ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 9 KÌ II 2010-2011 1/Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 1919-1925. Tác dụng của những hoạt động đó. 2// Hội nghị thành lập Đảng cọng sản Việt Nam: +Sự cần thiết phải triệu tập hội nghị thành lập Đảng: - Ba tổ chức cọng sản ra đời lại hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng nhau.Yêu cầu phải có Đảng thống nhất. - Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cọng sản ở Cửu Long ( hội nghị bắt đầu 6-1-1930 (3- 2-1930) tại Hương Cảng- Trung Quốc. + Nội dung hội nghị: - Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. - Chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt được Hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. + Ý nghĩa: Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng. + Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng cọng sản Việt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. 3/ Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng. Nêu nội dung của bản luận cương chính trị năm 10/1930 của Đ/C Trần Phú khởi thảo. 4/ Giới thiệu các giai đoạn phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1930- 1945: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ýnghĩa . - So sánh các giai đoạn: Nội dung g/đ 1930-1945 g/đ 1936-1939 g/đ 1939-1945 Kẻ thù Nhiệm vụ Chủ trương của Đảng Hình thức đấu tranh 5/ Vì sao Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945. Trình bày diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước và phân tích thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945. Hãy nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. a/ Vì sao Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 - Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc, Đức liên tiếp thất bại Nhật khốn đốn . - Thực dân Pháp ở Đông Dương ráo riết hoạt động chờ quân Đồng minh. - Tình thế trên buộc Nhật đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương. b/ Diễn biến của Cao trào kháng Nhật, cứu nước: - Cao trào kháng Nhật trở thành cao trào tiền khởi nghĩa, tạo nên một khí thế sẵn sàng tổng khởi nghĩa trong cả nước. c/ Thời cơ: - Thời cơ là khoảng thời gian có cơ hội để hành động thành công, là sự kết hợp nhuần nhuyễn điều kiện bên trong với bên ngoài, trong đó điều kiện bên trong giữ vai trò quyết định. - Bắt đầu: Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh. - Kết thúc: Khi quân Đồng minh vào Đông Dương. - Chủ trương cuả Đảng: Hội nghị toàn quốc từ 13-> 15-8- 1945.ở Tân Trào Tuyên Quang quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. - Đại hội quốc dân ở Tân trào họp 16-8 tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng Hồ Chí Minh gởi thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa. 6/ Em hãy nêu tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám ,sách lược đấu tranh của Đảng và chính phủ ta chống bọn phản động Tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày 19-12-1946. * Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta gặp rất nhiều khó khăn: Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng và tay sai phản động kéo vào nước ta .Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, quân Anh kéo vào, dọn đường cho TD Pháp trở lại xâm lược nước ta Các lực lượng phản cách mạng nổi dậy chống phá .Nền kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu… nạn đói mới đe đời sống nhân dân .Ngân sách nhà nước trống rỗng Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn XH tràn lan Nước ta ở vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” *Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945đến 6-3-1946: Hòa với Tưởng để chống Pháp. +Hòa với Tưởng ở Miền Bắc: - Mềm dẻo: Nhường cho chúng 70 ghế trong quốc hội khóa 1 , cung cấp lương thực thực phẩm cho quân tưởng, nhận tiêu tiền quan kim của chúng. - Kiên quyết: Bác bỏ yêu sách đòi Chủ tịch Hồ Chí Minh phải từ chức, thay đổi quốc ca, quốc kì…Ta hạn chế được hành động phá hoại của chúng. + Chống Pháp ở miền Nam: Nhân đân Nam Bộ với gậy tầm vông, giáo mác nhất tề đứng lên Cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. * Từ 6-3-1946 đến 19-12-1946: Hòa với Pháp để gạt Tưởng -Pháp Tưởng thỏa hiệp sau khi Pháp chiếm được Nam bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. -Ta hòa hoãn với Pháp bằng cách kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và tạm ước 14-9- 1946, cho Pháp vào Miền Bắc thay Tưởng để bớt đi một kẻ thù và có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài: + Hiệp định sơ bộ: Chính Phủ Pháp công nhận Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ta thỏa thuận cho quân Pháp vào Miền Bắc thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch. +Tạm ước 14-9-1946: - Ta công nhận cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa ở Việt Nam. 7/ Việt Nam từ cuối năm 1946-1954; a/ Diễn biến kết quả ý nghĩa của các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Xâm lược. - Cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô Hà Nội và các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 trong những ngày đầu kháng chiến. - Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta. - Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 - Chiến dịch biên giới 1950 - Ta mở nhiều chiến dịch đánh địch: ( Hòa Bình, Tây Bắc…) - Chiến dịch Đông –Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. - Nội dung của kế hoạch Na-va. Những sự kiện nào cho thấy kế hoạch nNa-va bước đầu bị phá sản. - Nguyên nhân thắng lợi ,ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. - Nội dung ý nghĩa của Hiệp định Giơ -ne –vơ. * Ý nghĩa lịch sử: ( cuộc kháng chiến chống Pháp) - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lựợc và ách thống trị của TD Pháp trên đất nước ta gần một thế kỷ. Miền Bắc giải phóng chuyển sang giai đoạn CM XHCN, tạo điều kiện giải phóng miền Nam ( đây là ý nghĩa có tính chất quan trọng). Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của CNĐQ, cổ vũ phong trào GPDT trên thế giới * Nguyên nhân thắng lợi: - Sự lãnh sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, … ( phân tích) - Có chính quyền dân chủ nhân dân, lực lượng vũ trang ba thứ quân, hậu phương vững chắc - Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt,Miên ,Lào,sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, và các nước XHCN cùng các lực lượng tiến bộ 8/ Việt Nam từ 1954-1975: - Nêu nét chính về tình hình nước ta sau 1954. - Trình bày những thành tựu của nhân dân miền Bắc: hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất. - Phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Nam (1954-1960) – Nêu diễn biến và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959-1960) - Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 ( 9-1960) - Thành tựu trong kế hoạch 5 năm ( 1961 -1965). - Nêu những nét chính về chiến lược: “ Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ. - Nêu diễn biến ý nghĩa : Chiến thắng Vạn Tường, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân (1968), cuộc tiến công chiến lược 1972. - Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và chi viện cho Miền Nam. - Nêu nội dung chính của Hiệp định Pa-ri năm 1973 - Nêu những mốc chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 9/ Việt Nam từ 1975 -> 2000. - Nêu tình hình 2 miền Nam- Bắc sau 1975. - Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử 25-4-1976. - Trình bày nội dung cơ bản kì họp đầu tiên của quốc hội khóa VI (7-1976 ). - Nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV ( 12-1976 ) - Nêu hạn chế và khó khăn trong 10 năm đầu xây dựng CNXH. - Trình bày cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc, ý nghĩa của nó. - Thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước, việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 9 KÌ II 20 10 -20 11 1/Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ 191 9- 1 92 5. Tác dụng của những hoạt động đó. 2/ / Hội nghị thành lập Đảng. trào cách mạng Việt Nam từ năm 193 0- 194 5: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ýnghĩa . - So sánh các giai đoạn: Nội dung g/đ 193 0- 194 5 g/đ 193 6- 193 9 g/đ 193 9- 194 5 Kẻ thù Nhiệm vụ Chủ trương. Nam ( 195 4- 196 0) – Nêu diễn biến và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ( 195 9- 196 0) - Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 ( 9- 196 0) - Thành tựu trong kế hoạch 5 năm ( 196 1 - 196 5). -