Câu 2: Em hãy tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ dưới đây : “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghi
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI KHỐI 4
Câu 1: Với mỗi nòng cốt câu (bộ phận chủ ngữ và vị ngữ): “Mẹ về.”,“Bé
ngoan.”, hãy viết thành các câu kể, câu hỏi, câu khiến và câu cảm.
Câu 2: Em hãy tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ dưới đây :
“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.”
(Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 3: Tìm từ đơn, từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ: “Tôi chỉ có
một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự
do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Câu 4: Tìm chỗ sai trong việc sử dụng dấu ngoặc kép ở câu sau và sửa lại
cho đúng: Bông hoa tỏa hương thơm thoang thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc: Lại đây cô bé, “lại đây” chơi với tôi đi!
Câu 5: Nghĩ về người bà yêu quý, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha viết :
“Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.”
Nghệ thuật so sánh trong 2 dòng thơ trên giúp em thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào?
Câu 6: Tả con mèo nhà em hoặc của nhà hàng xóm.
Đáp án:
Câu 1 :
Câu 2: Danh từ : Em, cu Tai, lưng, mẹ, bộ đội, nhịp chày, giấc ngủ,
gạo.
Động từ: rời, giã, nuôi, ngủ
Tính từ : ngoan, nghiêng.
Câu 3: - Các từ phức: ham muốn (xuất hiện 2 lần), tột bậc, làm sao, độc lập,
tự do, đồng bào, học hành
- Các từ đơn: tôi, chỉ, có, một, là, cho, nước, ta, được, ta, ai, cũng, có, cơm,
ăn, áo, mặc, ai, cũng, được
Câu 4: - Chỗ sai: “lại đây”.
- Sửa lại: Bông hoa tỏa hương thơm thoang thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc: “Lại đây cô bé, lại đây chơi với tôi đi! ”
Trang 2Câu 5: Nghĩ về người bà yêu quý, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha viết :
“Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.”
Qua lời thơ của tác giả, mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh
“mây bông” trên trời cho thấy: người bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng
kính trọng… Chuyện của bà kể (cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh
cái “giếng” thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ “cạn xong lại đầy” ý nói
kho chuyện của bà rất nhiều không bao giờ hết Đó là những câu chuyện bà
kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ Qua đó, ta cảm nhận được tình cảm yêu quý, kính trọng của nhà thơ (người cháu) đối với bà
Câu 6: - Bài viết đầy đủ bố cục:1,5 điểm.
- Bài viết đúng thể loại văn tả con vật, tả được nét đặc trưng tiêu biểu, khác của con vật: 3 điểm
- Diễn đạt rõ ràng, văn phong xúc tích, có hình ảnh so sánh, nhân hoá: 1, 5 điểm