PHÒNG GD & ĐT BẾN CẦU TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN : HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài:60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Mã sinh viên: Câu 1: Một loại hợp chất kết tinh có công thức CuCO 3 .5H 2 O. Thành phần phần trăm về khối lượng nước kết tinh chứa trong CuCO 3 .5H 2 O là A. 40,11%. B. 42,06%. C. 40,01%. D. 41,05%. Câu 2: Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu ? A. NO B. CO 2 C. SO 2 D. CO Câu 3: Chất làm mất màu dung dịch brom là A. CH 3 – CH 3 . B. CH 4 . C. CH 2 = CH – CH 3 . D. CH 3 – CH 2 – CH 3 . Câu 4: Nung hoàn toàn hỗn hợp 2 muối CaCO 3 và MgCO 3 thu được 76 gam hai oxit và 33,6 lít CO 2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là A. 141 gam. B. 124 gam. C. 142 gam. D. 140 gam. Câu 5: Crăckinh dầu mỏ để thu được A. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn. B. hiđrocacbon nguyên chất. C. dầu thô. D. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn. Câu 6: Khi lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành rượu etylic. Hiệu suất của mỗi quá trình lên men là 85% . Khối lượng rượu thu được sẽ là A. 400 kg. B. 398,8 kg. C. 389,8 kg. D. 390 kg. Câu 7: Cho 3 lít hỗn hợp khí gồm CH 4 và C 2 H 4 (đktc) vào dung dịch brom dư, người ta thu được 16,92 gam đibrometan. Phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu là A. 32,8 % C 2 H 4 và 67,2 % CH 4 . B. 67,2 % C 2 H 4 và 32,8 % CH 4 . C. 33,6 % C 2 H 4 và 66,4 % CH 4 . D. 66,4 % C 2 H 4 và 33,6 % CH 4 . Câu 8: 6,72 lít hỗn hợp khí gồm CH 4 và C 2 H 4 (ở đktc) nặng 7,2 gam. Phần trăm theo thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp là A. 22,22 % CH 4 và 77,78 % C 2 H 4 . B. 77,78 % CH 4 và 22,22 % C 2 H 4 . C. 33,33 % CH 4 và 66,67 % C 2 H 4 . D. 66,67 % CH 4 và 33,33 % C 2 H 4 . Câu 9: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được A. glixerol và axit béo. B. glixerol và xà phòng. C. glixerol và muối của một axit béo. D. glixerol và muối của các axit béo Câu 10: Một hiđrocacbon X có thành phần phần trăm về khối lượng cacbon trong hợp chất là 92,3%. Hiđrocacbon X là A. C 2 H 2 . B. C 3 H 6 . C. C 3 H 8 . D. C 2 H 4 . Câu 11: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách A. oxi hóa metan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp. B. oxi hóa etilen có xúc tác và nhiệt độ thích hợp. C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp. D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp. Câu 12: Một hiđrocacbon (X) ở thể khí có phân tử khối nặng gấp đôi phân tử khối trung bình của không khí. Công thức phân tử của (X) là A. C 4 H 10 . B. C 4 H 8 . C. C 4 H 6 . D. C 5 H 10 . Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng rượu etylic với chất xúc tác là H 2 SO 4 đặc, nhiệt độ > 170 0 C để điều chế khí X. Khí X là A. CH 4 . B. C 2 H 2 . C. Cl 2. D. C 2 H 4. Câu 14: Phản ứng đặc trưng của este là Trang 1/3 - Mã đề thi 209 A. phản ứng thế. B. phản ứng cộng. C. phản ứng thủy phân. D. phản ứng cháy. Câu 15: Chất X là một gluxit có phản ứng thủy phân : X + H 2 O Axit → Y + Z X có công thức phân tử nào sau đây ? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ. Câu 16: Cho 60 gam axit axetic tác dụng với 55,2 gam rượu etylic tạo ra 55 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng là A. 62,5 %. B. 56,2%. C. 72,5%. D. 65,2 %. Câu 17: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng A. vật lí và hoá học. B. hoá học. C. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học. D. vật lí. Câu 18: Muốn điều chế 100 ml rượu etylic 65 0 ta dùng A. 100 ml rượu etylic nguyên chất có 65 ml nước. B. 100 ml nước hòa với có 65 ml rượu nguyên chất. C. 35 ml rượu nguyên chất với 65 ml nước. D. 65 ml rượu etylic nguyên chất hòa với 35 ml nước. Câu 19: Trong các chất sau: CH 4 , CO 2 , C 2 H 4 , Na 2 CO 3 , C 2 H 5 ONa có A. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ. B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ. C. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ. D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ. Câu 20: Khi đốt khí axetilen, số mol CO 2 và H 2 O được tạo thành theo tỉ lệ là A. 2 : 1. B. 1 : 3. C. 1 : 1. D. 1 : 2. Câu 21: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết A. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. B. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thành phần phân tử. D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác. Câu 22: Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 31,4 gam brombenzen ? Biết hiệu suất phản ứng là 85% A. 18,353 gam. B. 32 gam. C. 13,26 gam. D. 15,6 gam. Câu 23: Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là A. axetilen. B. etilen. C. metan. D. benzen. Câu 24: Khi đốt hoàn toàn 1 hiđrocacbon A người ta thu được số mol CO 2 và số mol H 2 O bằng nhau. Vậy A là A. CH 4 . B. C 2 H 2 . C. C 2 H 6 . D. C 3 H 6 . Câu 25: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với A. dung dịch kiềm. B. dung dịch axit. C. dung dịch muối. D. hiđro hoặc với kim loại. Câu 26: Đốt hoàn toàn V lít (ở đktc) khí thiên nhiên có chứa 95% CH 4 ; 2% N 2 ; 1% H 2 và 2% CO rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào 100 gam dung dịch H 2 SO 4 98%. Nồng độ dung dịch axit giảm còn 72,93 %. Giá trị của V là A. 67,2 lít. B. 6,72 lít. C. 22,4 lít. D. 2,24 lít. Câu 27: Rượu etylic trong phân tử gồm A. nhóm metyl ( CH 3 ) liên kết với oxi. B. nhóm metyl (CH 3 ) liên kết với nhóm – OH. C. nhóm hyđrocacbon liên kết với nhóm – OH. D. nhóm etyl ( C 2 H 5 ) liên kết với nhóm – OH. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 20 ml rượu etylic a 0 , dẫn sản phẩm khí thu được qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 60 gam kết tủa ( biết D = 0,8g/ml). Giá trị của a là A. 68,25. B. 86,25. C. 25,86. D. 25,68. Câu 29: Ba gói bột màu trắng là glucozơ, tinh bột và saccarozơ. Có thể nhận biết bằng cách nào sau đây ? A. Dung dịch NaOH và dung dịch iot. B. Hoà tan vào nước và cho phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . C. Hoà tan vào nước và dung dịch HCl. D. Dung dịch brom và Cu(OH) 2 . Trang 2/3 - Mã đề thi 209 Câu 30: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là A. 10,55 gam. B. 21,3 gam. C. 20,50 gam. D. 10,65 gam. Câu 31: Cho dung dịch chứa 10 gam CH 3 COOH tác dụng với dung dịch chứa 10 gam KOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch chứa các chất tan là A. CH 3 COOK và KOH. B. CH 3 COOK. C. CH 3 COOK, CH 3 COOH và KOH. D. CH 3 COOK và CH 3 COOH. Câu 32: Nguyên tố X ở chu kỳ 3 nhóm VI, nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính chất của X và Y thấy A. X, Y có tính phi kim tương đương nhau. B. tính phi kim của Y mạnh hơn X. C. X, Y có tính kim loại tương đương nhau. D. tính phi kim của X mạnh hơn Y. Câu 33: Thành phần chính trong bình khí biogas là A. CH 4 . B. C 2 H 2 . C. C 2 H 4 . D. C 2 H 4 O. Câu 34: Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong A. rượu etylic. B. dung dịch H 2 SO 4 loãng . C. nước. D. dầu hoả. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 kg than chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy. Thể tích không khí (đktc) cần dùng là (biết 2 kk O V = 5V ) A. 4250 lít. B. 4200 lít. C. 4500 lít. D. 4000 lít. Câu 36: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 đvC. Số mắt xích (-C 6 H 10 O 5 -) trong phân tử tinh bột là A. 1850. B. 1900. C. 1950. D. 2100. Câu 37: Dãy gồm các muối đều tan trong nước là A. BaCO 3 , NaHCO 3 , Mg(HCO 3 ) 2 , Na 2 CO 3 . B. CaCO 3 , BaCO 3 , Mg(HCO 3 ) 2 , K 2 CO 3 . C. Na 2 CO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 , Ba(HCO 3 ) 2 , K 2 CO 3 . D. CaCO 3 , BaCO 3 , NaHCO 3 , MgCO 3 . Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm CH 4 và H 2 (đktc) thu được 16,2 gam nước. Thành phần phần trăm theo thể tích của khí CH 4 và H 2 trong hỗn hợp lần lượt là A. 60% và 40%. B. 50% và 50%. C. 80% và 20%. D. 30% và 70%. Câu 39: Để phân biệt C 6 H 6; C 2 H 5 OH; CH 3 COOH ta dùng A. H 2 O và phenolphtalein. B. H 2 O và quỳ tím. C. dung dịch NaOH. D. Na kim loại. Câu 40: Thành phần chính của xi măng là A. nhôm silicat và canxi silicat. B. nhôm silicat và kali silicat. C. canxi silicat và canxi aluminat. D. canxi silicat và natri silicat. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 209 . PHÒNG GD & ĐT BẾN CẦU TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ĐỀ KI M TRA HỌC KÌ II MÔN : HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài:60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Mã sinh viên: Câu 1: Một. kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính chất của X và Y thấy A. X, Y có tính phi kim tương đương nhau. B. tính phi kim của Y mạnh hơn X. C. X, Y có tính kim loại tương đương nhau. D. tính phi kim của X mạnh. hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với A. dung dịch ki m. B. dung dịch axit. C. dung dịch muối. D. hiđro hoặc với kim loại. Câu 26: Đốt hoàn