1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thiết kế bài giảng Địa Lý 8 - Tập 1

246 232 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Nguyễn châu giang thiết kế bi giảng địa lí Trung học cơ sở u Nh xuất bản h nội 2005 Tập hai Bài 22 Việt Nam đất nớc, con ngời I. Mục tiêu bi học 1) Kiến thức HS cần : Nắm đợc vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam á và toàn thế giới. Hiểu đợc một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế chính trị hiện nay của nớc ta. Biết nội dung, phơng pháp chung học tập địa lí Việt Nam. 2) Kĩ năng Rèn kĩ năng nhận xét qua bảng số liệu về tỉ trọng các ngành kinh tế năm 1990 và 2000. Thông qua bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế 2 năm (1990 và 2000) 3) Thái độ Qua bài học HS có thêm hiểu biết về đất nớc và con ngời Việt Nam, tăng thêm lòng yêu quê hơng, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Các phơng tiện dạy học Bản đồ các nớc trên thế giới. Bản đồ khu vực Đông Nam á. Tranh ảnh, tài liệu về các thành tựu kinh tế, văn hoá Việt Nam. III. Bi giảng 1) Kiểm tra bài cũ a Kể tên những quốc gia trong khu vực Đông Nam á. b Nêu những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nớc trong khu vực. 2) Bài mới Vào bài : Các nớc trong khu vực Đông Nam á có nhiều nét tơng đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, có phong tục, tập quán, sản xuất, sinh hoạt gần gũi, có sự đa dạng trong văn hoá từng dân tộc. Mỗi quốc gia có những sắc thái riêng về thiên nhiên và con ngời. Việt Nam, tổ quốc của chúng ta là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm khu vực. Những bài địa lí Việt Nam sẽ mang đến cho các em những hiểu biết cơ bản về thiên nhiên và con ngời ở Tổ quốc mình. Bài học hôm nay là bài mở đầu cho một phần mới : Việt Nam - đất nớc con ngời. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động1 (Cá nhân/cặp) CH : Quan sát H17.1 Xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực Đông Nam á. GV : Gọi HS lên xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ treo tờng và trả lời câu hỏi. 1. Việt Nam trên bản đồ thế giới CH : Việt Nam gắn liền với châu lục nào? Đại dơng nào? Việt Nam gắn liền với lục địa á - Âu, trong khu vực Đông Nam á. Biển Đông Việt Nam là bộ phận của Thái Bình Dơng. Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào ? (Gợi ý) : Trung Quốc, Campuchia. GV dùng bản đồ khu vực Đông Nam á . Xác định biên giới các quốc gia có chung biển, đất liền với Việt Nam . CH : Qua bài học về Đông Nam á (bài 14, 15, 16, 17) hãy tìm ví dụ để chứng minh Việt Nam là quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử khu vực Đông Nam á. ( Thiên nhiên : Tính chất nhiệt đới, gió mùa. Lịch sử : Lá cờ đấu tranh giải phóng dân tộc. Văn hoá : Nền văn minh lúa nớc, tôn giáo, nghệ thuật ) GV : Kết luận Việt Nam tiêu biểu cho khu vực Đông Nam á về tự nhiên, văn hoá, lịch sử. CH : Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm nào ? ý nghĩa ? Hoạt động 2 Hoạt động nhóm CH : Dựa vào Mục 2 SGK kết hợp kiến thức thực tế, thảo luận theo gợi ý : Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ 1986 ở nớc ta đạt kết quả nh thế nào ? 2. Việt Nam trên con đờng xây dựng và phát triển Sự p hát triển các n g ành kinh tế : (nông nghiệp, công nghiệp) ? Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hớng nào ? Đời sống nhân dân đợc cải thiện ra sao ? GV : Yêu cầu HS trình bày nhóm khác bổ sung Kết luận CH : Nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nớc ta qua bảng 22.1 ? (nông nghiệp có xu hớng giảm từ 38, 74%(1990) xuống 24, 30%(2000), công nghiệp và dịch vụ tăng dần từ lên ). Nền kinh tế có sự tăng trởng. Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lý chuyển dịch theo xu hớng tiến bộ : kinh tế thị trờng có định hớng xã hội chủ nghĩa. Đời sống nhân dân đợc cải thiện rõ rệt. Mục tiêu tổng quát của chiến lợc 10 năm 2001 2010 của nớc ta là gì ? GV : Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. Ra khỏi tình trạng kém phát triển ; Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần ; Tạo nền tảng để đến 2020 nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp theo hớng hiện đại. Chuẩn xác kiến thức. CH : Hãy liên hệ sự đổi mới ở địa phơng Hoạt động 3 Cá nhân CH : ý nghĩa của kiến thức địa lí Việt Nam đối với việc xây dựng đất nớc ? Học địa lí Việt Nam nh thế nào để đạt kết quả tốt ? 3. Học địa lí Việt Nam nh thế nào IV. Củng cố Phiếu học tập Đánh dấu ì vào câu có đáp án đúng. Câu 1. Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dơng nào ? a. á Âu và Thái Bình Dơng b. á Âu và Thái Bình Dơng, ấn Độ Dơng c. á Thái Bình Dơng d. á Thái Bình Dơng, ấn Độ Dơng Câu 2. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nớc ta bao gồm : a. Phần đất liền (gồm mặt đất, trong lòng đất và bầu trời b. Các hải đảo (gồm các đảo, lòng đất dới đảo, bầu trời trên đảo) c. Vùng biển và các hải đảo (gồm vùng nớc biển, lòng đất đáy biển, bầu trời trên biển). d. Cả 3 đáp án trên. Câu 3. Nớc ta có cùng chung biên giới trên biển, trên đất liền với quốc gia. a. Lào d. Trung Quốc b. Căm pu chia c. Cả ba quốc gia trên Câu 4. Hiện nay nớc ta đang hợp tác toàn diện, tích cực với các nớc trong tổ chức. a. EEC c. OPEC b. ASEAN d. ASEM Câu 5. Tỉ trọng ngành kinh tế nào của nớc ta tăng trởng nhiều nhất từ 1999 đến 2000 (Điền vào bảng 22.1) a. Công nghiệp c. Nông nghiệp + Dịch vụ b. Dịch vụ d. Nông nghiệp Câu 6 Điền vào ô trống, các nội dung đúng. Đáp án : Câu 1 (c) Câu 3 (b + d) Câu 5 (a) Câu 2 (d) Câu 4 (b) Câu 6 : 1) Đa đất nớc ra khỏi tình trạng kém phát triển. 2) Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. 3) Tạo nền tảng để đến năm 2020 nớc ta cơ bản trở thành nớc công nghiệp hiện đại. V. Dặn dò Mỗi HS cần có 1 quyển Atlat địa lí Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tìm hiểu bài 23. Bài 23 Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ việt nam I. Mục tiêu bi học 1. Kiến thức HS cần : Hiểu đợc tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam, xác định đợc vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam. Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lí hình dạng lãnh thổ đối với môi trờng tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của nớc ta. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng, xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của đất nớc. Qua đó đánh giá ý nghĩa và giá trị của vị trí lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. 3. Thái độ Có ý thức và hành động bảo vệ, gìn giữ độc lập chủ quyền của đất nớc. II. Các phơng tiện dạy học Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bản đồ Đông Nam á. Bản đồ thế giới. III. Bi giảng 1) Kiểm tra bài cũ Từ năm 1986 đến nay kinh tế xã hội nớc ta đã đạt đợc những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới nh thế nào ? Dựa vào bảng 22.1 vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nớc của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét. 2) Bài mới Vào bài : Vị trí địa lí có ảnh hởng trực tiếp, quyết định các yếu tố tự nhiên của một lãnh thổ, một quốc gia. Vì vậy muốn hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nớc ta, chúng ta cùng tìm hiểu, nghiên cứu vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam trong nội dung bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1 Cá nhân/cặp CH : Xác định trên H23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nớc ta? Cho biết toạ độ các điểm cực (B.23.2). I) Vị trí giới hạn lãnh thổ a) Phần đất liền Cực Bắc : 23 0 23B 105 0 20Đ Cực Nam 8 0 34B 104 0 40Đ Cực Tây 22 0 22B - 102 0 10Đ GV : Gọi một HS lên xác định các điểm cực của phần đất liền nớc ta (trên bản đồ treo tờng) CH : Qua bảng 23.2 hãy tính Cực Đông 12 0 40B 109 0 24Đ Từ Bắc và Nam, phần đất liền nớc ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào ? (>15 vĩ độ) Nớc ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới. CH : Từ Tây sang Đông phần đất liền nớc ta mở rộng bao nhiêu kinh độ ? (> 7 kinh độ) Lãnh thổ nớc ta nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT. Nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT, diện tích 329.247Km 2 b) Phần biển. GV : Hớng dẫn HS quan sát H24.1 giới thiệu phần biển nớc ta mở rộng ra tới kinh tuyến 117 0 20Đ và có diện tích khoảng 1 triệu km 2 rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. CH : Biển nớc ta nằm phía nào lãnh thổ ? Tiếp giáp với biển của nớc nào ? Đọc tên và xác định các quần đảo lớn ? thuộc tỉnh nào ? (Quần đảo Hoàng Sa Huyện Hoàng Sa Đà Nẵng. Quần đảo Trờng Sa Huyện Trờng Sa Khánh Hoà). Biển nớc ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km 2 . . châu giang thiết kế bi giảng địa lí Trung học cơ sở u Nh xuất bản h nội 2005 Tập hai Bài 22 Việt Nam đất nớc, con ngời I. Mục tiêu bi học 1) Kiến thức HS cần. định biên giới các quốc gia có chung biển, đất liền với Việt Nam . CH : Qua bài học về Đông Nam á (bài 14 , 15 , 16 , 17 ) hãy tìm ví dụ để chứng minh Việt Nam là quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm. giới. III. Bi giảng 1) Kiểm tra bài cũ Từ năm 1 986 đến nay kinh tế xã hội nớc ta đã đạt đợc những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới nh thế nào ? Dựa vào bảng 22 .1 vẽ biểu đồ cơ

Ngày đăng: 01/06/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w