Nhớ Trịnh Công Sơn

2 215 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nhớ Trịnh Công Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhớ Trịnh Công Sơn "Anh là Con Người sẽ chẳng bao giờ cô đơn" (*) Nguyễn Văn Thọ Năm 1972, khi ấy tôi là bộ đội trong rừng Trường Sơn. Thằng bạn tôi, sau chiến dịch Lam Sơn 719 vớ được cái đài Sony rất tốt. Đêm Trường Sơn, chờ cho mọi người đi ngủ hết, chúng tôi lén mở đài BBC và cả đài Sài Gòn. Đấy là lần đầu tiên tôi được nghe tiếng hát Khánh Ly với nhạc Trịnh Công Sơn. Chúng tôi là lớp người lớn lên từ Miền Bắc, thường quen với những khúc thức hùng tráng. Trong tiếng lộn chộn rú rít của sóng vô tuyến, tôi vẫn thấy một giọng lạ của một thứ âm nhạc mới. Một thứ nhạc da diết, đầy lãng đãng từ ca từ tới giai điệu. Một thứ nhạc xanh không giống bất cứ nhạc xanh nào mà tôi từng nghe, kể cả trong những đĩa hát quay tay cổ mở suốt ngày rên rỉ ở đầu chợ trời nhưng ngày sau hòa bình. Rất lạ, với tôi , nhạc Trịnh Công Sơn như làn gió khởi từ xa xăm đâu đó, tách khỏi hận thù trận mạc, tha thiết một tình yêu đồng loại, giống nòi, yêu bè bạn, hòa bình, đạo lý. Nó lạ, vì lối ca từ phi tuyến tính, không giống cách viết truyền thống trên những ca khúc của Hà Nội bấy giờ. Cũng khác hẳn với tiếng tơ trùng, những Suối Mơ, Thiên Thai của Văn Cao; khác hẳn tiếng đau lòng lê thê của Phạm Duy Một thứ nhạc giản dị, dường như chậm trãi trễ nải, âm âm đập vào trái tim tôi như lời tha thiết của một con người nào đấy; xa vời nhưng gần gũi, tao nhã nhưng sâu sắc! Chúng tôi lẩm nhẩm hát theo sau vài đêm. Đấy là lần đầu tiên làm quen với Trịnh Công Sơn. Chiến tranh như một cơn lốc dìm đắm mọi đam mê khát lạ. Chúng tôi liên miên hành quân và hạ Chư Nghé. Nghỉ ngơi, bổ sung quân rồi mở đầu chiến dịch chiếm toàn bộ Buôn Ma Thuật; rồi chẳng thể nghỉ ngơi, tràn xuống con lộ hết đánh Cheo Reo, Phú Bổn lẫn Lê Bắc . và tràn xuống Hố Bò, cửa ngõ Sài Gòn. Trong chiến dịch năm ấy, không ít người ngã xuống quanh tôi và đại đội tôi chéo qua Đồng Dù theo hướng bệnh viện Vì Dân tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn. Chẳng ai muốn chết trận cuối cùng cả. Hy vọng sống, dù có khi không thoát khỏi cái chết. Tôi bật đài vô tuyến theo dõi chiến sự. Khi ấy vô tình chạm phải sóng Sài Gòn. Trên cái xe Zeep chiến lợi phẩm, ngay trước một trại huấn luyện mà từ đó loáng thoáng tiếng rẹt rẹt R15, tôi nhận ra cái chất giọng quen thuộc của nhạc sỹ Trịnh. "Mặt đất bao la . anh em ta về . gặp nhau trong bão lớn quay cuồng trời rộng ." Lời ca không phải là tiếng thách thức tự thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học. Chúng tôi tiến vào Sài Gòn. Trên đường quần áo, khí cụ , giầy dép binh sĩ SàiGòn vất ngập đầy đường. Những khuôn mặt bỡ ngỡ của dân thành phố, những khuôn mặt nhớn nháo của đám loạn quân đã thay quần áo hoặc mặc độc quần đùi nhìn chúng tôi. Không! Chiến tranh chấm dứt rồi. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và làn sóng vô tuyến liên tục phát dàn hợp ca: Nối Vòng Tay Lớn. Chiến tranh bao gìơ chẳng có mặt trái, nhưng tiếng hát kia, bản nhạc ấy mở ra cho cả hai bên nghe như một liều thuốc vô hình đã làm chùng xuống một thời khắc thường dễ nổi cáu và nổi đóa. Đấy là kỷ niệm thứ hai của tôi về anh. Trịnh Công Sơn! Đã có quá nhiều người viết về nhạc sỹ có tài này. Với tôi, anh, nhạc sỹ ấy mang lại dấu ấn ngay từ lần gặp trong rừng và ấn tượng chẳng phai mờ của một ngày đặc biệt. Một ngày chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến ở Việt Nam . Một ngày, nhạc anh, tấm lòng vô biên luôn có ý thức Nối Vòng Tay Lớn, lại một ngày góp phần giảm thiểu đi những điều thừa thãi vô ích của thời cuộc, không cần có của con người. Ngay cả sau này, đôi khi tự an ủi mình, nâng đỡ mình, tôi khe khẽ hát một mình một bài ca của anh : Tôi ơi…đừng tuyệt vọng…và nhiều bài ca khác trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng tôi vẫn nhớ từng chi tiết và cám ơn nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ở trưa phát thanh trên làn sóng Sài Gòn ngày đó. Bây giờ, Trịnh Công Sơn không còn nữa. Anh lại lãng du vui chơi ở miền nao? Tôi âm thầm cúi mặt trong đêm khi nghe tin từ Đỗ Quyên - Ca Na Da báo tin anh mất. Tưởng tượng thấy khuôn mặt hanh hao của anh, cây ghi ta gỗ và văng vẳng bên tai tôi: -Nối Vòng Tay lớn! Xin vĩnh biệt anh! Một lời bầy tỏ, biết ơn nhạc sỹ đã cả đời mình cống hiến nguồn vui, sẻ buồn cho triệu triệu con người và với lớp chúng tôi, anh là con người nhân ái, biết truyền nhân ái cho bao người khác. Trịnh Công Sơn, về Cát Bụi, tôi hiểu, anh là Con Người sẽ chẳng bao giờ cô dơn. Nước Đức, 04-04-01 Nguyễn Văn Thọ . nhau, nhưng tôi vẫn nhớ từng chi tiết và cám ơn nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ở trưa phát thanh trên làn sóng Sài Gòn ngày đó. Bây giờ, Trịnh Công Sơn không còn nữa Nhớ Trịnh Công Sơn "Anh là Con Người sẽ chẳng bao giờ cô đơn" (*) Nguyễn Văn Thọ Năm 1972, khi ấy tôi là bộ đội trong rừng Trường Sơn. Thằng

Ngày đăng: 15/09/2013, 09:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan