1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 9

8 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 314,5 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 9 NHẬT BẢN . Bài 9- Nhật Bản 1.Hình. Lược đồ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nội dung Nhật Bản là một quốc gia gồm bốn đảo chính: đảo Hốc-cai-đô, đảo Hôn-xiu, đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu xiu, với tổng diện tích 377.801 km2; trong đó, chỉ có 14,6% đất nông nghiệp, núi chiếm 71,4%.Nhật Bản thường xuyên phải chịu các trận động đất và núi lửa. Người ta ước tinh rằng mỗi ngày Nhật Bản có khoảng 1000 trận động đất lớn nhỏ khác nhau và hiện có tới 67ngọn núi lửa đang hoạt động. Nhìn chung, Nhật Bản là một nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài về để phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước thua trận,bị mất hết thuộc địa ( diện tích thộc địa trước chiến tranh bằng 44% nước Nhật,lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú), nền kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề với những khó khăn lớn bao trùm cả đất nước. Theo điều tra của cơ quan ổn định kinh tế sau chiến tranh tình hình 80% tàu biển, 34% máy móc, 25% công trình xây dựng bị phá huỷ, 21% nhà cửa và tài sản riêng của gia đình bị thiệt hại. Tổng thiệt hại về vật chất lên tới 64,3 tỉ yên, bằng hai lần tổng thu nhập quốc dân năm tài chính 1948-1949. Như vậy, toàn bộ của cải tích luỹ được trong 10 năm(1935-1945) đã bị tiêu huỷ hoàn toàn. sau chiế tranh, Nhật Bản lại bị quân đội Mĩ kéo vào chiếm đóng theo chế độ quân quản. Trong bối cảnh ấy, Nhật Bản vừa phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mĩ và nước ngoài dưới hình thức cho vay nợ để phục hồi kinh tế (trong những năm 1946-1950, Nhật Bản nhận viện trợ của Mĩ và nướ ngoài lên tới 14 tỉ đô la ), vừa tiền hành những cải cách dân chủ (ban hành hiền pháp năm 1946, cải cách ruộng đất từ 1946-1949, trừng trị tội phạm chiến tranh…). Nhưng khoản viện trợ từ Mĩ, nước ngoài và những chính sách cải cách dân chủ sau chiến tranh được ví như những luồng khí mới thổi vào nước Nhật, giúp cho nền kinh tế Nhật phát triển. Nhờ vậy, từ 1946 nền kinh tế Nhật đã đạt mức trước chiến tranh. Năm 1951, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản đã đạt trở lại mức của những năm 1934-1936. Sau khi hoàn thành việc phục hồi kinh tế, Nhật Bản tiếp tục bước vào quá trình phát triển, và tù những năm 50 đến nhưng năm 60, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới, là đối thủ cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Tây Âu. Phương pháp sử dụng Đây là lược đồ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. GV sử dụng kênh hình này để dạy mục I-Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh. GV có thể dạy mục này trên lược đồ bằng cách khai thác nội dung kiến thức được thể hiện qua kênh hình. Tước khi khai thác nội dung kênh hình,GV cho HS quan sát toàn diện lược đồ, đặt một số câu hỏi để các em trả lời: - Nhật Bản nằm ở khu vực nào? Giáp với các vùng nào ? - Nhật Bản gồm có bao nhiêu đảo lớn? Toàn bộ diện tích của nước Nhật là bao nhiêu? - Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản như thế nào? - Vì sao sau Chiến tranh, kinh tế Nhật Bản lại bị tàn phá hết sức nặng nề? - Những nguyên nhân nào giúp cho nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển nhanh chóng? Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV tiến hành giảng dạy mục này ngay trên lược đồ và đưa ra kết luận cơ bản để HS nắm vững. 2.Hình. Tàu chạy trên đệm từ của Nhật Bản đã đạt tốc độ 400 km/giờ Nội dung Đây là hình ảnh tàu chạy trên đệm từ của Nhật Bản có tốc độ 400 km/giờ, nó thể hiện thành tựu kì diệu về lĩnh vực khoa học- kĩ thuật mà Nhật Bản đã đạt được trong những năm cuối thế kỉ XX. Các em hãy tưởng, nếu chúng ta ngồi trên đoàn tàu này, chỉ cần một giờ có thể đi du lịch ở một thành phố cách điiểm xuất phát 400 km, nhanh hơn cả máy bay. Vì vậy, người ta gọi đây là “đoàn tàu biết bay”. Tàu chạy bằng đệm từ ,lợi dụng từ lực làm cho thân tàu lướt trên đường ray không những vận tốc nhanh hơn, mà do thân tàu nổi, nên độ lắc và tiếng ồn giảm đến mức thấp nhất, không “ồn ào” và “náo động” như các con tàu khác mà chúng ta đã từng thấy. Loại tàu này chạy bằng đệm từ IR, do các chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu từ năm 1960. Đến nay, các chuyên gia đã hoàn thành việc thí nghiệm vận chuyển siêu cao tốc một cách thành công trên tuyến đường thực nghiệm và tiến tới sử dụng để chạy tàu trong thế kỉ XXI. Nhìn vào bức ảnh các em thấy, tạo hình của tàu chạy bằng đệm từ MLUOOX2 xinh đẹp như máy bay phản lực chở khách. Trong toa tàu, hành khách ngồi thoải mái, rộng rãi.Ngoài ra trên tàu còn có ti vi, điện thoại, hành khách có thể sử dụng điện thoại di động, máy tính cá nhân, soạn thảo văn bản như đang ngồi trong phòng làm việc của mình…Nói chung, khi ngồi trên con tàu này, hành khách cảm thấy rất thoải mái và thuận tiện. Phương pháp sử dụng Đây là bức ảnh GV có thể dạy mục II- Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. GV hướng dẫn HS cả lớp quan sát bức ảnh con tàu, gợi mở bằng các câu hỏi sau đây: - Nhìn bức ảnh các em thấy hình dáng của con tàu như thế nào và nó chạy trên đường ray gì ? - Nó có chạy trên đường ray như các con tàu khác không? - Vì sao người ta gọi con tàu này là “đoàn tàu biết bay”? Sau khi HS trả lời, GV tiến hành miêu tả có phân tích như nội dung đã khai thác ở trên và kết luận. 3 – Trồng trọt theo phương pháp sinh học : nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng đều do máy tính kiểm soát Nội dung Đây là bức ảnh chụp một góc nhỏ của một phòng trồng trọt khép kín ở Nhật Bản theo phương pháp trồng trọt mới, có áp dụng những thành tựu của khoa học – kĩ thuật hiện đại. Nếu như cây trồng bình thường ở ngoài thiên nhiên chịu sự tác động một cách bị động bởi các yếu tố tự nhiên như thời tiết, đất đai…mà con người khó kiểm soát được, thì cách trồng trọt trong phòng kín này lại khác. Con người có thể điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ , các chất dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng. Đây cũng là biện pháp mà con người áp dụng để trồng rau sạch quanh năm, không phải phụ thuộc theo mùa như cây trồng ngoài tời phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Đây là phương pháp trồng cây nhân tạo theo hình thức nuôi cấy mô trong phòng ( lấy lá cây, dùng phương pháp nhân giống tế bào thành nhiều tế bào và nhiều cây). Ở Nhật Bản, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên không cho phép Nhật Bản có thẻ có những khu vườn rộng và đất đai tốt để trồng trọt. Do vậy, cách trồng trọt trong phòng kín này sẽ giúp Nhật Bản khác phục nhiều khó khăn, góp phần đảm bảo cung cấp lương thực, rau sạch cho nhân dân, vì phòng kín có thể xây dựng dưới lòng đất hoặc trên tầng cao của những ngôi nhà cao tầng. Trong ảnh là những nhân viên mặc trang phục màu trắng đang chăm sóc những vườn rau sạch trong nhà kính. Phía trên sàn của nhà kín là những bóng đèn điện được thiết kế và treo theo phương pháp hiện đại, toả sáng đều nhằm phục vụ cho trồng trọt, thay thế cho ánh sáng mặt trời. Nhìn những vườn rau xanh mơn mởn này, chúng ta thấy phương pháp trồng rau ở Nhật Bản rất đạt hiệu quả, góp phần quan trọng khắc phục sự thiếu hụt lương thực của nhân dân. Phương pháp sử dụng Đây là bức ảnh chụp góc nhỏ của một phòng trồng trọt theo phương pháp sinh học hiện đại ở Nhật Bản. GV sử dụng bức ảnh này để dạy mục II- Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. GV cho HS quan sát kênh hình và đặt câu hỏi: - Em thấy phương pháp trồng trọt trong bức ảnh có gì khác với cách trồng trọt tự nhiên mà chúng ta thường gặp? Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và tiến hành khác bức ảnh như nội dung ở trên. 4- Cầu Sê-tô Ô-ha-si nối liền các đảo chính Hôn-xiu và Xi-cô-cư Nội dung Nhật Bản không phải là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi giống như nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của bản thân, người dân Nhật Bản đã vươn lên và trở thành một trong ba tung tâm kinh tế lớn của thế giới (Mĩ-Tây Âu-Nật Bản). Nhật Bản rất chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng trong tất cả các lĩnh vực. Và, cầu Sê-tô Ô- ha-si là một trong những biểu hiện về sự phát triển trong lĩnh vực giao thông vận tải của nước này. Cầu Sê-tô Ô-ha-si là một cây cầu lớn của Nhật Bản vượt sông Sê-tô, dài 4,9 km. Lòng cầu đôi, dành cho đường ô tô cao tốc và đường xe lửa. Tuyền đường này có 4 làn đường cho ô tô và một đường ray xe lửa. Cầu Sê-tô Ô-ha-si được biết đến với sự thán phục hâm mộ của nhân dân thế giới. Một loạt tuyến đường cao tốc và đường ray được kết nối với nhau và chạy qua cây càu nổi tiếng nối hai đảo Sê-tô và Ô-ha-si. Cây cầu có một tầng cao dành cho tuyến đường cao tốc và tầng thấp hơn dành cho đường ray xe lửa. Được thiết kế dành cho tương lai- cấu trúc xây dựng cây cầu này có đủ khả năng để hợp nhất với mọi tuyến đường. Phương pháp sử dụng Đây là bức ảnh chụp toàn cảnh cây cầu Sê-tô Ô-ha-si của Nhật Bản từ trên cao. GV sử dụng bức ảnh này để dạy mục II – Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. GV giúp HS thấy được sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy, trước khi khai thác nội dung bức ảnh, có thể đặt ra yêu cầu cho HS quan sát toàn bộ cây cầu trong ảnh và đưa ra các câu hỏi: - Bức ảnh chụp cây cầu nào? ở đâu? - Cây cầu này nói lên điều gì về sự phát triển khoa hoc- kĩ thuật của Nhật Bảnsau chiến tranh thế giới thứ hai? Sau khi đã đặt ra một số câu hỏi gợi mở, GV tiến hành miêu tả bức ảnh như nội dung trên và kết luận. Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài 9 NHẬT BẢN . Bài 9- Nhật Bản 1.Hình. Lược đồ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ. cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Tây Âu. Phương pháp sử dụng Đây là lược đồ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. GV sử dụng kênh hình này để dạy mục I-Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh. . đường. Phương pháp sử dụng Đây là bức ảnh chụp toàn cảnh cây cầu Sê-tô Ô-ha-si của Nhật Bản từ trên cao. GV sử dụng bức ảnh này để dạy mục II – Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. GV

Ngày đăng: 28/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w