Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

7 711 8
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nguyễn Hà Phương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Làm rõ thực trạng thu hút FDI và phân tích vai trò của nó đối với phát triển kinh tế của vùng KTTĐ phía Nam, rút ra những mặt được và chưa được trong công tác thu hút FDI (tổng kết về cơ chế chánh sách thu hút FDI tại các tỉnh trong vùng). Kiến nghị một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vùng KTTĐ phía Nam. Keywords. Quản lý kinh tế; Đầu tư; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Quản lý kinh tế Content. 1.Tính cấp thiết của đề tài Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu vào tháng 12 năm 1987, trở thành khuôn khổ luật pháp đầu tiên cụ thể hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về mở cửa, hội nhập. Tuy có đôi lúc thăng trầm, song khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng (đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài) và các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, đã thể hiện vai trò tích cực trong thành tựu tăng trưởng, phát triển của Việt Nam suốt 25 năm qua, ngày càng khẳng định ảnh hưởng tích cực nhiều mặt đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vùng KTTĐPN gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình D- ương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích tự nhiên của Vùng 30.589,7 km 2 với tổng dân số năm 2012 khoảng 18,35 triệu người. Vùng hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hoá dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao Đến nay đã có khoảng 73 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào vùng. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2012, toàn Vùng đã thu hút được 8.788 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký đạt gần 103,6 tỷ USD. Việc thu hút FDI ở trong vùng tiếp tục có chuyển biến nhanh và thu hút được nhiều dự án như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là do thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải tiến các thủ tục đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song việc thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua còn nhiều bất cập. Quá trình phân cấp về đầu tư đã có tác động tích cực giúp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động được nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế sau: (1)Tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn. (2)Việc chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản còn diễn ra ở nhiều địa phương. Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường, lao động dẫn đến chất lượng dự án chưa cao. (3)Những hạn chế vốn có của hoạt động đầu tư như chuyển giá; không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động về giờ làm việc, tiền lương, phúc lợi, dẫn đến việc đình công, bãi công; vi phạm pháp luật về môi trường. Có thể cho rằng, việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá đúng đắn về những kết quả đã đạt được, tìm ra những hạn chế cần khắc phục, nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng KTTĐ phía Nam trong thời gian tới là thực sự cấp thiết. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn đề tài: “Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đầu tư nước ngoài như sau: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2012 “Liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư trong nước tại Việt Nam”, Ths. Lê Thị Hải Vân làm chủ nhiệm đề tài được đánh giá nghiệm thu là xuất sắc. Đề tài đã đánh giá thực trạng liên kết giữa khu vực FDI với khu vực trong nước từ đó rút ra những tồn tại và hạn chế về liên kết giữa hai khu vực, đề xuất một số cơ chế chính sách tăng cường mối liên kết giữa hai khu vực đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm hỗ trợ cho cơ quan lập chính sách về chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam”. TS. Đỗ Nhất Hoàng làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã đánh giá và khẳng định vai trò to lớn của khu vực FDI trong quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam. - Kỷ yếu hội thảo tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài. Kỷ yếu đã đề cập đến những đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước và nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình thực hiện và thu hút vốn FDI trong thời gian qua, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI trong thời gian tới. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam xây dựng bản “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” nhằm định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, trong đó sẽ đề ra các giải pháp thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư cho vùng, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Hơn nữa, trong các bản quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của từng địa phương trong Vùng cũng đã đề cập nhiều đến các giải pháp thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, trong các bản quy hoạch chưa có một đánh giá được sự đóng góp của vốn FDI đối với Vùng và chưa đề ra được những giải pháp thu hút FDI một cách hiệu quả. Cần có sự nghiên cứu cụ thể về đóng góp FDI vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Về nghiên cứu của các Tổ chức, Viện nghiên cứu trong nước, các Trường Đại học: - Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án nhận định xu thế toàn cầu hóa trên thế giới, tác động của xu thế toàn cầu hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là đến dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm tận dung tối đa lợi thế của toàn cầu hóa để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam. - Bài tham luận “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất (15/4/2010) đã đánh giá mối quan hệ tương tác giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian 1988-2009. - Bài viết “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” của GS.TS Dương Thị Bình Minh và Phùng Thị Cẩm Tú đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số tháng 8 năm 2009 đã đánh giá tình hình thu hút FDI và tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 2001-2008, từ đó đưa ra những kiến nghị các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.Tình hình nghiên cứu quốc tế - “Báo cáo Đầu tư thế giới 2013” của UNCTAD đã đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư trên toàn thế giới, đặc biệt là dòng vốn FDI thu hút vào các nước Châu Á, trong đó ó Việt Nam. - “Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011”, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO). Báo cáo này đã tìm hiểu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp của Việt Nam, đánh giá và đưa ra nhận định mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước thông qua điều tra khảo sát 1493 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; xây dựng và dịch vụ công ích tại 9 tỉnh, thành phố là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh. Báo cáo đã đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp. 2.3.Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu quốc tế và trong nước Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về vùng và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ lựa chọn một số những công trình nghiên mà tác giả tham khảo để triển khai viết luận văn. Nhìn chung, các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu phân tích đánh giá về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung, các địa phương và đối tác,…Riêng việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các vùng kinh tế của Việt Nam, tác giả chưa thấy nhiều công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu, nội dung nghiên cứu chỉ mang tính chất gợi mở, cung cấp thông tin và một số giải pháp chung chung. Chưa có các công trình nghiên cứu sâu về sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong quá trình phát triển kinh tế của các vùng trong cả nước và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu của đề tài - Làm rõ thực trạng thu hút FDI tại Vùng KTTĐ phía Nam giai đoạn 2005-2012; - Làm rõ vai trò, tác động, những thành công, hạn chế của FDI đối với phát triển kinh tế Vùng KTTĐ phía Nam; - Nêu một số giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào Vùng KTTĐPN. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (1) Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng kết thực trạng thu hút FDI vào Vùng KTTĐ phía Nam giai đoạn 2005-2012 để làm rõ bức tranh về thu hút vốn FDI tại Vùng. (2) Phân tích đóng góp, vai trò của FDI vào phát triển kinh tế của vùng, rút ra những mặt được và chưa được trong công tác thu hút FDI (tổng kết về cơ chế chánh sách, giải pháp thu hút FDI tại các tỉnh trong vùng); Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của việc thu hút FDI đối với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Vùng KTTĐPN; (3) Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vùng KTTĐ phía Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thu hút nguồn vốn FDI vào vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thu hút, chính sách, giải pháp thu hút và sử dụng FDI, cũng như vai trò của FDI trong vùng; nêu giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào vùng. Nghiên cứu tập trung vào đánh giá tình hình, kết quả, hiệu quả của chính sách thu hút, sử dụng FDI, đóng góp của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng KTTĐ phía Nam trong giai đoạn 2005-2012 và kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: không gian kinh tế của các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam là: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Giới hạn thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2005-2012. Đề tài có giới hạn thời gian như vậy là do: Năm 2005 là năm mốc để đánh giá kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010; Thời kỳ 2005-2012 là thời kỳ nền kinh tế của nước ta có những biến động như Việt Nam gia nhập WTO (2007) và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (bắt đầu từ năm 2008 cho đến nay). 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn lấy các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phương pháp chuyên gia. Luận văn đã sử dụng các tài liệu tham khảo sau: các sách báo trong và ngoài nước có liên quan; một số luận án, luận văn có liên quan; các báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp của các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. 6. Những đóng góp mới của Đề tài - Phân tích đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế của vùng KTTĐ phía Nam, rút ra những mặt được và chưa được trong công tác thu hút FDI (tổng kết về cơ chế chánh sách thu hút FDI tại các tỉnh trong vùng) - Kiến nghị một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vùng KTTĐ phía Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vùng kinh tế Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng KTTĐ phía Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới. References. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Kỷ yếu 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ở Việt Nam (1991-2011), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 3. Chính phủ (2013), Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 08 năm 2013. 4. Cục Đầu tư nước ngoài (2012), Dự thảo Đề án Định hướng nâng cao hiệu quả, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 5. Cục Đầu tư nước ngoài (2013), Báo cáo tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 6. Đảng cộng sản Việt Nam (1991, 2001, 2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ , IX, X, XI. 7. Đỗ Nhất Hoàng (2010), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình đổi mới kinh tế tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 8. Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Dương Thị Bình Minh và Phùng Thị Cẩm Tú (2009), “Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội về sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 8 năm 2009. 10. Nguyễn Văn Nam (2010), Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và Truyển thông, Hà Nội. 11. Nguyễn Hà Phương và Nguyễn Tiến Huy (2009), “Đóng góp của ba vùng kinh tế trọng điểm vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12 tháng 6 năm 2009. 12. Quốc Hội (1987, 2005) Luật Đầu tư nước ngoài (1987); Luật Đầu tư (2005). 13. Tổ Chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (2011), Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011: Tìm hiểu sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp, bản tiếng việt. 14. Tổng Cục Thống Kê (2008-2012), Niên giám Thống kê cả nước các năm 2008, 2009 2010, 2011, 2012, và Cục Thống Kê các tỉnh trong vùng KTTĐ phía Nam, Niên giám thống kê các tỉnh các năm 2008, 2009 2010, 2011, 2012, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Xuân Thu (2005), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp nhà nước, KX 02.06, Hà Nội. 16. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010), “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, tham luận trình bày tại hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ nhất, ngày 15 tháng 04 năm 2010. 17. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 18. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong vùng (2005-2012), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An). 19. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong vùng (2005-2012), Báo cáo Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2005 đến năm 2012, (Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An). 20. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong vùng (2005-2012) Báo cáo Tình hình thu hút FDI của các địa phương trong vùng KTTĐ phía Nam từ năm 2005 đến năm 2012. (Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An). 21. Lê Thị Hải Vân (2012) Liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư trong nước tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội. 22. Lê Thị Hải Vân (2010), Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội 23. Viện Chiến lược phát triển (2004), Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Một số vấn đề lý luận và thục tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 24. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài (Tiếng Anh) 25. Edwin S.Mills (1987), Handbook of regional and urban economics (vol.2). 26. J. Vernon Henderson and Jacques-Franois Thisse (2004), Handbook of regional and urban economics, (Vol. 4) 27. Ludwig H. Karin W. and Lee Y-W., Regional Development and Decentrlization Policy in Souht Korea, Institute of Asian Studies, Singapore, 1997. 28. Paul Cheshire and Edwin S. Mills (1999) Handbook of regional and urban economics. (Vol 3). 29. Peter Nijkamp (1986) Handbook of regional and urban economics (Vol.1). 30. Nguyen Xuan Thang (2008), Some trends of World Development and Their Impact on Viet Nam’s Vision of Developpment, Vietnam Economics Reviews, No6 (166). 31. Tạp chí Đầu tư thế giới (2010, 2011, 2012), World Investment Report 2010, World Investment Report 2011, World Investment Report 2012. 32. Nguyễn Trọng Xuân (2008), Situation of FDI projects and Industrial Zone in Vietnam, Vietnam Economics Reviews, No6 (166). Website: 33. http://baodautu.vn 34. http://www.chinhphu.vn 35. http://dangcongsan.vn 36. http://www.dautunuocngoai.com.vn 37.http://doanhnhan360.com 38. http://www.fia.mpi.gov.vn 39. http://www.mpi.gov.vn/ 40. http://www.moit.gov.vn/ 41. http://www.sggp.org.vn . FDI tại các tỉnh trong vùng) . Kiến nghị một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vùng KTTĐ phía Nam. Keywords. Quản lý kinh tế; Đầu tư; Vốn đầu tư trực tiếp nước. về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vùng kinh tế Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng KTTĐ phía Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thu hút vốn FDI vào vùng. cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng KTTĐ phía Nam trong thời gian tới là thực sự cấp thiết. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn đề tài: Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Ngày đăng: 02/06/2015, 19:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan