1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Fast food - Văn hóa ẩm thực trong thời kỳ hội nhập

14 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 284,93 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC CHU THỊ VÂN ANH FAST FOOD - VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (khảo sát ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG HOÀI THU HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Sự hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ FAST FOOD – VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP”, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T.S Đặng Hoài Thu đã hướng dẫn dẫn và định hướng tận tình cho em những cơ sở khoa học và hướng phát triển của đề tài nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình làm đề tài này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Văn hóa học, trường Đại h ọc Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện và góp ý cho em trong quá trình làm đề tài này nhằm giúp em có những suy nghĩ và những lưu ý trong khi tiến hành khảo sát thực tế để có cơ sở thực tiễn cho đề tài. Em xin cảm ơn cô T.S Nguyễn Thị Hoài Phương, giảng viên trường Khoa học xã hội và Nhân văn đã cho em những góp ý để làm khóa luận. Em cũng xin cảm ơn GS.TS. Lê Hồng Lý và PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, Viện nghiên cứu khoa h ọc chỉ dẫn cho em những mặt cần lưu ý và định hướng cho em khi khảo sát thực tế để làm đề tài này. Mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong quí thầy cô và các bạn có thể góp ý cho em để đề tài được hoàn thiện hơn. Người viết Chu Thị Vân Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 Chương 1: TIẾP XÚC, GIAO LƯU VĂN HÓA VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP FAST FOOD Ở VIỆT NAM 13 1.1. Một số khái niệm 13 1.1.1. Văn hóa 13 1.1.3.Văn hóa ẩm thực 20 1.1.4. Giao lưu và tiếp biến văn hóa 21 1.1.5. Fast food 22 1.2. Giới thiệu chung về Fast Food 23 1.2.1. Nguồn gốc ra đời Fast food trên thế giới 23 1.2.2. Một số thương hiệu fast food nổi tiếng nước Mỹ 26 1.2.3. Đặc điểm của Fast food 31 Tiể u kết Chương 1 33 Chương 2: FAST FOOD – VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP Ở HÀ NỘI 34 2.1. Quá trình du nhập Fast Food vào Việt Nam 34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 34 2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội 35 2.1.3. Toàn cầu hóa 37 2.1.4. Nhu cầu 39 2.1.5. Fast food vào Việt Nam 40 2.2. Hà Nội – một trong những trung tâm phát triển Fast Food ở Việt Nam 47 2.2.1. Sự biến đổi xu hướng văn hóa ẩm thực 47 2.2.2. Quá trình phát triể n fast food ở Hà Nội 52 Tiểu kết Chương 2 64 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CỦA FAST FOOD Ở HÀ NỘI 65 3.1. Ảnh hưởng của Fast Food tới văn hóa ẩm thực Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế 65 3.1.1. Tích cực 65 3.1.2. Tiêu cực 69 3.2. Những vấn đề cần quan tâm tới Fast Food tại Hà Nội 71 3.2.1. Về mặt quản lí nhà nước 71 3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển của fast food ở Hà Nội 75 3.3.1. Nâng cao chất l ượng quản lí nhà nước 77 3.3.2. Mở rộng qui mô và hệ thống nhà hàng 78 3.3.3. Đầu tư cơ sở vật chất 78 3.3.4. Đa dạng hóa thực đơn 79 3.3.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ 79 3.3.6. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu 80 Tiểu kết Chương 3 81 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 88  MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, diện mạo nước ta đã có nhiều sự thay đổi lớn. Nó không chỉ có những biểu hiện riêng lẻ ở một ngành, một lĩnh vực hay chỉ mang tính hiện tượng mà là sự biến đổi toàn diện, sâu sắc trong mọi lĩnh vực của xã hội. Cùng với những đổi mới về chính sách của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang dần có nh ững bước tiến mới. Điều này càng được thúc đẩy hơn nữa khi thế giới đang bước vào thời kì hội nhập và nước ta không thể đứng ngoài qua trình hội nhập của thế giới. Đó là những tiền đề quan trọng để chứng minh cho sự phát triển của xã hội. Có thể nói, sau những năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thắng lợi. Trong đó, sự phát triển của kinh tế đã góp phần cải thiện đời sống của người dân. Và nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, họ sẽ tìm kiếm các giá trị để thõa mãn nhu cầu đó. Quá trình tìm kiếm các giá trị lại thúc đẩy xuất hiện các giá trị mới. Do vậy, hệ thống nhu cầu và các giá trị ngày càng phong phú hơn. Điều đầu tiên mà con người quan tâm là tìm kiếm các giá trị vật chất nhằm thõa mãn nhu cầ u sinh học của mình. Tuy nhiên, nhu cầu của con người là vô cùng, vô tận, xét cả về tính đa dạng phong phú, cả về trình độ phát triển. Hoàn cảnh bên ngoài nói chung và sản xuất vật chất nói riêng không những làm nảy sinh ở con người những nhu cầu mới mà còn cung cấp cho họ những giá trị để thỏa mãn nhu cầu đó. Một trong những nhu cầu đó là con người rất chú trọng tới thời gian. Bởi lẽ xã hội đang ngày càng phát triể n, con người hối hả với nhịp sống của công việc, hằng ngày phải “bận rộn” và phải thích nghi với những biến đổi “chóng mặt” của cuộc sống. Và cũng vì xã hội phát triển nên cuộc sống của con người trở nên nhanh và gấp gáp hơn nhưng thời gian dành cho mỗi người lại không thay đổi. Vì thế đã đặt ra vấn đề là phải làm sao sử dụng thời gian hợp lí vớ i công việc hằng ngày của mình?. Một trong những thời gian mà con người sử dụng trong ngày đó là ăn uống và nghỉ ngơi. Con người không chỉ muốn ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng nhằm tốt cho sức khỏe, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động mà còn muốn việc ăn uống đó tốn ít thời gian. Xuất phát từ nhu cầu đó đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển fast food trên toàn thế giới với thực đơn vô cùng phong phú, thu hút lượng khách hàng sử dụng rất lớn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ở Việt Nam, khái niệm fast food dường như không còn quá xa lạ đối với người dân. Khi nhu cầu của con người ngày càng tăng và điều kiện sống, môi trường sống,…thay đổi thì những thương hiệu fast food không còn lạ l ẫm. Fast food đã trở thành một xu hướng ẩm thực mới của người dân. Ngày nay, các cửa hàng fast food có mặt tại Việt Nam đã trở thành một hệ thống lớn, qui mô. Với phong cách Âu, Mĩ, Á rất phong phú; cộng thêm vào đó là sự giao thoa giữa ẩm thực nước ngoài và ẩm thực của người Việt đã tạo nên một phong cách riêng. Hà Nội là trung tâm của cả nước, là nơi có điều kiện thuận lợi cho s ự phát triển của fast food. Đây có thể nói là một trong những mảnh đất “màu mỡ” để fast food trở thành một nét ẩm thực mới mà người dân lựa chọn. Với nhiều điều kiện thuận lợi đã giúp fast food tiến gần hơn tới xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Fast food – Văn hóa ẩm thực trong thời kì hội nhập” (qua khảo sát tại quận C ầu Giấy – Hà Nội) để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - So sánh sự khác nhau giữa văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc và văn hóa ẩm thực của phương Tây – Fast food dưới góc độ tiếp cận văn hóa để chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế của fast food tại Hà Nội. - Tìm hiểu nhu cầu và xu hướng ẩm thực của người dân Việt Nam (qua khảo sát tại quận Cầu Giấy - Hà Nội) để có thể thấy được bức tranh văn hóa ẩm thực của nước ta không phải chỉ đơn lẻ ở ẩm truyền thống mà đã có sự đa dạng hơn rất nhiều. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển tốt xu hướng ẩm thực mới này ở Hà Nội và dự báo xu hướng phát triển của fast food trong thời gian tương lai ở nước ta nói chung và Hà Nộ i nói riêng. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu xu hướng văn hóa ẩm thực fast food ở Việt Nam trong thời kì hội nhập (qua khảo sát ở Cầu Giấy, Hà Nội). Từ đó có thể hiểu được những đặc điểm, sự thay đổi, sự khác biệt lớn giữa văn hóa ẩm thực fast food ở Việt Nam và ở Phương Tây. 3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với yêu cầu củ a một khóa luận tố nghiệp đại học chúng tôi tập trung nghiên cứu ở quận Cầu Giấy. Đây là quận có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội của thủ đô và là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, đầu mối hạ tầng kĩ thuật quan trọng của thành phố. Cùng với sự phát triển của thành phố, quận Cầu Giấy là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư trong đó có nhiề u thương hiệu fast food chọn đây làm điểm dừng chân như: KFC, Burger King, Lotteria,… Nhu cầu thưởng thức fast food ở đây khá lớn đã góp phần hình thành xu hướng văn hóa ẩm thực mới. 4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Lịch sử nghiên cứu ẩm thực ở Việt Nam Nước ta đã có bề dày đang tự hào về ẩm thực của dân tộc với những món ăn mang đậm hương vị quê hương. Vì thế, người Việt rất quan tâm tới ẩm thực. Đã có rất nhiều công trình, cuốn sách viết về ẩm thực của đất nước ta. Việc ghi chép về ẩm thực của n ước ta có từ khá sớm qua các tác phẩm như: “Lĩnh nam chích quái” (Vũ Quỳnh và Kiều Phú), “Vân đài loại ngữ” (Lê Quý Đôn), “Đại Việt Sử Kí toàn thư” (Ngô Sĩ Liên), “Nữ công gia chánh” (Hải Thượng Lãn Ông),…Tất cả tập trung vào nghiên cứu về ẩm thực của dân tộc từ xa xưa tới nay và hướng dẫn cách thức chế biến các món ăn đó. - Lịch sử nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở Vi ệt Nam So với các nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở thế giới thì những nghiên cứu tương tự ở nước ta còn chưa nhiều, muộn hơn và phần lớn chỉ giới thiệu chung về các món ăn, đồ uống, thức hút của cộng đồng các dân tộc mà chủ yếu tập trung vào người Kinh (Việt). Cùng với sự phát triển của đất nước và xu hướng toàn cầu hóa thế giới, vấn đề ăn uống được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn. Vì thế, hiện nay có rất nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của nước ta như: “Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam” (Phan Văn Hoàn), “Văn hóa ẩm thực trong ca dao Việt Nam” (Nguyễn Nghĩa Dân), “Giáo trình Văn hóa ẩm thực” (Nguyễn Nguyệt Cầ m),…Những tác phẩm này thiên về nghiên cứu những đặc trưng của ẩm thực dân tộc và đặc sắc ẩm thực của từng vùng miền của tổ quốc. Bên cạnh đó, các tác phẩm cũng giới thiệu về cách thức chế biến một số món ăn mang tính tiêu biểu cho dân tộc, vùng miền. Trên cơ sở đó sẽ giúp người đọc có sự so sánh giữa văn hóa ẩm thực giữ a các địa phương. - Lịch sử nghiên cứu fast food Ở phương Tây, fast food rất phổ biến, là một tất yếu trong ăn uống. Trong thời kì hội nhập quốc tế, fast food không phải là một khái niệm quá lạ lẫm với mọi người. Hơn thế nữa, fast food đã du nhập và phát triển ở mọi quốc gia trên thế giới. Vì thế, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới fast food. Đã có nhiều công trình hay những cuốn sách vi ết về fast food trên thế giới dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như tác phẩm “Hồ sơ văn hóa Mĩ” (Hữu Ngọc – 1995), “In praise slow – ngợi ca sống chậm” (Cal Honore’), “The McDonald’s dization of society” (G.Ritzer), “How to feed friends and influence people” (Milton Parker, Allyn Freeman), “Củ khoai tây ngồi trên ghế bành” (Eric Schlosser), … Tất cả các tác phẩm này đều hướng tới nghiên cứu sự xuất hiện và phát triển của các hãng thức ăn nhanh nổi tiếng ở Mĩ những nă m 1950. Đồng thời, các tác giả cũng nghiên cứu những đặc điểm của fast food và dự báo xu hướng phát triển của fast food trong tương lai,… Ở Việt Nam, khái niệm fast food cũng đang dần phổ biến và nó đã trở thành một xu hướng văn hóa ẩm thực của đất nước. Trên các bài viết của các trang web có rất nhiều bài viết bàn về fas food dưới nhiều cách nhìn nhận khác nhau như: Doanhnhanviet.net.vn, Hanoimoi.com.vn, Kfcvietnam.com.vn,… Hướng nghiên cứu fast food - xu hướng văn hóa ẩm thực mới ở nước ta là một đề tài chưa có công trình nào nghiên cứu. Cùng với thời gian và sự thay đổi của những điều kiện khách quan của xã hội, fast food đang dần trở thành một vấn đề được mọi người quan tâm rất nhiều và sẽ có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Đề tài sử dụng phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp: + Phương pháp điều tra xã hội học: Nghiên cứu đề tài sử dụng phiếu bảng hỏi. Với phạm vi của một đề tài khóa luận, tôi đã phát 450 phiếu bảng hỏi từ ngày 15 - 3 đến ngày 30 - 3 - 2013 với 12 câu hỏi cho các đối tượng như: khách hàng tại một số nhà hàng fast food, các bạn sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải và Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm tìm hiểu nhu cầu thưởng thức và tác động của fast food tới khách hàng trong bối cảnh hội nhập. + Phương pháp phỏng vấn: Đề tài đã phỏng vấn sâu 15 người, trong đó bao gồm 4 bạn sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải, 4 bạn sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền, 2 quản lí nhà hàng fast food, 2 nhân viên phục vụ, 3 khách hàng. + Phương pháp điền dã: Trong quá trình nghiên cứu đề tài để thu thập thông tin thực tiễn cung cấp những dẫn chứng cần khảo sát ở một số nhà hàng fast food ở quận Cầu – Hà Nội để chụp ảnh, ghi chép những thông tin. + Phương pháp thu thập tài liệu: Để lập đề cương cho đề tài cần tìm hiểu các tài liệu qua sách, báo, tạp chí; đồng thời cũng tìm hiểu các thông tin qua mạng internet nhằm thu thập thông tin làm cơ sở lí thuyết cho đề tài. Tất cả các phương pháp trên được tiến hành trong một thời gian nhất định và có sự hỗ trợ, phối hợp với nhau để hình thành các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu đề tài “Fast food – Văn hóa ẩm thực trong thời kì hội nhập” không đơn thuần chỉ tìm hiểu về những đặc điểm của fast food mà nhằm tiếp cận vấn đề dưới góc độ văn hóa. Vì thế, đề tài có những ý nghĩa khoa học sau: - Tổng hợp những cơ sở, lí luận cho văn hóa ẩm thực của nước ta nói riêng và bứ c tranh văn hóa nói chung. Từ đó, cho thấy được những đặc điểm của fast food và sự biến đổi của nó trong vòng quay của văn hóa truyền thống và bối cảnh toàn cầu hóa. - Cung cấp cho chúng ta những quan điểm, cách nhìn nhận fast food khi du nhập vào Việt Nam để từ đó mỗi cá nhân sẽ hình thành những quan điểm, nhận thức cho riêng mình về fast food. - Định hướng các giá trị trong ẩm thực qua sự so sánh văn hóa ẩ m thực truyền thống và văn hóa ẩm thực Tây Âu để có thể rút ra những sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực đó. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu đề tài sẽ cho thấy được sự phát triển của fast food và sự biến đổi của nó để phù hợp với nhu cầu và văn hóa truyền thống của dân tộc. - Đề tài nghiên cứu được nhu cầu và số lượng đối tượng khách hàng sử dụng fast food nhằm hỗ trợ, hoàn thiện thêm những cơ sở lí luận, khoa học của đề tài. - Giúp chúng ta nhìn nhận được những mặt tích cực và tiêu cực của fast food ở nước ta. Qua đó, có thể đề ra những dự báo xu hướng phát triển fast food và đề xuất những kiến nghị, giải pháp mang tính thiết thực cho việc phát [...]...triển fast food một cách đúng hướng, phù hợp với văn hóa truyền thống của nước ta 7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài Fast food – văn hóa ẩm thực trong thời kì hội nhập bao gồm ba chương: Chương 1: Tiếp xúc, giao lưu văn hóa và quá trình hội nhập fast food ở Việt Nam Chương 2: Fast food – văn hóa ẩm thực trong thời kì hội nhập ở Hà Nội Chương 3: Một số kiến nghị và dự báo xu hướng phát triển fast food ở... Nxb Văn học, Hà Nội 2 Nguyễn Việt Cầm (2008), “Giáo trình Văn hóa ẩm thực , Nxb Hà Nội 3 Lý Khắc Cung (2004), “Chân dung Thăng Long - Hà Nội”, Nxb Hà Nội 4 Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ ca dao Việt Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội 5 Nguyễn Văn Dân (2001), “Những vấn đề của toàn cầu hóa kinh tế”, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 6 Đỗ Thị Hảo (2012), Ẩm thực Thăng Long - Hà Nội”, Nxb Văn. .. (2012), Ẩm thực Thăng Long - Hà Nội”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 7 Nguyễn Quang Lê (2001), “Nhận diện bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt”, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 8 Hữu Ngọc (1995), “Hồ sơ văn hóa Mỹ”, Nxb Thế giới, Hà Nội 9 Trần Nhu (2001), “Toàn cầu hóa và thế giới thứ ba”, Nxb Trẻ 10 Bùi Việt Mỹ, Trương Sỹ Hùng (1999), Văn hóa ẩm thực Việt Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội 11 Lê Ngọc... nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa , Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 12 Trần Ngọc Thêm (2008), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 13 Ngô Đức Thịnh (2010), “Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam”, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh 14 Võ Phúc Toàn, Đỗ Hồng Dâng, Võ Hoang Anh dịch (2004), “Từ điển Oxford”, Nxb Đà Nẵng 15 Trần Quốc Vượng (1999), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb Giáo dục, Hà Nội... www.dantri.com.vn/dantridientu/kinhdoanh/trien vong fastfood ơ Viet Nam 4 DDDN.com.vn/chuyen dong thi truong/thuc an nhanh giai phap huu hieu cho cuoc song hien dai 5 www.edu.net/triethoc - suyngam/toan cau hoa và su dung da dang van hoa 6 www.hanoimoi.com.vn/kinhte/KFC nhan hieu thuc an nhanh dau tien tai My khai truong o Viet Nam 7 Ngoisao.net/fastfood thoi @ 8 Quandoinhandan.org.vn/tu “coc teo” den... Quốc Vượng (1999), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb Giáo dục, Hà Nội Tiếng anh 16 Allyn Freeman, Milton Parker (2005), “How to feed friends and influence people”, Hoboken, N.J: J Wiley 17 Eric Schlosser, Fast food nation” (Củ khoai tây ngồi ghế bành), Nxb KHXH 18 Farhang Raijace (2000), “Globalization on trial: The human condition and the information civilization”, Canada Kumarian Press 19 John A Peace II, . Fast food – văn hóa ẩm thực trong thời kì hội nhập bao gồm ba chương: Chương 1: Tiếp xúc, giao lưu văn hóa và quá trình hội nhập fast food ở Việt Nam. Chương 2: Fast food – văn hóa ẩm thực. mình về fast food. - Định hướng các giá trị trong ẩm thực qua sự so sánh văn hóa ẩ m thực truyền thống và văn hóa ẩm thực Tây Âu để có thể rút ra những sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực đó 2: FAST FOOD – VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP Ở HÀ NỘI 34 2.1. Quá trình du nhập Fast Food vào Việt Nam 34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 34 2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội

Ngày đăng: 02/06/2015, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w