Phòng GD-ĐT Duy Xuyên ĐỀ THI THAM KHẢO HKI ( NH: 2010 – 2011) Trường THCS Phù Đổng Môn: Ngữ Văn 7. Thời gian: 90 phút. A. TRẮC NGHIỆM: (3.0đ ) Câu 1: Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”? a. Hãy tôn trọng ý thích của trẻ em. b. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. c . Hãy hành động vì trẻ em. d. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có. Câu 2: Bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư ” của tác giả nào? a. Đỗ Phủ b. Lí Bạch c.Tương Như d.Trương Kế Câu 3: Chủ đề của bài “Tĩnh dạ tứ” là a. Đăng sơn ức hữu c. Sơn thuỷ hữu tình b. Tức cảnh sinh tình d. Vọng nguyệt hoài hương Câu 4: Nguyễn Trãi dùng biện pháp tu từ gì để tả tiếng suối và đá Côn Sơn? a. Nhân hóa. b. Hoán dụ. c. So sánh. d. Ðiệp ngữ. Câu 5: Nghĩa của cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” là: a. Chỉ hai người bạn mới quen. c. Chỉ có tôi và bác là bạn b. Chỉ mình với chính mình. d. Chỉ hai người khác giới. Câu 6: “Phơi bày những sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu và sự việc đáng cười trong xã hội” là nội dung của: a. Những câu hát về tình cảm gia đình b. Những câu hát châm biếm c. Những câu hát than thân d. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước Câu 7: Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao “Chiều chiều ra đứng…chín chiều” là tâm trạng gì? a. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ c. Thương người mẹ đã mất b. Nhớ về thời con gái đã qua d. Nỗi đau khổ trong lòng Câu 8: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ? a. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. b. Hãy vươn lên bằng chính sức lực của mình. c. Nó thường đến trường bằng xe đạp. d. Bạn Nam cao bằng bạn Minh Câu 9: Chữ “cổ” trong từ nào sau đây đồng âm với chữ “cổ” trong những từ còn lại? a. Cổ tay. b. Cổ tích. c. Cổ thụ. d. Cổ kính Câu 10: Trong các cặp từ sau, cặp từ nào là cặp từ trái nghĩa? a. thông minh – lười. b. chó – mèo c. giàu – khổ d. chẵn – lẻ. Câu 11: Điền từ ghép Hán Việt thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: “Các em phải học tập và rèn luyện không ngừng để hoàn thiện ……….của mình”. a. nhân cách b. nhân đạo c. nhân ái d. nhân đức. Câu 12: Chữ “tử” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “con”? a. thiên tử b. phụ tử c. bất tử d. hoàng tử B. TỰ LUẬN: (7.0đ) Câu 1: (2.0đ) a. Thế nào là từ trái nghĩa? b. Xác định các cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao sau: “ Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.” Câu 2: (5.0đ) Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em. MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO HKI MÔN: NGỮ VĂN 7 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản C2,3, 4,6 C1,5,7 7 (1.75đ) Tiếng Việt C8, 10 C1a C9,11, 12 C1b 5 (1.25đ) 1 (2.0 đ) Tập làm văn C2 1 (5.0 đ) Cộng số câu 6 1.5đ 1 1.0đ 6 1.5đ 1 1.0đ Tổng số điểm 2.5đ 2.5đ 5.0đ 3.0đ (7.0 đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: (3.0đ) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trả lời b b d c c b a a a d a c B. TỰ LUẬN: Câu 1: a. Nêu đúng khái niệm từ trái nghĩa như SGK: (1.0đ) b. Xác định đúng các cặp từ trái nghĩa: lên – xuống (0.5đ); đầy – cạn (0.5đ) Câu 2: 1. Yêu cầu chung: - Viết đúng kiểu văn bản biểu cảm. - Xác định đúng một đối tượng để biểu cảm là người thân nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị ) - Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, về người thân thực sự chân thành, sâu sắc. - Biết thông qua các kỉ niệm, các hình ảnh về đối tượng để bộc lộ cảm xúc. - Vận dụng được các yếu tố tự sự, miêu tả và các phương pháp lập ý (quan sát, suy ngẫm, liên hệ tương lai, ) vào văn bản biểu cảm. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Nội dung: (4.0đ) * Mở bài: (0.5đ) - Dẫn dắt về đối tượng biểu cảm một cách hợp lí. - Nói rõ mối quan hệ với người thân và tình cảm bao trùm. * Thân bài: (3.0 đ) - Hoàn cảnh sống của người thân: Người thân sống ở đâu? Sống như thế nào? (Vận dụng các giác quan để quan sát rồi miêu tả điểm gây xúc cảm làm em cảm động nhất; có thể bằng hồi tưởng về người thân một cách trực tiếp hoặc qua lời kể về người thân…). - Tình cảm của người thân đối với mọi người và nhất là đối với em như thế nào? * Kết bài: (0.5đ) - Ý nghĩa của tình cảm mà người thân đã dành cho mình. Khẳng định lại tình cảm của em đối với người thân và mong muốn điều gì cho người thân của mình hoặc có thể hứa làm gì có ích cho người thân. b. Hình thức: (1.0đ) - Bố cục rõ ràng, mạch văn trôi chảy, mạch lạc… - Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học. - Sai chính tả cho phép 2 – 3 lỗi * GV khuyến khích những bài có ý tưởng sáng tạo. ( Bài viết có thể chấm điểm lẻ 0,5đ ) GV ra đề: Duyệt TTCM: Duyệt BGH . của em. MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO HKI MÔN: NGỮ VĂN 7 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản C2,3, 4,6 C1,5 ,7 7 (1 .75 đ) Tiếng Việt C8, 10 C1a C9,11, 12 C1b 5 (1.25đ) 1 (2.0. Phòng GD-ĐT Duy Xuyên ĐỀ THI THAM KHẢO HKI ( NH: 2010 – 2011) Trường THCS Phù Đổng Môn: Ngữ Văn 7. Thời gian: 90 phút. A. TRẮC NGHIỆM: (3.0đ ) Câu 1: Thông. làm văn C2 1 (5.0 đ) Cộng số câu 6 1.5đ 1 1.0đ 6 1.5đ 1 1.0đ Tổng số điểm 2.5đ 2.5đ 5.0đ 3.0đ (7. 0 đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: (3.0đ) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7