Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
121,5 KB
Nội dung
ÔN THI HỌC KÌ I MÔN SINH GV: Phạm thị Anh Minh (Trường THCSViệt Tiến – Vĩnh bảo ) CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN Câu 1: Kiểu hình là gì? VD - Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể - VD: hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân thấp… Câu 2: Nội dung qui luật phân li: “ Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P” Câu 3: Do cơ chế nào mà cơ thể lai F1 trong htí nghiệm của lai hai cặp tính trạng của Menđen đã tạo ra được 4 loại giao tử? Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng Câu 4: Nội dung qui luật phân li độc lập: “ Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử” Câu 5: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần làm gì? - Thực hiện phép lai hân tích. - Nội dung phép lai phân tích: + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp. VD: P: AA × aa F1: Aa (đồng tính) P: mang KG đồng hợp (thuần chủng) + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có KG dị hợp. VD: P: Aa × aa F1: 1Aa : 1aa ( phân tính) P: mang KG dị hợp (không thuần chủng) Câu 6: Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện kiểu hình khác P. - Nguyên nhân: do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do lại các cặp tính trạng làm xuất hiện các kiểu hình khác P ( biến dị tổ hợp) - Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thúc sinh sản hữu tính. Câu 7: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Vì biến dị tổ hợp tạo ra sự phong phú đa dạng về kiểu gen, kiểu hình ở sinh vật. - Trong chọn giống: tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng giúp con người có nhiều điều kiện để chọn và giữ lại những dạng phù hợp nhằm tạo giống mới có năng suất và chất lượng tốt. - Trong tiến hóa: tính đa dạng giúp mỗi loài có khả năng phân vố và thích nghi ở nhiều môi trường sống khác nhau làm tăng khả năng đấu tranh sinh tồn của chúng. Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lai phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? - Sự sinh sản trong sinh sản vô tính: Chỉ đơn thuần dựa trên cơ chế nguyên phân: tế bào con luôn luôn giống hệt tế bào mẹ (nếu không xảy ra đột biến) → cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ → không (ít) co biến dị. - Sự sinh sản trong sinh sản giao phối (hửu tính): dựa trên hai cơ chế chủ yếu: + Cơ chế giảm phân: Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử → tạo ra được nhiều laọi giao tử khác nhau . + Cơ chế thụ tinh: Có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền có nguồn gốc khác nahu trong giao tử → tạo ra đuợc nhiều giao từ khác nhau (biến dị tổ hợp) ở hợp tử → biến dị phong phú. Bài tập Bài 1: Cho hai giống cà chua quả đỏ thuần chủng và quả vàng thuần chủng giao phấn với nhau được F1 toàn quả đỏ. a) Khi cho cà chua quả đỏ F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào ? b) Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phương pháp nao khác để xác định được cà chua quả đỏ là thể đồng hợp hay thể dị hợp được không ? Giải thích. Bài 2: Ở giống cá kiếm, tính trạng mắt đen là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ. a) Đem lai hai giống cá kiếm mắt đen và mắt đỏ với nhau. Xác định kết quả thu được ở F2. b) Làm thế nào để xác định cá kiếm mắt đen có thuần chủng hay không? Bài 3: Cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng, F1 thu được 100% cà chua quả đỏ. a) Xác định kiểu gen của hai giống cà chua nói trên. Viết sơ đồ lai. b) Đem lai các quả cà chua F1 với nhau. Xác định tỉ lệ phân tính. Bài 4: Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do một nhân tố di truyền qui định. Bài 5: Ở cà chua. Quả đỏ là quả trội so với quả vàng. a) Cho lai hai cây quả đỏ có KG dị hợp với nhau. Xác định tỉ lệ phân tính ở F1. b) nếu đem cà chua quả vàng lai với nhau ở đời con cây vàng chiếm tỉ lệ % là bao nhiêu? CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ Câu 8: Cấu trúc điển hình của NST biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó ? - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. + Hình dạng: hình hạt, que hoặc chữ V. + Dài: 0,5-50 micrômet. + Đường kính: 0,2-2 micrômet + Cấu trúc: Ở kì giữa NST gồm 2 crômatit (NST tử chị em) gắn với nhau ở tâm động. Tâm động là điểm NST dính vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào. + Mỗi crômatit gồm 1 phân tử AND và prôtêin loại histôn. Câu 9: Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng: NST là cấut trúc mang gen có vai trò quan trọng đối với sự di truyền. Nhờ quá trình tự nhân đôi của AND dẫn đến quá trình tự nhân đội của NST, nhờ đó các gen qui định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Câu 10: Những bhiến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kì? Sự đóng, duỗi xoắn có tính chất chu kì vì ở kì trung gian, NST ở dạng duỗi xoắn, sau đó bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu và đóng xoắn cực đại ở kì giữa. Sang kì sau, NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ờ kì cuối. Khi tế bào con được tạo thành ở kì trung gian NST ở dạng duỗi xoắn hoàn toàn. Sau đó NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kì qua các thế hệ. Câu 11: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân? 1- Kì đầu: - NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. - Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. 2- Kì giữa: - NST kép đóng xoắn cực đại, có dạng đặc trưng. - Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 3- Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. 4- Kì cuối: Các NST đơn duỗi xoắn tối đa tạo thành dạng sợi mảnh trong các tế bào con. • Kết quả: Qua nguyên phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con co bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ. Câu 12: Ý nghĩa của nguyên phân: - Là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể. - Ở loài sinh sản vô tính: Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST. - Ở cơ thể đa bào: Nguyên phân giúp tăng trưởng của mô và cơ quan. Câu 13: Những diễn biến của NST qua giảm phân: Câu 14: Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của GP1 là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các TB con được tao thành qua GP. Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình GP đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các lloại giao tử này đã tạo nên các hợptử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc. Câu 15: Giải thích vì sao bộ NST của loài sinh sản hữu tính loại được duy trì qua các thế hệ cơ thể? - Qua GP bộ NST đặc trưng cho loài2n được phân chia 2 lần liện tiếp → G(n). - Trong thụ tinh các G mang bộ NST đơn bội n kết hợp với nhau → hợp tử lưỡng bội (2n) đặc trưng cho từng loài. - Hợp tử (2n) NP nhiều lần → cơ thể mới. → Vậy nhờ GP, TT, NP mà bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể. Câu 16: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở TB học: - Sinh sản hữu tính được đặt trên cơ sở 3 quá trình: + GP → tạo G + TT → hợp tử + NP → hợp tử NP 2 lần, phân hòa thành cơ thể mới. - Cơ sở TB học: + Trong GP do sự phân li dđộc lập và tổ hợp tự do của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều loại G khác nhau về nguồn gốc. Các kì Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì Lần phân bào 1 Lần phân bào 2 Kì đầu -Các NST xoắn, co ngắn. -Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo sau đó tách rời nhau. Các NST kép co lại cho thấy số lượng của bộ NST kép trong bộ đơn bội. Kì giữa Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào. Kì cuối Các nst kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép 2n). Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (n). Kết quả: 1 TB mẹ(2n) qua 2 lần phân bào tạo ra 4 TB con mang bộ NST đơn bội (n) + Trong thụ tinh: sự kết hợp nguẫ nhiên của các loại G khác nhau của cha và mẹ → hình thành nhiều tổ hợp con khác nhau, trong số này có BDTH. Câu 17: Khi giảm phân và thụ tinh, trong TB của một loài giao phối, có 2 cặp NST tương đồng kí hiệu Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các G và các hợp tử? - Các tổ hợp NST trong các G: AB, Ab, Ab, ab. - Các tổ hợp NST trong hợp tử: AABB, AABb, Aabb, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb. Câu 18: Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường. NST giới tính NST thường 1. Tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. 2. Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX)hoặc không tương đồng (XY) 3. Chủ yếu mang gen qui định giới tính của cơ thể. 1. Tồn tại với số cặp lơn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội. 2. Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. 3. Chủ yếu mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể. Câu 19: Trình bày cơ chế xác định sinh con trai, con gái ở người? Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? 1. Cơ chế NST xác định giới tính ở người: - Qua giảm phân: + Mẹ chỉ cho ra một loại trứng: 22A + X. + Bố cho ra hai loại tinh trùng: 22A + X và 22A + Y. - Sự thụ tinh: + Trứng 22A + X kết hợp tinh trùng 22A + Y → hợp tử 44A + XX → phát triển thành con gái. + Trứng 22A + X kết hợp tinh trùng 22A + Y → hợp tử 44A + XY→ phát triển thành con trai. 2. Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1 là do: + Hai loại tinh trùng mang X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất nganh nhau. + Tuy nhiên, tỉ lệ này chỉ đúng khi các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn. Câu 20: Ý nghĩa của NP, GP, thụ tinh: - Sự phối hợp các quá trình NP, GP và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. - GP đã tạo ra nhiều loại G khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại G trong thụ tinh đã tạo nên các tổ hợp NST khác nhau. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Câu 21: Tại sao người ta có thể điều khiển tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? - Có thể điều chỉnh tỉ kệ đực cái ở vật nuôi vỉ: tính trạng giới tính được hình thành dần trong quá trình sinh trưởng và phát triển lệ thuộc nhiều vào điều kiện bên trong và bên ngoài cơ thể. - Trong thực tiễn có thể dùng các yếu tố bên trong và bên ngoài để diều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở mức KG, KH phù hợp với yêu cầu sản xuất tăng hiệu quả kinh tế. * Ví dụ: tạo ra toàn tằm đực vì tằm đcự cho nhiều tơ hơn tằm cái. Câu 22: Di truyền liên kết: là hiện tượng một nhóm tính trạn được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. - Điều kiện để xảy ra liên kết gen: + Các gen cùng nằm trên 1 NST. + Các gen nằm càng gần nhau → liên kết càng chặt. Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menđen: Nếu DTĐL đ4 làm xuất hiện nhiều BDTH thì liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng đựơc qui định bởi các gen trên 1 NST. Câu 23: Ý nghĩa của liên kết gen: - Hạn chế sự xuất hiện caác BDTH. - DTLK đảm bảo sự di truyền bền vững của tùng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên 1 NST. - Nhờ đó trong chọn giống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. CHƯƠNG III: AND VÀ GEN Câu 24: Vì sao AND có cấu tạo đa dạng và đặc thù? - Tính đa dạng của AND: bốn loại Nuc A, T, G, X sắp xếp ngẫu nhiên tạo thành mạch đơn, hai mạch đơn liên kết nhau tạo thành mạch xoắn kép. Như vậy với 4 laọi Nuclêotit có thể hình thành vố số phân tử AND khác nhau. - Tính đặc thù: Ở mổi loài AND đặc thù bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp Nuc. - Ý nghĩa: tính đặc thù và đa dạng của AND là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. Câu 25: Giải thích vì sao 2 AND con được tạo qua cơ chế nhân đôi lại giống AND mẹ? Vì trong 2 mạch của AND con có 1 mạch của AND mẹ, còn mạch kia mới được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung. Câu 26: Quá trình nhân đôi của AND dựa trên những nguyên tắc nào? - Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới của AND được tổng hợp dựa trên mạch làm khuôn của AND mẹ. - Nguyên tắc bổ sung: các Nuc của mạch khuôn AND liên kết với Nuc tự do theo nguyên tắc A liên kết với T, G liên kết với X. - Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi AND con có một mạch là của AND mẹ. Câu 27: Chức năng của AND: - Lưu giữ thông tin di truyền. - Truyền đạt thông tin di truyền. Câu 28: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen: - Bản chất hóa học của gen là AND. - Trung bình mỗi gen có 600 → 1500 cặp Nuc có trình tự xác định. - Mỗi TB có chứa nhiều gen (từ hàng nghìn đến hàng vạn gen). - Chức năng: Gen là một đoạn phân tử AND chứa thông tin qui định cấu trúc phân tử prôtêin. Câu 29: Dựa vào chức năng, người ta có thể chia ARN ra làm mấy loại? Gồm 3 loại: - ARN thông tin (mARM): truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của phân tử prôtêin cần tổng hợp. - ARN vận chuyển (tARM): vận chuyển axitamin tương ứng tới nơi cần tổng hợp prôtêin. - ARN ribôxôm (rARM): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin. Câu 30: Sự tổng hợp ARN từ gen được thực hiện theo những nguyên tắc nào? - Nguyên tắc khuôn mẫu: dựa trên 1 mạch đơn của gen (mạch khuôn). - Nguyên tắc bổ sung: các Nuc trên mạch khuôn liên kết với các Nuc trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A iên kết U; T liên kết X; G liên kết X; X liên kết G. Câu 31: Bản chất mối quan hệ gen – ARN: Trình tự các Nuc trên mạch khuôn qui định trình tự các Nuc trên ARN. Câu 32: Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do yếu tố nào xác định? Do số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axitamin, cấu trúc không gian và chuỗi axitamin. Câu 33: Trình bày các chức năng của prôtêin: 1. Chức năng cấu trúc: Là thành phần quan trọng xây dựng các bào quan và màng sinh chất của tế bào → hình thành các đặc điểm của mô, cơ quan, cơ thể. 2. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: Bản chất enzim là prôtêin tham gia các phản ứng hóa sinh. Mỗi loại tham gia 1 phản ứng nhất định. 3. Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất: Các hoomôn phần lớn là prôtêin → điều hòa các quá trình sinh lí trong cơ thể → prôtêin đảm nhiệm nhiều chức nămg liên quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ. Câu 34: Vì sao nói phân tử AND có vai trò quan trọng đối với tế bào cơ thể? Vì: - Prôtêin là sản phẩm của gen cấu trúc nên nó qui định các chức năng sinh lý, sinh hóa của TB và cơ thể. - Prôtêin thực hiện 6 chức năng sau: kiến tạo, xúc tác, điều hòa, bảo vệ, vận động, cung cấp năng lượng. Câu 35: Hình thành mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Trình bày bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ đó? 1. Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen ( 1 đoạn AND) → mARN → prôtêin → tính trạng. 2. Bản chất mối quan hệ gen- tính trạng qua sơ đồ: Trình tự các Nuc trong mạch khuôn của AND qui định trình tự các Nuc trong mạch ARN, thông qua đó AND qui định trình tự các axitamin trong chuỗi axitamin cấu thành prôtêin tham gia vào các hoạt động của TB → biểu hiện thành tính trạng. Bài tập Bài 1: Một gen có 3000 nucleotit, trong đó có 900 nucleotit A: a) Xác định chiều dài của gen. b) Số Nuc từng loại của gen. Bài 2: Một đoạn mARN có trình tự các Nuc: -U-U-A-X-U-A-A-U-U-X-G-A- a) Xác định trình tự các Nuc trên mỗi mạch đơn của gen tổng hợp ra mARN. b) Đoạn mARN trên tham gia tạo chuỗi axit amin. Xác định số axit amin được hình thành. Bài 3: Một đoạn gen có cấu trúc như sau: Mạch 1: -A-T-G-X-G-T-X-A-X-G-A-G- Mạch 2: -T-A-X-G-X-A-G-T-G-X-T-X- Xác định trình tự các Nuc của đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên. Bài 4: Cho biết trình tự Nuc trên một mạch đơn (kí hiệu là mạch đơn 1) của một đoạn gen như sau: -A-T-G-G-T-X-X-G-T-A-G-X- a) Tính số lượng từng loại Nuc của đoạn gen này. b) Xác định trình tự các Nuc của đoạn mARN được tổng hợp từ mạch đơn 2 của đoạn gen cho trên. CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ Câu 36: Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen. - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. - Các dạng đột biến gen; + Mất một cặp Nucleotit. + Thêm một cặp Nucleotit. + Thay thế mọt cặp Nucleotit. Câu 37: Nguyên nhân gây ĐB gen. ĐB gen phát sinh do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hóa học của môi trường ngoài tác động lên AND hoặc do các rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào. Các tác nhân đột biến này gây ra sự sao chép nhầm hoặc làm biến đổi cấu trúc gen. Câu 38: Tại sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong sản xuất. - Đột biến gen biểu hiện ra KH có hại cho sinh vật vì: đột biến gen đã phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong KG đã qua chọn lọc tự nhiên và được duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp. - Đột biến gen có ý nghĩa trong sản xuất vì thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. Ví dụ làm tăng khả năng chịu hạn chịu rét ở lúa. - Đột biến gen ở vật nuôi và cây trồng có lợi cho con người vì cung cấp cho con người nguồn biến dị để chọn lựa những dạng phù hợp có lợi với con người qua đó tạo ra các giống mới có năng suất và chất lượng tốt. Câu 39: ĐB cấu trúc NST là gì? - ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Các dạng ĐB cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn. - Nguyên nhân phát sinh: + Nguyên nhân bên ngoài: do các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… + Nguyên nhân bên trong: do sự biến đổi sinh lý nội bào đã phá vỡ cấu trúc NST, gây ra sự sắp xếp lại các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. - ĐB cấu trúc NST có hại vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn trong hoạt động cơ thể, dẫn đến bệnh tật. Câu 40: Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào? - Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở 2 dạng: dạng 2n + 1 tức là có một cặp NST nào đó thừa một chiếc ( còn gọi là thể 3 nhiễm) và dạng 2n − 1 tức là có một cặp NST nào đó thiếu một chiếc (còn gọi là thể 1 nhiễm). - Thường ít gặp những dạng khác do những biến đổi tăng hoặc giảm nhiều NST hơn do thường gây chết ở giai đoạn phôi. Câu 41: Cơ chế nào dẫn đến cơ chế hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n + 1) và (2n − 1). - Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li: 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào. - Trong thụ tinh: + 1 giao tử mang 2 NST kết hợp 1 giao tử bình thường tạo ra hợp tử (2n +1). + 1 giao tử không mang NST nào kết hợp 1 giao tử bình thường tạo hợp tử (2n − 1). Câu 42: Hậu quả của hiện tượng dị bội thể: - Dị bội thể thường gây hại cho bản thân sinh vật tạo ra các bệnh hiểm nghèo, làm giảm sức sống cơ thể và có thể gây chết. - Ví dụ: + Dị bội thể trên NST số 21 tạo ra thể (2n + 1) thừa 1 NST số 21 gây ra bệnh Đao ở người. + Dị bội thể trên NST giới tính ở người tạo ra thể (2n -1) ở người nữ thiếu 1 NST giới tính X (thể XO) gây ra bệnh tớcnơ. Câu 43: Đa bội thể là gì? Cho ví dụ. - Thể đa bội là hiện tượng mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. - Ví dụ: ở đậu Hà Lan, trong tế bào sinh dưỡng bình thường có 2n = 14. Các thể đa bội ở đậu Hà Lan như: + Thể tam bội 3n = 21NST. + Thể tứ bội 4n = 28NST. Câu 44: Sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào? - Sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân không bình thường: trong NP do các tác nhân vật gây đột biến dẫn đến các cặp NST không phân li vì không hình thành thoi phân bào tạo ra tế bào con 4n từ tế bào mẹ 2n. - Sự hình thành thể đa bội do giảm phân không bình thường: trong GP, do các tác nhân gây đột biến dẫn đến trong tế bào sinh giao tử không hình thành thoi vô sắc và các cặp NST không phân li tạo ra giao tử 2n. Giao tử đột biến 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử 3n. Nếu giao tử của bố và mẹ đều bị đột biến là 2n kết hợp ra hợp tử 4n. Câu 45: Thường biến là gì? Nêu các đặc điểm và vai trò của thường biến. - Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ành hưởng trực tiếp của môi trường sống. - Các đặc điểm của thường biến: + Biểu hiện đồng loạt. + Có định hướng (theo một hướng xác định). + Tương ứng với điều kiện ngoại cảnh (có ý nghĩa thích nghi). + Không di truyền. - Vai trò: thường biến không do biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền. Vì vậy, nó không là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình đảm bảo sự thích nghi trước thay đổi của môi trường. Câu 46: Phân biệt thường biến với đột biến: Thường biến Đột biến 1. Do những biến đổi môi trường ngoài. 1. Do những biến đổi rất mạnh của môi trường ngoài → rối loạn trao đổi hcất nội bào. 2. Biến đổi kiểu hình. 2. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (AND, NST). 3. Không di truyền. 3. Di truyền. 4. Phát sinh đồng loạt trong đời sống cá thể theo cùng một hướng. 4. Xuất hiện ngẫu nhiên. 5. Có lợi cho sinh vật → thích nghi với điều kiện môi trường. 5. Có hại. Câu 47: Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng? - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước điều kiện khác nhau của môi trường. Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên di truyền được. - Ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng: Giống lúa DR2 được tạo thành từ một dòng tế bào (2n) biến đổi có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 dến 5 tấn/ha/vụ. Câu 48: Phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình qua một ví dụ cụ thể. Từ đó rút ra két luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trưởng và kiểu hình. - Ví dụ: Cây rau dừa khúc thân mọc trên bờ có thân nhỏ, chắc, lá nhỏ; khúc thân mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn; khúc thnâ mọc dưới nước thì to hơn, mềm, ở mỗi đốt có phần rễ biến thành phao, lá to. - Kết luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: [...]... sau: 1 Những cặp NST tương đồng (hình 8.2 trang 24) 2 Hình dạng NST ở kì giữa (hình 8.3 trang 25) 3 Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân và giảm phân đặc biệt là kì giữa và kì sau (bảng 9. 2 trang 29, hình 10 trang 31) 4 Mô hình cấu trúc một đoạn phân tử AND (hình 15 trang 45) 5 Một số dạng đột biến gen (hình 21. 1 trang 62) 6 Cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n + 1) và (2n -1 )...+ Bố mẹ không truyền cho con các tính trạng có sẵn mà chỉ truyền cho con 1 kiểu gen + Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường + Môi trường qui định kiểu hình cụ thể của cơ thể trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen qui định + Các tính trnạg chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen + Các tính trạng số lượng chịu ảnh huởng của môi trường Câu 49: Người ta đã vận dụng... lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng cây trồng như thế nào? - Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ành huởng xâu, làm giảm năng suất - Người ta đã vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật . được hình thành. Bài 3: Một đoạn gen có cấu trúc như sau: Mạch 1: -A-T-G-X-G-T-X-A-X-G-A-G- Mạch 2: -T-A-X-G-X-A-G-T-G-X-T-X- Xác định trình tự các Nuc của đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen. nucleotit, trong đó có 90 0 nucleotit A: a) Xác định chiều dài của gen. b) Số Nuc từng loại của gen. Bài 2: Một đoạn mARN có trình tự các Nuc: -U-U-A-X-U-A-A-U-U-X-G-A- a) Xác định trình tự. trên. Bài 4: Cho biết trình tự Nuc trên một mạch đơn (kí hiệu là mạch đơn 1) của một đoạn gen như sau: -A-T-G-G-T-X-X-G-T-A-G-X- a) Tính số lượng từng loại Nuc của đoạn gen này. b) Xác định trình