1. Giai đoạn trước 1911: - Cụ Nguyễn Sinh Sắc: là nhà Nho yêu nước, cấp tiến, là người thầy đầu tiên của Bác - 1895: vào Huế lần đầu - 1901: lấy tên tự là Nguyễn Tất Thành - 1907 – 1908: học tại trường Quốc học Huế - 4/1908: tham gia phong trào chống thuế ở Trung kỳ - 5/6/1911: ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu buôn của Pháp La tút sơ Tơ rê vin, lấy tên Văn Ba, làm phụ bếp trên tàu 2. Giai đoạn 1911 – 1920: - 6/7/1911: đặt chân đến Pháp lần đầu tiên, đến thành phố Mác xây - 1912 – 1913: ở Mỹ, sống chủ yếu tại Boston - 1913 – 1917: sống ở Anh, làm rất nhiều nghề: cào tuyết, đốt than, thợ ảnh…, tham gia hoạt động cách mạng lần đầu - 1917 – 1920: ở Pháp Cuối năm 1917: trở lại Pháp, sống chủ yếu tại Pari Đầu năm 1919: tham gia Đảng xã hội Pháp 6/1919: gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gồm 8 điểm đến hội nghị Véc xây. Bản yêu sách là ý tưởng của Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc 7/1920: đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanite) số ra ngày 16.17/7/1920 => tìm ra con đường cứu nước 12/1920: tham gia đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tua => tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản => chuyển biến từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản 3. Giai đoạn 1921 – 1930: - 1921 – 1923: ở Pháp: Tham gia đại hội I năm 1921, đại hội II 1922 của Đảng cộng sản Pháp, được bầu làm trưởng tiểu ban phương Đông trong ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp Năm 1921: lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa” 4/1922: ra báo Người cùng khổ, viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp đăng trên các báo Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền, Dân chúng - 1923 – 1924: ở Liên Xô (lần đầu) 6/1923: sang Liên Xô dự Đại hội quốc tế nông dân và được bầu vào đoàn chủ tịch của Quốc tế nông dân. Sau đó học tại trường Đại học Phương Đông – nơi đào tạo cán bộ cộng sản cho những nước phương đông 7/1923: viết thư gửi Đảng cộng sản Pháp yêu cầu cần có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa 1924: • Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản – phê phán Đảng cộng sản Pháp và các Đảng cộng sản Châu Âu coi nhẹ vấn đề dân tộc thuộc địa • Tham dự Đại hội quốc tế thanh niên, quốc tế cứu tế đỏ, quốc tế công hội đỏ… • Viết bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa” đăng trên báo Prada - 1924 – 1927: ở Trung Quốc Cuối 1924: về Quảng Châu Trung Quốc 6/1925: lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đây là tổ chức theo khunh hướng mác xít, ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận 21/6/1925: báo Thanh niên ra số đầu tiên. Đây được coi là tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, ngày ra số 1 báo Thanh niên sau này được chọn làm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Tại Quảng Châu, Bác đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị cho những thanh niên Việt Nam yêu nước, sau này những bài giảng của Người được tập hợp thành cuốn sách Đường kách mệnh - 1928 – 1929: ở Xiêm (Thái Lan), hoạt động với bí danh Thầu Chín - 2/1930: chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị có đại biểu của Quốc tế cộng sản, đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng. Đại biểu của Đông Dương cộng sản liên đoàn không kịp đến dự Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một tổ chức, lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam Hội nghị đã thông qua những văn kiện quan trọng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo bao gồm chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt… - Tác phẩm: Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ - 1924 Bản án chế độ thực dân Pháp - 1925 Đường kách mệnh: • Là tập hợp những bài giảng của Bác từ năm 1925 – 1927 • Xuất bản năm 1927 • Do Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông tập hợp và xuất bản • “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động… Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” – Lênin • Vấn đề đầu tiên mà tác phẩm đề cập tới là vấn đề đạo đức cách mạng: 23 điều tư cách đảng viên Cương lĩnh chính trị đầu tiên – 1930 4. Giai đoạn 1930 – 1941: - Quốc tế cộng sản lúc này chịu ảnh hưởng của khuynh hướng “tả” – coi nặng vấn đề đấu tranh giai cấp, chủ trương phải thực hiện đấu tranh giải phóng giai cấp trước rồi mới tiến hành giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh bị Quốc tế cộng sản phê phán là người có quan điểm “hữu khuynh” - 10/1930: Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Thủ tiêu những văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất tháng 2/1930 Thông qua Luận cương tháng 10/1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo Bầu Trần Phú làm Tổng bí thư, đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương - 6/1931 đến 1933: hai lần bị thực dân Anh bắt giam ở Hồng Kong – Lúc này Bác hoạt động với bí danh Tống Văn Sơ - Đầu năm 1934: trở lại Liên Xô. Học tại tại trường Quốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, viết luận án tiến sĩ về vấn đề ruộng đất ở Đông Dương - Tháng 7/1935: tham dự Đại hội VII – Quốc tế cộng sản với tư cách là Đại biểu tư vấn, sử dụng bí danh Lin - 6/6/1938: Viết thư gửi cho một đồng chí trong quốc tế cộng sản xin về nước hoạt động. - 10/1938: rời Liên Xô về nước hoạt động - 28/1/1941: về đến Pác bó – Cao Bằng, lần đầu tiên về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài - Từ ngày 10 đến 19/5/1941: chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ 8, hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam, quay trở lại với con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn từ năm 1930, giương cao hơn nữa ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc, quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh - 8/1942: sang Trung Quốc, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Đến 9/1943 được thả tự do. - 22/12/1944: thành lập Hội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam – gồm 34 đồng chí, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy - Từ 13 đến 15/8/1945: họp hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng - 16/8/1945: Họp Đại hội quốc dân Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa - 19/8/1945: khởi nghĩa thành công ở Hà Nội, 23/8 ở Huế, 25/8 ở Sài Gòn - 2/9/1945: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 5. Giai đoạn 1945 – 1969: - 3/9/1945: Chính phủ lâm thời họp chỉ ra 6 nhiệm vụ cấp bách: Diệt giặc đói Diệt giặc dốt Giáo dục lại nhân dân ta theo tinh thần cần kiệm liêm chính Tổ chức tổng tuyển cử Xóa bỏ các thứ thuế vô lý như thuế thân, thuế chợ, thuế đò… Thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lương giáo đoàn kết - Diệt giặc đói: tổ chức phong trào “Hũ gạo cứu đói”, phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tổ chức “Tuần lễ vàng”…. - Diệt giặc dốt: tổ chức phong trào Bình dân học vụ - 6/1/1946: Tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I. Quốc hội khóa I có 403 đại biểu, trong đó 333 đại biểu được dân bầu, 70 đại biểu dành cho bọn Việt Quốc, Việt Cách không thông qua bầu cử - 6/3/1946: kí hiệp định Sơ bộ với Pháp - 14/9/1946: kí bản Tạm ước với Pháp - 19/12/1946: ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp - 2/1951: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II, đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam - 1954: Kháng chiến chống Pháp thắng lợi - 9/1960: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III - Một số tác phẩm giai đoạn này: Đời sống mới – Tân Sinh: được viết dưới dạng hỏi đáp, gồm 19 câu hỏi và trả lời Sửa đổi lối làm việc – X.Y.Z Đạo đức cách mạng Vừa đi đường vừa kể chuyện – T.Lan Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1966 – sau sự kiện Vịnh Bắc bộ) Quá trình đổi tên của Đảng: - 2/1930: Đảng cộng sản Việt Nam - 10/1930: Đảng cộng sản Đông Dương - 11/1945: Đảng tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật dưới danh nghĩa hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin - 2/1951: Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam - 12/1976: Đảng cộng sản Việt Nam . tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt - Tác phẩm: Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ - 1924 Bản án chế độ thực dân Pháp - 1925 Đường kách mệnh: • Là tập hợp những bài giảng của. dụng bí danh Lin - 6/6/1938: Viết thư gửi cho một đồng chí trong quốc tế cộng sản xin về nước hoạt động. - 10/1938: rời Liên Xô về nước hoạt động - 28/1/1941: về đến Pác bó – Cao Bằng, lần đầu tiên. kiện Vịnh Bắc bộ) Quá trình đổi tên của Đảng: - 2/1930: Đảng cộng sản Việt Nam - 10/1930: Đảng cộng sản Đông Dương - 11/1945: Đảng tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật dưới