1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ DIÊN KHÁNH – KHÁNH HOÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KY II MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng. Câu 1. Độ tan của 1 chất trong nước ở nhiệt độ xác định là A. số gam chất đó tan trong 100 g nước. B. số gam chất đó tan trong 100 g dung dịch. C. số ml chất tan trong 100 ml dung dịch. D. số gam chất đó tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà. Câu 2. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 chất rắn sau : CaO, P 2 O 5 , Al 2 O 3 A. Quỳ tím ; B. Nước ; C. Quỳ tím và nước; D. Dung dịch HCl. Câu 3. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm CTHH của bazơ ? A. KOH, CuCl 2 , H 2 S ; B. NaOH, Cu(OH) 2 , Mg(OH) 2 ; C. Na 2 S, H 2 SO 4 , MgCl 2 ; D. NaOH, HCl, Cu(OH) 2 . Câu 4. Hoà tan 20g đường vào 180 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch đường là A. 10%. B. 15%. C. 12%. D. 20%. Câu 5. Cho các chất sau : (1) kẽm, (2) đồng, (3) sắt, (4) HCl, (5) H 2 SO 4 loãng, (6) NaOH. Những chất nào có thể dùng để điều chế H 2 trong phòng thí nghiệm ? A. (1), (2), (4), (5) ; B. (2), (3), (5), (6) ; C. (1), (3), (4), (5) ; D. (1), (2), (4), (6). Câu 6. Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau : Zn + CuCl 2 → ZnCl 2 + Cu (1) Fe + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 (2) 2 HCl + NaOH → NaCl + H 2 O (3) Fe 2 O 3 + 3CO 0 t ⎯⎯→ 2Fe + 3CO 2 (4) Phản ứng nào là phản ứng thế ? A. (1), (3) ; B. (1), (2) ; C. (2), (3) ; D. (2), (4). II - Tự luận (7 điểm) Câu 7. (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng theo dãy chuyển hoá sau : a) Ca (1) ⎯⎯⎯→ CaO (2) ⎯⎯⎯→ Ca(OH) 2 b) S (1) ⎯⎯⎯→ SO 2 (2) ⎯⎯⎯→ H 2 SO 3 Câu 8. (1,5 điểm) Viết công thức hoá học các muối có tên gọi sau : a) Sắt(III) sunfat. b) Kẽm clorua. c) Natri cacbonat. Câu 9. (3,5 điểm) Dùng 500 ml dung dịch H 2 SO 4 1,2M để hoà tan hết lượng kim loại sắt. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng muối sắt(II) sunfat thu được. c) Tính thể tích khí H 2 thoát ra (ở đktc) ? (Biết H = 1, S = 32, O = 16, Fe = 56) 3 Đáp án và biểu điểm I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) - Mỗi câu đúng : 0,5 điểm câu 1 : D câu 2 : C câu 3 : B câu 4 : A câu 5 : C câu 6 : B II. Tự luận (7 điểm) Câu 7. (2 điểm) Viết và cân bằng đúng, mỗi phương trình cho 0,5 điểm. Thiếu cân bằng hoặc sai trừ 0,25 điểm a) (1) 2Ca + O 2 → 2CaO b) (1) S + O 2 0 t ⎯⎯→ SO 2 (2) CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 (2) SO 2 + H 2 O → H 2 SO 3 Câu 8. ( 1,5 điểm) Mỗi công thức đúng 0,5 điểm a) Fe 2 (SO 4 ) 3 b) ZnCl 2 c) Na 2 CO 3 Câu 9. (3,5 điểm) 24 HSO n = C M . V = 1,2.0,5 = 0,6 mol - Viết đúng phương trình hoá học : 1 điểm Fe + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 1 mol 1 mol 1 mol 0,6 (mol) x(mol) y(mol) Do đó x = y = 0,6 (mol) b) Tính 4 FeSO m : 1 điểm 4 FeSO m = 0,6.152 = 91,2 g 4 c) Tính 2 H v : 1 điểm 2 H V = 0,6.22,4 = 13,44 (1it) * Nếu học sinh tính gộp : Theo PTHH ta có 4224 FeSO H H SO nnn = = = 0,6 mol thì vẫn cho đủ 1 điểm. * Nếu tính toán sai kết quả thì trừ 0,25 điểm Cán bộ tuyển chọn 1. Nguyễn Phú Tuấn - Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục - 0912071886 2. Vương Minh Châu - Nhà xuất bản Giáo dục - 0982241068 3. Lê Phương Lan - Trường THCS Thành Công - 0905646032 . sau : (1 ) kẽm, (2 ) đồng, (3 ) sắt, (4 ) HCl, (5 ) H 2 SO 4 loãng, (6 ) NaOH. Những chất nào có thể dùng để điều chế H 2 trong phòng thí nghiệm ? A. (1 ), (2 ), (4 ), (5 ) ; B. (2 ), (3 ), (5 ), (6 ). NaCl + H 2 O (3 ) Fe 2 O 3 + 3CO 0 t ⎯⎯→ 2Fe + 3CO 2 (4 ) Phản ứng nào là phản ứng thế ? A. (1 ), (3 ) ; B. (1 ), (2 ) ; C. (2 ), (3 ) ; D. (2 ), (4 ). II - Tự luận (7 điểm) Câu 7. (2 điểm) Viết. (6 ) ; C. (1 ), (3 ), (4 ), (5 ) ; D. (1 ), (2 ), (4 ), (6 ). Câu 6. Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau : Zn + CuCl 2 → ZnCl 2 + Cu (1 ) Fe + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 (2 ) 2 HCl