rã, nhưng trong chiến thắng oanh liệt này, người anh hùng mới 18 tuổi đầy hứa hẹn đã hy sinh. Tin báo về, vua Trần Nhân Tông vô cùng thương tiếc, thân làm bài văn tế và phong ông tước Vương. Người thiếu niên anh hùng Trần Quấc Toản đã trở thành tấm gương tiêu biểu, để biết bao thế hệ trẻ yêu nước Việt Nam noi theo. PHẠM HỒNG THÁI (1895-1924) Anh sinh ngày 14/5/1895, trong gia đình nhà Nho nghèo, ở xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 1920 anh làm công nhân tại nhà máy xe lửa Trường Thi và nhà máy đèn Bến Thuỷ. Năm 1922, anh làm công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng. Đầu năm 1924, anh cùng với Lê Hồng Phong và Lê Thiết Hùng tìm đường sang Thái Lan, rồi sang Trung Quốc. Tại Quảng Châu, để gây tiếng vang cho phong trào cách mạng Việt Nam, anh nhận nhiệm vụ tạc đan giết tên Toàn quyền Meclanh (Merlin) nhân dịp hắn ghé qua Quảng Châu. Tối hôm 19/6/1924, tại buổi tiệc ở khách sạn Victoria ở Sa Diện- tô giới của Pháp trên đất Trung Quốc, Phạm Hồng Thái cải trang thành phóng viên đi vào khách san, ném tạc đan vào bàn tiệc. Sau đó anh chạy ra bờ sông Châu Giang. Bị bọn lính Pháp đuổi gấp, nên phải nhảy xuống sông và bị nước cuốn trô, anh đã anh dũng hy sinh. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái bùng nổ đúng lúc những nhân tố cách mạng đã phát triển, nên có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước của đồng bào, báo hiệu bắt đầu thời kỳ đấu tranh mới của dân tộc. TÔ VĨNH DIỆN ( 1924-1953) Quê xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, trong gia đình nông dân nghèo, phải đi ở kiếm ăn. . Cách mạng tháng Tám thành công anh tham gia dân quân ở địa phương, năm 1949 xung phong vào bộ đội. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Tô Vĩnh Diện được điều về làm Tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trên đường đơn vị hành quân và kéo pháo hơn 1000 km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch. Đêm tồi, đường dốc, dây kéo pháo đứt, pháo lao nhanh xuống dốc. Trước cảnh hiểm nghèo đó anh hô anh em: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và buông tay lái xông lên trước, lấy thân mình lao vào chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng, nghiêng tựa vào bờ, nhờ đó đơn vị giữ được pháo không rơi xông vực. Anh được Quốc hội, Chính phủ Huân chương chiến công hạng nhất, Huân chương Quân công hạng hai và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. BẾ VĂN ĐÀN (1931-1954) Anh là người dân tộc Tày, quê xã Quang Vinh, huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Bố mất sớm, hai mẹ con sống côi cút, rất cực khổ. Lớn lên, muốn vào bộ đội đánh giặc, anh phải trốn mẹ ra đi (1949). Năm 1954, trên đường đi chiến dịch, đơn vị anh nhận được lệnh cấp tốc lê Lai Châu chặn địch đang chuẩn bị rút về Điện Biên Phủ. Đại đội anh đã kịp thơi tiêu diệt địch ở Mường Pồn. Nhưng sau đó, máy bay dịch kéo tới oanh tạc, phối hợp với quân bộ của chúng bao vây nơi quân ta đóng quân. Khi bọn giặc xông lên, khẩu trung liên của một chiến sỹ do tầm súng quá thấp nên không bắt tới địch, Bế Văn Đàn đã vụt nhảy đến, quỳ rập xuống kê súng lên lưng và hai tay nắm chắc hai càng súng, miệng thét lới giục đồng đội bắn chặn giặc, bị địch bắn trúng vai ngã nhào, khi tỉnh dậy anh lại kêu đồng đội kê súng lên lưng anh tiếp tục bắn. Bế Văn Đàn đã ngã xuống chiến trường, quân ta thừa thắng xông lên tiêu diệt địch. Anh được Quốc Hội và Chính phủ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân. TRẦN PHÚ (1904-1931) Ông sinh ngày 01-5-1904, tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nguyên quán ở làng Tùng Ảnh, xã Việt Yên Hạ, nay là xã Đức Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Bố mẹ mất sớm, nhưng đựơc họ hàng giúp đỡ cho ăn học. Năm 1922, đỗ đầu kỳ thi Cao đẳng tiểu học ở Huế, được bổ về dạy tại trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh. Năm 1925 tham gia hội Phục Việt. Tháng 7-1926, Trần Phú được cử sang Quảng Châu( Trung Quốc), ông được gặp Nguyễn Ái Quốc và được huấn luyện về chủ nghĩa Mác- Lênin, rồi được kết nạp vào Cộng sản đoàn trước khi về nước hoạt động tiếp. Mùa xuân 1927, ông được cử sang học ở trường Đại học Phương Đông Matxcơva, nhóm cộng sả Việt Nam học ở đây do ông làm Bí thư. Tháng 4-1930, Trần Phú về nước được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. Tháng 10-1930, ông được cử làm Tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ngày 19-4-1931, do Ngô Đức Trì phản bội, Trần Phú đã bị địch bắt tại Sài Gòn. Biết đây là Tổng bí thư của Đảng, bọn địch đã dùng đủ mọi cực hình để tra tấn, nhưng chúng đã không thể nào khuất phục được người công sản trẻ tuổi kiên cường. Tháng 8-1931, ông bị ốm nặng, thực dân Pháp buộc phải đưa ông sang điều trị tại nhà thương Chợ Quán. Nhưng bệnh nặng, nên ngày 06-9-1931 ông đã từ trần. Trước khi mất Trần Phú dặn các đồng chí mình: “ Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. NGUYỄN VĂN CỪ (1912-1941) Quê làng Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo, có truyền thống yêu nước. Anh là học sinh xuất sắc của trường Bưởi (tức là trường Chu Văn An, Hà Nội ngày nay). Năm 1927 anh bị đuổi khỏi trường vì tham gia phong trào yêu nước. Tháng 6-1929, anh được kết nạp vào chi bộ đầu tiên của Đông Dương Công Sản Đảng. Sau ngày thành lập Đảng (3-2-1930), anh được bầu làm Bí thư đặc khu ủy Hòn Gai- Uông Bí, sau đó bị địch bắt kết án tù khổ sai, đày đi Côn Đảo, trong nhà tù anh vẫn tiếp tục tổ chức anh em đồng chí đấu tranh, học tập lý luận. Anh trở thành nhà lý luận Đảng. Năm 1936, anh ra tù. Năm 1937, anh được cử vào Ban thường vụ Trung ương Đảng, năm sau làm Tổng bí thư của Đảng. Tháng 6-1940, anh bị địch bắt. Bọn đế quốc dùng mọi cự hình để tra tấn khai thác tài liêu, nhưng trước sau anh vẫn kiên cường, bất khuất, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ, chúng kết án tử hình Nguyễn Văn Cừ cùng một số đồng chí khác, tại trường bắn Bà Điểm ( Hóc Môn, Gia Định). BÙI THỊ XUÂN (?-1802) Nữ tướng Tây Sơn. Bà quê thôn Phú Xuân, xã Bình Phú (Tây Sơn, Bình Định). Thuở nhỏ, bà học võ rất giỏi, sau này cùng chồng là Trần Quang Diệu gia nhập vào nghĩa quân Tây Sơn. Tây Sơn sụp đổ, bà theo vua Cảnh Thịnh chạy ra Nhệ An, tự chỉ huy 5.000 quân chặn giặc ở luỹ Trấn Ninh. Tháng 2-1802 bà và chồng bị bắt tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Chồng bà Trần Quang Diệu bị giết, còn bà và con gái bị voi giày. Một giáo sỹ phương Tây là Bítxase chứng kiến cái chết can trường, lẫm liệt của bà có mô tả: “Bùi Thị Xuân không hề biến đổi sắc mặt. Tiến trước đầu voi rất bình tĩnh, mấy tên lính thét la om sòm bảo bà quỳ xuống, nhưng bà vẫn thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại, bọn lính phải lấy giáo thọc vào đùi voi, voi mới quặp lấy bà tung lên trời” LÊ VĂN TÁM Hồi Nam Kỳ khởi nghĩa 1940, gia đình Lê Văn Tám ở Sài Gòn vật chất túng thiếu. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhưng chỉ hơn tháng sau, Pháp quay lại nổi súng gây chiến. Gia đình Lê Văn Tám ở trong vùng tạm chiến, vì hoàn khó khăn nên mỗi người phải lao động tuỳ sức. Lê Văn Tám bé nhất đi bán lạc rang khắp phố phừơng. Mỗi khi qua trạm giác của địch ở nội thành, Lê Văn Tám không sao chịu được cảnh bọn chúng ngạo mạn, hổ xược, coi rẻ bà con cô bác Việt Nam. Mỗi ngày, lòng hận thù càng cao, Tám tìm cách trả thù. Tám thường gét đến một trạm gác kho xăng và đạn khá lớn của giặc ở khu vực trung tâm thành phố. Xăng dầu để ra sao, xe cộ ra vào thế nào, khi nào đổi gác Tám biết rất rõ… Thế rồi một hôm, như mọi ngày, Tám đem lạc cho bọn lính chờ dổi ca gác. Lựa lúc bọn lính không để ý, Tám chạy như bay vào chỗ những phuy xăng gần nhất, nơi có cả những can dầu lẻ, móc hộp quẹt giắt sẵn trong người, bật lửa… Ngọn lửa bùng lên, tiếng nổi liên tiếp, rền vang. Bọn lính còn kịp thấy thoáng qua đứa bé bán lạc trong khói lửa dày đặc, lao vút sâu thêm như ngọn đuốc, rồi hoà vào khói lửa bùng cháy dữ dội… Sau này, đồng bào thành phố Sài Gòn và nhân dân cả nước nhắc tới gương oanh liệt hy sinh vì đất ngước, vì dân tộc của Lê Văn Tám, đều quen gọi người thiếu nhi anh hùng ấy là: “ Ngọc đuốc sống” NGUYỄN BÁ NGỌC Là học sinh lớp 4B (1964-1965) trường phổng thông cấp I xã Quang Trung- huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh Hoá. Năm 1964, giặc Mỹ vừa đưa quân ồ ạt vào miền Nam, vừ cho máy bay leo thang đánh phá các tỉnh miền Bắc nước ta. Chúng ném bom cả trường học, bệnh viện. Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm, hào. Ngày 4 tháng 4 năm 1965, máy bay giặc Mỹ tới ném bom, bắp phá xã Quang Trung. Lúc ấy, người lớn ra đồng sản xuất, trong nhà chỉ còn có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã kịp chạy xuống hầm, vừa lúc bom rơi xống cạnh nhà Ngọc. Ở dưới hầm Ngọc nghe tiếng khóc to bên nhà bạn Khương. Không chút chần chừ, Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương khi thấy bạn mình đang bị thương. Hai em nhỏ của Khương là Oong, Đơ đang kêu khóc. Ngọc vừa bế, vừa dìu hai em xuống hầm. Ngọc vừa bò gần tới nơi hầm trú ẩn thì giặc lại thả bom bi và em bị 1 viên bi bắn vào lưng rất hiểm. Cứu được hai em nhỏ, rồi Ngọc mới tái mặt, lả đi. Viết thương quá nặng , Ngọc đãhy sinh vào lúc 2 giời ngày 5/4/1965 tại bệnh viện. Noi gương quên mình cứu em nhỏ, thiếu nhi cả nước ta ta đã học tập và làm theo Nguyễn Bá Ngọc. Ngay năm ấy và năm sau, đã xuất hiện : Trần Thị Miên, Trần Thị Vệ(Thanh Hoá), Trần Quốc Ý (Nghệ Tĩnh) đã dũng cảm liên tiếp cứu bạn, cứu em nhỏ trong bom đạn của địch. CHU VĂN AN (1292-1371) Người thầy giáo tiêu biểu, nổi tiếng. Tự là Tiêu Ẩn, hiệu là Văn Trinh, quê ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Thời trẻ học giỏi, tính tình thẳng thắn, không màng công danh, ở nhà dạy học. Ong là người thầy giỏi, nhưng nghiêm khắc, trọng tài năng của học trò và ghét những người cậy giàu ham chơi. Học trò của ông có nhiều người giỏi, giúp nước có công. Vua Trần Minh Tông nghe tiếng đã mời ông ra làm tư nghiệp (Thời Trần là Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám và dạy Thái tử học. Thời Trần Dụ Công (1341-1369), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đọa, làm nhiều điều sai trái. Ong dâng sớ xin chém 7 nịnh thần ( Thất trảm sớ), vua không nghe. Ong bèn treo ấn, từ quan về sống ở núi Phụng Hòang, huyện Chí Linh (Hải Dương), nhưng những khi triều hội lớn vẫn chống gậy về kinh dựng bàn. Dụ Tông giao việc chính sự, ông từ khước. Bà Thái Hòang Thái hậu hiền từ đã phải nhận xét: “ Người ấy là người không bắt làm tôi được !”. Vua sai người đem quần áo đến tặng, ông lạy tạ nhận xong rồi đem cho người khác. Trần Dụ Tông chết. Tiếp đó, xẩy ra vụ Dương Nhật Lễ. Rồi Nhật Lễ bị lật đổ, Trần Nghệ Tông lên thay. Ong vui mừng, chống gậy Kinh yết kiến vua, xong lại xin về làng cũ, không nhận chức tước, cũng không nhận ban thưởng. Không lâu sau, ông ốm mất. Vua Nghệ Tông đã cho người đến tế. Chu Văn An là người thầy chủ trương thực học, để lạc cho đời các tập thơ, bên cạnh đó còn có “Y học yếu giải tập chú” đúc kết lý luận Đông y cùng nhiều phương thuốc khác. Vua Trần đã lệnh thờ ông ở Văn Miếu. LÊ HỒNG PHONG (1902-1942) Ông sinh ra trong một gia đình nông dân lao động nghèo, tại xã Hương Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Lớn lên làm thư ký cho một hiệu buôn, rồi làm thợ máy diêm Vinh để kiếm sống. Chính ở đây ông được giác ngộ cách mạng. Năm 1924 ông cùng Phạm Hồng Thái sang Thái Lan, rồi Trung Quốc liên lạc với cách mạng. Ít lâu sau, được kết nạp vào Tâm tâm xã, rồi gia nhập Cộng sản đoàn, nòng cốt của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện chủ nghĩa Mác- Lênin. Ông được gửi vào học trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) và trường không quân ở Liên Xô, tiếp đó, vào trường Đại học Phương Đông nghiên cứu lý luận cách mạng. Cuối năm 1937, Lê hồng Phong về Sài Gòn- Chợ Lớn cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng của cả nước. Lúc này vợ ông (Nguyễn Thị Minh Khai) làm Bí thư thành uỷ Sài Gòn. Giữa năm 1938, Lê Hồng Phong bị địch bắt. Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn nhưng không kết quả. Vì không có chứng cớ để buộc tôi, cuối cùng, chúng kết án ông 10 tháng tù về tội mang căn cước giả. Hết hạn tù, ông bị đưa về làng quản thúc. Ngày 29-9-1939, ông bị bắt lần thứ hai và bị giam Khám Lớn (Sài Gòn). Nam Kì khởi nghĩa bùng nổ (11-1940) thực dân Pháp muốn nhân dịp này để giết ông nhưng không có để buộc tội nên đành phải kết án ông 5 năm tù và đày ra Côn Đảo. Ở Côn Đảo, biết Lê Hồng Phong là nhân vật quan trọng cuả Đảng, thực dân Pháp tìm mọi cách giết hại ông. Chúng tra tấn vô cùng dãn man và nhốt trong hầm tối, ở hầm tối một thời gian, ông bị kiết lị nặng, sức khoẻ suy kiệt. Ông qua đời ngày 6-9-1942. Lê Thị Hồng Gấm (1951-1970) Chị là anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, sinh năm 1951, trong một gia đình nông dân lao động ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang). Ngay khi còn nhỏ, chị đã được nghe kể những tấm gương hy sinh anh dũng của những người con ưu tú quê hương Mỹ Tho. Tấm gương can đảm của những anh hùng Thủ Khoa Huân, Trần Xuân Hòa đã tạo cho chị lòng yêu quê hương, căm thù quân xâm lược. Chị còn nghe kể về chiến công nghĩa quân Tây Sơn tại Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1779. Năm 16 tuổi, chị tham gia du kích, được Cách mạng phân công làm giao liên. Rất nhiều lần chị dũng cảm đưa cán bộ vượt qua vòng vây của kẻ thù. Có lần chị đã vượt sông đánh lạc hướng quân giặc, để cán bộ cách mạng thoát khỏi vòng vây. Năm 18 tuổi, chị được phân công về làm xã đội phó xã nhà. Khi ấy, chị ở hầm bí mật, cứ đêm lại về từng gia đình vận động nhân dân. Quê hương giải phóng, chị cùng bà con tổ chức sản xuất. Với những thành tích ấy, chị được kết nạp vào Đảng nhân dân cách mạng miền Nam, tức Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mùa xuân năm 1970, trên đường giao liên, chị đã bị máy bay địch bao vây phục kích, một mình chị với khẩu súng trên tay đã tiêu diệt nhiều tên địch và bắn rơi máy bay lên thẳng của chúng. Bị thương nặng, biết không qua khỏi, chị đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi gắng sức đập nát khẩu súng để khỏi lọt vào tay địch. Chị đã hy sinh trong trận đánh quyết liệt ấy. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng giải phóng miền Nam. Sau cái chết của người anh hùng 19 tuổi, phong trào học tập chị được dấy lên. Ngay quê hương chị, một đơn vị vũ trang nữ được mang tên chị. Tinh thần hy sinh kiên cường của chị là nguồn sức mạnh tiếp thêm và tạo ra những chiến công của đơn vị. Cảm động trước sự hy sinh anh dũng của chị, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác ca khúc "Những cánh chim Hồng Gấm". . 21/11/1931. Trước khi chết, anh vẫn hát vang bài “Quốc tế ca” K - PAK - LƠNG K - Pa K - Lơng sinh ngày 19/8/1948, người dân tộc Gia Rai, Tây Nguyên. Căm thù Mỹ Diệm giết cha, K - Pa K - Lơng quyất chí trả. TRỖI (194 0-1 964) Quê anh ở xã Thạch Quýt- huyện Điện Bàn- tỉnh Quảng Nam. Năm 15 tuổi anh ra Đà Nặng làm việc rồi vào Sài Gòn làm thợ điện. Anh tham gia cách mạng, trở thành đoàn viên thanh niên. mười tám tuổi, K - Pa K - Lơng đã đáng 30 trận, giật 12 quả mìn, lật nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên địch, trong đó có 4 tên Mỹ xâm lược. K - Pa K - Lơng được tặng danh huyện Anh hùng Quân đội

Ngày đăng: 03/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w