10 năm nhớ Trịnh Côn Sơn

3 229 0
10 năm nhớ Trịnh Côn Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 năm Nhớ Trịnh Công Sơn (1/4/2001 – 1/4/2011) Tôi biết đến nhạc Trịnh khá muộn, dẫu cho những năm còn là học sinh tôi đã được nghe những bài hát của ông do ca sĩ Khánh Ly hát… Ngày ấy mình chỉ thấy lạ, sao nó cứ ủ ê, buồn rũ mà anh này vẫn cứ thích nghe hoài không biết chán… Chỉ vậy thôi. Trịnh Công Sơn vẫn là một cái tên thật xa lạ với một cậu nhóc chỉ biết sống trong không gian nhỏ hẹp của mình, một phần cũng không chịu dành thời gian để lắng nghe, cảm nhận và tìm hiểu về con người tài hoa ấy nữa… Rồi khi lớn lên khi đã trở thành một giáo viên, làm công tác phụ trách Đội tôi có dịp được nghe nhạc của Trịnh Công Sơn nhiều hơn và bắt đầu được tập bài hát “ Nối vòng tay lớn” của ông trong chương trình công tác Đội-Sao nhi đồng và từ đó Nhạc trịnh đã trở thành thân quen, gần gũi đối với tôi. Tôi thích nghe Quang Dũng hát – trầm ấm và đầy phiêu lãng. Và Quang Dũng là người đưa tôi đến với thế giới nhạc Trịnh… Tôi bắt đầu để tâm hơn và thấy có một sức lôi cuốn lạ kỳ - bắt đầu là những ca từ của mỗi bài hát, rất giản dị đời thường mà vẫn đầy tinh tế, thấy trong đó ngổn ngang trăm nghìn trăn trở, trăm nghìn lẽ đời mà cũng đầy chất thơ… Nhạc Trịnh không thật phức tạp, không thật hàn lâm như những ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam nhưng những câu chữ của nhạc Trịnh lại rất gần gũi và sâu lắng cứ vắt lên nhau, liên kết lại với nhau, câu nọ gọi câu kia, gắn kết thành những giai điệu ám nhẹ nhà những triết lý vô cùng nó cứ vương vít mãi, để rồi cứ thi thoảng vô tình lại dội lên trong nhịp sống của mình… “Môi nào hãy còn thơm,cho ta phơi cuộc tình Tóc nào hãy còn xanh,cho ta chút hồn nhiên Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình Xin người hãy gọi tên” (Ru ta ngậm ngùi) “Trời còn làm mưa mưa rơi thênh thang - Từng gót chân trần em quên em quên - Ôi miền giáo đường Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai - Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi - Em gầy ngón dài lời ru miệt mài Ngàn năm ngàn năm - Ru em muộn phiền - Ru em bạc lòng…” (Tuổi đá buồn) Nói Trịnh Công Sơn đã làm phong phú thêm vẻ đẹp của ngôn từ tiếng Việt qua âm nhạc quả thật không ngoa… Những ca từ đẹp đến mức người nghe có thể soi mình vào đó, thấy cả âm thanh, hình ảnh, sắc màu cũng những lát cắt của cuộc đời Tất cả đều lung linh, quyến rũ đến lạ kỳ! “Người đâu mất người, đời tôi ngốc dại tự làm khô héo tôi đây Chiều hôm thức dậy, ngồi ôm tóc dài chập chờn lau trắng trong tay”… (Chiếc lá thu phai) Vườn năm xưa em đã đến, nay trăng quá vô vi Giọt sương khuya rụng xuống lá, như chân ai lần về (Nguyệt Ca) Ta nghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh (Như Cánh Vạc Bay) Những giọt mưa, những nụ hoa, hẹn hò gặp nhau trước sân nhà (Bốn Mùa Thay Lá) Sau lưng ngày con gái. Môi son đừng biếng lười. Cho ta còn mãi mãi. Chút mùi phấn hương bay (Yêu Dấu Tan Theo) Nhạc sĩ Văn Cao từng nhận xét: "Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Không còn những ấn tượng về một giọng ca u sầu, ủ ê buồn rũ như ngày nào, càng nghe Khánh Ly hát càng cảm nhận được sự hòa quyện tài tình của người ca sĩ này với người nhạc sĩ tài hoa… Tất nhiên, không phải tất cả bài nào của Trịnh Khánh Ly hát cũng là “đỉnh” nhất – vì mỗi ca sĩ khi đến với nhạc Trịnh, ít nhiều đều sẽ có thành công hay để lại ấn tượng của mình qua một hoặc một vài ca khúc nào đó, và tất cả cũng tùy thuộc vào gu thẩm mĩ riêng của từng người – nhưng có thể nói nhìn ở mặt bằng chung thì Khánh Ly hát nhạc Trịnh nhiều và có nhiều bài không ai có thể vượt qua, đóng đinh vào lòng những người yêu nhạc Trịnh với những cảm xúc ám ảnh khó nguôi quên… Sau những ồn ào hối hả của công việc, của nhịp tháng ngày hay những khi chỉ có một mình trong đơn lặng, tôi lại tìm đến với nhạc Trịnh… Nghe và cảm nhận, để thấy, để gặp mình trong những giai điệu và ca từ ấy qua một nét tâm trạng nào đó trong rất nhiều tâm trạng, rất nhiều chiêm nghiệm về lẽ đời mà Trịnh Công Sơn đã trải qua với những trăn trơ về tình yêu, thân phận của những kiếp người….Nếu như nghe nhạc của Phú Quang tôi tìm thấy những triết lý của đạo giáo thì nghe Nhạc trịnh tôi tìm thấy ở đó triết lý của Phật giáo, rất gần gũi những cũng rất vô biên. “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh…” (Tôi ơi đừng tuyệt vọng) Tài hoa, quyến rũ, uyên bác… Rất nhiều ca từ dành cho Trịnh Công Sơn và âm nhạc của ông, nhưng xem ra vẫn chưa đủ, chưa đi hết được cái “tầm” của nhạc Trịnh… Cá nhân tôi cũng vậy - chỉ là một con người bình thường trong số hang nghìn người coi âm nhạc là niềm đam mê của mình và dành cho nhạc Trịnh một sự trân trọng, yêu mến trong trái tim chưa thể cảm nhận hết được những chiêm nghiệm mà Trịnh gửi gắm qua mỗi ca từ, giai điệu đẹp chỉ thấy lòng mình thêm yêu thương hơn, đằm thắm hơn mỗi khi tìm đến với nhạc Trịnh, thấy Trịnh đã mang đến cho cuộc đời này những “đóa hoa vô thường” mà hương thơm của nó đủ sức lan tỏa, nồng nàn cho đến ngàn sau… Ngày 1/4/2001 – Trịnh Công Sơn ra đi “Nằm nghe giữa trời, giòn vang tiếng cười” với ‘Điệu kèn ai buốt trong tôi” cùng lời ước hẹn “ một hôm nhớ lại hẹn ngày sau sẽ mua vui” (Chiếc lá thu phai) trong sự bàng hoàng và nuối tiếc của hang triệu trái tim… “cát bụi lại trở về với cát bụi” Xin được mượn những lời cuối của Trịnh để cất lên tiếng ru trong ngày kỷ niệm 10 năm ngày mất của con người tài hoa ấy: “Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ yên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như một người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên nơi này để tìm về một chốn khác. Phụ đời và phụ người cũng như thế mà thôi. Người ở lại cũng nhớ thương một bóng hình đã mất. Khó mà quên nhau, khó mà xoá trong nhau một nỗi ngậm ngùi (…) Mỗi người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi con người vì sợ mất tình mà giữ trong lòng một nỗi nhớ nhung ” (T.C.S) Thanh Chương, 1/4/2011 PHAN ĐÌNH THANH . 10 năm Nhớ Trịnh Công Sơn (1/4/2001 – 1/4/2011) Tôi biết đến nhạc Trịnh khá muộn, dẫu cho những năm còn là học sinh tôi đã được nghe những bài. một giáo viên, làm công tác phụ trách Đội tôi có dịp được nghe nhạc của Trịnh Công Sơn nhiều hơn và bắt đầu được tập bài hát “ Nối vòng tay lớn” của ông trong chương trình công tác Đội-Sao nhi. tàn hôn lên môi - Em gầy ngón dài lời ru miệt mài Ngàn năm ngàn năm - Ru em muộn phiền - Ru em bạc lòng…” (Tuổi đá buồn) Nói Trịnh Công Sơn đã làm phong phú thêm vẻ đẹp của ngôn từ tiếng Việt

Ngày đăng: 30/05/2015, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan