Trường THCS Lý Thường Kiệt ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN VẬT LÍ LỚP 6 I. PHẠM VI KIẾN THỨC : Từ bài 16 – bài 30 / SGK - Vật lý 6 II. MỤC ĐÍCH: - Đối với HS: tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân. - Đối với GV: đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong phần cơ và phần nhiệt Qua đó xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập - hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương và đánh giá được đúng đối tượng học sinh. III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (40% TNKQ, 60% TL) IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Tính trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình : ND Kthức Tổng số tiết L Thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1. Cơ học 1 1 0.7 0.3 6.4 2.7 2. Nhiệt 10 9 6.3 3.7 57.3 33.6 Tổng 11 10 7.0 4.0 63.7 36.3 Tính số câu hỏi và điểm số : Nội dung Chủ đề Trọng số Số lượng câu Điểm Tổng số Tr Nghiệm Tự luận 1. Cơ học 6.4 0.76 ≈ 1 1 0.5 2. Nhiệt 57.3 6.87 ≈ 7 6 1 3.5 1. Cơ học 2.7 0.32 ≈ 1 1 1 2. Nhiệt 33.6 4.03 ≈ 3 1 2 5 Tổng 100 12 8 4 10 Thiết lập bảng ma trận : TÊN CHỦ ĐỀ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC CỘNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Cơ học 1.Tác dụng của ròng rọc: cố định, rọc động - Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng ròng rọc 2. Tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật khi dùng ròng rọc động, cố định 3. Sử dụng được ròng rọc cố định hay ròng rọc động để làm những công việc hàng ngày 4. ví dụ về ứng dụng việc sử dụng ròng rọc trong thực tế đã gặp. Số câu hỏi 0 1 KQ C1 (1) 1 TL C4 (9) 2 Số điểm 0 0.5 1.0 1.5 2. Nhiệt 5. Sự giãn nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. - Các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn 6. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. Các loại nhiệt kế: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, 11. Hiện tượng nở vì nhiệt chất rắn, chất lỏng, chất khí. 12. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. - Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế. - Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: 16. Dựa vào về sự nở vì nhiệt của các chất để giải thích được một số hiện tượng đơn giản và ứng dụng trong thực tế thường gặp. - Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế . nhiệt kế y tế 7. Thang nhiệt độ gọi là nhiệt giai. Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là độ C ( O C). Nhiệt độ thấp hơn 0 O C gọi là nhiệt độ âm Biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut 8. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi 9. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. - Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. 10.Hiện tượng chất lỏng chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi của chất lỏng. 13. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, chuyển thể từ lỏng sang rắn gọi là sự đông đặc. - Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi 14. Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng - Sự phụ thuộc của hiện tượng bay hơi . 15. Quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ 17. Sử dụng nhiệt kế y tế để đo được nhiệt độ của bản thân và của bạn theo đúng quy trình. 18. Dựa vào quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn của các chất để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. 19. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. 20. Giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế. Số câu hỏi 2KQ ,1TL C5(2) – C5(3) – C11(10) 5KQ C8(4) – C9(5) – C9(6) – C11(7) – C6(8) 2 TL C5(11) – C20(12) 10 Số điểm 3.0 2.5 3 8.5 TS câu hỏi 3 6 3 12 TS điểm 3,0đ - 30% 3,0đ - 30% 4,0đ - 40% 10 điểm 100% V. NỘI DUNG ĐỀ: A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: 1. Máy đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ? A. Ròng rọc động . B. Ròng rọc cố định C. Đòn bẩy D. Mặt phẳng nghiêng. 2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn ? A. Khối lượng riêng của vật tăng . B. Thể tích của vật tăng . C. Khối lượng vật tăng . D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng . 3. Hiện tượng nào sau đây không xảy ra khi làm lạnh một chất lỏng ? A. Khối lượng của chất lỏng không đổi. B. Thể tích của chất lỏng giảm . C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. 4. Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng ? A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. B. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng. C. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ không thay đổi. D. Khi đã bắt đầu nóng chảy nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy ngừng lại. 5. Câu nào nói về nhiệt độ của băng phiến sau đây là đúng ? A. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ tăng. B. Trong thời gian đông đặc nhiệt độ giảm. C. Chỉ trong thời gian đông đặc nhiệt độ mới không thay đổi. D. Cả trong thời gian đông đặc và thời gian nóng chảy nhiệt độ đều không thay đổi. 6. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi : A. Nước trong cốc càng nhiều. B. Nước trong cốc càng ít. C. Nước trong cốc càng nóng . D. Nước trong cốc càng lạnh . 7. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng ? A. Rắn – lỏng - khí . B. Lỏng – Khí – Rắn . C. Rắn – khí – lỏng . D. Khí – lỏng – rắn . 8. Câu phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người . B. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng . D. Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. B. TỰ LUẬN: Câu 9: Hãy nêu 2 thí dụ sử dụng ròng rọc trong cuộc sống ? Câu 10: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí ? Nêu 2 thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí ? Câu 11:Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn là khi rót vào cốc thủy tinh mỏng ? Câu 12: Tại sao khi trồng chuối người ta phải phạt bớt lá ? VI. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) . Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B B C B D C A B B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9 : - HS lấy được mỗi thí dụ thì được (0.5) x 2 (1.0 điểm) Câu 10 : - Kết luận : Các chất khí nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi (0.5 điểm) , các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0.5 điểm) HS lấy được mỗi thí dụ thì được (0.5) x 2 (1.0 điểm) Câu 11 : - Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì thành bên trong cốc nóng lên và nở ra (0.5 điểm) còn thành cốc bên ngoài chưa nở kịp nên gây ra lực lớn làm vở cốc (1.0 điểm) Câu 12 : - Vì khi mới trồng cây thì cây chưa tự hút nước trong đất (0.5 điểm). Khi ta không phạt bớt lá, thì cây bay hơi nước nhiều, cây sẽ mất nước, héo và chết (1.0 điểm) . 6. 3 3.7 57.3 33 .6 Tổng 11 10 7.0 4.0 63 .7 36. 3 Tính số câu hỏi và điểm số : Nội dung Chủ đề Trọng số Số lượng câu Điểm Tổng số Tr Nghiệm Tự luận 1. Cơ học 6. 4 0. 76 ≈ 1 1 0.5 2. Nhiệt 57.3 6. 87. học 6. 4 0. 76 ≈ 1 1 0.5 2. Nhiệt 57.3 6. 87 ≈ 7 6 1 3.5 1. Cơ học 2.7 0.32 ≈ 1 1 1 2. Nhiệt 33 .6 4.03 ≈ 3 1 2 5 Tổng 100 12 8 4 10 Thi t lập bảng ma trận : TÊN CHỦ ĐỀ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC CỘNG Nhận. Trường THCS Lý Thường Kiệt ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN VẬT LÍ LỚP 6 I. PHẠM VI KIẾN THỨC : Từ bài 16 – bài 30 / SGK - Vật lý 6 II. MỤC ĐÍCH: - Đối với HS: tự làm và tự đánh giá khả năng của mình