1. Nữ trạng nguyên duy nhất của Việt Nam Vị nữ trạng nguyên duy nhất của Việt Nam tên là Nguyễn Thị Du. Bà sinh ra tại làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bà là người tuyệt sắc, lại rất thông minh, năm 10 tuổi đã biết làm văn bài. Ông thân bà tiếc tài con gái, cho cải nam trang đi học. Năm 17 tuổi, chúa Mạc mở khoa thi, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa còn chính thầy học của bà chỉ đỗ thứ hai. Khi dự yến đãi các tân khoa, chúa Mạc thấy nhan sắc và phong cách của bà sinh lòng ngờ vực, gạn hỏi và khám phá ra bà là gái giả trai, bèn nạp cung phong làm Tinh Phi ngụ ý khen bà vừa xinh đẹp vừa sáng láng như một vì sao. Thời xưa phụ nữ không được phép đi thi, thậm chi dự một buổi bình văn ở nhà Giám (Quốc Tử Giám) cũng không được. Bà cải trang đi thi như thế là phạm tội khi quân, nhưng chúa Mạc không những không trừng phát mà còn nạp cung, phong tước phi, tỏ ra rất quý trọng tài sắc của bà. Nhà Mạc mất, bà vào rừng ẩn náu, bị quân Trịnh bắt được. Bà chống gươm xuống đất nói: “Các người bắt được ta thì phải đưa ta đến nộp chúa của các ngươi, nếu vô lễ thì với lưỡi gươm này ta sẽ tự tử”. Quân Trịnh bèn giải bà về nộp chúa Nghị Vương, chúa rất sủng ái. Về già bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm, lấy hiệu Diệu Huyền. Nghị Vương mất, con là Dương Vương lên nối ngôi, triệu bà ra giữ chức Lễ Sư dạy cung nhân, nên người ta cũng gọi bà là Lễ Phi. Bà thường viện dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch, cả hai chúa Trịnh đều khen ngợi, trọng vọng. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa chúa đều nhờ bà khảo duyệt lại. Khoa Tân Mùi (1631) em họ ngoại bà là Nguyễn Minh Triết (sau đổi tên là Nguyễn Thọ Xuân) ứng chế xong bảo với bạn hữu: “Bài của tôi viết, cả triều chưa dễ mấy ai hiểu, có chăng chỉ bà chị tôi là Lễ Phi mới hiểu được mà thôi”. Quả nhiên, bài đưa ra nhiều điển lạ, quan trường không hiểu hết, chúa hỏi thì bà lý giải cặn kẽ, chúa cho Xuân đỗ đầu. Năm 70 tuổi bà xin về làng, dựng am Đàm Hoa để ở, lại được cấp các thuế trong làng làm ngụ lộc. Bà mất năm 80 tuổi, táng ở núi Trị Ngư, làng Kiệt Đặc. Ngọn tháp xây trên mộ gọi là Tinh Phi cổ tháp, được liệt vào hạng Chí Linh Bát Cổ, có khắc mười chữ trên bia: “Lễ Phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương”. Trong bia Chí Linh Bát Cổ cũng ghi lại bài thơ đề trên Tinh Phi cổ tháp: Ngọc thủ chiết cao chi, Kinh nhan lưu cố thấp; Tùng cổ thử giang sơn; Chí kim kỷ minh giáp; Hoa thảo tự khai tạ, Ngư tiều tương vấn đáp; Sơn sắc chính thanh hương, Thu thanh hà tiêu táp. Đại ý: “ Một cái tay ngọc ngà vin bẻ cành đan quế thứ nhất khi xưa kia, nay thì trên cái kiểu đất hình mặt gương này còn lưu lại với đời một tòa tháp cổ. Giang sơn này từ bấy lâu nay trải bao năm tháng mà còn đối với cái cảnh cổ tháp này, chỉ có hoa kia tự khai khai tạ cùng ông ngư phủ, chú tiều phu khi qua tới mà cùng nhau trò chuyện mà thôi. Đang khi ta viếng cảnh nhớ người, núi non xanh ngắt một màu, bỗng đâu xào xạc tiếng gió thu, giục lòng khách thương kim tự tích” . Bài thơ này do Nguyễn Trọng Thuật sao chép lại, khi ấy cổ tháp không còn dấu vết, duy chỉ có một ngôi chùa nhỏ làng Kiệt Đặc còn thờ tượng bà. Trên bàn có bức hoành phi đề hai chữ “Hoa Am” và môt đôi câu đối: Giáp khoa tiên chiếm Cao Bình bảng, Đại bút do truyền bát cổ bi. Lại có một cái bia do chúa Trịnh tặng phong là Chính Vương Phủ Thị Nội Cung Tần Đức Lão Lễ Sư. Chúa cấp ruộng hương hỏa để thờ bà. Sự tích bà còn ghi trong Chí Linh Phong Thổ Ký. Làng Kiệt Đặc thờ bà làm thần. Sự nghiệp văn chương Bà giỏi cả Hán văn lẫn Quốc Âm, sáng tác nhiều, tiếc rằng ngay từ thế kỷ XVIII đã bị thất lạc gần hết. Văn thơ bà có tiếng là hay, song những câu còn được lưu truyền lại không mấy xuất sắc. Bà có soạn một tập Gia Ký bằng quốc âm, văn vần, ghi chép việc riêng của mình. Đây là cảm nghĩ ở dọc đường khi lánh nạn lên Cao Bằng: Đành thay là kẻ có mình Che trên đã có trời xanh phù trì Bà tự ví mình với Bạc Thị, vợ Hán Cao Tổ, có tiếng là người hiền đức: Hiềm vì một chút đảo điên Song le Bạc thị vốn duyên Hán hoàng Bà xưng là người hiền cũng không ngoa, trong làng có người làm hại anh bà, nhưng khi vinh hiển, bà không thèm cậy quyền thế để trả thù, ai cũng khen phục bà là người độ lượng. Người ấy sau hết lòng phụng sự bà. Tự xét về văn tài mình bà viết: [Nữ nhi dù đặng có thi Ắt là tay thiếp kém gì trạng nguyên Trong làng có cậu ấm chọc ghẹo, bà ghét: Sá gì vàng đá hỗn hào Thoảng đem cánh phượng bay cao Thạch thành Bà còn lập cho học trò Chí Linh một Văn Hội, ngày rằm, mồng một, họp tại nhà thờ họ bà ở làng Kiệt Đặc, đợi đầu bài của bà ở kinh cho chạy ngựa trạm đem về. Riêng sự kiện này cũng chứng tỏ chúa Trịnh quý bà lắm mới cho dùng ngựa trạm là của công để phục vụ riêng cho học trò của bà ở huyện Chí Linh. Bài làm xong đóng hòm gửi về kinh, bà chấm rồi gửi trả. Bà lại xuất tiền cho người trưởng họ chu biện cơm nước cho sĩ tử hôm làm bài. Văn học Chí Linh thịnh là nhờ công không nhỏ của bà. (Sưu Tầm) . 1. Nữ trạng nguyên duy nhất của Việt Nam Vị nữ trạng nguyên duy nhất của Việt Nam tên là Nguyễn Thị Du. Bà sinh ra tại làng Kiệt Đặc, huyện. lòng phụng sự bà. Tự xét về văn tài mình bà viết: [Nữ nhi dù đặng có thi Ắt là tay thiếp kém gì trạng nguyên Trong làng có cậu ấm chọc ghẹo, bà ghét: Sá gì vàng đá hỗn hào Thoảng đem cánh phượng. hai chúa Trịnh đều khen ngợi, trọng vọng. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa chúa đều nhờ bà khảo duy t lại. Khoa Tân Mùi (1631) em họ ngoại bà là Nguyễn Minh Triết (sau đổi tên là Nguyễn Thọ Xuân)