1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên Đề Cụm 2010-2011

7 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 79 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 9 A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trẻ em hôm nay là những chủ nhân tương lai, là người quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh lớp 9 là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kĩ năng sống , dẽ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt đối với bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, học sinh thường xuyên chịu tác động đan xen các yếu tố tích cực và tiêu cực. Xã hội luôn đặt các em vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một số bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua như: Bạo lực học đường, ăn chơi sa đoạ, cờ bạc Chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp Do đó việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ học là hết sức quan trọng, giúp học sinh rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống, trước sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng trang lứa. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh phòng ngừa những hành vi có hại về thể chất và tinh thần, giúp học sinh lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Vì muốn giáo dục cho học sinh có được những kĩ năng sống cần thiết để tự khẳng định mình trong xã hội hiện đại qua môn học Ngữ văn nên tôi chọn đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua tiết dạy Ngữ văn 9. Đây là đề tài mới, đề tài hay và có tính thực tế cao. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tôi nhận thấy vấn đề mình nêu ra là mới nhưng nhận thức và thực hiện như thế nào cho thỏa đáng là điều quạn trọng đối với mỗi người giáo viên dạy văn. II. Giới hạn chuyên đề: Để hoàn thiện chuyên đề, trên cơ sở thực tế tôi vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào dạy Ngữ văn 9 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. III. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp liệt kê. - Phương pháp phân tích- nêu ví dụ. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm IV. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu chuyên đề, tôi hy vọng giúp người giáo viên qua bài giảng của mình giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết như: kĩ năng ứng xử, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo Nhằm bồi đắp cho các em biết cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân, có niềm khát khao được cống hiến đối với đất nước, với quê hương; giúp các em có ý thức vươn lên phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội. V. Tài liêu nghiên cứu: 1. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn THCS. 2. SGK-SGV-SBT Ngữ văn-9. 3. Kĩ năng sống ở thời đại. 4. Sáu chiếc mũ tư duy. 5. Tài liệu sưu tầm của nhóm bộ môn. B.NỘI DUNG: I.Kĩ năng sống và các kĩ năng sống được rèn trong môn Ngữ văn 9. 1. Kĩ năng sống là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống. - Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu qủa trước nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo qũy nhi đồng Liên hợp quốc (UNICF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi và hình thành hành vi mới. - Theo tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc (UNEFCO), kĩ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết, học để làm, học làm người và học để sống với người khác. - Từ những quan niệm trên, ta thấy kĩ năng sống bao gồm hàng loạt kĩ năng cụ thể và rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người nhất là đối với lứa tuổi học sinh lớp 9. 2. Những kĩ năng được rèn trong môn Ngữ văn. Dựa vào thưc trạng giáo dục Việt Nam trong những năm qua có thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường THCS các kĩ năng cơ bản sau: -Kĩ năng nhận thức. -Kĩ năng xác định giá trị. -Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. -Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. -Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. -Kĩ năng thể hiện sự tự tin. -Kĩ năng giao tiếp. -Kĩ năng lắng nghe tích cực. -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. II. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 9. Kĩ năng sống là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục môn Ngữ văn. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh hiểu biết và rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại về thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng nhận thức xã hội, khả năng thích ứng với cuộc sống cũng như khả năng ứng phó linh hoạt, tích cực với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu của môn Ngữ văn THCS nói chung và môn Ngữ văn 9 nói riêng được xác định: Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại về Văn học và Tiếng Việt . Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt, Văn học, Văn hoá; tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hợp tác hữu nghị quốc tế; ý thức tôn trọng phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, văn hoá nhân loại. Dựa trên mục tiêu của môn học và đặc điểm của bộ môn, môn Ngữ văn là một môn học phù hợp với việc giáo dục kĩ năng sống. Bên cạnh những nội dung mang tính cốt lõi ổn định, môn học Ngữ văn có thể đáp ứng những nhu cầu như: Hình thành quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống, đất nước, thời đại. Từ đó giúp học sinh có đủ bản lĩnh để hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá. Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn được tiếp cận theo hai phương diện từ nội dung của các bài học và từ phương pháp triển khai các nội dung bài học. Nhiều bài học của môn Ngữ văn hướng đến việc giúp học sinh nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hoá trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống. Như vậy có thể khẳng định rằng việc giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn có nhiều ưu thế tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức trong học tập, hình thành thái độ hành vi và khả năng mang tính thích ứng, tích cực giúp học sinh có động lực tìm hiểu, cân nhắc, lựa chọn và quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề cũng như có cơ hội thuận lợi để rèn luyện các kĩ năng ứng xử hiệu quả trước nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày mang tính hiệu quả giáo dục tốt nhất. III. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong giảng dạy Ngữ văn 9 qua bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Khi giảng dạy Ngữ văn 9 ta thường rèn các kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nhận thức, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thể hiện sự cảm thông Tuy nhiên việc vận dụng như thế nào trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao là vấn đề quạn trọng đặt ra đối với người giáo viên khi đứng lớp. 1.Kĩ năng giao tiếp: Giao tiếp là kĩ năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp với hoàn cảnh, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kĩ năng giao tiếp giúp học sinh biết đánh giá tình huống giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả. Kĩ năng này giúp học sinh có mối quan hệ tích cực với bạn bè và mọi người xung quanh. Ví dụ 1: Khi dạy bài: "Các phương châm hội thoại" Ngữ văn 9 qua bài giảng của giáo viên học sinh có thể rút ra điều quan trọng trong giao tiếp hàng ngày là nói đúng nội dung, đúng chủ đề ,nói những điều xác thực, và có bằng chứng chắc chắn. Ví dụ 2: Dạy bài: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" học sinh có thể trình bày ý tưởng của cá nhân, lắng nghe phản hồi tích cực về hiện trạng và đưa ra những giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xậy dựng một thế giới hoà bình. Ví dụ 3: Hoặc với bài "Mùa xuân nho nhỏ" các em có thể trình bày trao đổi về vẻ đẹp của mùa xuân theo cảm nhận riêng của bản thân, từ đó các em thể hiện niềm khát khao được cống hiến của mình đối với đất nước qua bài thơ. Như vậy, kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết, quan trọng giúp các em có khả năng giao tiếp tốt; biết ứng xử phù hợp trước các tình huống nảy sinh trong cuộc sống. 2. Kĩ năng tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo cách mới với ý tưởng mới, theo phương thức mới. Kĩ năng này giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và suy nghĩ rộng hơn những người khác, không bị bó hẹp. Tư duy sáng tạo là một khả năng quan trọng vì trong cuộc sống con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ. Khi gặp phải những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi học sinh phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt. Ví dụ1 :Khi học bài "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” các em biết suy nghĩ, đánh giá về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện nay. Từ đó các em nêu nên suy nghĩ, việc làm của bản thân cũng như xã hội để phấn đấu vì một thế giới hoà bình. Ví dụ 2: Với bài "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của bản thân về những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam đó có những chuẩn bị của bản thân để có thể tiến bước vào thế kỉ mới. Kĩ năng tư duy sáng tạo là một trong những kĩ năng cần thiết, khi hình thành kĩ năng này sẽ giúp ích cho các em ra quyết định một cách thuận lợi. 3. Kĩ năng hợp tác nhóm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc vì cùng chung mục đích. Kĩ năng hợp tác nhóm là cá nhân học sinh biết chia sẻ trách nhiệm và cùng làm việc có hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm. Sự hợp tác trong công việc giúp các em hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần, thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Ví dụ 1: Chẳng hạn khi dạy bài: "Các phương châm hội thoại" giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm các bài tập, yêu cầu các nhóm thảo luận. Từ bài tập, mỗi học sinh có thể đưa ra những ý kiến khác nhau sau đó nhóm trưởng chốt lại những ý kiến chung nhất và đúng nhất của các bạn trong nhóm và trình bày trước lớp. Hay khi dạy bài "Mùa xuân nho nhỏ"của Thanh Hải: dạy xong phần đọc hiểu văn bản giáo viên có thể đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh nêu những nét chính về nội dung nghệ thuật của bài thơ. Sau đó cho các em thảo luận nhóm đưa ra những ý kiến của từng cá nhân, nhóm trưởng tổng hợp và tìm ra những nét chung nhất, chính xác nhất về nội dung nghệ thuật của bài thơ. Vậy với việc sử dụng kĩ năng hợp tác nhóm giáo viên giáo dục các em biết hợp tác, hỗ trợ trong học tập. Kĩ năng này được thực hiện khi củng cố kiến thức và làm bài tập. 4.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: Là khả năng các em có thể hình dung và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, giúp các em hiểu và chấp nhận người khác . Kĩ năng này có ý nghĩ quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác . Kĩ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện gần gũi với những người cần giúp đỡ. Ví dụ1: Khi học “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du học sinh có thể đặt mình vào hoàn cảnh của nàng Kiều. Từ đó thấy được những vất vả, cực khổ nàng phải trải qua để rồi các em có thái độ trân trọng, cảm thông cho cuộc đời và số phận của nàng . Ví dụ 2: Khi học bài" Bến quê" các em có thể hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ trong truyện. Một người đã từng đi khắp nơi không thiếu một xó xỉnh nào vậy mà giờ đây bị bệnh muốn được đặt chân tới bãi bồi bên sông ngay trước mặt anh cũng không thể nào thực hiện được. Ví dụ 3. Khi học bài" Chiếc lược ngà" của Quang Sáng các em có thể đặt mình vào hoàn cảnh của bé Thu( Cha con phải xa nhau do chiến tranh, tám tuổi bé Thu mới gặp lại cha-hoàn toàn khác hình ảnh của người cha trong ảnh. Chiến tranh đã để lại vết thẹo trên khuôn mặt của anh). Từ đó các em có thể thông cảm cho thái độ của Thu đối với cha mình: Từ khi không nhận cha, cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm yêu thương của ông Sáu rồi sau đó là không cho ông Sáu đi. Qua đó các em hiểu và trân trọng tình cha con của họ. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông là kĩ năng rất quan trọng cần được rèn trong khi học các văn bản. 5. Kĩ năng tự nhận thức: Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân mình đang cảm thấy căng thẳng. Tự nhận thức là kĩ năng rất căn bản, là nền tảng để các em giao tiếp ứng xử phù hợp và hiệu quả. Ví dụ: Học bài "Mùa xuân nhỏ nhỏ" của Thanh Hải các em có thể nhận thức bản thân cần phải học tập thật giỏi, phấn đấu hết mình để góp phần làm nên mùa xuân lớn của dân tộc. Hoặc khi dạy bài thơ" Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, biết cống hiến, hy sinh vì lí tưởng cao cả. Thật vậy, kĩ năng nhận thức là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với học sinh. Qua đó hạn chế được lối sống vội vàng, gấp gáp của một số bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay. IV.Kết quả. 1.Trước khi thực hiện chuyên đề. Các KN TS KN tự nhận thức KN tư duy sáng tạo KN giao tiếp KN hợp tác nhóm. KN thể hiện sự cảm thông 42 TS % TS % TS % TS % TS % 22 52 23 55 26 62 27 64 25 60 2. Sau khi thực hiện chuyên đề. Các KN TS KN tự nhận thức KN tư duy sáng tạo KN giao tiếp KN hợp tác nhóm. KN thể hiện sự cảm thông 42 TS % TS % TS % TS % TS % 34 80 33 78 37 84 36 82 36 82 C.KẾT LUẬN: Thực hiện chuyên đề này tôi mong muốn qua bài học giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Các em có thể chủ động ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực hài hoà, lành mạnh. Thông qua chuyên đề, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhỏ của bản thân về gíáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ học Ngữ văn 9. Mặc dù chuyên đề được thực hiện với sự cố gắng của bản thân song không tránh khỏi những hạn chế. Tôi mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng chí đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. . hiện chuyên đề, tôi nhận thấy vấn đề mình nêu ra là mới nhưng nhận thức và thực hiện như thế nào cho thỏa đáng là điều quạn trọng đối với mỗi người giáo viên dạy văn. II. Giới hạn chuyên đề: Để. hoà, lành mạnh. Thông qua chuyên đề, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhỏ của bản thân về gíáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ học Ngữ văn 9. Mặc dù chuyên đề được thực hiện với sự. CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 9 A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trẻ em hôm nay là những chủ nhân tương lai, là

Ngày đăng: 03/06/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w