BÀI THU HOẠCH CỦA GIÁO SINH THỰC TẬP MÔN MĨ THUẬT TIỂU HỌC Để chuẩn bị cho những sinh viên sư phạm trước khi bước vào nghề nhà trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức thực tập sư phạm cho những sinh viên khoa sư phạm Mỹ thuật hàng năm. Đối với một sinh viên sắp ra trường dược đứng trên bục giảng với vai trò là một giáo viên tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ và thiếu sót, nhưng nhờ sự giúp đỡ, động viên cùng sự nhiệt tình của các thầy cô giáo và các em học sinh tại trường Tiểu học Linh Phú-Chiêm Hóa – Tuyên Quang. Cũng như sự nỗ lực của bản thân, tôi đã trải qua 6 tuần thực tập thật bổ ích và ý nghĩa. Qua đợt thực tập này tôi đã có thêm rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho mình về việc giảng dạy hiện tại cũng như này. Dưới đây là những trang báo cáo thu hoạch qua đợt thực tập lần1 tại trường TIỂU HỌC Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang. I. Vài nét về trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang là một trong những ngôi trường nằm trên địa phận xã Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang II. Những nét chung về dạy học môn Mỹ Thuật của giáo viên và học sinh trong trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang 1. Công tác chuyên môn * Mỹ thuật là môn học trong nhà trường phổ thông. Chính vì vậy môn mỹ thuật rất được quan tâm và đặc biệt rất được các em học sinh yêu thích. - Chương trình giảng dạy môn mỹ thuật ở Tiểu học được cụ thể hóa thành sách giáo khoa cho các khối 1 + 2 + 3 + 4 + 5 và được chia thành pha môn chính. Vẽ theo mẫu, vẽ tranh, thưởng thức Mỹ thuật và trang trí, tạo điều kiện cho các em vận dụng những điều đã học và tìm hiểu truyền thống của địa phương, của đất nước và thế giới. Kết hợp với những môn lịch sử, văn học, địa lý lmà cho nhận thức của học sinh sâu sắc hơn, đồng thời bớt được sự trùng lập không cần thiết trong dạy và học. Thông qua nghệ thuật tìm đến với nhau, mang lại những hiểu biết sâu sắc về thế giới bên ngoài, tạo cho học sinh một mạch cảm xúc mỹ thuật. Ngoài ra còn giúp các em cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm mỹ thuật để áp dụng trong học tập, sinh hoạt hàng ngày, góp phần hình thành con người mới, lao động mới. 2. Phương tiện, đồ dùng dạy học - Giáo viên trong trường được trang bị tương đối đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học của bộ môn này. Ngoài ra, giáo viên còn được cung cấp sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng. Bên cạnh đó, bản thân giáo viên cũng chịu khó tìm tòi, sưu tầm thêm nhiều tài liệu ở sách, báo, tạp chí để phục vụ cho những giờ giảng ở trên lớp. - Học sinh trong trường được cung cấp những mẫu tượng thạch cao, các vật mẫu (hình hộp, hình cầu…, lọ hoa, bát, ấm, chén, đĩa….) và các bài vẽ tranh, vẽ trang trí. 3. Hoạt động dạy - học của giáo viên - học sinh a. Về học sinh: Trong thời gian thực tập tại trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang tôi nhận thấy hầu hết học sinh của trường đều rất ham thích môn này. Cách học đều diễn ra rất sôi nổi và hào hứng. Các em rất thích vẽ, thích tìm hiểu vè các bức tranh, các danh họa nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Có nhiều em rất có năng khiếu trong việc vẽ tranh, vẽ theo mẫu… b. Về giáo sinh thực tập Ưu điểm: Được sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Hiền tôi đã hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua. Về cơ bản phần lớn tôi đã nắm được cách giảng dạy, tác phong ngôn ngữ cách diễn đạt trước lớp và cách ứng xử tình huống với học sinh. Ngoài ra qua đợt thực tập vừa qua tôi cũng có thêm rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức để phục vụ cho bản thân. Tuy nhiên, qua 6 tuần thực tập tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ và thiếu sót và đôi khi trong lúc giảng dạy còn lúng túng và chưa đạt yêu cầu II. Hoạt động ngoại khóa và công tác chủ nhiệm 1. Hoạt động ngoại khóa: Từ lâu hoạt động ngoại khóa đã chiếm một vị trí quan trọng trong nhà trường tiểu học. Vì nó giúp giáo dục toàn diện cho học sinh, cân bằng giữa học và chơi. - Thời gian tôi đến thực tập cũng là lúc hoạt động ngoại khóa ở trường diễn ra rất sôi nổi. Ngoài hoạt động chính là công tác chủ nhiệm và giảng dạy thì hoạt động ngoại khóa cũng là điều mà tôi rất quan tâm. Trong 6 tuần thực tập tại trường nhà trường đã phát động phong trào "chào mừng ngày 8-3". + Tập đội văn nghệ của lớp + Thi hái hoa dân chủ "Chào mừng 26-3": + Tập nghi thức đội + Tổ chức thi vẽ tranh chủ đề "Mẹ" + Kính vạn hoa Nhìn chung công tác ngoại khóa của Trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang từ khâu chuẩn bị đến tổ chức hoạt động đều rất chu đáo nhờ sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô. Học sinh trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang rất tích cực và hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động ngoại khóa có thể giúp cho học sinh rèn luyện được tính kỉ luật, tính tập thể và đoàn kết tạo điều kiện để các em gần gũi nhau hơn, chính nhờ các hoạt động ngoại khóa này mà khả năng của từng học sinh được bộc lộ từ đó giáo viên có thể phát hiện và bồi dưỡng khả năng của từng em. 2. Công tác chủ nhiệm Công tác chủ nhiệm tôi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phan Thị Nhị, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2 đây cũng là lớp tôi được phân công chủ nhiệm. Qua tìm hiểu thực tập tôi thấy công việc của 1 giáo viên chủ nhiệm thật không đơn giản. Công việc của một giáo viên chủ nhiệm là bám sát và nắm bát tình hình học tập, kỉ luật của toàn lớp với thầy cô bộ môn nhắc nhở đôn đốc học sinh học tập, rèn luyện tốt. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được hoàn cảnh gia đình đặc điểm của từng học sinh, phải kết hợp với ban cán sự lớp để thực hiện công tác chung. Lần đầu tiên thực tập công tác chủ nhiệm không tránh khỏi những bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm nhưng với sự giúp đỡ của cô Phan Thị Nhị tôi đã dần nắm bắt được tình hình và làm tốt công tác chủ nhiệm tốt. Qua nắm bắt tình hình lớp 5A2 tôi thấy các em đều rất ngoan học khá. Trong 6 tuần thực tập việc khó khăn nhất là điều khiển các em trong giờ sinh hoạt cuối tuần, nghe ban cán sự lớp nhắc nhắc, khen thưởng bạn và tôi nhận xét về toàn lớp. Đây cũng chính là thời điểm tôi có thể trò chuyện với các em nhiều hơn. IV. Suy nghĩ của bản thân Sau đợt thực tập tại trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang , 6 tuần thực tập tại trường không phải là dài nhưng nó đã để lại rất nhiều cảm xúc bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm nhưng với sự giúp đỡ của cô Mai Thị Nga tôi đã dần dần nắm bắt được tình hình và làm tốt công tác chủ nhiệm của mình. Mỗi khi không phải lên lớp giảng bài, tôi lại lên lớp chủ nhiệm để làm công tác chủ nhiệm, quan sát lớp và nắm bắt tình hình của học sinh. Ngoài giờ tôi cùng cả lớp tham gia hoạt động ngoại khóa và đến thăm nhà những em học sinh cá biệt. Qua nắm bắt sơ bộ tôi được biết lớp 5A, tôi làm chủ nhiệm đa số các em đều ngoan ngoãn, học tương đối khá. Trong 4 tuần thực tập thì việc khó khăn nhất là điều khiển các em trong giờ sinh hoạt cuối tuần, nghe ban cán sự lớp nhắc nhở, khen thưởng các bạn và tôi nhận xét về toàn lớp. Đây cũng chính là thời gian tôi có thể trò chuyện để hiểu thêm về mỗi em. Ngoài những công việc trên với tư cách là giáo viên chủ nhiệm tôi còn phải cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa dạy các em các bài hát, các trò chơi. Chính điều này đã làm các em thấy hứng thú và giúp các em gần gũi với nhau hơn. Nó cũng giúp tôi hoàn thành khá tốt công tác chủ nhiệm của mình. IV. Suy nghĩ của bản thân sau đợt thực tập tại trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang Một tháng thực tập tại trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang không phải là dài đối với tôi. Qua đợt thực tập này, đã giúp tôi củng cố, nâng cao kiến thức của mình. Qua đây, tôi cũng đã học hỏi thêm rất nhiều điều hiểu thêm về nghề giáo, về công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm ngoại khóa cũng như được rèn luyện, có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót nhưng nhờ đợt thực tập lần I này tôi sẽ không còn những điều đó nữa, mà thay vào đó tôi sẽ thấy tự tin,vững vàng hơn trong đợt thực tập sau, và hơn nữa là cho tương lai sẽ trở thành một giáo viên thực sự và quan trọng hơn nhờ có đợt thực tập này mà tôi cảm thấy gắn bó hơn yêu ngành học của mình hơn, và cảm thấy vững tin hơn trên con đường mà mình đã chọn. V. Lời kết Để hoàn thành và đạt kết quả tốt trong đợt thực tập vừa qua tôi đã nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy cô Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội nơi tôi học, các thầy cô trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang nơi tôi thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Cao Đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Phòng đào tạo và các thầy cô trong khoa Sư phạm Mỹ Thuật, Ban giám hiệu và các thầy cô trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang cùng cô Nguyễn Thị Thu Hiền giáo viên hướng dẫn môn Mỹ Thuật và cô Phan Thị Nhị giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2 và các em học sinh toàn trường đã giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Chiêm Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2011 Sinh viên thực hiện . vàng hơn trong đợt thực tập sau, và hơn nữa là cho tương lai sẽ trở thành một giáo viên thực sự và quan trọng hơn nhờ có đợt thực tập này mà tôi cảm thấy gắn bó hơn yêu ngành học của mình hơn, và cảm. động mới. 2. Phương tiện, đồ dùng dạy học - Giáo viên trong trường được trang bị tương đối đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học của bộ môn này. Ngoài ra, giáo viên còn được. Hoạt động dạy - học của giáo viên - học sinh a. Về học sinh: Trong thời gian thực tập tại trường Trường Tiểu học Linh Phú – Chiêm Hóa – Tuyên Quang tôi nhận thấy hầu hết học sinh của trường đều rất