1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE CUONG ON THI HKII 10

6 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 120,5 KB

Nội dung

Trường THPT DTNT An Giang BÀI TẬP ÔN THI HOÁ HỌC 10 HK II Năm học: 2010-2011 CHƯƠNG 5:NHÓM HALOGEN - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học - Điều chế. Nhận biết CHƯƠNG 6:OXI-LƯU HUỲNH - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học - Điều chế. Nhận biết CHƯƠNG 7:TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC - Khái niệm về tốc độ của phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. - Khái niệm cân bằng hoá học và sự chuyển dịch cân bằng hoá học - Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-Tơ-Li-er để xét sự chuyển dịch cân bằng hoá học. A. Trắc nghiệm: Câu 1: Trong điều kiện thường, dd H 2 S tiếp xúc với oxi của không khí, dd dần chuyển sang màu gì? A. Tím B. Nâu C. Xanh nhạt D. Vàng câu 2: Khi cho dd H 2 SO 4 đặc tác dụng với đường saccarosơ (C 12 H 22 O 11 ), sản phẩm có 2 khí đó là : A. H 2 và CO 2 B. SO 2 và H 2 S C. CO 2 và SO 2 D. H 2 S và SO 3 câu 3: Một chất dùng để làm sạch nước, dùng để chữa sâu răng và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là: A. Ozon B. Clo C. Oxi D. Cacbon đioxit câu 4: Phản ứng sản xuất SO 2 trong công nghiệp là: A. Cu + 2 H 2 SO 4 đặc nóng → SO 2 + CuSO 4 + 2H 2 O B. 4FeS 2 + 11O 2 → 8SO 2 + 2Fe 2 O 3 C. C + 2H 2 SO 4 đặc → 2SO 2 + CO 2 + 2H 2 O câu 5: Hiđro sunfua (H 2 S) là chất có: A. Tính khử yếu. B. Tính oxi hóa mạnh. C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Tính khử mạnh. câu 6: Đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là: A. F 2 B. O 3 C. S D. O 2 câu 7 : Có hai chất khí không màu dễ tan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 đều tạo ra kết tủa màu vàng. Hai chất khí đó là: A. HI, HF. B. HCl, HF. C. HBr, HI. D. HCl, HBr. câu 8: Dãy axit nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần? A. HI, HBr, HCl, HF. B. HF, HCl, HBr, HI. C. HCl, HBr, HI, HF. D. HBr, HI, HF, HCl. câu 9: Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy qùi tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu nào? (cho Br=80, Na=23, O=16, H=1) A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không đổi màu. D. Không xác định được câu 10: Đổ dung dịch AgNO 3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng? GV: Nguyễn Thanh Tuấn 1 Trường THPT DTNT An Giang A. NaF B. NaBr C. NaI D. NaCl câu 11: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl 2 cho cùng loại muối clorua kim loại? A. Ag B. Mg C. Fe D. Cu câu 12: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F 2 ,Cl 2 , Br 2 , I 2 ): A. Có tính oxi hóa mạnh B. Tác dụng mạnh với nước C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử D. ở điều kiện thường là chất khí câu 13: Cho phản ứng: Br 2 + 5Cl 2 + 6H 2 O → 2HBrO 3 + 10HCl Vai trò của Brom là: A. Chất khử. B. Chất oxi hóa C. Không phải là chất khử hay chất oxi hóa. D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử câu 14: Dung dịch axit nào sau đây không được chứa trong bình thủy tinh? A. HF B. HCl C. HNO 3 D. H 2 SO 4 câu 15: Muốn pha loãng dung dịch axit H 2 SO 4 đặc cần làm như sau: A. Rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước. B. Rót từ từ nước vào dung dịch axit đặc. C. Rót nhanh dung dịch axit đặc vào nước. D. Rót thật nhanh nước vào dung dịch axit đặc câu 16: Phản ứng nào chứng tỏ chất tham gia là axit sunfuric loãng? A. 6H 2 SO 4 + 2Fe → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2 + 6H 2 O B. H 2 SO 4 + FeO → FeSO 4 + H 2 O C. 2H 2 SO 4 + S → 3SO 2 + 2H 2 O D. 2H 2 SO 4 + C → CO 2 + 2SO 2 + 2H 2 O câu 17: Dùng hồ tinh bột có thể nhận biết được chất nào sau đây? A. NaI B. HI C. I 2 D. Ozon câu 18: 90% lưu huỳnh được ứng dụng để: A. Sản xuất H 2 SO 4 B. Làm diêm C. Dược phẩm D. Thuốc trừ sâu câu 19: Đổ dung dịch AgNO 3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng? A. HBr B. HI C. HCl D. HF câu 20: Đối với phản ứng có chất khí tham gia: A. Khi áp suất giảm, tốc độ phản ứng tăng. B. Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng giảm. C. Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng. D. áp suất không ảnh hưởng gì đến tốc độ phản ứng câu 21: Dung dịch HCl phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây: A. NaCl, H 2 O, Ca(OH) 2 B. CaO, Al(OH) 3 , S C. Al(OH) 3 , Cu, Na 2 CO 3 D. Zn, CaO, Na 2 CO 3 câu 22: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào Sai: A. FeO + 2HCl → FeCl 2 + H 2 O B. 2Fe + 6HCl → FeCl 3 + 3H 2 C. Fe 2 O 3 + 6HCl → 2FeCl 3 + 3H 2 O D. Fe(OH) 3 + 3HCl → FeCl 3 + 3H 2 O câu 23: Phản ứng nào chứng tỏ HCl có tính khử ? A. 4HCl + MnO 2  MnCl 2 + Cl 2 +2H 2 O B. 2HCl + Mg(OH) 2  MgCl 2 + 2H 2 O C. 2HCl + CuO  CuCl 2 + H 2 O D. 2HCl + Zn  ZnCl 2 + H 2 câu 24: Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: A. 3s 2 3p 5 B. 2s 2 2p 5 C. 4s 2 4p 5 D. ns 2 np 5 câu 25: Trong các Halogen sau: F 2 , Cl 2 , Br 2 , I 2 , halogen phản ứng với nước mạnh nhất là: A. Cl 2 B. Br 2 C. F 2 D. I 2 câu 26: Tính oxy hoá của các halogen giảm dần theo thứ tự sau: A.Cl 2 , Br 2 ,I 2 ,F 2 B. F 2 , Cl 2 , Br 2 , I 2 C. Br 2 , F 2 , I 2 , Cl 2 D. I 2 , Br 2 , Cl 2 , F 2 câu 27: Số oxi hoá của clo trong các chất: HCl, KClO 3 , HClO lần lượt là: GV: Nguyễn Thanh Tuấn 2 Trường THPT DTNT An Giang A. +1, +5, -1 B. -1, +5, +1 C. -1, -5, -1 D. -1, +7, +1 câu 28: Có 3 dung dịch NaOH, HCl, H 2 SO 4 loãng. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch là: A. BaCO 3 B. NaCl C.Cu(NO 3 ) 2 D. AgNO 3 câu 29: Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là: A. AgNO 3 B. Ba(OH) 2 C. NaOH D. Ba(NO 3 ) 2 câu 30: Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ H 2 SO 4 thể hiện tính oxi hoá: A. H 2 SO 4 + 2KOH → K 2 SO 4 +2H 2 O B. H 2 SO 4 + CuO → CuSO 4 + H 2 O C. 2H 2 SO 4 + Cu → CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O D. H 2 SO 4 + Na 2 CO 3 → Na 2 SO 4 + CO 2 + H 2 O câu 31: Trong các phản ứng đây, phản ứng nào SO 2 thể hiện tính khử: A. 2SO 2 + O 2 → 2SO 3 B. SO 2 + H 2 O → H 2 SO 3 C. SO 2 + CaO → CaSO 3 D. SO 2 + 2NaOH → Na 2 SO 3 + H 2 O câu 32: Cho phản ứng hoá học : H 2 S + 4Cl 2 + 4H 2 O  H 2 SO 4 + 8HCl Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất ? A.H 2 S là chất oxi hoá, Cl 2 là chất khử B. H 2 S là chất khử, H 2 O là chất oxi hoá C. Cl 2 là chất oxi hoá, H 2 O là chất khử D. Cl 2 là chất oxi hoá , H 2 S là chất khử câu 33: Dung dịch axit sunfuaric loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây: A. Cu và Cu(OH) 2 B. Fe và Fe(OH) 3 C. C và CO 2 D. S và H 2 S câu 34: Cho phản ứng : SO 2 + Br 2 + 2H 2 O  H 2 SO 4 + 2X X là chất nào sau đây: A. HBrO B. HBr C.HBrO 3 D.HBrO 4 câu 35: Thuốc thử thường dùng để nhận biết H 2 SO 4 và muối sunfat là: A. NaOH B. Cu C. NaCl D. BaCl 2 câu 36: Cặp chất nào là thù hình của nhau: A. O 2 ,O 3 B. Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà C. FeO, Fe 2 O 3 , D. Cả A và B câu 37: Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra là: A. H 2 S B. Cl 2 C. SO 2 D. H 2 câu 38: Trong phòng thí nghiệm , người ta điều chế H 2 S bằng phản ứng hoá học là: A. H 2 + S → H 2 S C. 5H 2 SO 4(đăc,nóng) + 4Zn → 4ZnSO 4 + H 2 S +4 H 2 O B. H 2 SO 4 +Zn S → H 2 S + ZnSO 4 D. FeS + 2HCl → H 2 S + FeCl 2 câu 39: Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 loãng là: A. Cu, Zn, Na, Al B. Ag, Ba, Fe, Zn C. Mg, Al,Fe, Zn D. Au, Al, Pt, Mg câu 40: Thuốc thử dùng để nhận biết H 2 S và muối của chúng là: A. BaCl 2 B. Ba(OH) 2 C. Cu D. Pb(NO 3 ) 2 câu 41: Chất nào tác dụng với oxi tạo ra 1 oxit axit: A. Natri B. Kẽm C. Lưu huỳnh D. Nhôm câu 42: Axit sunfuric loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm: A. Fe 2 (SO 4 ) 3 và H 2 B. FeSO 4 và H 2 C. FeSO 4 và SO 2 D. Fe 2 (SO 4 ) 3 và SO 2 câu 43: Người ta nung nóng Cu với dd H 2 SO 4 đặc, nóng Khí sinh ra có tên gọi là: A. Khí oxi B. Khí Hydro C. Khí lưu huỳnh đioxit D. Khí cacbonic câu 44: Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với H 2 SO 4 loãng: A. Zn ,Al , Cu B. Na , Mg , Au C. Cu , Ag , Hg D. Hg , Au , Al câu 45: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây ? A. HCl, HClO, H 2 O. B. NaCl, NaClO, H 2 O. C. NaCl, NaClO 3 , H 2 O. D. NaCl, NaClO 4 , H 2 O GV: Nguyễn Thanh Tuấn 3 Trường THPT DTNT An Giang câu 46: Nhóm gồm tất cả các kim loại tan trong dd H 2 SO 4 đặc nóng nhưng không tan trong dd H 2 SO 4 loãng là: A. Hg, Ag, Cu. B. Al, Fe, Cr C. Ag, Fe, Pt D. Al, Cu, Au câu 47: Các chất nào dưới đây chỉ có tính oxi hoá ? A. HCl, SO 3 B. O 2 , Cl 2 , S C. FeSO 4 , KMnO 4 D. O 3 , H 2 SO 4 câu 48: Hòa tan khí Cl 2 vào dd NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất: A. NaCl, NaClO 3 , Cl 2 B. NaCl, NaClO, NaOH C. NaCl, NaClO 3 , NaOH D. NaCl, NaClO 3 câu 49: Có 3 lọ đựng ba khí riêng biệt là clo, hidroclorua và oxi. Có thể dùng một chất nào trong số các chất sau để đồng thời nhận ra được cả ba khí trên? A. Giấy quỳ tím tẩm ướt B. dd Ca(OH) 2 C. dd BaCl 2 D. dd H 2 SO 4 câu 50: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là: A. ns 2 np 4 B. ns 2 np 5 C. ns 2 np 3 D. (n-1)d 10 ns 2 np 4 câu 51: Cho các cặp chất sau đây, cặp chất không phản ứng với nhau là: A. Cl 2 và dd NaI. B. Br 2 và dd NaI. C. Cl 2 và dd NaBr. D. I 2 và dd NaCl câu 52: Trường hợp nào sau đây cân bằng hoá học chuyển dịch sang chiều thuận khi áp suất của hệ tăng lên ? A: N 2 (k) + 3H 2 (k) ⇔2NH 3 (k) B: H 2 (k) + Br 2 (k)⇔ 2HBr (k) C: N 2 O 4 (k) ⇔2NO 2 (k) D: C (r) + H 2 O (k) ⇔ CO (k) + H 2 (k). câu 53 : Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: N 2 (k) + 3H 2 (k) ⇔ 2NH 3 (k) , ∆H < 0 Yếu tố nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận? A. Tăng nhiệt độ B. Tăng nồng độ N 2 , H 2 C. Chất xúc tác D. A và B đúng câu 54: Hệ cân bằng sau sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi thêm lượng hơi nước vào ? CO (k) + H 2 O (k) ⇔ CO 2 (k) + H 2 (k) , ∆H < 0 A. làm tăng H 2 O B. làm giảm H 2 C. làm giảm H 2 O D. theo chiều nghịch câu 55: Cho phản ứng sau: CuO (r) ⇔ Cu 2 O (r) + O 2 (k) , ∆H > 0 Để tăng hiệu suất chuyển hoá CuO thành Cu 2 O, người ta có thể: A. Đun nóng B. lấy bớt CuO C. hút khí O 2 D. cả A và C câu 56: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl 5 (k) ⇔ PCl 3 (k) + Cl 2 (k) , ∆H > 0 Yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng PCl 3 trong cân băng ? A. lấy bớt PCl 5 B. Thêm Cl 2 vào C. Giảm nhiệt độ D. Tăng nhiệt độ câu 57: Oxi không phản ứng trực tiếp với : A. Natri B. Flo C. Cacbon D. Lưu huỳnh câu 58: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây ? A. Cu B. Hồ tinh bột. C. H 2 . D. Dung dịch KI và hồ tinh bột câu 59: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là A. Hg, O 2 , F 2 , HCl. B. H 2 , Pt, Cl 2 , KClO 3 . C. Na, He, Br 2 , H 2 SO 4 loãng. D. Zn, Cl 2 , O 2 , F 2 . câu 60: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ? A. Na, Mg, Cl 2 , S. B. Na, Al, I 2 , N 2 . C. Mg, Ca, N 2 , S . D. Mg, Ca, Au, S. B.Tự luận: Bài 1: Bằng phương pháp Hoá học nhận biết các dd mất nhãn sau: GV: Nguyễn Thanh Tuấn 4 Trường THPT DTNT An Giang a) Dung dịch : NaOH, H 2 SO 4 , HCl, BaCl 2 . b) Dung dịch : H 2 SO 4 , HCl, NaCl, Na 2 SO 4 . c) Dung dịch : KCl, Na 2 CO 3 , NaI, CuSO 4 . d) Dung dịch : NaCl, NaNO 3 , Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 . e) Dung dịch : Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 , NaCl, MgSO 4 . f) Dung dịch : I 2 , Na 2 SO 4 , KCl, Na 2 S. g) Dung dịch: HCl, Na 2 SO 4 , NaCl, Ba(OH) 2 h) Dung dịch: HCl, H 2 SO 4 , BaCl 2 , K 2 CO 3 . Bài 2: a. Viết ptpư (nếu có) khi cho H 2 SO 4 loãng tác dụng với: Mg, Cu, CuO, NaCl, CaCO 3 , FeS. b. Viết ptpư (nếu có) khi H 2 SO 4 đặc nguội tác dụng với các chất sau: Fe, Cu, FeO, Na 2 CO 3 . Bài 3: a. Cho dung dịch H 2 SO 4 tác dụng với dung dịch NaOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 7,2 gam muối axit và 56,8 gam muối trung hoà.Xác định lượng H 2 SO 4 và NaOH đã lấy. b. Hòa tan 3,2 gam hỗn hợp Cu và CuO vào H 2 SO 4 đặc,nóng thu được 672ml khí (đkc). Tính thành phần % về khối lượng Cu và CuO trong hỗn hợp đầu, khối lượng muối thu được và khối lượng dung dịch H 2 SO 4 98% cần lấy. Bài 4: Hòa tan 11,5g hỗn hợp Cu, Mg, Al vào dd HCl thu được 5,6 lít khí(đkc). Phần không tan cho vào H 2 SO 4 đặc,nóng thu được 2,24 lít khí(đkc). Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 12,8 g lưu huỳnh. Khí sinh ra được hấp thụ hết bởi 150 ml dung dịch NaOH 20% (d= 1,28 g/ml). Tìm C M, C% của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. ĐS: Na 2 SO 3 : 2,67 M ; 23,2%. NaOH : 2,67 M ; 7,35%. Bài 6 : Cho 6,8 g hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dd H 2 SO 4 loãng thì thu được 3,36 lit khí bay ra (đkc). a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X? b) Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với H 2 SO 4 đ, nóng.Hãy tính V SO2 (đktc)? ĐS: a. 17,65% ; 82,35% ; V SO2 = 4,48 lit. Bài 7: Cho m (g) hỗn hợp X gồm Al, Fe tác dụng với 250 ml dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 72,2 g hỗn hợp muối và 12,32 lit khí (đkc). a. Tính % khối lượng từng chất trong X. b. Tính C M dung dịch H 2 SO 4 đã dùng. ĐS: a. Al : 27,84% ; Fe :71,26%. b.C M = 2,2 M. Bài 8: Nung nóng hỗn hợp gồm 11,2g bột Fe và 3,2g S. Cho sản phẩm tạo thành vào 200 ml dung dịch H 2 SO 4 thì thu được hỗn hợp khí A bay ra và dung dịch B ( H pư = 100%). a. Tìm % thể tích của hỗn hợp các khí trong A. b. Để trung hòa dung dịch B phải dùng 200 ml dd KOH 2M.Tìm C M của dd H 2 SO 4 đã dùng. ĐS: a. H 2 S: 50%; H 2 : 50%. b. 2M Bài 9: Hoà tan 24,8g hh X gồm Fe, Mg, Cu trong dd H 2 SO 4 đđ, nóng dư thu được dung dịch A. Sau khi cô cạn dd A thu được 132 g muối khan. Nếu cho 24,8 g X tác dụng với dd HCl dư thì thu được 11,2 lít khí (đkc). a. Viết phương trình phản ứng b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hh X Bài 10: Nung nóng 4,37g hỗn hợp bột các kim loại Fe và Zn với bột S dư. Chất rắn thu được đem hòa tan bằng dd axit H 2 SO 4 loãng, nhận thấy có 1,568 lít khí (đktc) thoát ra. a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b. Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối Sunfat khan thu được GV: Nguyễn Thanh Tuấn 5 Trường THPT DTNT An Giang *** Bổ trợ Công thức tính toán: 1. m = M . n => ; m m n M M n = = 2. V khí = n . 22,4 => 22,4 V n = 3. . M M M n n C n C V V V C = => = => = 4. %* % *100% *100% 100% % ct dd ct ct dd dd m C m m C m m m C = => = => = 5. % *100%;% 100% % A A B A hh m m m m m = = − 6. ( ) DmlVm dddd ×= (g/ml) GV: Nguyễn Thanh Tuấn 6 . M M n n C n C V V V C = => = => = 4. %* % *100 % *100 % 100 % % ct dd ct ct dd dd m C m m C m m m C = => = => = 5. % *100 %;% 100 % % A A B A hh m m m m m = = − 6. ( ) DmlVm dddd ×= (g/ml) GV:. vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là: A. Ozon B. Clo C. Oxi D. Cacbon đioxit câu 4: Phản ứng sản xuất SO 2 trong công nghiệp là: A. Cu + 2 H 2 SO 4 đặc nóng → SO 2 + CuSO 4. Cacbon D. Lưu huỳnh câu 58: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây ? A. Cu B. Hồ tinh bột. C. H 2 . D. Dung dịch KI và hồ tinh bột câu 59: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong

Ngày đăng: 29/05/2015, 01:00

w