Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
683,3 KB
Nội dung
Data mining - classification Giảng viên: Nguyễn Quỳnh Chi Sinh viên: Trần Tuấn Anh Đinh Thị Thanh Hương Nguyền Trường Thọ Data mining - Classification MỞ ĐẦU Sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet và Intranet đã sinh ra một khối lượng khổng lồ các dữ liệu dạng siêu văn bản (dữ liệu Web). Cùng với sự thay đổi và phát triển hàng ngày, hàng giờ về nội dung cũng như số lượng các trang Web trên Internet thì vấn đề tìm kiếm thông tin đối với người sử dụng lại càng khó khăn. Có thể nói nhu cầu tìm kiếm thông tin trên một CSDL phi cấu trúc đã được phát triển chủ yếu cùng với sự phát triển của Internet. Thực vậy, với Internet con người đã làm quen với các trang Web cũng với vô vàn các thông tin. Trong những năm gần đây Internet đã trở thành một trong những kên về khoa học, thông tin kinh tế, thương mại và quảng cáo. Một trong những lý do cho sự phát triển này là sự thấp về giá cả tiêu tốn khi công khai một tran Web trên Internet. So sánh với những dịch vụ khác như mua bản hay quảng cáo trên một tờ báo hay tạp chí, thì một trang Web “đòi” rẻ hơn rất nhiều và cập nhật nhanh chóng hơn tới hàng triệu người dung khắp mọi nơi trên thế giới. Có thể nói trang Web như là cuốn từ điển Bách khoa toàn thư. Thông tin trên các trang Web đa dạng về mặt nội dung cũng như hình thức. Có thể nói Internet như một xã hội ảo, nó bao gồm các thông tin về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội được trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh… Tuy nhiên cũng với sự đa dạng và số lượng lớn thông tin như vậy đã nảy sinh vấn đề quá tải thông tin. Người ta không thể tự tìm kiếm địa chỉ trang Web chứa thông tin mà mình cần, do vậy đòi hỏi phải có một trình tiện ích quản lý nội dung của các trang Web và cho phép tìm thấy các địa chỉ trang Web có nội dung giống với yêu cầu của người tìm kiếm. Các tiện ích này quản lý dữ liệu như các đối tượng phi cấu trúc. Hiện nay chúng ta đã làm quen với một số các tiện ích như vậy, đó là: yahoo, google, alvista… Mặt khác, giả sử chúng ta có các trang Web về các vấn đề Tin học, Thể thao, Kinh tế - Xã hội và xây dựng… Căn cứ vào nội dung của các tài liệu mà khách hàng xem hoặc download về, sau khi phân lớp chúng ta sẽ biết khách hàng hay tập trung vào nội dung gì trên trang Web của chúng ta, từ đó chúng ta sẽ bổ sung thêm nhiều các tài liệu về các nội dung mà khách hàng quan tâm và ngược lại. Còn về phía khách hàng sau khi phân tích chúng ta cũng biết được khách hàng hay tập trung về vấn đề gì, từ đó có thể đưa ra những hỗ trợ thêm cho khách hàng đó. Từ những nhu cầu thực tế trên , phân lớp và tìm kiếm trang Web vẫn là bài toán hay và cần phát triển nghiên cứu hiện nay. [D08 HTTT1] Page 2 Data mining - Classification MỤC LỤC MỤC LỤC 3 Giới thiệu 4 Khai thác dữ liệu 4 Khái niệm 4 Ưu thế khai phá dữ liệu 5 Các kỹ thuật khai phá dữ liệu 6 Cây quyết định 7 Công cụ khai phá dữ liệu – Weka 7 Các chức năng của Weka Explorer 7 Khảo sát dữ liệu 8 Phân lớp dữ liệu sử dụng cây quyết định 9 Tổng quan về phân lớp dữ liệu trong khai phá 9 Phân lớp dữ liệu 9 Cây quyết định trong phân lớp dữ liệu 11 Định nghĩa 11 Thuật toán C4.5 12 Thực tế 14 Giới thiệu về dataset 14 Phân tích kết quả 17 [D08 HTTT1] Page 3 Data mining - Classification Giới thiệu Khai thác dữ liệu Khái niệm Khái phá dữ liệu được định nghĩa lá: quá trình trích xuất các thông tin có giá trị tiềm ẩn bên trong lượng lớn dữ liệu được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu… Hiện nay, ngoài thuật ngữ khai phá dữ liệu, người ta còn dùng một số thuật ngữ khác có ý nghĩa tương tự như: khai phá tri thức từ cơ sở dữ liệu (knowlegde mining from databases), trích lọc dữ liệu (knowlegde extraction), phân tích dữ liệu/mẫu (data/patten analysis), khảo cổ dữ liệu (data archaeology), nạo vét dữ liệu (data dredging). Nhiều người coi khai phá dữ liệu và một thuật ngữ thông dụng khác là khai phá tri thức trong cơ sở dữ liệu (Knowlegde Discovery in Databases – KDD) là như nhau. Tuy nhiên trên thực tế, khai phá dữ liệu chỉ là một bước thiết yếu trong quá trình khám phá tri thức trong cơ sở dữ liệu. Quá trình này bao gồm các bước sau: Bước 1: Làm sạch dữ liệu (data cleaning): loại bỏ nhiễu hoặc các dữ liệu không thích hợp. Bước 2: Tích hợp dữ liệu (data intergration): tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau như: cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, file text… Bước 3: Chọn dữ liệu (data selection): ở bước này, những dữ liệu liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ sẽ được thu thập từ các nguồn dữ liệu ban đầu. Bước 4: Chuyển đổi dữ liệu (data transformation): trong bước này, dữ liệu sẽ được chuyển đổi về dạng phù hợp cho việc khai phá bằng cách thực hiện các thao tác nhóm hoặc tập hợp. Bước 5: Khai phá dữ liệu (data mining): là giai đoạn thiết yếu, trong đó các phương pháp thông minh sẽ được áp dụng để trích xuất ra các mẫu dữ liệu. Bước 6: Đánh giá mẫu (pattern evaluation): đánh giá sự hữu ích của các mẫu biểu diễn tri thức dựa vào một số phép đo. Bước 7: Trình diễn dữ liệu ( knowlegde presentation ): sử dụng các kĩ thuật trình diễn và trực quan hoá dữ liệu để biểu diễn tri thức khai phá được cho người sử dụng [D08 HTTT1] Page 4 Data mining - Classification Khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức trong các cơ sở dữ liệu đã cuốn hút các phương pháp, thuật toán và kỹ thuật từ nhiều chuyên ngành nghiên cứu khác nhau như học máy, thu nhận mẫu, cơ sở dữ liệu, thống kê, trí tuệ nhân tạo, thu nhận tri thức trong hệ chuyên gia… cùng hướng tới mục tiêu thống nhất là trích lọc ra được các tri thức từ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu khổng lồ. Song so với các phương pháp khác, khai phá dữ liệu có một số ưu thế rõ rệt Ưu thế khai phá dữ liệu Khai phá dữ liệu có nhiều ứng dụng và một số ưu thế rõ rệt được xem xét dưới đây: + So với phương pháp học máy, khai phá dữ liệu có lợi thế hơn ở chỗ, khai phá dữ liệu có thể sử dụng với các cơ sở dữ liệu chứa nhiều nhiễu, dữ liệu không đầy đủ hoặc biến đổi liên tục. Trong khi đó phương pháp học máy chủ yếu được áp dụng trong các cơ sở dữ liệu đầy đủ, ít biến động và tập dữ liệu không quá lớn. + Phương pháp hệ chuyên gia: phương pháp này khác với khai phá dữ liệu ở chỗ các ví dụ của chuyên gia thường ở mức chất lượng cao hơn nhiều so với các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, và chúng thường chỉ bao hàm được các trường hợp quan trọng. Hơn nữa các chuyên gia sẽ xác nhận giá trị và tính hữu ích của các mẫu phát hiện được. + Phương pháp thống kê là một trong những nền tảng lí thuyết của Khai phá dữ liệu, nhưng khi so sánh hai phương pháp với nhau ta có thể thấy các phương pháp thống kê còn tồn tại một số điểm yếu mà Khai phá dữ liệu đã khắc phục được: Các phương pháp thống kê chuẩn không phù hợp với các kiểu dữ liệu có cấu trúc trong rất nhiều cơ sở dữ liệu Các phương pháp thống kê hoạt động hoàn toàn theo dữ liệu, nó không sử dụng tri thức sẵn có về lĩnh vực Kết quả phân tích của thống kê có thể sẽ rất nhiều và khó có thể làm rõ được Kết quả phân tích của thống kê có thể sẽ rất nhiều và khó có thể làm rõ được Với những ưu điểm đó, khai phá dữ liệu đang được áp dụng khai phá dữ liệu nhân sự để đáp ứng tính thường xuyên thay đổi, tăng trưởng của dữ liệu. Tìm kiếm những thông tin tiềm ẩn trong dữ liệu mà bằng phương pháp khác không phát hiện được. [D08 HTTT1] Page 5 Data mining - Classification Các kỹ thuật khai phá dữ liệu Các kỹ thuật khai phá dữ liệu thường được chia làm hai nhóm chính: - Kỹ thuật khai phá dữ liệu mô tả: có nhiệm vụ mô tả về các tính chất hoặc các đặc tính chung của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hiện có. Các kĩ thuật này có thể liệt kê: phân cụm (clustering), tóm tắt (summerization), trực quan hóa (visualization), phân tích sự phá hiện biến đổi và độ lệch, phân tích luật kết hợp (association rules) - Kỹ thuật khai phá dữ liệu dự đoán: có nhiệm vụ đưa ra các dự đoán dựa vào các suy diễn trên dữ liệu hiện thời. các kỹ thuật này gồm có: phân lớp (classification), hồi quy (regression) 3 phương pháp thông dụng nhất trong khai phá dữ liệu la: phân cụm dữ liệu, phân lớp dữ liệu và khai phá luật kết hợp. Chúng ta chỉ xét đến phương pháp phân lớp Phân lớp dữ liệu: Mục tiêu của phương pháp phân lớp dữ liệu là dự đoán nhãn lớp cho các mẫu dữ liệu. Quá trình phân lớp dữ liệu thường gồm 2 bước: xây dựng mô hình và sử dụng mô hình để phân lớp dữ liệu • Bước 1: một mô hình sẽ được xây dựng dựa trên việc phân tích các mẫu dữ liệu sẵn có. Mỗi mẫu tương ứng với một lớp, được quyết định bởi một thuộc tính gọi là thuộc tính lớp. Các mẫu dữ liệu này còn được gọi là tập dữ liệu huấn luyện (training data set). Các nhãn lớp của tập dữ liệu huấn luyện đều phải được xác định trước khi xây dựng mô hình, vì vậy phương pháp này còn được gọi là học có thầy (supervised learning) khác với phân cụm dữ liệu là học không có thầy (unsupervised learning). • Bước 2: sử dụng mô hình để phân lớp dữ liệu. Trước hết chúng ta phải tính độ chính xác của mô hình. Nếu độ chính xác là chấp nhận được, mô hình sẽ được sử dụng để dự đoán nhãn lớp cho các mẫu dữ liệu khác trong tương lai. Phương pháp hồi qui khác với phân lớp dữ liệu ở chỗ, hồi qui dùng để dự đoán về các giá trị liên tục còn phân lớp dữ liệu thì chỉ dùng để dự đoán về các giá trị rời rạc. [D08 HTTT1] Page 6 Data mining - Classification Cây quyết định Trong phân lớp dữ liệu hình thức trực quan của mô hình là cây quyết định. Sau đây, luận văn sẽ trình bầy vai trò, đánh giá về cây quyết định trong khai phá dữ liệu. Công cụ khai phá dữ liệu – Weka Các chức năng của Weka Explorer Các chức năng chính của Weka Explorer thể hiện trong các thẻ tab của man hình chính, bao gồm: • Preprocess: Cho phép mở, điều chỉnh, lưu một tập tin dữ liệu, thẻ này chứa các thuậtt toán áp dụng trong tiền xử lý dữ liệu. • Classify: Cung cấp các mô hình phân loại dữ liệu hoặc hồi quy. • Cluster: Cung c p các mô hình gom c m.ấ ụ • Associate: Khai thác t p ph bi n và lu t k t h p.ậ ổ ế ậ ế ợ • SelectAttributes: L a ch n các thu c tính thích h p nh t trong t pự ọ ộ ợ ấ ậ d li uữ ệ . • Visualize: Th hi n d li u d i d ng bi u để ệ ữ ệ ướ ạ ể ồ. [D08 HTTT1] Page 7 Data mining - Classification Khảo sát dữ liệu • Sử dụng thẻ Preprocess • (1) Open file: Mở một tập dữ liệu. • (2) Edit: Hiển thị và chỉnh sửa dữ liệu bằng tay nếu cần thiết. • (3) Save: Lưu trữ dữ liệu hiện tại ra tập tin Weka Explorer hỗ trợ một sỗ định dạng arff, csv… • (4) Filter: Các tác vụ tiền xử lý dữ liệu được gọi là các bộ lọc • (5) Selected attribute: Thông tin về thuộc tính đang được chọn o Type: Kiểu dữ liệu của thuộc tính (Numeric – dạng số, Nominal – dạng rời rạc / không số, ordinal – thứ tự, binary – nhị phân) o Missing: Số mẫu thiếu giá trị trên thuộc tính đang xét o Distinct: Số giá trị phân biệt o Unique: Số mẫu không có giá trị trùng với mẫu khác • Sử dụng thẻ Classify • (1) Classifer: lựa chọn bộ phân loại và các tham số. • (2) Test Options: các tùy chọn để kiểm thử mô hình o Use training set: sử dụng chính tập dữ liệu huấn luyện để kiểm nghiệm o Supplied test set: Sử dụng một tập dữ liệu khác. o Cross-validation: Chia dữ liệu thành nhiều phần (Flods) để thực hiện nhiều lần đánh giá kết quả. o Percentage split: Chia dữ liệu thành 2 phần theo tỉ lệ %, một phần dùng để xây dựng mô hình, phần còn lại dành cho kiểm thử • (3) Result list: Danh sách kết quả các lần chạy thuật toán, có thể tương tác trên danh sách này để thực hiện một chức năng phụ [D08 HTTT1] Page 8 Data mining - Classification Phân lớp dữ liệu sử dụng cây quyết định Tổng quan về phân lớp dữ liệu trong khai phá Phân lớp dữ liệu Một trong các nhiệm vụ chính của khai phá dữ liệu là giải quyết bài toán phân lớp. Đầu vào của bài toán phân lớp là một tập các mẫu học đã được phân lớp trước, mỗi mẫu được mô tả bằng một số thuộc tính. Các thuộc tính dùng để mô tả một mẫu gồm hai loại là thuộc tính liên tục và thuộc tính rời rạc. Trong số các thuộc tính rời rạc có một thuộc tính đặc biệt là phân lớp, mà các giá trị của nó được gọi là nhãn lớp. Thuộc tính liên tục sẽ nhận các giá trị có thứ tự, ngược lại thuộc tính rời rạc sẽ nhận các giá trị không có thứ tự. Ngoài ra, các thuộc tính có thể nhận giá trị không xác định (chẳng hạn, vì những lý do khách quan ta không thể biết được giá trị của nó). Chú ý rằng nhãn lớp của tất cả các mẫu không được phép nhận giá trị không xác định. Nhiệm vụ của quá trình phân lớp là thiết lập được ánh xạ giữa giá trị của các thuộc tính với các nhãn lớp. Mô hình biểu diễn quan hệ nói trên sau đó sẽ được dùng để xác định nhãn lớp cho các quan sát mới không nằm trong tập mẫu ban đầu. Thực tế đặt ra nhu cầu từ một cơ sở dữ liệu với nhiều thông tin ẩn ta có thể trích rút ra các quyết định nghiệp vụ thông minh. Phân lớp và dự đoán là hai dạng của phân tích dữ liệu nhằm trích rút ra một mô hình mô tả các lớp dữ liệu quan trọng hay dự đoán xu hướng dữ liệu tương lai. Phân lớp dự đoán giá trị của những nhãn xác định (categorical label) hay những giá trị rời rạc (discrete value), có nghĩa là phân lớp thao tác với những đối tượng dữ liệu mà có bộ giá trị là biết trước. Trong khi đó, dự đoán lại xây dựng mô hình với các hàm nhận giá trị liên tục. Ví dụ mô hình phân lớp dự báo thời tiết có thể cho biết thời tiết ngày mai là mưa, hay nắng dựa vào những thông số về độ ẩm, sức gió, nhiệt độ,… của ngày hôm nay và các ngày trước đó. Hay nhờ các luật về xu hướng mua hàng của khách hàng trong siêu thị, các nhân viên kinh doanh có thể ra những quyết sách đúng đắn về lượng mặt hàng cũng như chủng loại bày bán… Một mô hình dự đoán có thể dự đoán được lượng tiền tiêu dùng của các khách hàng tiềm năng [D08 HTTT1] Page 9 Dữ liệu đầu vào Thuật toán phân lớp hoạt động Lớp 1 Lớp 2 Lớp n Classification algorithm Data mining - Classification dựa trên những thông tin về thu nhập và nghề nghiệp của khách hàng. Trong những năm qua, phân lớp dữ liệu đã thu hút sự quan tâm các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như học máy (machine learning), hệ chuyên gia (expert system), thống kê (statistics) Công nghệ này cũng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại, nhà băng, maketing, nghiên cứu thị trường, bảo hiểm, y tế, giáo dục Quá trình phân lớp dữ liệu gồm hai bước: • Bước thứ nhất (learning) Quá trình học nhằm xây dựng một mô hình mô tả một tập các lớp dữ liệu hay các khái niệm định trước. Đầu vào của quá trình này là một tập dữ liệu có cấu trúc được mô tả bằng các thuộc tính và được tạo ra từ tập các bộ giá trị của các thuộc tính đó. Mỗi bộ giá trị được gọi chung là một phần tử dữ liệu (data tuple), có thể là các mẫu (sample), ví dụ (example), đối tượng (object), bản ghi (record) hay trường hợp (case). Luận văn sử dụng các thuật ngữ này với nghĩa tương đương. Trong tập dữ liệu này, mỗi phần tử dữ liệu được giả sử thuộc về một lớp định trước, lớp ở đây là giá trị của một thuộc tính được chọn làm thuộc tính gán nhãn lớp hay thuộc tính phân lớp (class label attribute). Đầu ra của bước này thường là các quy tắc phân lớp dưới dạng luật dạng if-then, cây quyết định, công thức logic, hay mạng nơron. Quá trình này được mô tả như trong hình vẽ: Training data Classifier (modle) P_i P_t L_l_a S_s P_r D_s 63.02 22.52 39.60 40.47 98.67 -0.254 39.05 10.06 25.01 28.99 114.4 4.5642 68.82 22.21 50.09 46.61 105.98 -3.53 … … … … … … • Bước thứ hai (classification) [D08 HTTT1] Page 10 If D_s <= 19.85 and P_r <=125.21 and S_s <=40.47 and P_t >9.97 Then class = Abnormal [...]... đến phương pháp đánh giá độ phổ biến k-fold cross-validation k-fold cross-validation tập dữ liệu ban đầu được chia ngẫu nhiên thành k tập con (fold) có kích thước xấp xỉ nhau S1, S2,…, Sk Quá trình train và test được thực k lần tại lần lặp thứ I, Si là tập dữ liệu kiểm tra các tập còn lại hợp thành tập dữ liệu huấn luyện Có nghĩa là đầu tiên việc huấn luyện được thực hiện trên các tập S2, S3,…,Sk, sau... tập con của S mà A nhận giá trị Gain ratio [D08 HTTT1] Page 13 Data mining - Classification Thực tế Giới thiệu về dataset Qua tập dữ liệu column_2C_weka.arff thu thập được được xây dựng bởi Tiến sĩ Henrique da Mota trong một khoảng thời gian cư trú y tế trong Tập đoàn Nghiên cứu ứng dụng trong Chỉnh hình (GARO) của các Trung tâm y si-Chirurgical de Réadaptation des Massues, Lyon, Pháp Các dữ liệu đã... Pelvic_tilt Numeric -6 .555 –> 49.432 3 Lumbar_lordosis_angle Numeric 14 –> 125.742 4 Sacral_slope Numeric 13.367 –> 121.43 5 Pelvic_radius Numeric 70.083 –> 163.071 6 Degree_spondylolisthesis Numeric -1 1.058 –> 418.543 7 Class Nominal Normal, Abnormal Thuộc tính phân lớp 7 (class) Tỉ lệ phân lớp o Normal: 100 (32.258%) o Abnormal: 210 (67.742%) [D08 HTTT1] Page 14 Data mining - Classification Một... phương pháp phân lớp khác Cây quyết định là một flow-chart giống cấu trúc cây , nút bên trong biểu thị một kiểm tra trên một thuộc tính , nhánh biểu diễn đầu ra của kiểm tra , nút lá biểu diễn nhãn lớp hoặc sự phân bố của lớp Cây quyết định là biểu đồ phát triển có cấu trúc dạng cây, như mô tả trong hình vẽ sau: [D08 HTTT1] Page 11 Data mining - Classification Trong cây quyết định: • Gốc: là node trên... đó Thuật toán C4.5 Là sự phát triển từ CLS và ID3 là công cụ thường dùng trong Data mining Đầu vào là tập các mẫu, mỗi mẫu thuộc về một lớp Đầu ra là bộ phân lớp dùng để dự đoán Cây quyết định Cho tập S các mấu, C4.5 sinh ra cây quyết định ban đầu theo phướng pháp chia để trị như sau: [D08 HTTT1] Page 12 Data mining - Classification Nếu tất cả các mẫu trong S đều thuộc về cùng một lớp hay tập S nhỏ... cung cấp để huấn luyện tập dữ liệu Cây quyết định của thuật toán là: Đánh giá hiệu quả phân lớp của thuật toán đối với tập dữ liệu được cho theo hai phương pháp: [D08 HTTT1] Page 17 Data mining - Classification Cross-validation Lần test thứ nhất : với tỉ lệ phân chia thành 10 phần Số mẫu Tỉ lệ Phân lớp đúng 253 81.6129% Phân lớp sai 57 18.3871% Không phân được lớp 0 0 Tổng 310 Lần test thứ hai: với... 18 Data mining - Classification Lần test thứ tư: Với tỉ lệ phân chia > 10 phần là 12 ta có: Số mẫu Tỉ lệ Phân lớp đúng 255 82.2581% Phân lớp sai 55 17.7419% Không phân được lớp 0 0 Tổng 310 Lần test thứ năm với tỉ lệ phân chia > 10 phần là 15 ta có: Số mẫu Tỉ lệ Phân lớp đúng 260 83.871% Phân lớp sai 50 16.129% Không phân được lớp 0 0 Tổng 310 Sau khi chạy thuật toán trên theo phương pháp Cross-Validation... với số mẫu phân lớp 105 giảm so với 310 nên chưa đạt hiệu quả phân lớp Các suy luận suy ra từ cây quyết định sử dụng phương pháp Cross-Validation: Classifier out put: Kết quả được liệt kê bằng văn bản với những phần phân biệt như sau [D08 HTTT1] Page 21 Data mining - Classification • Run information: Thông tin chung về thuật toán dược sử dụng dữ liệu, tập dữ liệu • Classifier model: chi tiết mô hình... bộ phân loại thì mô hình phân loại không thể hiện đầy đủ thông tin bằng văn bản được • Summary: Liệt kê thông tin tổng quát về mức độ chính xác của bộ phân loại trong thử nghiệm và thực thi [D08 HTTT1] Page 22 Data mining - Classification Các trường hợp được phân loại một cách chính xác và không chính xác cho thấy tỷ lệ phần trăm các trường hợp thử nghiệm một cách chính xác và không chính xác phân loại... ma trận 2x2 Số lượng các trường hợp phân loại chính là tổng của đường chéo chính trong ma trận aa + bb [D08 HTTT1] Page 23 Data mining - Classification TP rate (True Positive rate – tỉ lệ đúng tích cực): là tỉ lệ của các ví dụ đã phân lớp là loại x, trong tất cả các ví dụ thực sự có lớp x trong ma trận nhầm lẫn, đây là phần tử đường chéo chia cho giá trị trên hàng có liên quan: TP = 191/(191+69) = . Data mining - classification Giảng viên: Nguyễn Quỳnh Chi Sinh viên: Trần Tuấn Anh Đinh Thị Thanh Hương Nguyền Trường Thọ Data mining - Classification MỞ ĐẦU Sự phát. biến k-fold cross-validation. k-fold cross-validation tập dữ liệu ban đầu được chia ngẫu nhiên thành k tập con (fold) có kích thước xấp xỉ nhau S1, S2,…, Sk. Quá trình train và test được thực. lớp dữ liệu 11 Định nghĩa 11 Thuật toán C4.5 12 Thực tế 14 Giới thiệu về dataset 14 Phân tích kết quả 17 [D08 HTTT1] Page 3 Data mining - Classification Giới thiệu Khai thác dữ liệu Khái