Họ và tên: ………………………………… Đơn vị: Trường ……………………………. BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “65 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ QUAN CÔNG TÁC DÂN TỘC” Câu hỏi 1: Bạn cho biết, thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị Đại biểu các dân tộc thiểu số lần đầu tiên được tổ chức ở miền Bắc và miền Nam? Trả lời: - Đại hội dân tộc thiểu số miền Bắc tổ chức tại Hà Nội vào ngày 02/12/1945. - Đại hội dân tộc thiểu số miền Nam tổ chức tại Plây Cu vào ngày 19/4/1946. Câu hỏi 2: Trong nội dung Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị Đại biểu các dân tộc thiểu số được tổ chức ở miền Nam, ấn tượng sâu sắc nhất của bạn là gì? Trả lời: Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị Đại biểu các dân tộc thiểu số (tổ chức ở miền Nam) có nội dung như sau: “Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số, Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào. Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt: Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta. Xin chúc Đại hội thành công. Lời chào thân ái. 1 Hà – Nội, ngày 19/4/1946 HỒ CHÍ MINH ” Trả lời ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là: ……………………………… Câu hỏi 3: Bạn cho biết, tiền thân của Cơ quan làm công tác dân tộc Chính phủ Việt Nam có tên gọi như thế nào? Theo bạn, từ khi ra đời đến nay, Ủy ban Dân tộc Chính phủ đã qua bao nhiêu lần đổi tên? Tên gọi đó là gì? Trả lời: Cơ quan công tác dân tộc có tổ chức tiền thân là Nha dân tộc thiểu số (thành lập theo Nghị định 359, ngày 9/9/1946 chiếu theo Sắc lệnh số 58, ngày 3/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Từ khi ra đời đến nay, Nha Dân tộc thiểu số đổi tên thành Uỷ ban Dân tộc vào năm 1959, đến năm 1992, Bộ Chính trị quyết định hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc Trung ương và Văn phòng Miền núi và Dân tộc để xây dựng thành cơ quan Uỷ ban Dân tộc và Miền núi; đến năm 2002, theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XI (số 02/2002/QH11 ngày 5/8/2002), Uỷ ban Dân tộc và Miền núi trở lại tên gọi Uỷ ban Dân tộc (như năm 1959). Câu hỏi 4: Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức thời gian nào? Ở đâu? Có bao nhiêu đại biểu dự? Tại Đại hội, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh (Khóa X) thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng bức trướng cho Đại hội. Bạn cho biết, bức trướng mang dòng chữ gì? Trả lời: Đại hội Đại biểu dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 12, 13/5/2010 tại Hà Nội, có 1702 đại biểu tham dự, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng Bức trướng cho Đại hội. Bức trướng mang dòng chữ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tặng “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Bình đẳng, Đoàn kết, Tôn trọng, Giúp nhau cùng phát triển” Câu hỏi 5: Theo bạn, có bao nhiêu người tham gia cuộc thi “Tìm hiểu 65 năm xây dựng và phát triển Cơ quan công tác Dân tộc Chính phủ”. Trả lời: Có…… người tham dự cuộc thi “Tìm hiểu 65 năm xây dựng và phát triển Cơ quan công tác dân tộc Chính phủ. 2 . thi Tìm hiểu 65 năm xây dựng và phát triển Cơ quan công tác Dân tộc Chính phủ . Trả lời: Có…… người tham dự cuộc thi Tìm hiểu 65 năm xây dựng và phát triển Cơ quan công tác dân tộc Chính phủ. 2 . thành Uỷ ban Dân tộc vào năm 1959, đến năm 1992, Bộ Chính trị quyết định hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc Trung ương và Văn phòng Miền núi và Dân tộc để xây dựng thành cơ quan Uỷ ban Dân tộc và. biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THI U SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng