1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên

24 481 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 261,5 KB

Nội dung

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương.

Trang 1

Vùng kinh tế tổng hợp Tây Nguyên

A Các nguồn lực của vùng

I Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.Điều kiện tự nhiên (Khải)

1 Vị trí địa lý

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cảnước và khu vực Đông Dương Ở độ cao từ 250 đến 2500m, là đầu nguồn của 4 hệ thống sônglớn và có hệ thống giao thông 14, 19, 20, 24, 25, 27 Tây Nguyên có quan hệ bền chặt về kinh

tế - xã hội và môi trường sinh thái với các tỉnh duyên hải Duyên hải Nam Trung Bộ, về phía Tây

có quan hệ trực tiếp với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia Do vậy, Tây Nguyên cóđiều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với nhiều vùng trong nước và quốc tế

2 Địa hình

Đặc thù quan trọng nhất về địa hình Tây Nguyên là một sơn nguyên, bao gồm các dãynúi cao trên 2000m, tiếp đến là các dãy núi thấp dưới 2000m và các cao nguyên với độ cao từ300-800m thoải dần về phía Tây, Tây Nam và Nam Vùng cao nguyên khoảng 2.637,7 nghìn ha(chiếm 47%), vùng núi có độ cao từ 800m tới 2598m có diện tích khoảng 1536,14 nghìn ha(chiếm 34,5%), thung lũng giữa núi khoảng 1037,8 nghìn ha (chiếm 17,5%).Địa hình phân hoátạo ra những mặt bằng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nhất là pháttriển nông lâm nghiệp Do đặc điểm của địa hình đa dạng, cho nên cũng gây nhiều khó khăntrong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, bưu điện, thuỷ lợi

3 Khí hậu

Kết hợp với các yếu tố địa hình, đất đai đã phân chia lãnh thổ Tây Nguyên thành nhữngvùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái rất khác nhau, thích hợp cho nhiều loại động, thực vật sinhtrưởng và phát triển

Trang 2

2.Tài nguyên thiên nhiên

a.Tài nguyên đất

Tây Nguyên có tài nguyên đất phong phú, giàu chất dinh dưỡng, đây là đặc điểm nổi bật

so với các vùng lãnh thổ khác của cả nước Đất đai vùng Tây Nguyên gồm 8 loại đất chính

Biểu 1 Các loại đất chính vùng Tây Nguyên

Các loại đất khác (đất lầy, đất trơ sỏi đá, đất sông suối, ao hồ) 262 4,76

Hiện tại vùng chỉ có 548,1 nghìn ha sử dụng vào mục đích nông nghiệp trong đó diện tíchcây ngắn ngày là 305,9 nghìn ha, cây lâu năm là 203,8 nghìn ha, đồng cỏ chăn nuôi 21,2 nghìn

ha, đất có mặt nước dùng vào nông nghiệp 6,21 nghìn ha.Hiện còn gần 1,4 triệu ha đất trống đồinúi trọc đang bị thoái hoá nghiêm trọng trong đó đất đồng bằng còn 38,9 nghìn ha, đất đồi núicòn 1353,8 nghìn ha Phần lớn các loại đất đang bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau: đất bazan

bị thoái hoá 71,7%, trong đó thoái hoá nặng chiếm 21%, thoái hoá nhẹ và trung bình 50,7%, đấtbazan chưa thoái hoá là 28,3%.Đây là vấn đề cần phải có phương thức giải quyết kết hợp cácbiện pháp sinh học, kỹ thuật, đầu tư đồng bộ để cải tạo, phục hồi độ phì nhiêu cho đất

b.Tài nguyên nước

●Tài nguyên nước mặt: vùng có 4 hệ thống sông chính:

- Thượng Sesan: diện tích lưu vực 11.450 km2, có 2 nhánh chính Poko, DacBla

- Thượng Srepok: diện tích lưu vực 11.721 km2, có 3 nhánh chính: Krông Ana, KrôngKnô,EaH'leo

- Thượng sông Ba: diện tích lưu vực 11.410 km2

- Hệ thống sông Đồng Nai diện tích lưu vực 22.600 km2

Tổng lưu lượng của vùng Tây Nguyên hàng năm trung bình khoảng 50 tỷ m3, hiện naymẫu số chung được khoảng 5-7% Tài nguyên nước mặt lớn, nhưng do phân bố không đều cómột mùa mưa kéo dài dễ gây úng lụt và một mùa khô khắc nghiệt, thiếu nước nghiêm trọng,công tác thuỷ lợi có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế xã hội như thuỷ điện, sản xuất

và đời sống

●Tài nguyên nước ngầm: về trữ lượng, trên cơ sở các tài liệu hiện có đã xác định được dựtrữ lượng công nghiệp cấp C2 (trữ lượng khai thác tiềm năng) của các cao nguyên bazan là:

- Plâycu (Gia Lai): 1.422.035 m3/ngày

- Buôn Mê Thuật (Đắc lắc): 2.028.997 m3/ngày

- Bảo Lộc Di Linh (Lâm Đồng): 293.000 m3/ngày

- Đức Trọng (Lâm Đồng): 475.000 m3/ngày

Do nguồn nước mưa cung cấp hàng năm tương đối lớn, cùng với khả năng thấm và giữnước của một số thành tạo địa chất nên đã làm cho nguồn nước ngầm ở Tây Nguyên có vị tríquan trọng trong cán cân nước nói chung.Nước ngầm trong cấu thành tạo bazan đóng vai trò chủyếu nhất

Tài nguyên nước của vùng Tây Nguyên mất cân đối nghiêm trọng, về mùa khô các hồ tựnhiên, nhân tạo, các khu chứa nước rộng lớn tạo ra sự bốc hơi mặt nước Lượng nước sử dụng

Trang 3

(chủ yếu cho nông nghiệp) không được hoàn lại và bị mất một khối lượng lớn ước tính trên 20%lượng nước dùng trong mùa khô, ở những nơi mất rừng các con suối khô cạn, mức nước ngầmtụt sâu, các giếng đào, giếng khoan đều phải đào và khoan sâu thêm mới có nước.

c.Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê rừng tự nhiên, vùng Tây Nguyên hiện còn 3140 nghìn ha rừng cácloại.Trữ lượng các loại rừng là 238,9 triệu m3 Cho đến nay Tây Nguyên vẫn là vùng có nhiềurừng nhất nước ta, chiếm tới 31,9% diện tích và 36,3% trữ lượng rừng toàn quốc trong đó rừnggiàu chiếm 41,2%; rừng trung bình chiếm 51,2% so với tổng trữ lượng rừng của cùng loại của cảnước

Biểu 2 Hiện trạng phân bố tài nguyên rừng tự nhiên của vùng năm 1995

Trữ lượng tre nứa (triệu cây) 1988,9 11,5 919,2 712,8 345,4

Việc khai thác rừng không hợp lí đã làm cho diện tích rừng tự nhiên giảm, mà quan trọnghơn là làm giảm về chất lượng rừng.Theo những tài liệu thu thập được trên các ô tiêu chuẩn đều

đã chứng tỏ rằng: tổ thành loại cây thay đổi mạnh, những loài gỗ quí, giá trị thương mại cao trởnên rất hiếm, chỉ còn ở những vùng xa xôi hiểm trở, đó là Cẩm Lai, Dáng Hương, Kiền Kiền,Sao, Chổi, Gụ Phần lớn những loài cây ở tầng ưu thế là những cây gỗ quí, có giá trị đều đã bịkhai thác trong nhiều năm qua, tầng kế tiếp phần còn lại tạp Đường kính gỗ khai thác bình quâncàng giảm từ 50-60 cm, nay chỉ còn 30-40 cm

Chất lượng rừng của vùng bị suy giảm nhanh.Rừng giàu chỉ còn 192 nghìn ha (6,0%),rừng trung bình còn khoảng 600 ha chiếm 18,7% còn lại 75,3% là rừng nghèo, rừng non, rừngcằn, rừng hỗn giao và tre nứa

d.Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên có: bôxit, quặng vàng, vật liệu xây dựng, đá quí,than bùn và than nâu Ngoài ra ở vùng Tây Nguyên còn phát hiện có kim loại màu nặng: Sn, W,

Pb, Zn, Sb, Pirit

- Bôxit: có trữ lượng quặng nguyên 3,05 tỷ tấn, quặng tinh 1,5 tỷ tấn phân bố chủ yếu ởĐắc Nông tỉnh Đắc Lắc (với trữ lượng quặng nguyên 2,68 tỷ tấn, quặng tinh 1,34 tỷ tấn) và ởkhu Konplon - An Khê thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum với trữ lượng quặng nguyên 368 triệu tấn,quặng tinh 162 triệu tấn

- Vàng: Theo kết quả nghiên cứu của viện Mỏ - Luyện kim, vùng Tây Nguyên có 21điểm có vàng với trữ lượng khoảng 8,82 tấn vàng gốc và 46,5 tấn vàng Ag (quặng vàng) phân bố

ở tỉnh Kon Tum: có 4 điểm trữ lượng 2,4 tấn vàng gốc và 350kg vàng Ag; tỉnh Gia Lai: 14 điểmtrữ lượng 2,42 tấn vàng Au và 37,3 tấn vàng Ag; tỉnh Đắc Lắc: có 3 điểm với hàm lượng vànggốc từ 8 - 10g/tấn

- Đá quí: đã phát hiện ở Đắc Min, Chư Sê, Plâycu, Đăl Me, Đăkhia với các loại đá ngọc,silic xanh lục, xanh nhạt opan xanh, đen, opan đa màu, nâu, trắng đục, vàng, phớt nâu.Đá ngọc

và opan xám đen về trữ lượng và khả năng khai thác chưa có tài nguyên chi tiết

- Các khoáng sản phi kim loại gồm đá sản xuất xi măng, đá xây dựng, sét, cát, sỏi, thanbùn

e.Nhiên liệu, năng lượng

 Tiềm năng thủy điện

Trang 4

Tây Nguyên là nơi có sông Sê san, một trong 3 con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhấtViệt Nam là: sông Đà (chiếm 44,7% tổng tiềm năng toàn quốc), sông Đồng Nai (16,4% tổngtiềm năng toàn quốc) và sông Sê san (11,3% tổng tiềm năng toàn quốc) Nếu kể thêm sông Ba(2,9% tổng tiềm năng toàn quốc) và sông Srepok (3,72% tiềm năng toàn quốc) thì tổng tiềmnăng thủy điện (lớn) Tây Nguyên chiếm gần 18% tổng tiềm năng thủy điện toàn quốc.

- Tây Nguyên là trung tâm đứng thứ hai về tiềm năng thủy điện của toàn quốc xét về các mặt: tỷtrọng, công suất và mật độ

- Tiềm năng thủy điện hiện đang được khai thác với thủy điện Yali với công suất 720 MW cũngđứng thứ hai sau Hòa Bình 1920 MW và sẽ phát huy tác dụng tổ máy đầu tiên vào năm 1998

- Vị trí khai thác của thủy điện Yali có vai trò trong việc đảm bảo ổn định toàn hệ thống điện(đặc biệt là đường dây 500KV) vì nó nằm trên đoạn cuối đường dây trên địa bàn tiếp giáp NamTrung Bộ và Đông Nam Bộ

B.Ngành sản xuất kinh doanh của vùng

I Cơ cấu ngành

1 Các ngành chuyên môn hoá

a Trồng cây công nghiệp

Tây Nguyên có 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, chiếm đến 60% đất bazan cả nước Đấtbazan ỏ Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung vớinhững mặt bằng rộng, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy môlớn Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên như vậy nên rất phù hợp với những cây công nghiệp như

cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà

Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm sau khi chuyển giao cho hộ nông trường, xã viên và

hộ nông dân đảm nhận đã tăng nhanh: từ 618 nghìn ha năm 2000 lên 633 nghìn ha năm 2004 và

640 nghìn ha năm 2005 Trong đó diện tích trồng cà phê tăng từ 450 nghìn ha lên 452 nghìn ha;diện tích cao su từ 85 nghìn ha lên 88 nghìn ha Đặc biệt, toàn vùng đã sản xuất và xuất khẩu trên90% sản lượng cà phê cả nước, ngoài ra một số nông sản xuất khẩu tập trung khác như cao su,hạt tiêu, điều, bời lời được đẩy mạnh Chỉ tính trong 5 năm từ 2001 đến 2005, Tây Nguyên đãhình thành những mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn, gắn với thịtrường trong và ngoài nước với 6035 trang trại, trong đó có 5293 trang trại trồng cây lâu năm,

416 trang trại trồng cây hàng năm, 84 trang trại chăn nuôi, lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêuphát triển

Cà phê: là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên Tuy cây cà phê không phải

là cây nguyên sản, có xuất xứ ở Đắc Lắc nhưng do đã được du nhập vào trồng tại đây từ rất sớm

và mảnh đất này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê Cà phê Buôn Ma Thuột và Đắc Lắcluôn được đánh giá là có chất lượng cao, có hương vị đặc trưng; do đó thương hiệu Cà phê Buôn

Ma Thuột đã được thế giới biết đến Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn

ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước Đắc Lắc là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìnha) Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, có khí hậu mát hơn (ở Gia Lai,Kon Tum và Lâm Đồng), còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn (chủ yếu ở ĐắcLắc)

Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn (như ở Lâm Đồng) và một phần ở Gia

Lai Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ (Gia Lai) và B’lao (LâmĐồng)

Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai trong nước (sau Đông Nam Bộ) Cao su đượctrồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắc Lắc, tại những vùng tránh được gió mạnh

Dâu tằm: Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta Trong

số 54 địa phương cả nước thì không nơi nào trồng nhiều dâu tằm như Lâm Đồng Khí hậu Lâm

Trang 5

Đồng, đặc biệt là vùng Bảo Lộc thích hợp cho việc nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm sản lượng tơcác loại đạt 2 ngàn tấn, sản xuất 600-650 ngàn hộp trứng giống (2000) và sau năm 2000 đạt 42-

50 ngàn ha, sản lượng tơ đạt 4,2 - 5 ngàn tấn Địa bàn phân bố chủ yếu vẫn ở Lâm Đồng chiếm70% diện tích toàn vùng, Đắk Lắk chiếm 24-25%

Điều: Diện tích điều toàn vùng hiện có khoảng 20 nghìn ha tập trung chủ yếu ở Lâm

Đồng và Đắc Lắc Năm 2005, diện tích cây điều ở Lâm Đồng đạt 11.000 ha, sản lượng hạt 4.833tấn.Diện tích trồng cây điều tại Đắc Lắc là 9 nghìn ha với sản lượng hạt 4.700 tấn

Hồ tiêu: Sản lượng hồ tiêu những năm vừa qua đã đạt trên 7 nghìn tấn mỗi năm, chiếm

gần 18% sản lượng hồ tiêu của cả nước, trong đó xuất khẩu được gần 200 tấn Cây tiêu đượctrồng chủ yếu trong đất thổ canh thổ cư, diện tích tiêu phát triển tương đối khá Hồ tiêu TâyNguyên được trồng nhiều ở Đắc Lắc, hiện nay Đắc Lắc là tỉnh có diện tích và sản lượng hồ tiêuđứng thứ hai trong số 54 địa phương của cả nước

b Khai thác và chế biến lâm sản

GTây Nguyên là vùng có diện tích rừng và đất rừng lớn nhất trong cả nước Trong đódiện tích rừng ở Đắc Lắc- Đắc Nông lớn nhất, theo sau là Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng Tỷtrọng rừng của mỗi địa phương trong tổng diện tích rừng của cả nước lần lượt là : 13,15%; 8,2%;6,97% và 5,85% Giá trị rừng tự nhiên của Tây Nguyên đạt tới trên 2791,36 tỷ đồng chiếm gần26,9% tổng giá trị rừng tự nhiên của cả nước Trong đó, Gia Lai là 721,35 tỷ đồng chiếm 7,6%;Kon Tum 556,05 tỷ đồng chiếm 6,2%; Đắc Lắc- Đắc Nông 912,6 tỷ đồng chiếm 10% cuối cùng

là Lâm Đồng 426,9 tỷ đồng chiếm 4,4% Trữ lượng gỗ rừng Tây Nguyên là 289319,6 nghìn m³,chiếm trên 44% trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của cả nước Trong đó, Đắc Lắc-Đắc Nông 98046,7nghìn m³; Gia Lai 81653,9 nghìn m³; Kon Tum 59192,6 nghìn m³ Tuy nhiên, do sự suy giảm tàinguyên rừng nên sản lượng khai thác không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn m³ vào cuối thập kỉ

80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m³/năm

Tây Nguyên có hàng chục lâm trường và các liên hiệp lâm–nông–công nghiệp lớn nhấtnước ta: Liên hiệp lâm–nông–công nghiệp Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), Liên hiệp lâm–nông–công nghiệp Ea súp (tỉnh Đắc Lắc) và Liên hiệp lâm–nông–công nghiệp Gia Nghĩa (tỉnh ĐắcNông)

Các liên hiệp lâm – nông – công nghiệp không chỉ tiến hành khai thác rừng mà cả khoanh nuôi,

Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn

m3 vào cuối thập kỉ 80-đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữlượng các loại gỗ quý, môi trường sống của các loài chim thú quý bị đe doạ, mực nước ngầm vềmùa khô tiếp tục hạ thấp Phần lớn gỗ khai thác, được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ trònchưa qua chế biến Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu Do vậy, vấn đề đặt ra làphải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.Công tác giao đất, giao rừng cần được đẩy mạnh Đồng thời cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việcchế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất gỗ tròn

sử dụng điện trong khu vực có ngày càng nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ được xây dựng tại

Trang 6

các tỉnh Với việc xuất hiện các công trình thuỷ điện, công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuậnlợi hơn để phát triển, trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn củaTây Nguyên.

d.Dịch vụ

Trong nhóm ngành dịch vụ thì du lịch là một tiềm năng lớn của Tây Nguyên.Du lịch ở TâyNguyên mang tính chuyên môn hóa theo lãnh thổ cao mỗi khu vực có những hình thức thu hútkhách du lịch riêng của mình dựa chủ yếu vào những lợi thế sẵn có của mỗi địa phương đó lànhững tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.Ở Tây Nguyên có rất nhiều thắng cảng đẹpkết hợp với khí hậu mát mẻ rất thuận lợi để khách tham quan Ngoài ra trên địa bàn Tây Nguyên

có rất nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng như hộiđâm trâu, cồng chiêng, các loại đàn đá, đàn tơ rưng, nhà rông…đang thu hút ngày càng nhiềukhách du lịch trong nước cũng như khách quốc tế

2.Các ngành tổng hợp hóa

a.Các ngành bổ trợ

Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản được xác định là có lợi thế cạnh tranh hàng đầutrong các ngành công nghiệp của nước ta.Ở Tây Nguyên, với nguồn nguyên liệu dồi dào tạo điềukiện để phát triển các ngành chế biến Hằng năm, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sảnđóng góp vào tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đã tăng hàng năm từ 16,5%, dịch vụtăng 10%, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 15% Từ chỗ là một thị trường bó hẹp mang tính tựcung tự cấp, đến nay, sản phẩm hàng hóa Tây Nguyên đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnhthổ, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,5- 1,7 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm từ 6,5-7%

●Ngành công nghiệp chế biến cà phê

Với tiềm năng và vị thế của vùng, đã hình thành các cơ sở chế biến cà phê với 3 phươngpháp chủ yếu là chế biến khô, chế biến ướt, chế biến bán ướt.Tây Nguyên hiện nay đã có hơn 12nhà máy chế biến cà phê với tổng công suât trên 350.000 tấn/năm và nhà máy chế biến cà phêcủa Trung Nguyên đang là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á hoạt động hết công suất

Sản lượng cà phê ngày càng gia tăng: sản lượng bình quân mỗi năm của Tây Nguyên là gần 1triệu tấn Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hoà tan Cà phêxuất khẩu chiếm tới 90% cà phê của cả nước

Công nghiệp chế biến cà phê góp phần đưa cà phê trở thành mặt hàng thiết yếu xuất khẩu rangoài vùng không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài đemngoại tệ về cho vùng Đồng thời góp phần đưa Việt Nam đứng hàng thứ hai trên thế giới về sảnlượng cà phê nhân ra thị trường thế giới Năm 2007, nước ta xuất khẩu khoảng 900.000 tấn càphê với kim ngạch đạt gần 1,5 tỷ USD trong đó cà phê của Đác Lắc chiếm hơn 50% sản lượng.Niên vụ 2006- 2007 vừa qua, sản lượng cà phê Đắc Lắc đã thu hoạch được 435.000 tấn cà phênhân 9 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Đắc Lắc đạt giá trị kim ngạch 479 triệuUSD

Tuy vậy, chất lượng cà phê còn kém dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê không đồng đềukhiến cho giá xuất khẩu cà phê của nước ta thấp hơn 10% so với giá các sản phẩm cùng loại trênthế giới như: Brazil, Indonesia…Nguyên nhân là do có đến 95% việc thu hái cà phê xanh ( tỉ lệquả xanh thu hái là 50-70%) Theo kết quả nghiên cứu của viện Khoa học kỹ thuật Nông LâmNghiệp Tây Nguyên cho thấy, nếu hái xanh sản lượng sẽ mất là 24,4% và nó sẽ ảnh hưởng đếnphương pháp chế biến ướt là phương pháp tối ưu hiện nay

●Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su

Hiện nay, ở Tây nguyên có 7 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất là 10.000 tấn sảnphẩm/năm Năm 2006, sản lượng cao su của Tây Nguyên là 81.000 tấn chiếm 17,1 % sản lượngcủa cả nước

-Gia Lai: Hiện nay toàn tỉnh đã xây dựng được 8 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất40.000 tấn mủ cốm/năm

-Đắc Lắc: Nhiều nhà máy chế biến mủ cao su được xây dựng ở vùng nguyên liệu rộng lớnnhư Đắc Hà, Đắc Tô và thị xã Kon Tum, đảm bảo chế biến mủ cho gần 10.000 ha cao su đang

Trang 7

trong thời kỳ khai thác Tổng công suất chế biến của các cơ sở này khoảng 10.000 tấn mủ (mủ tờ

và mủ cốm)/năm

●Ngành chế biến gỗ xuất khẩu

Ở Tây nguyên, có 14 xí nghiệp chế biến quốc doanh với tổng công suất 64.640m3 sảnphẩm/năm; có gần 500 cơ sở, nhà máy chế biến với năng lực mỗi năm khoảng 73000 m3 gỗ xẻ,

700 m3 ván ép, 3500 m3 tinh chế, 900 tấn đũa tre trong đó có nhà máy ván ép MDF Gia Lai lớnnhất Đông Nam Á

●Ngành chế biến chè

Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn (như ở Lâm Đồng) và một phần ở GiaLai Hiện Tây Nguyên có 5 nhà máy chế biến chè quốc doanh với tổng công suất gần 80 ngàntấn Sản lượng chè của Tây Nguyên ngày càng gia tăng Năng suất chè ở Lâm Đồng cao hơn hẳnnăng suất trung của toàn quốc sản lượng búp tươi là 157.165 tấn trong đó qua chế biến côngnghiệp 135.000 tấn và đạt sản lượng 30.000 tấn chè khô Các sản phẩm chè chủ yếu hiện nay làchè xanh, chè đen, chè ôlong Các doanh nghiệp chế biến chè đã dần dần thay thế các dâychuyền công nghệ cũ bằng các trang thiết bị công nghệ hiện đại của Liên Xô, Đài Loan và tự sảnxuất trong nước Hầu hết các hệ thống thiết bị đảm bảo tính đồng bộ để sản xuất ra sản phẩmmong muốn Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài có côngnghệ thuộc loại trung bình tiên tiến, thiết bị mới, tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu đạt tới khoảng95%.Chè của Lâm Đồng đã đến với nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các khu vực: TrungĐông, Đông Âu và Châu Á-Thái Bình Dương

●Ngành công nghiệp chế biến tơ tằm

Tây nguyên hiện có các nhà máy ươm tơ dệt lụa với công suất 795 tấn tơ và 2 triệu mét lụa.Năm 2000, sản lượng tơ của cả vùng Tây Nguyên là 300 tấn tơ và dệt 240 ngàn mét lụa Bảo Lộc

là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng nhưnhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu Có 4 nhà máy ươm tơ với công suất 920 tấn tơ/năm; 3 xínghiệp dệt lụa với tổng công suất 3 triệu m/năm (trong đó có 2 xí nghiệp liên doanh với nướcngoài); 1 xí nghiệp may mặc từ sản phẩm lụa tơ tằm với công suất: 200.000 sản phẩm/năm; 2 cơ

sở xe tơ với công suất bình quân 20 tấn tơ xe/1 nhà máy Năng lực ươm tơ, dệt lụa trên địa bànBảo Lộc chiếm 90% tổng năng lực chế biến chung của tỉnh Lâm Đồng

Ngoài ra, ở Tây nguyên còn có các ngành công nghiệp chế biến khác như: 5 nhà máy đường,tổng công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn, 2 nhà máy chế biếnbông vải…

●Nhận xét

-Hầu hết các nhà máy chế biến nông sản đã có mặt ở mọi vùng của Tây Nguyên và xây dựng

được vùng nguyên liệu, tạo đà phát triển nông nghiệp chất lượng cao cho các tỉnh trong vùng.-Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản còn kém

-Tỷ trọng công nghiệp chế biến một số nông lâm sản còn thấp hơn so với nguyên liệu

-Việc đa dạng hóa và tận dụng nguyên liệu chế biến còn ở trình độ thấp, sản phẩm chủ yếu là

sơ chế

-Sử dụng nhiều thiết bị cũ , trình độ công nghiệp thấp so với khu vực và các nước khác trênthế giới , nguồn nguyên liệu nhiều nhưng không đạt hiệu quả cao dẫn đến năng suất còn thấp

b Các ngành phục vụ

●Ngành chăn nuôi, thuỷ sản

Ngành chăn nuôi: Phát huy thế mạnh của khu vực có lợi thế về điều kiện tự nhiên, đồng cỏ,

nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc phong phú, trong vài năm trở lại đây, nhất là từ năm

2001 đến nay, ngành chăn nuôi của các tỉnh Tây Nguyên đã có những bước phát triển mới, nângdần tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp (tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đã chiếm10,7%, còn thấp nhiều so với cả nước) Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có tổng đàn bò trên747.900 con, tăng 21,21% so cùng kỳ này năm ngoái và cao hơn so với tăng trưởng chung toànquốc là 17,5%, đàn trâu 79.025 con, tăng gần 10%, tổng đàn dê, cừu 116.100 con, tăng 81,8% socùng kỳ năm ngoái Các tỉnh Tây Nguyên hiện cũng có tổng đàn lợn gần 1,4 triệu con, 7,8 triệu

Trang 8

con gia cầm và 272.194 đàn ong (chiếm 40,08% tổng đàn, và 64,5% sản lượng mật của cảnước)

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, chăn nuôi các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn nhiềutồn tại như chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quảng canh chiếm tỷ lệ cao, năng suất chăn nuôi còn thấp.Các tỉnh Tây Nguyên có sự chuyển biến tích cực về tổ chức sản xuất trong chăn nuôi (từ tự cung

tự cấp sang qui mô tập trung) và cơ cấu giống (chuyển đổi từ những giống địa phương, giốngtruyền thống sang chăn nuôi bằng các giống mới ngoại nhập, giống lai cho năng suất, chất lượngthịt cao

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đã phát triển hàng ngàn trang trại chăn nuôi bò, trâu, lợn, dêvới qui mô mỗi trang trại từ 100 con trở lên, trong đó, riêng bò có 919 trang trại Tỉnh Đắc Lắc

có 300 trang trại chăn nuôi bò và hàng ngàn gia trại chăn nuôi lợn, gà, vịt Các tỉnh Tây Nguyêntrước đây hàng năm phải nhập lợn thịt, lợn giống thế nhưng, trong vài năm trở lại đây khôngnhững đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho người dân tại địa phương, mà mỗi năm, ngành chăn nuôicác tỉnh trong khu vực còn cung ứng cho thị trường các tỉnh duyên hải miền Trung, thành phố

Hồ Chí Minh hàng chục ngàn tấn thịt hơi Riêng tỉnh Đắc Lắc, mỗi năm xuất bán cho các doanhnghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ 30.000 tấn thịt lợn, bò, trâu…

Ngành thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng Tây Nguyên biến động thất thường

nhưng sản lượng cá nuôi tăng nhanh, đạt tốc độ bình quân 23% năm Sản lượng nuôi cá ao chiếmtrên 70% sản lượng cá nuôi của vùng, năng suất bình quân nuôi cá ở ao 4,5 tấn/ha, cao hơn nhiềuvùng khác trong nước Nghề nuôi cá ở hồ chua và hồ tự nhiên gặp nhiều khó khăn trong khâuquản lý, bảo vệ cá nuôi và tiền vốn đầu tư cá giống

●Ngành công nghiệp cơ khí

Ngành công nghiệp cơ khí đã chế tạo ra nhiều loại máy móc chuyên dùng ,phục vụ sản xuấtnông nghiệp từ khâu làm đất, tưới tiêu nước đến khâu thu hoạch và chế biến nông lâm phẩm Tâynguyên là vùng có tỉ lệ sử dụng máy nông nghiệp cao nhất so với cả nước

Các loại máy móc và công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: máy kéo MTZ, các loạichảo cày, lưỡi xới đất, máy phay đất, dàn cày từ 3 đến 7 chảo liên hợp với máy kéo 50 HP , máycày lắp động cơ diezen 12 sức ngựa, bơm nước ly tâm, cày lên luống, cày chăm sóc, bừa 37chảo cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp, máy gặt đập liên hợp… Các loại máy và công

cụ này thích hợp với đồng đất và tập quán canh tác của Tây Nguyên

Có nhiều loại máy phục vụ thu hoạch và sơ chế cà phê xuất khẩu như: máy phân loại cà phêtheo khối lượng riêng các loại hạt rời khác nhau (3 cỡ hạt), tổng phân loại cà phê theo 7 cỡ hạt,máy xát vỏ cà phê tươi, máy xát khô quả cà phê có công suất 1,4 tấn quả khô/giờ, máy sấy quayhạt cà phê, máy lau bóng hạt cà phê nhân công suất 1,2 tấn/giờ Nhờ có thêm các loại máy này,những người trồng và kinh doanh cà phê đã thu hoạch nhanh và sơ chế cà phê đảm bảo chấtlượng đạt chỉ tiêu xuất khẩu cao, tăng hiệu quả kinh tế

Trong việc trồng và chế biến bông có các loại máy làm sạch bông hạt bằng cách tách tạpchất, làm tơi sơ bộ bông còn hạt, máy cán bông bằng đĩa răng cưa công suất 1,6 tấn bông hạt ca,máy cán kiểu trục da có công suất 0,4 tấn/ca, máy phân loại hạt bông bằng khí động, máy ép dầuhạt bông

Tây Nguyên có công ty cơ khí A74 thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp đã liêntục duy trì và phát triển mạnh các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn và xuấtkhẩu.Đây là công ty cơ khí chiếm được thị phần lớn trong vùng Tây Nguyên

Ngoài ra ,công nghiệp cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế và các mặt hàng kim khí tiêu dùngcho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc vùng xa, vùng cao

Các ngành phục vụ đã mang lại những kết quả nhất định góp phần thúc đẩy nền kinh tế củacác tỉnh Tây Nguyên, các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm chongười lao động, tăng thu nhập cho xã hội, tăng tích luỹ ngân sách, giúp cho một bộ phận đồngbào các dân tộc xoá đói giảm nghèo

II Cơ cấu lãnh thổ:

1 Sự phân bố của các ngành chuyên môn hoá ( Lan)

*Ngành trồng cây công nghiệp:

Trang 9

-Cây công nghiệp lâu năm:

+Cây cà phê: Cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở cao nguyên Đắc Lắc chiếm 170 nghìn

ha trên tổng số 290 nghìn ha của cả vùng với mức sản lượng 264 nghìn tấn chiếm 72,5% sảnlượng của cả vùng năm 1999 Sở dĩ cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở Đắc Lắc do đây làmột cao nguyên bazan rộng lớn có nhiệt độ trung bình từ 20-300C.Ngoài ra ở đây còn có hai mùamưa và mùa khô rõ rệt đây vốn là những điều kiện rất tốt để cho sự sinh trưởng và phát triển củacây Vùng chuyên canh cây cà phê lớn thư hai của Tây Nguyên là Gia Lai-Kon Tum năm 1994

có 6218 ha

+Cây cao su: Với đặc tính chỉ thích hợp ở những nơi có nhiệt độ từ 25-30oC cần nhiều ánhsáng, khả năng chịu gió mạnh kém, cao su được trồng chủ yếu ở phía tây nam tỉnh Gia Lai.Ngoài

ra Đắc Lắc cũng là một vùng chuyên canh cao su lớn Hiện nay diện tích trồng cao su đã đạt

40000 ha và có xu hướng ngày càng tăng

+Cây chè: Chè là cây có nguồn gốc ôn đới.Chè được trồng tập trung trên những cao nguyênBảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng Đến năm 1999, diện tích trồng chè ở Tây Nguyên đã đạt khoảng

8000 ha thì Lâm Đồng là 45000 chiếm 56,25%.Ngoài ra chè cũng được tập trung trồng ở caonguyên Gia Lai, Kon Tum

- Cây công nghiệp hàng năm:

+Cây dâu tằm: Lâm Đồng là vùng chuyên canh cây dâu tằm lớn nhất cả nước.Diện tíchtrồng dâu tằm ở đây chiếm tới 94% diện tích toàn khu vực với mức sản lượng chiếm 84%

+Cây bông : hiện nay được trồng nhiều ở Đắc Lắc Theo số liệu thống kê năm 2002, diệntích trồng bông của tỉnh Đắc Lắc là 16600 ha chiếm 48% diện tích của cả nước

+ Cây mía: Mía đang được đẩy mạnh trồng khắp Tây Nguyên nhưng nhiều nhất vẫn là ởKon Tum, Gia Lai Đến năm 1999, diện tích trồng mía của cả vùng đạt 15000 ha và vẫn có xuhướng tăng lên trong thời gian sắp tới

*Khai thác và chế biến lâm sản:

Hiện nay ở Tây Nguyên có hàng chục lâm trường và có liên hiệp lớn nhất cả nước đó là liênhiệp Kon-Hà-Nừng thuộc Gia Lai, liên hiệp Easup ở Đắc Lắc, Gia Nghĩa ở huyện Đăc Nông vàtại các thị xã.Các liên hiệp này không chỉ tiến hành khai thác mà còn trồng rừng và khoanh rừng *Khai thác thủy năng:

Tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng được 45 nhà máy thủy điện cỡ vừa và nhỏ so với tổng số 239nhà máy thủy điện trên toàn quốc với tổng công suất là 288,2 MW chiếm 18,95%tổng công suấttoàn quốc Tỉnh Đắc Lắc, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tại đây có tới 101 vị trí có thểcho phép xây dựng trạm thủy diện vừa và nhỏ Đến cuối năm 2006 tại đây đã đưa và khai thác 20trạm thủy điện với tổng công suất là 15000 KW bằng 17% tổng công suất thủy điện nhỏ toànquốc

*Dịch vụ:

Đà Lạt là một điểm du lịch lớn với những phong cảnh đẹp thu hút nhiều khách đến thăm, haynhà máy thủy diện Yaly nơi có nhưng thác nước hùng vĩ cũng là nơi được rất nhiều khách thămquan

2.Sự phân bố của ngành tổng hợp hoá ( Thảo)

a Sự phân bố của các ngành bổ trợ

●Chế biến cây công nghiệp

Công nghiệp chế biến cây cà phê

Buôn Ma Thuột được coi là "thủ phủ cà phê" của Việt Nam do ở đây cây cà phê chiếmgiữ một vị trí độc tôn và cà phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ caonguyên trở thành một thành phố sầm uất

Đắc Lắc cũng là tỉnh chế biến cà phê nổi tiếng Năm 2007, cả nước xuất khẩu khoảng900.000 tấn cà phê với kim ngạch đạt gần 1,5 tỷ USD, trong đó cà phê của Đắc Lắc chiếm hơn50% sản lượng Niên vụ 2006- 2007 vừa qua, sản lượng cà phê Đắc Lắc đã thu hoạch được435.000 tấn cà phê nhân 9 tháng đầu năm 2007, Đắc Lắc đã xuất khẩu đạt được giá trị kimngạch 479 triệu USD Ở Đắc Lắc, đã có 141 doanh nghiệp hoạt động trong ngành cà phê, trong

đó còn có cả các đơn vị chế biến các loại cà phê rang xay, cà phê bột.Mặc dù, thiên nhiên ưu đãi

Trang 10

về thổ nhưỡng nhưng thực tế hoạt động sản xuất cà phê còn phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiênkhác Vì vậy, Đắc Lắc đã quy họach tổng thể ngành cà phê của địa phương theo hướng không

mở rộng diện tích trồng trọt chỉ tập trung vào nâng cao năng suất, tăng sản lượng, đẩy mạnh hoạtđộng xúc tiến thương mại Đến nay, toàn tỉnh đã có 133 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng

ký đầu tư là 17.700 tỷ đồng, trong đó 51 dự án có vốn đầu tư FDI và vốn đầu tư ngoài tỉnh

Đắc Nông dự kiến sản lượng thu hoạch trong niên vụ 2007-2008 này đạt khoảng 120.000tấn cà phê nhân hiện toàn tỉnh chỉ mới có 7 doanh nghiệp chế biến cà phê, gồm 3 doanh nghiệpchế biến theo công nghệ khô, chủ yếu mua cà phê xô về tái chế để xuất khẩu; 4 doanh nghiệp chếbiến theo công nghệ ướt với công suất nhỏ từ 2 -14 tấn quả tươi/giờ

Gia Lai dành 15 nghìn ha đất bazan để trồng cà phê tập trung và xây dựng dự án gọi vốnđầu tư trồng mới 10 nghìn ha cà phê ở 2 huyện Chưpanh và Chưsê, đồng thời xây dựng cơ sở chếbiến cà phê 5000 tấn/năm

Lâm Đồng hiện là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ hai trong cả nước (sau Đắc Lắc)nhưng là tỉnh đứng thứ nhất về sản lượng cà phê nhân.Bên cạnh đó, đối với Lâm Đồng thì cà phêlại là cây công nghiệp được xếp vào vị trí thứ hai sau cây chè Bởi vậy, việc đưa ra một chiếnlược đúng cho cây cà phê theo hướng phát triển bền vững đối với tỉnh Lâm Đồng là một việc làmcần kíp trong tình hình hiện nay và cả những năm tiếp theo Cùng với việc cải tạo giống thì tỉnhcũng đã và đang đổi mới phương pháp chế biến khô sang chế biến ướt để nâng cao chất lượngsản phẩm, tăng năng lực và đổi mới công nghệ chế biến, tăng sản phẩm cà phê chế biến lưuthông trên thị trường… Lâm Đồng nằm trong vùng cà phê trọng điểm Tây Nguyên với sản lượng275.000 tấn cà phê nhân/năm trong đó sản lượng được chế biến theo công nghệ ướt đạt hơn 50%

và chế biến thành cà phê bột được gần 600 tấn.Các nhà máy, cơ sở xát ướt, sấy khô, tách hạt,đánh bóng hạt cà phê đang hướng đến việc xây dựng thương hiệu cho vùng chuyên canh cây càphê ở huyện Đắc Hà

Công nghiệp chế biến cao su

Gia Lai có dự án gọi vốn trồng mới 50 nghìn ha tại huyện Chưpanh, huyện Chưprông vàhuyện Mangyang, đồng thời xây dựng cơ sở chế biến công suất 14 nghìn tấn/năm Kon Tum có

dự án trồng mới 37 nghìn ha và xây dựng cơ sở chế biến công suất 10 nghìn tấn/năm.Đắc Lắctrồng mới 27 nghìn ha và Đắc Nông trồng mới 22 nghìn ha

Trong các địa phương thì Đắc Lắc là tỉnh có diện tích trồng mới tương đối lớn và hiệnnay là tỉnh đứng đầu của Tây Nguyên về tổng diện tích cây cao su.Những năm vừa qua, Đắc Lắc

đã có phong trào mở rộng diện tích trồng cây cao su do đó cao su Đắc Lắc là sản phẩm xuất khẩuđứng thứ hai chỉ sau cà phê Năm 2006 tỉnh có 32 nghìn ha cao su tăng 24,5% so với năm 2000(25,703 nghìn ha) và sản lượng khoảng 26 nghìn tấn tăng 30% so với năm 2005

Công nghiệp chế biến chè

Qua hơn 70 năm phát triển, chè Lâm Đồng đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá và xuấtkhẩu quan trọng.Lâm Đồng có 3 dự án trồng mới 4-6 nghìn ha và xây dựng ba nhà máy chế biến

có tổng công suất 80 tấn chè búp tươi/ngày tại hai huyện Bảo Lộc và Lâm Hà Lâm Đồng chiếm21% diện tích trồng chè cả nước, chiếm 27% về sản lượng và có năng suất cao hơn hẳn so vớinăng suất trung bình toàn quốc.Hiện nay diện tích chè cả tỉnh lâm đồng có 25.455 ha, sản lượngchè búp tươi 157.165 tấn trong đó qua chế biến công nghiệp 135.000 tấn và đạt sản lượng 30.000tấn chè khô.Các sản phẩm chè chủ yếu hiện nay là chè xanh, chè đen, chè Ôlong Lâm Đồngthích hợp với nhiều giống chè quý, chất lượng cao của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…Chècủa Lâm Đồng đã đến với nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu tại các khu vực: Trung Đông,Đông Âu và Châu Á-Thái Bình Dương Hiện Lâm Đồng có trên 2.000ha chè chất lượng cao docác doanh nghiệp trong và ngoài nước (chủ yếu là Đài Loan) đầu tư sản xuất bằng các giống chècủa Trung Quốc đại lục, Đài Loan để chế biến xuất khẩu đạt giá trị sản xuất 200-250 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 10 lần so với các giống chè truyền thống Tuy nhiên, do công nghiệp chế biếnchưa phát triển và thị trường xuất khẩu chưa mở rộng nên hàng năm chỉ mới có khoảng 17% sảnlượng chè Tây Nguyên được xuất khẩu

Công nghiệp chế biến dâu tằm

Trang 11

Công nghiệp sản xuất các sản phẩm tơ lụa lâu nay đã được chú ý đầu tư nhưng khả năngcòn hạn chế.Do đó, để khai thác thế mạnh về trồng dâu ở Tây Nguyên, Nhà nước đã thành lậpLiên hiệp xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam có trụ sở tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhằm phát triển câydâu và xây dựng các cơ sở ươm tơ hiện đại

Công nghiệp chế biến điều

Lâm Đồng có nhà máy chế biến điều với công suất đạt 6.000 tấn/năm Còn tại Đắc Lắc

có 2 cơ sở chế biến nhân hạt điều với công suất 4.000 tấn/năm, các nhà máy đáp ứng được nhucầu tiêu thụ và chế biến hạt điều cho nông dân Tổng sản lượng hạt nhân điều xuất khẩu khoảng953,3 tấn (chỉ xấp xỉ 10% sản lượng điều hiện có)

●Công nghiệp chế biến lâm sản

Giá trị rừng tự nhiên của Tây Nguyên đạt tới trên 2791,36 tỷ đồng chiếm gần 26,9% tổnggiá trị rừng tự nhiên của cả nước trong đó, Gia Lai là 721,35 tỷ đồng chiếm 7,6%; Kon Tum556,05 tỷ đồng chiếm 6,2%; Đắc Lắc- Đắc Nông 912,6 tỷ đồng chiếm 10% cuối cùng là LâmĐồng 426,9 tỷ đồng chiếm 4,4% Trữ lượng gỗ rừng Tây Nguyên là 289319,6 nghìn m³, chiếmtrên 44% trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của cả nước trong đó, Đắc Lắc-Đắc Nông 98046,7 nghìnm³; Gia Lai 81653,9 nghìn m³; Kon Tum 59192,6 nghìn m³ Tuy nhiên, do sự suy giảm tàinguyên rừng nên sản lượng khai thác không ngừng giảm, từ 600 – 700 nghìn m³ vào cuối thập kỉ80-đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m³/năm

●Cơ khí, hoá chất, năng lượng, thuỷ lợi.

Các thiết bị dùng trong ngành chế biến hầu hết đều được nhập từ nước ngoài về.Các cơ

sở cơ khí sửa chữa phương tiện vận tải trước đây có ở cả 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc,Lâm Đồng và trong đó cơ sở ở Pleycu tương đối hoàn chỉnh với công suất sửa chữa 300 xe tiêuchuẩn/năm, các cơ sở khác công suất từ 100-150 xe/năm Khi chuyển sang cơ chế thị trường, cácdoanh nghiệp vận tải thực hiện cơ chế khoán phương tiện cho lái xe, việc sửa chữa tập trung, kéodài thời gian xe nằm theo kiểu cũ không được thị trường chấp nhận.Các cơ sở sửa chữa quốcdoanh ở khu vực này cũng như các địa phương khác bị suy sụp và có nguy cơ bị giải thể Trongđiều kiện ấy các doanh nghiệp đã phải bươn chải đa dạng hóa sản phẩm phục vụ kinh tế địaphương, nên tính chất của doanh nghiệp cũng thay đổi chuyển từ sửa chữa sang các hoạt độngdịch vụ tổng hợp

Về hoá chất dùng trong trồng cây công nghiệp, bà con chủ yếu dùng các loại phân hoáhọc, các loại phân này được nhập từ các vùng lân cận về.Chỉ có duy nhất nhà máy chế biến càphê Thái Hoà- Lâm Đồng có sản xuất phân vi sinh từ vỏ quả cà phê

Về năng lượng và thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu: Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện rấtlớn cho nên việc cung cấp nước cũng như năng lượng điện cần cho ngành trồng trọt chế biến làkhá dồi dào Đây cũng là một trong những tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển côngnghiệp chế biến nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở Tây Nguyên

b Sự phân bố của các ngành phục vụ

●Chế biến lương thực

Diện tích đất lúa tập trung ở tỉnh Gia Lai với 64,4 nghìn ha với 23,4 nghìn ha lúa nương.Tiếp đến là Đắc Lắc- Đắc Nông 37,8 nghìn ha với 12,7 nghìn ha lúa nương Lâm Đồng 29,6nghìn ha trong đó 4,8 nghìn ha lúa nương và Kon Tum 23,3 nghìn ha trong đó 9,6 nghìn ha lúanương.Sản xuất lương thực ở Tây Nguyên những năm vừa qua đã có bước phát triển tiến bộphần phần trực tiếp ổn định đời sống đồng bào các dân tộc Trong 5 năm 1991-1995 sản lượnglương thực đạt bình quân 638 ngàn tấn, tăng 56 ngàn tấn so với 1990 Riêng năm 1995 sản lượnglương thực đạt 667 ngàn tấn, gấp 2 lần năm 1976, trong tình hình dân số tăng rất nhanh từ gần1,23 triệu người (1976) lên 3,1 triệu người (1995), tăng gấp 2,5 lần so với năm 1976, mặc dù vậyvấn đề lương thực đã được giải quyết ngày càng chứng tỏ khả năng tự sản xuất đủ lương thực đểcung ứng cho nhu cầu tại chỗ, nhất là các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum Tiếp tục đầu tưvùng lúa cao sản có triển vùng: Lăk, Ea Soup, buôn Trấp (Đắk Lắk), Ayun hạ, Eamơ (Gia Lai),Đức Trọng, Đa Tẻ (Lâm Đồng) để vùng có thể đạt sản lượng thóc 60-62 vạn tấn (năm 2000) vàđặt mục tiêu trên 80 vạn tấn (năm 2010)

Trang 12

Ngoài việc phát triển cây lương thực Tây Nguyên cũng đang ngày càng chú trọng tới việcphát triển cây hoa màu.Có thể kể đến Đắc Lắc với chương trình phát triển cây ngô lai đúnghướng vì thế đã gieo trồng được 102.000 ha, đưa sản lượng lương thực cả tỉnh lên trên 800.000tấn.Gia Lai cũng có những bước tiến đáng kể với sản lượng ngô lai là 55 nghìn ha.

Nói chung, ngành chế biến lương thực ở Tây Nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa pháthuy được thế mạnh do đó việc xây dựng các cơ sở chế biến màu lương thực ở đây là vô cùngquan trọng

●Ngành chăn nuôi, thuỷ sản.

Ngành chăn nuôi: Tỉnh Đắc Lắc có nhiều thế mạnh về phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn

nuôi đại gia súc

Số lượng gia súc qua các năm

Năm Đầu con (1000 con)

Hướng phát triển đàn gia súc và sản phẩm thịt

Ngành thuỷ sản: Nghề nuôi cá lồng ở sông và hồ có xu hướng phát triển nhanh, các cơ

sở sản xuất cá giống phân bố không đều phần lớn tập trung ở tỉnh Đắk Lắk Đặc biệt nghề nuôi

cá lồng đang được chú trọng Hướng chính là phát triển số lượng lồng trên sông Ba và hồ Ayun

hạ ở tỉnh Gia Lai và trên sông Sê san và hồ Yaly ở tỉnh Kontum ở Đắk Lắk sẽ phát triển lồng ở

Ngày đăng: 09/04/2013, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w