1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

D:tham luan boi duong HSG.doc

6 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PGD-ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TT MỸ AN Độc lập-Tự do- Hạnh phúc BÀI THAM LUẬN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ  BÀI THAM LUẬN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN LỊCH SỬ   Kính thưa: Ban tổ chức Kính thưa: Quý khách dự, cùng toàn thể thầy cô giáo có mặt trong buổi hội nghị hôm nay -Tôi là: Lê Thị Mỹ. sinh năm 1964 -Quê quán Lai Vung- Đồng Tháp -Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Mỹ An-Huyện Tháp Mười -Nhiệm vụ được phân công: +Dạy lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử. +Thành viên hội đồng bộ môn Lịch Sử của Sở GD-ĐT. -Trình độ chuyên môn: ĐHSP -Thời gian công tác: 26 năm Tôi rất hân hạnh được đại diện anh chị em trong hội đồng bộ môn Lịch sử cấp THCS báo cáo tham luận “Nâng cao chất lượng bộ môn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử”. Nhân dịp này tôi xin kính chúc quý khách dự, Ban tổ chức cùng toàn thể thầy cô giáo có mặt trong buổi hội nghị hôm nay lời chúc sức khỏe và thành đạt, chúc hội nghị thành công tốt đẹp. Kính thưa hội nghị Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết mục tiêu giáo dục của nước ta là “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thẩm mĩ về nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để đạt được mục tiêu giáo dục theo quan điểm của Đảng và nhà nước, những năm qua vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới. Luật giáo dục cũng chỉ rõ: “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Môn học Lịch sử là một bộ môn góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông nói chung ở trường THCS nói riêng thông qua việc thực hiện mục tiêu môn học của từng khối lớp và trong mỗi bài học; có tác động nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động…cho học sinh Tuy nhiên hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn lịch sử chưa thật sự làm cho xã hội an tâm. Nhìn nhận một cách thẳng thắn khách quan thì việc dạy học Lịch sử còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được những yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi. Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở không ít giáo viên còn chậm đổi mới, thiếu tính cập nhật sáng tạo, bảo thủ, trì trệ và lạc hậu. Tình trạng dạy chay, lối thuyết trình đơn điệu, truyền thụ một chiều, lệ thuộc sách giáo khoa…còn phổ biến; hiệu quả dạy học môn lịch sử còn nhiều hạn chế, học sinh không hứng thú say mê học bộ môn. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên khiến tôi trăn trở và quyết định “phải nâng cao chất lượng bộ môn, phải làm cho học sinh từ việc chê học môn lịch sử trở nên ham mê học môn lịch sử và nhất là có thật nhiều học sinh giỏi môn lịch sử …góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục”. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch và đem hết tâm huyết thực hiện kế hoạch của mình. Sau nhiều năm thực hiện đến nay việc làm của tôi đã có hiệu quả I.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1.Thuận lợi: -Được Đảng, nhà nước quan tâm tổ chức bồi dưỡng chương trình cải cách sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng thường xuyên và có nhiều hình thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như đại học đào tạo từ xa, thao giảng, hội giảng, dự giờ… -Được Ban Giám Hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo, nhắc nhở thường xuyên và tạo điều kiện. -Sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm, của đồng nghiệp của phụ huynh học sinh và của gia đình. -Cơ sở vật chất ( phòng học, sách vở, tài liệu…) khá đầy đủ -Nhiều học sinh chăm chỉ học tập, yêu thích môn học: từng có em đi học bồi dưỡng HS giỏi phải mang theo nào thau nào rỗ để sau khi học xong ra chợ bán rau, bán chuối ;có em gia đình không cho học bồi dưỡng môn Lịch sử GV dạy bồi dưỡng phải đến tận nhà thuyết phục, sau khi thầy-trò không thuyết phuc được phụ huynh em HS đành chọn cách nói dối với cha mẹ là đi học thêm môn khác… 2.Khó khăn: -Quan niệm “môn chính, môn phụ” còn tồn tại khá phổ biến. Môn Lịch sử bị xem là “môn phụ” nên luôn bị xem nhẹ. +Số học sinh giỏi thích học môn lịch sử chiếm tỷ lệ ít so với học sinh trung bình, khá; +Nhiều phụ huynh không cho con học bồi dưỡng môn lịch sử - Ngoài lý do cho rằng “ môn lịch sử là môn phụ” các em còn lý do khác là học lịch sử vừa khó vừa khổ vì có quá nhiều ngày, tháng, năm gắn liền với hàng loạt số liêụ, sự kiện cần phải nhớ -Đa số học sinh học đăng ký học bồi dưỡng để thi học sinh giỏi là học sinh có học lực khá hoặc giỏi ở tóp sau ; những học sinh giỏi tóp đầu và tóp giữa thường đăng ký học bồi dưỡng ở những môn Toán, Hóa, Anh văn. -Trong tổ chuyên môn trình độ chuyên môn cũng như khả năng vận dụng phương pháp đổi mới của giáo viên chưa đồng bộ, trong khi mỗi năm học học sinh học một giáo viên bộ môn khác nhau -Nội dung bồi dưỡng quá nhiều ( chương trình toàn cấp) -Mất rất nhiều thời gian cho quá trình bồi dưỡng bởi phải “ lấy cần cù bù thông minh” II.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1.Tích cực vận dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng đổi mới bằng các giải pháp: -Nghiên cứu kĩ bài dạy, đầu tư nhiều thời gian cho việc thiết kế bài giảng để xác định kiến thức cơ bản một cách chính xác khoa học, làm rõ trọng tâm; đảm bảo tính hệ thống, lập trường quan điểm chính trị , liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng học sinh -Sử dụng phương pháp phù hợp cho từng bài, từng chương. Trình bày sinh động, giàu hình ảnh trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện; nêu đặc điểm nhân vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác gây cảm xúc của các thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử. - Sử dụng tốt các phương tiện dạy học, đặc biệt coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan., làm đồ dùng trực quan… và khai thác có hiệu quả -Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý -Tổ chức và điều khiển học sinh học tập, tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung kiểu bài và các đối tượng học sinh, tạo đíều kiện để HS nêu lên các vấn đề cần tìm hiểu, độc lập giải quyết các vấn đề tự đặt ra hoăc do GV cung cấp như làm việc nhiều hơn với các tư liệu trong sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo do GV cung cấp và HS sưu tầm, trong các phiếu học tập cá nhân.Tổ chức thảo luận với nhiều hình thức khác nhau.(làm việc theo nhóm, hoặc đàm thoại chung cả lớp …) - Tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập, hiểu bài nhanh, nhớ lâu; cảm giác gần gũi, thân thiện và an toàn 2.Lập đội tuyển: -Điều kiện: Ngoài những điều kiện theo yêu cầu của PGD-ĐT, học sinh tham gia đội tuyển cần có : +Tính cần cù, kiên nhẫn .Yêu thích môn học +Chữ viết dễ coi và có chút kĩ năng phân tích, tổng hợp -Số lượng: nhiều hơn yêu cầu từ 2-3 em để phòng hờ học sinh học không nổi bỏ lở giữa chừng, mặc khác với số lượng thừa ra các em sẽ phấn đấu hơn trong học tập để không bị bỏ lại +Bước 1: GV đến từng lớp 8 động viên HS đăng kí vào đội tuyển với những điều kiện trên +Bước 2: Gặp GVCN và GVBM tìm hiểu những HS đã đăng kí có đủ điều kiện chưa +Bước 3: Nếu chưa yên tâm với danh sách HS đăng kí, GV trực tiếp gặp HS (vừa ý) động viên lần nữa 3.Lập kế hoạch bồi dưỡng: -Từ 15 tháng 7 đến thi vòng trường : (khoảng 20 tuần) Mỗi tuần dạy 3 buổi ( với những buổi xen kẻ nhau), mỗi buổi 3 tiết +Từ tuần 1- 4 bồi dưỡng chương trình lớp 6 +Từ tuần 5-9 bồi dưỡng chương trình lớp 7 + Từ tuần 10-14 bồi dưỡng chương trình lớp 8 + Từ tuần 15-18 bồi dưỡng chương trình lớp 9 + Từ tuần 19-20 đến thi vòng huyện: Thi vòng trường, ôn tập lại những nội dung cơ bản của cả 4 khối thi vòng huyện -Sau khi có kết quả thi vòng huyện tiếp tục lập kế hoạch bồi dưỡng thi vòng tỉnh (khoảng 8 tuần) +Tuần1-2 (Sau khi thi vòng huyện) học và bồi dưỡng chương trình lớp 9 (đến tuần 24 theo chương trình) + 6 tuần còn lại dành 2 tuần cho ôn tập chương trình lớp 6 và 7; 2 tuần cho ôn tập chương trình lớp 8; 2 tuần cho ôn tập chương trình lớp 9 4.Nội dung - phương pháp: -Nội dung: Theo chương trình toàn cấp ( thi vòng huyện chương trình lớp 9 thường đến tuần 15 hoặc16, vòng tỉnh tuần 23 hoặc 24) -Phương pháp: Kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp đổi mới -Học sinh phải: +Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV (học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, lập niên biểu, thống kê…) +Ngoài việc nắm vững nội dung cơ bản bài học, phân tích được đề bài, cần đọc kĩ sách giáo khoa để có khả năng phân tích, chứng minh hay nhận xét một sự kiện lịch sử -Giáo viên phải thực hiện đúng theo kế hoạch: +Giúp HS hiểu và trả lời đấy đủ những câu hỏi trong sách giáo khoa, khai thác hết mục tiêu bài học, xác định trọng tâm từng bài, từng chương. +Chuẩn bị nhiều dạng câu hỏi trong cùng một bài để học sinh phân tích, đưa ra hướng trả lời + Sau mỗi lần cho HS kiểm tra hoặc thi, tìm ra học sinh còn yếu kém ở điểm nào và kịp thời điều chỉnh, bổ sung Ngoài việc dạy tôi còn kết hợp “dỗ” và “dọa” trên tinh thần “ tất cả vì học sinh thân yêu” như: +Trong quá trình bồi dưỡng tôi luôn quan tâm đến kết quả học tập trên lớp và quá trình phấn đấu của từng em, đồng thời tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi, thoải mái với các em +Khuyến khích các em học tập bằng cách lấy tiền bồi dưỡng của trường dành cho giáo viên dạy bồi dưỡng (300.000đ) mua nước bồi dưỡng các em và lấy tiền thưởng của PGD và SGD dành cho giáo viên có học sinh giỏi đạt giải, tặng riêng cho mỗi em đạt giải một bộ quần áo đi học +Khi học sinh lơ là việc học, tôi nhắc nhở “ các em không học chăm chỉ để thi rớt sẽ bị các bạn môn khác cười chê”, “Cô sẽ báo kết quả về gia đình” hoặc “ các em thi rớt không những các em bị cười chê, sẽ buồn tủi mà cả cô, nhà trường và gia đình cũng vậy”… 5.Cách làm bài thi: hướng dẫn học sinh - Đọc kỹ đề thi để xác định yêu cầu của từng câu; xác định câu hỏi thuộc dạng nào? có mấy phần? ở giai đoạn lịch sử nào? bài mấy? - Phải suy nghĩ, lựa chọn kiến thức cho từng phần, từng câu. Chia thời gian hợp lý cho từng câu, sao cho vừa đủ thời gian quy định -Bài làm phải sạch sẽ, đầy đủ kiến thức theo yêu cầu, trình bày rõ ràng. -Những câu hỏi có từ 3 điểm trở lên cần nêu ngắn gọn phần mở bài và kết luận -Điều quan trọng nhất là phải bình tỉnh, tự tin khi làm bài 6.Kết quả đạt được: -Phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh; việc học tập của các em có phần hứng thú hơn, hấp dẫn hơn. -HS hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp thu nhanh bài học, yêu thích môn học và đặc biệt có niềm tin vào cô giáo; quan hệ giữa thầy với trò, giữa trò với trò thêm gần gũi… Vào dịp 20-11 và Tết Nguyên đán những học trò giỏi của tôi đều trở về với những lời thăm hỏi chân thành và líu lo với những câu chuyện buồn vui -Chất lượng bộ môn được nâng cao: hàng năm đều có trên 95% học sinh đạt điểm trung bình môn trên 5) - Kĩ năng làm và sử dụng đồ dùng trực quan cũng tốt hơn + Đạt giải nhất hội thi:“ĐDDH” tự làm cấp tỉnh năm học 2007-2008 và giải ba năm học 2008-2009 -Số học sinh đạt giải học sinh giỏi môn Lịch sử cấp huyện đặc biệt là cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước. + Năm học 1999-2000: lần đầu tiên bồi dưỡng học sinh giỏi có 4 học sinh dự thi ,ở cấp huyện chỉ đạt 2 giải khuyến khích, và không có học sinh nào được dự thi cấp tỉnh + Năm học 2000- 2001: có một học sinh được dự thi cấp tỉnh và đạt giải ba + Từ năm học 2001- 2002 đến 2008- 2009: bồi dưỡng 30 học sinh giỏi đi thi cấp tỉnh, đạt giải 28 em , trong đó có 7 giải nhất, 13 giải nhì và 8 giải ba ( chỉ có 2 em không đạt giải) -Trong số học sinh giỏi có nhiều em vào đại học sư phạm và cũng có em chọn đại học sư phạm môn lịch sử -Với những kết quả trên khiến tôi mỗi ngày có thêm niềm vui, càng thêm yêu nghề ,tự tin hơn trong cuộc sống III.KẾT LUẬN Kính thưa hội nghị : -Nâng cao chất lượng bộ môn, làm cho học sinh từ việc chê học môn lịch sử trở nên ham mê học môn lịch sử và nhất là có thật nhiều học sinh giỏi môn lịch sử … bằng việc tích cực vận dụng các phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng đổi mới là một việc làm rất cần thiết và bổ ích.Tuy nhiên muốn vận dụng có hiệu quả người giáo viên phải: + Đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian +Phải có đam mê, yêu nghề, mến trẻ +Tận tâm trong công việc, có kế hoạch hợp lý và làm việc theo kế họach +Không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực của người “ kỹ sư tâm hồn” trong sự nghiệp trồng người… Nói chung phải là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo… -Để phá bỏ quan niệm “môn chính, môn phụ” nhân dịp này tôi xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo +Thi tuyển vào lớp 10 nên tổ chức thi 4 môn, môn thứ tư sẽ thay đổi hàng năm bằng các môn Sử, Địa, Sinh, Hóa. +Với mô hình lớp chất lượng cao ( ở Tháp Mười) nên cho nâng cao cả môn Lịch sử. +Các cấp lãnh đạo cần tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham quan thực tế các khu di tích lịch sử ở địa phương và ngoài tỉnh. -Để học sinh không tập trung vào đăng ký học bồi dưỡng thi học sinh giỏi ở một số môn học như Toán, Hóa, Anh văn, chê những môn học còn lại, nên có chế độ ưu tiên cho học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh trong việc tuyển vào lớp 10 như cộng điểm hoặc tuyển thẳng -Nội dung chương trình bồi dưỡng cần hạn chế bớt và có cấu trúc đề thi ngay từ đầu để GV có hướng bồi dưỡng tốt Kính thưa ban tổ chức, quý khách dự cùng toàn thể thầy cô giáo Bài tham luận đến đây là kết thúc, mong rằng ít nhiều cũng giúp được các đồng nghiệp nâng cao chất lượng bộ môn, đặc biệt đạt kết quả cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9.Trong quá trình báo cáo nếu có điều gì sơ sót kính mong quý vị bỏ qua. Trước khi dứt lời xin kính chúc Quý khách dự, Ban tổ chức cùng toàn thể đồng nghiệp an khang thịnh vượng Xin kính chào

Ngày đăng: 01/06/2015, 12:00

Xem thêm: D:tham luan boi duong HSG.doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w