Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
5,11 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA ĐỊA LÝ Lớp 1A_K34 BÀI TẬP ĐỊA CHẤT LỊCH SỬ Đề tài: GVHD: Th.sĩ Châu Hồng Thắng SVTH: Lê Thị Ngọc Hân Trần Thế Hiển Lê Thị Hương TPHCM-Tháng 4/2009 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 I KHÁI QUÁT VỀ BIẾN CỐ 3 II NHỮNG GIẢ THUYẾT CHÍNH VỀ NGUYÊN NHÂN CÁC BIẾN CỐ 3 III NHỮNG BIẾN CỐ LỚN TRONG LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT 6 IV NHỮNG BIẾN CỐ PHỤ TRONG LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT 16 PHỤ LỤC 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 http://dialisptphcm.tk Trang 2 I KHÁI QUÁT VỀ BIẾN CỐ. Theo các nhà khoa học, biến cố là những thảm họa lớn xảy ra trên Trái Đất có khoảng thời gian kéo dài từ 1 đến 15 triệu năm, làm cho trên 50% số giống loài động vật và thực vật đang tồn tại bị biến mất hoàn toàn. Vì vậy, chứng cứ chủ yếu để nghiên cứu, tìm ra một biến cố là sự giảm sút đột ngột của các giống loài sinh vật vào một kỉ nào đó của Trái Đất. Trải qua các quá trình nghiên cứu, thống kê về sự giảm sút của các giống loài qua các kỉ địa chất và đưa lên đồ thị, các nhà khoa học đã giúp chúng ta thấy rõ: Trái Đất đã trải qua 5 biến cố lớn vào các kỉ Ocdovic, Devon, Pecmi, Triat, Kreta và hơn một chục biến cố khác nhỏ hơn xảy ra trong đại Cổ Sinh, Trung Sinh và Tân Sinh. Hình 1_Biểu đồ thể hiện cường độ các biến cố trong lịch sử Trái Đất II NHỮNG GIẢ THUYẾT CHÍNH VỀ NGUYÊN NHÂN CÁC BIẾN CỐ. II.1 NHỮNG NGUYÊN NHÂN TỪ CHÍNH TRÁI ĐẤT. II.1.a Sự trôi dạt của các lục địa. Sự trôi dạt của các lục địa đã đùn các dòng vật chất hữu cơ từ dưới đáy biển lên trên mặt biển và giải phóng một khối lượng lớn khí CO 2 vào khí quyển, làm tăng hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, một phần khí CO 2 hòa tan trong nước biển đã làm nhiễm độc và hủy diệt các loài sinh vật biển lúc bấy giờ. Ngoài ra, khi tất cả các lục địa trên Trái Đất kết nối lại với nhau thì tính đa dạng của các loài sinh vật trên toàn cầu sẽ giảm đi. Bởi vì khi tồn tại nhiều lục địa khác http://dialisptphcm.tk Trang 3 nhau thì các loài sinh vật khác nhau có thể chiếm những không gian sinh thái giống nhau trên các lục địa đó. II.1.b Sự hạ thấp của mực nước biển trên toàn cầu. Hiện tượng này làm cho không gian sống của các loài sinh vật ở đại dương – nhất là những loài sống ở độ sâu ít hơn 1000m - bị thu hẹp. II.1.c Sự thay đổi khí hậu toàn cầu theo hướng lạnh hơn hoặc ấm hơn. Các loài sinh vật có khuynh hướng di trú hơn là tiến hóa và đã bị tuyệt chủng trong suốt những thời kỳ băng hà trên Trái Đất. Sự nóng lên của khí hậu được xem là nguy hiểm hơn so với sự lạnh đi bởi vì những sinh vật sống ở các vùng có vĩ độ cao hoặc các vùng có độ cao khá lớn so với mực nước biển có thể sẽ không còn nơi nào để di trú. II.1.d Sự phun trào mãnh liệt của núi lửa. Sự hoạt động của núi lửa sẽ phát ra một lượng lớn tro bụi, khí CO 2 và SO 2 . Khí SO 2 sẽ phản ứng với hơi nước và oxi tạo thành những trận mưa axit. Sự ngập lụt rộng khắp gây ra bởi những dòng dung nham chứa đầy magma nóng chảy đã tạo ra sức ép môi trường và dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt các giống loài. Ngoài ra, khói từ những vụ phun trào núi lửa có thể làm nhiễm độc các sinh vật một cách cục bộ. Hình 2_Núi lửa phun trào Hình 3_Dung nham và khói tỏa ra từ sự phun trào núi lửa II.1.e Sự suy giảm lượng oxi trong các đại dương. Trong các đại dương có lượng oxi bị suy giảm do oxi hòa tan trong nước theo chu kỳ đã cho phép các chủng loại vi khuẩn sống không cần oxi có thể phát triển mạnh mẽ và tạo ra một lượng lớn khí độc hidro sulfua (H 2 S). Và trong suốt quá trình tuần hoàn của đại dương, khí này có thể được giải phóng và làm nhiễm độc các sinh vật trên đất liền. Ngoài ra, khí này còn có thể tiêu hủy tầng ozon của khí quyển, làm cho bức xạ từ các tia cực tím tiếp tục giết chết nốt các loài đã sống sót sau sự phun trào khí độc này. http://dialisptphcm.tk Trang 4 Các nguyên nhân này không xảy ra độc lập mà có liên quan với nhau: ví dụ sự lạnh đi của khí hậu toàn cầu có thể dẫn đến sự hình thành của những chỏm băng ở 2 cực. Nếu nước trên Trái Đất bị chứa trong các chỏm băng này thì mực nước biển sẽ bị hạ thấp bởi vì chỉ còn một lượng nước nhỏ chứa trong các đại dương. Một ví dụ khác, sự nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra sự thiếu oxi trong các đại dương bởi vì lượng oxi trong nước có thể bị phân hủy một phần ở nhiệt độ cao. II.2 NHỮNG NGUYÊN NHÂN TỪ BÊN NGOÀI TRÁI ĐẤT. II.2.a Sự tác động của những thiên thạch khổng lồ & của sao chổi. Hình 4_Thiên thạch va chạm vào Trái Đất Sự tác động của các thiên thạch và sao chổi đã gây nên những hậu quả tàn khốc cho sinh quyển của Trái Đất. Sự va chạm sẽ tạo ra những miệng hố có đường kính lớn gấp 10 lần đường kính của thiên thạch va chạm. Năng lượng khổng lồ từ sự va chạm (gấp hàng triệu lần năng lượng của vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima) đã ném vào bầu khí quyển một lượng khổng lồ tro bụi, hơi nước, đất đá nóng chảy và gây ra vô số tai họa như: bão tố, sóng thần, bóng tối, kế đến là sự nóng lên do hiệu ứng nhà kính, những trận mưa axit và những vụ cháy trên khắp hành tinh. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi một thiên thạch va chạm vào Trái Đất nó có thể tạo ra những trận bão khủng khiếp có tốc độ trên 100 km/h, bốc cao trên 45 km và làm gia tăng nhiệt độ nước biển lên đến 50 o C. Đám mây dày đặc đất, bụi, hơi nước…không chỉ che ánh nắng Mặt Trời mà còn phá hủy tầng ozon. Bóng tối sẽ hạn chế quá trình quang hợp, hậu quả là rất nhiều loài thực vật bị diệt vong kéo theo sự suy giảm của các loài động vật ăn cỏ. Hình 5_Thiên thạch đem đến tai họa cho Trái Đất Trong khi di chuyển xuyên qua bầu khí quyển, các thiên thạch sẽ tạo ra những trận mưa axit. Quá trình di chuyển của thiên thạch sẽ đốt nóng không khí làm cho một lượng khí nitơ bị oxi hóa thành NO 2 . Khí NO 2 sẽ phản ứng với hơi nước và oxi tạo thành axit nitric (HNO 3 ). 4NO 2 + 2H 2 O + O 2 4HNO 3 Nếu thiên thạch va chạm vào những vùng có chứa thạch cao (CaSO 4 ) thì khí SO 2 sẽ được tạo thành. Khí này sẽ phản ứng với hơi nước và oxi tạo thành axit sunfuric (H 2 SO 4 ). 2SO 2 + 2H 2 O + O 2 2H 2 SO 4 http://dialisptphcm.tk Trang 5 Các nhà khoa học cũng không chắc chắn về sự tác động của sao chổi bởi vì khối lượng của chúng nhỏ hơn nhiều so với những thiên thạch có cùng kích thước. Hầu hết chúng đều nổ tung ở phía trên bề mặt Trái Đất, không tạo ra miệng hố mà chỉ làm đổ ngã cây cối trên hàng ngàn dặm vuông. II.2.b Những vụ nổ của các siêu sao (siêu tân tinh). Tên gọi siêu sao mới (siêu tân tinh) xuất phát từ việc quan sát trong lịch sử những hiện tượng hiếm có, khi một ngôi sao đột ngột bùng sáng như thể vừa sinh ra. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh. Hình 6_Siêu tân tinh SN 1054 Hình 7_Siêu tân tinh SN 1604 Đây là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma 1 bùng lên trong một thời gian ngắn, tổng năng lượng thoát ra đạt tới 10 44 J. Bức xạ gamma phát ra từ vụ nổ mang theo nguồn năng lượng khổng lồ này sẽ phá hủy tầng ozon, làm cho các sinh vật trên mặt đất bị nhiễm phóng xạ và không thể sống sót. Bản chất của hiện tượng siêu tân tinh là điểm kết cục của một số loại sao của quá trình tiến hóa của chúng. Hình 8_Một vụ nổ siêu tân tinh III NHỮNG BIẾN CỐ LỚN TRONG LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT. III.1 KỈ OCDOVIC. III.1.a Đặc điểm & Hậu quả. Biến cố kỉ Ocdovic đã diễn ra vào khoảng 444 – 447 triệu năm trước (có tài liệu cho rằng con số này là 439 triệu năm). Đây là biến cố lớn thứ hai trong số 5 biến cố chính trong Lịch sử Trái Đất theo tỷ lệ phần trăm các giống bị tuyệt chủng. Vào thời gian đó tất cả các sinh vật đa bào phức tạp đều sinh sống trong lòng đại dương. Biến cố này đã làm cho khoảng 25% họ ứng với khoảng 60% giống sinh vật biển và khoảng 49% giống động vật đã biến mất hoàn toàn. Các động vật ngành Tay cuộn đã bị suy giảm đi nhiều, cùng với nhiều loài Bọ ba thùy, loài Conodonta 1 Plasma là một trạng thái vật chất trong đó các chất bị ion hóa mạnh. Đại bộ phận phân tử hay nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân, các electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân. http://dialisptphcm.tk Trang 6 III.1.b Nguyên nhân. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất cho biến cố này do sự bắt đầu của một thời kỳ băng hà gây ra để kết thúc các hiệu ứng nhà kính ổn định trong suốt kỉ Ocdovic. Thời kỳ băng hà này có lẽ đã không kéo dài như người ta đã từng nghĩ. Kết quả nghiên cứu các đồng vị oxi trong các hóa thạch của động vật ngành Tay cuộn chỉ ra rằng nó có lẽ đã không kéo dài quá 0,5 – 1,5 triệu năm . Sự kiện này diễn ra ngay sau khi có sự sụt giảm lượng khí CO 2 trong khí quyển và nó có ảnh hưởng mang tính chọn lọc tới các vùng biển nông là khu vực mà đa số các sinh vật sinh sống. Do siêu lục địa Gondwana trôi dạt tới Nam cực nên các chỏm băng đã hình thành trên bề mặt nó (điều này đã được minh chứng bởi sự phát hiện các trầm tích thuộc thế Ocdovic thượng ở Bắc Phi và Đông Bắc Nam Mỹ, khi đó chúng nằm cận kề nhau và có vị trí tại khu vực quanh cực Nam vào thời gian này). Sự hóa băng đã giam giữ nước khỏi các đại dương, còn giai đoạn giữa các kỉ băng hà lại giải phóng nó. Điều này làm cho mực nước biển xuống và lên lặp lại theo thời gian và mang tính chu kỳ. Các biển nông rộng lớn và cận lục địa trong kỉ Ocdovic đã bị rút xuống và nó loại trừ nhiều hốc sinh thái, sau đó nó lại trở lại và mang theo các quần thể sinh vật đã bị thu nhỏ sự đa dạng. Sau đó lại rút xuống một lần nữa với nhịp điệu mới của sự hóa băng cùng việc loại trừ sự đa dạng sinh học ứng với mỗi chu kỳ thay đổi. Các loài có môi trường sống bị hạn chế trong các vùng biển trên thềm lục địa rộng lớn đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các loài sống sót là những loài có thể đương đầu với các điều kiện thay đổi và chúng nhanh chóng trám vào các hốc sinh thái bị bỏ ngỏ do các biến cố gây ra. Vào thời gian kết thúc của biến cố này, băng hà tan chảy đã làm cho mực nước biển dâng lên và ổn định một lần nữa. Khi bắt đầu kỉ Silua, sự tái ngập lụt vĩnh cửu các thềm lục địa đã dẫn đến sự hồi phục của sự đa dạng sự sống, làm gia tăng sự đa dạng sinh học trong các bộ, họ còn sống sót. Năm 2006, A.Melott và những nhà khoa học khác đã đặt ra giả thuyết là một vụ bùng nổ bức xạ gamma kéo dài khoảng 10 giây có thể là nguyên nhân của biến cố này. Nó tiêu hủy tầng ozon và làm cho các sinh vật sống trên mặt đất cũng như gần mặt biển bị nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học vẫn cho rằng biến cố này là phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau. III.2 KỈ DEVON. III.2.a Đặc điểm & Hậu quả. Biến cố này xảy ra vào giai đoạn cuối kỉ Devon, cách đây khoảng 364 triệu năm và kéo dài trong khoảng 7 triệu năm. Biến cố kỉ Devon đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh vật biển – 22% họ ứng với khoảng 57% giống sinh vật biển bị tiêu diệt – nhưng ít tác động đến hệ thực vật trên Trái Đất. Các giống loài quan trọng nhất bị ảnh hưởng bởi biến cố này bao gồm Stromatoporoids, San hô vách đáy, San hô Rugose, ngành Tay cuộn, Bọ ba thùy, Conodonta, Acritarchs, loài cá Placoderm (thuộc nhánh Có miệng hàm)… http://dialisptphcm.tk Trang 7 Hình 9_Stromatoporoids, San hô vách đáy & San hô Rugose Hình 10_Acritarchs & loài cá Placoderm III.2.b Nguyên nhân. Nguyên nhân của biến cố kỉ Devon cho đến nay vẫn chưa được làm rõ một cách thỏa đáng, tất cả những giả thuyết đều chỉ dừng lại ở mức suy đoán là chính và vẫn còn đang được các nhà khoa học nghiên cứu, tranh luận rộng rãi. III.2.b.1 Băng hà. Bằng chứng này đã khiến các nhà cổ sinh vật học cho rằng biến cố này xảy ra vào giữa thời kỳ băng hà. Tương tự như biến cố kỉ Ocdovic, sự lạnh đi của khí hậu toàn cầu dẫn đến sự hạ thấp của mực nước biển có thể là tác nhân gây ra biến cố kỉ Devon. III.2.b.2 Sự tác động của thiên thạch. Năm 1969, Digby McLaren – nhà cổ sinh vật học người Canada – cho rằng biến cố này xảy ra bởi sự va chạm của thiên thạch. Tuy nhiên, ý kiến này cũng không thật sự thuyết phục bởi vì hiện nay, những bằng chứng về sự tồn tại của các hố thiên thạch trên Trái Đất thời kỳ này là hầu như không có. http://dialisptphcm.tk Trang 8 III.3 KỈ PECMI. III.3.a Đặc điểm & Hậu quả. Cuối kỉ Pecmi – cách đây khoảng 250 triệu năm – có một biến cố lớn xảy ra trên Trái Đất. Nó kéo dài trong khoảng 5 triệu năm khiến cho 50% số họ động vật – 500/1000 họ – vào thời điểm đó biến mất trong các đại dương. Sau thảm họa này, dọc theo các vùng biển không còn tồn tại một rạn san hô nào cùng với các loài động vật thuộc ngành Thân mềm sống ở đó. Trên đất liền, tình hình cũng chẳng khả quan gì hơn, có tới 27/37 họ Bò sát và Lưỡng cư đã biến mất hoàn toàn khỏi mặt đất. Tính ra sau biến cố cuối kỉ Pecmi có đến 95% số loài động vật dưới biển và 70% các loài côn trùng, sâu bọ, động vật không xương sống và cả thực vật trên cạn đã bị tiêu diệt dù thời gian kéo dài của biến cố cuối kỉ Pecmi kém biến cố kỉ Devon những 2 triệu năm. Bọ ba thùy phát triển thịnh vượng kể từ kỉ Cambri, cuối cùng đã bị tuyệt chủng trước khi kỉ Pecmi kết thúc. Một công trình nghiên cứu của Csaba Detre – nhà địa chất Hungari – trình bày mới đây tại hội nghị quốc tế do NASA tổ chức, cho biết biến cố cuối kỉ Pecmi đầu kỉ Triat là biến cố lớn nhất và bí hiểm nhất trong số 5 biến cố đã hủy diệt nhiều giống loài, trong suốt 600 triệu năm hình thành và phát triển của giới sinh vật. III.3.b Nguyên nhân. III.3.b.1 Vụ nổ của một siêu sao. Theo Csaba Detre, biến cố này xảy ra do một vụ nổ của một siêu sao cách Trái Đất từ 30 – 60 năm ánh sáng. Những tia bức xạ điện tử cường độ cao (có năng lượng lớn gấp nhiều lần bức xạ Mặt Trời) phóng đi từ vụ nổ đã phá hủy tầng ozon bảo vệ Trái Đất. Phơi mình trước làn sóng tia gamma, thực vật bị thiêu cháy trong chốc lát. Những rừng đầm lầy dày đặc Quyết và Mộc tặc khổng lồ trên siêu lục địa Pangaea đã thối rữa, mục rã nhanh chóng. Tiếp theo đó, đến lượt cây cối mọc ven biển, phiêu sinh vật nổi trên mặt biển, San hô, Tảo và các loài động vật thuộc ngành Thân mềm cũng có số phận như vậy. Hình 11_Vụ nổ siêu tân tinh SN 2006 Hàng triệu sinh khối do các xác động vật và thực vật trên đất liền và dưới biển chết đi bị phân hủy đã làm giảm đi đáng kể lượng oxi trong không khí xuống chỉ còn có 35%, rồi 10% làm cho các động vật thở bằng oxi bị chết ngạt. Những đợt sóng bức xạ điện tử chết người này liên tục càn quét Trái Đất làm nhiều đợt kéo dài hàng triệu năm đã hủy diệt trên 90% giống loài sinh vật lúc bấy giờ. Các nhà thiên văn của NASA qua nghiên cứu hồ sơ thống kê cũng đã xác định đúng vào thời điểm đó có vụ nổ của một siêu sao cách Trái Đất 30 – 60 năm ánh sáng. Như vậy, biến cố cuối kỉ Pecmi chủ yếu là do nguyên nhân bên ngoài Trái Đất. http://dialisptphcm.tk Trang 9 III.3.b.2 Sự trôi dạt của các lục địa & Sự phun trào của núi lửa. Bí ẩn biến cố cuối kỉ Pecmi tưởng như đã được sáng tỏ thì mới đây nhất, Peter D.Ward – nhà khảo cổ Hoa Kỳ – cho công bố công trình của mình trên tạp chí Discover những chứng cứ mới về biến cố này. Nhóm các nhà khoa học của ông đã nghiên cứu các hóa thạch động vật ở Nam Phi có độ tuổi 250 triệu năm và thấy chất đồng vị phóng xạ C13 trong răng của chúng cho thấy biến cố cuối kỉ Pecmi chỉ kéo dài từ 10000 – 100000 năm, ngắn hơn người ta tưởng rất nhiều. Nghiên cứu các phần tử nhiễm từ trong đá, họ đã xác định vào thời điểm đó Nam Phi nằm ở tận phía Nam của vòng cực Nam. Những tàn tích hóa thạch cho thấy giới thực vật lúc đó rất xum xuê, động vật phong phú, nhiệt độ nóng hơn ngày nay. Những chứng cứ này đã củng cố thêm giả thuyết của Andrew Knoll – nhà khảo cổ thuộc ĐH Harvard – cho rằng vào cuối kỉ Pecmi, Trái Đất nóng lên, băng ở hai cực tan hết nên không còn những dòng biển trao đổi giữa vùng khí hậu lạnh đến vùng khí hậu nóng. Sự trôi dạt của các lục địa lúc đó đã đùn các dòng vật chất hữu cơ từ dưới đáy biển lên trên mặt biển và giải phóng một khối lượng lớn khí CO 2 vào khí quyển. Cùng lúc đó, một vụ phun trào núi lửa lớn cũng xảy ra ở Siberia đưa thêm vào không khí hàng triệu tấn CO 2 nữa. Theo A.Knoll, một phần khí CO 2 hòa tan trong nước biển đã làm nhiễm độc và hủy diệt các loài sinh vật biển lúc đó. Còn P.Ward thì bổ sung những hậu quả của sự gia tăng lượng khí CO 2 đối với đất liền: làm tăng hiệu ứng nhà kính và để lại một lớp trầm tích màu đỏ, vết tích của quá trình oxi hóa chất sắt trong điều kiện nhiệt độ không khí cao. Nhóm của P.Ward đã đưa ra chứng cứ chứng minh rằng chính sự di chuyển của các mảng lục địa và sự gia tăng lượng khí CO 2 trong khí quyển là nguyên nhân gây ra biến cố cuối kỉ Pecmi đầu kỉ Triat. Ngoài ra, sự ngập lụt rộng khắp gây ra bởi các dòng dung nham nóng chảy từ vụ phun trào núi lửa ở Siberia cũng có thể dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt. Sự suy giảm môi trường sống ven biển và độ khô cằn tăng lên cũng góp phần vào sự kiện này. Hình 12_ Một dòng dung nham từ sự phun trào núi lửa Dù dây là hai giả thuyết mới nhất, với đầy đủ chứng cứ cụ thể, chứng minh được nguyên nhân gây ra biến cố này so với những giả thuyết trước đây chỉ trên lý thuyết suôn, thì chúng ta vẫn thấy bí ẩn về biến cố cuối kỉ Pecmi chỉ mới được làm sáng tỏ dần và còn phải chờ nhiều chứng cứ khác. III.3.b.3 Sự thiếu oxi trong đại dương. Một giả thuyết khác cho rằng đó là do sự phun trào khí H 2 S từ lòng biển cả. Các phần của đại dương bị thiếu oxi đã cho phép các chủng loại vi khuẩn sống không cần oxi có thể phát triển mạnh mẽ và tạo ra một lượng lớn khí H 2 S. Nếu một lượng lớn khí này được tích lũy trong khu vực thiếu oxi thì nó có thể thoát ra ngoài khí quyển làm cho nồng độ khí H 2 S tăng lên một cách đáng kể trong vài trăm năm. Khí này phá hủy http://dialisptphcm.tk Trang 10 [...]... IV NHỮNG BIẾN CỐ PHỤ TRONG LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT IV.1 TIỀN CAMBRI Biến cố đầu tiên của thời kỳ này xảy ra cách đây khoảng 650 triệu năm, nó tác động chủ yếu đến các loài sinh vật nguyên thủy Biến cố này đã khiến cho 70% hệ động thực vật bị diệt vong, đồng thời nó cũng là nhân tố quyết định đến sự đa dạng của hệ động vật kỉ Vendian2 Tuy nhiên, hệ động vật kỉ Vendian cũng bị diệt vong bởi một biến cố xảy ra... tổ tiên của hệ động vật kỉ Cambri Ngày nay mặc dù nhiều thông tin đã được thu nhặt nhưng chi tiết của biến cố kỉ Vendian vẫn còn đang được tiếp tục tranh luận 2 Vendian là kỉ cuối cùng của đại Nguyên Sinh ( Pr), nó kéo dài khoảng 100 triệu năm http://dialisptphcm.tk Trang 16 IV.2 KỈ CAMBRI Có ít nhất 4 biến cố lớn xảy ra trong suốt kỉ Cambri Biến cố đầu tiên xảy ra vào thế Cambri sớm.Ba biến cố còn... KỈ KRETA III .5. a Đặc điểm & Hậu quả Biến cố kỉ Kreta xảy ra cách đây khoảng 65 triệu năm Vì nó xảy ra gần thời đại chúng ta đang sống và các dấu vết lưu lại vẫn còn được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới nên được các nhà khoa học hết sức quan tâm Biến cố kỉ Kreta có số lượng các giống loài bị hủy diệt ít hơn nhiều so với biến cố kỉ Pecmi Sau biến cố này chỉ có 900/1976 giống sinh vật bị biến mất trong... chấp nhận nhiều nhất cho biến cố Cambri,đó là: IV.2.a Giả thuyết băng hà Sự tiến bộ của giả thuyết về băng h - tác nhân quyết định biến cố kỉ Cambri- đã được phát triển bởi James F.Miller của trường ĐH Tây Nam bang Misouri Thông qua quá trình nghiên cứu của Miller, những bằng chứng về trầm tích của thế Ocdovic sớm có nguồn gốc băng hà đã được phát hiện ở Nam Mỹ Trong giả thuyết của mình, Miller cho rằng... là "Apophis" - Ác thần Theo tính toán của các nhà khoa học, có khả năng Apophis sẽ đâm vào Trái Đất ngày 13.4.2036 Lúc đó, theo đánh giá của NASA, Apophis sẽ gây ra vụ nổ có sức công phá gấp 100 ngàn lần so với trái bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản tháng 8.19 45 Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu thiên thạch Apophis rơi xuống Trái Đất vào năm 2036, nó sẽ tạo nên vụ nổ lớn hủy diệt... sloths, Dire wolves & Short-faced bears Nguyên nhân của biến cố này cũng được tranh luận một cách rộng rãi Những giả thuyết chính đã được đề xuất bao gồm sự lạnh đi của khí hậu toàn cầu và sự săn bắn của con người http://dialisptphcm.tk Trang 19 IV.6 THẾ HOLOXEN Sự tiến hóa của con người từ kỉ Neogen là tác nhân quan trọng dẫn đến biến cố trong giai đoạn này Chẳng hạn, theo nghiên cứu của Hội Động vật học... 900/1976 giống sinh vật bị biến mất trong các đại dương và 43/246 giống bị biến mất trên đất liền Tổng cộng số giống loài bị tiêu diệt khỏi Trái Đất từ 60 – 75% (chiếm 15% số họ sinh vật lúc đó) Các sinh vật trên đất liền và trong nước ngọt thích nghi tốt với biến cố nên bị hủy diệt chưa đến 20% (chỉ khoảng 18%) Lớp Bò sát từ 54 giống chỉ còn lại 24 giống Nặng nề nhất là các loài khủng long vì chúng... phải được nghiên cứu và kiểm tra một cách đầy đủ hơn IV.3 KỈ JURA Có hai biến cố xảy ra trong kỉ Jura được các nhà khoa học nghiên cứu Biến cố thứ nhất xảy ra trong thế Jura sớm Biến cố này đã loại trừ hơn 80% các loài động vật biển thuộc lớp Chân rìu Biến cố thứ hai xảy ra vào thế Jura muộn bởi một sự kiện đã ảnh hưởng to lớn đến các loài Cúc đá, các loài bò sát ở biển và cả các loài động vật Chân... không sống sót được cho đến kỉ Kreta Nguyên nhân của biến cố này vẫn chưa được làm rõ vì mới chỉ có một vài giả thuyết được đề xuất http://dialisptphcm.tk Trang 17 Hình 23_Stegosaurs & Sauropods IV.4 THẾ OLIGOXEN Biến cố thế Oligoxen sớm xảy ra bởi sự biến đổi khốc liệt của khí hậu và thực vật đã tác động một cách mạnh mẽ đến các loài động vật có vú trên mặt đất Vào thời gian này, sự lạnh giá trên toàn... triển của một số lượng lớn các đồng cỏ ôn đới Một số loài động vật ăn thịt cũng bị tuyệt chủng vào thời gian này Các loài động vật có vú chính đã bị tiêu diệt bao gồm Mesonychids và Creodonts Hình 24_Savan ôn đới ở New South Wales, Đông Nam Australia Hình 25_ Mesonychids & Creodonts http://dialisptphcm.tk Trang 18 IV .5 KỈ NEOGEN Sáu loạt chính của biến cố này đã xảy ra từ khoảng thời gian đầu của thế . Hương TPHCM-Tháng 4/2009 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 I KHÁI QUÁT VỀ BIẾN CỐ 3 II NHỮNG GIẢ THUYẾT CHÍNH VỀ NGUYÊN NHÂN CÁC BIẾN CỐ 3 III NHỮNG BIẾN CỐ LỚN TRONG LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT 6 IV NHỮNG BIẾN CỐ PHỤ TRONG. NHỮNG BIẾN CỐ PHỤ TRONG LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT. IV.1 TIỀN CAMBRI. Biến cố đầu tiên của thời kỳ này xảy ra cách đây khoảng 650 triệu năm, nó tác động chủ yếu đến các loài sinh vật nguyên thủy. Biến cố. khoảng 250 triệu năm – có một biến cố lớn xảy ra trên Trái Đất. Nó kéo dài trong khoảng 5 triệu năm khiến cho 50 % số họ động vật – 50 0/1000 họ – vào thời điểm đó biến mất trong các đại dương.