PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai

7 277 0
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9 Bài 16 Hoạt động của Nguyễn Ái quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 Lược đồ hành trình cứu nước của Chủ Tịch Hố Chí Minh 1. Hình.Nguyễn Ái Quốc tại đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua (12-1920)” Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua (ảnh tư liệu). -Nội dung: Bức ảnh thể hiện quang cảnh của Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại thành phố Tua từ ngày 25-30/12/1930. Tham gia đại hội có 285 đại biểu. Nguyễn ái Quốc tham gia đại hội này với tư cách là đại biểu chính thức của đảng và cũng là đại biểu duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương. Trên ảnh, người đứng là Nguyễn Ái Quốc, ông đang phát biểu trước đại hội, bên trái là Pônvayăng Cutuyariê, (ông là người giới thiệu Nguyễn ái Quốc vào đảng xã hội Pháp năm 1919. Tại Đại hội ngày ông là một trong những người đấu tranh bảo vệ chủ trương của đảng xã hội Pháp ra nhập quốc tế cộng sản, một trong những người hăng hái nhất ủng hộ bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc). Cách một người phía bên phải là Mácxen Casanh (nhà hoạt động của phong trào công nhân pháp và quốc tế, từ 1918 là chủ bút báo “nhân đạo”, ông đã giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc trong những năm Người ở Pháp, sau này là lãnh tụ của đảng cộng sản Pháp). Vấn đề trọng tâm mà đại hội thảo luận là việc Đảng xã hội Pháp có tán thành và gia nhập Quốc tế cộng sản hay không? Sau 4 ngày tranh luận gay gắt, căng thẳng, Đại hội đi tới biểu quyết với hơn 70% số phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản. Bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng chân chính Pháp nên có những hành động thiết thực ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương và các thuộc địa. Ngày 15/12/1920, đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp bắt đầu. Phòng họp của đại hội là ngôi nhà Manegiơ cạnh nhà thờ Xanh Juyliêng. Tham dự đại hội có 285 đại biểu của 89 tỉnh. Chỗ ngồi của các đảng bộ chia theo xu hướng và quan điểm từ tả sang hữu. Nguyễn Ái Quốc ngồi cùng với nhóm cánh tả (nhóm chủ trương ra nhập Quốc tế thứ 3 – Quốc tế cộng sản). Bên trái là Pônvayăng Cutuyariê, cách một người phía bên phải là Mácsen Casanh. Đại hội thảo luận rát sôi nổi vấn đề nên ở lại trong quốc tế thứ 2 hay là theo quốc tế thứ 3, hay là tổ chức một quốc tế 2 rưỡi. Người ta thảo luận trước buổi họp, trong buổi họp và sau buổi họp, những cuộc thảo luận đôi khi rất kịch liệt. Từng gia đình đi dự mít tinh và tham gia thảo luận. Phụ nữ cũng hăng hái không kém đàn ông. Có khi cha không đồng ý với con, chồng không đồng ý với vợ. Có nhiều ý kiến khác nhau. Giáo sư Casanh nhà văn Cutuyariê và nhiều người khác tán thành Quốc tế thứ 3. Bên cạnh đó có những ý kiến về thành lập quốc tế 2 rưỡi và ở lại trong quốc tế thứ 2. Ngoài những ý kiến trên, còn có những lời giải thích và những lời tranh luận khác. Đại hội kéo dài nhiều ngày. Những diễn giả có tiếng được phát biểu ý kiến. Một hôm, Nguyễn Ái Quốc đứng lên phát biểu. Ông đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng chân chính khác hãy ủng hộ và đứng về phía cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng như của các thuộc địa khác. Nguyễn Ái Quốc đã được nhiều người đồng tình vì ông là người đại biểu duy nhất của các nước thuộc địa và cũng là lần đầu tiên một chiến sĩ Việt Nam tham gia đại hội đại biểu cho một chính đảng Pháp. Một nhà báo đã chụp ảnh ông Nguyễn và in ảnh ông trên tờ “Buổi sáng”. Ngày hôm sau, cảnh sát đến tìm Nguyễn Ái Quốc, nhưng Nghị viện Đảng xã hội can thiệp, mật thám không giám vào phòng họp và ông Nguyễn vẫn yên trí dự đại hội. Cuối cùng trong phiên họp đêm 29/12/1920, đại hội đã tiến hành bỏ phiếu gia nhập Quốc tế thứ 3 hay ở lại Quốc tế tứ 2, ý kiến lập quốc tế 2 rưỡi bị bác bỏ, sau 2 lần bỏ phiếu, đại hội thu được kết quả: thiểu số do Bolum cầm đầu, bỏ phiếu tán thành quốc tế thứ 2; đa số với hơn 70% số phiếu do Casanh lãnh đạo bỏ phiếu ra nhập quốc tế thứ 3. Nguyễn Ai Quốc cũng bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ 3. Tuy trả lời nữ đồng chí Rôdơ-làm tốc ký của đại hội, người nói rõ lý do bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba “…Đệ tam quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ tam quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn đệ nhị quốc tế không hề nhắc đến vận mạng của các thuộc địa. Vì vậy tôi đã bỏ phiếu tán thành Đệ tam quốc tế…” Từ ngày lịch sử ấy, đảng xã hội chia làm 2: phần lớn trở thành đảng cộng sản Pháp. Một bộ phận của Quốc tế cộng sản” Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Từ một người yêu nước chân chính, Người đã trở thành một người cộng sản – người cộng sản Việt Nam đầu tiên đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác Lê-nin, con đường kết hợp đấu tranh giải phóng dân tộc với giải phóng người lao động. Đồng thời sự kiện đó cũng cắm mốc mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam. Giáo viên có thể trích dẫn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi (tức Nguyễn Ái Quốc – người trích dẫn chú) tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ 3.Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. -Phương pháp sử dụng: Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh, giới thiệu khái quát rồi kết hợp miêu tả, luợc thuật lại nội dung đại hội qua bức ảnh Kết hợp với việc nêu các câu hỏi tổ chức cho HS trả lời: ý nghĩa của sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp?” 2. BẢN YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM. Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gửi Hội nghị Véc-xây (Pháp), tháng 6 – 1919 Ngày 18/6/1919, nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để phân chia lại thế giới sau chiến tranh, họp tại Véc-xai (ngoại ô thủ đô Pa-ri), một Bản yêu sách của nhân dân An Nam được gửi tới Đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng thời được công bố trên báo Nhân đạo và Nhật báo dân chúng của Đảng xã hội Pháp. Bản yêu sách ký tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước. Nhóm này gồm một số người Việt kiều yêu nước sống ở Pháp mà hạt nhân là Phan Châu Chinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Nội dung yêu sách gồm 8 điểm, yêu cầu chính phủ Pháp: Ân xá chính trị phạm; cải cách pháp lý; tự do báo chí và tư tưởng; tự do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương; tự do học tập và mở mang trường học; thay đổi chế độ sắc lệnh bằng đạo luật; có đại biểu người bản xứ trong Nghị viện Pháp. Nhận xét về văn kiện này, Bộ nội vụ Pháp khẳng định: “Qua cuộc điều tra về sự tuyên truỳên trong các giới Việt Nam ở Pa-ri ủng hộ Bản yêu sách của nhân dân An Nam có thể rút ra kết luận rằng, hiện nay linh hồn của phong trào đó chính là Nguyễn Ái Quốc”. Sự kiện này gây tiếng vang lớn, là dấu hiệu của một bước chuỷên biến lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ nay gắn liền với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc. (Theo: Dương Trung Quốc. Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945, Sđd) 3. HỘI LIÊN HIỆP THUỘC ĐỊA ĐƯỢC THÀNH LẬP TẠI PHÁP Dưới ánh sáng của những nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà hoạt động cách mạng các nước thuộc địa của Pháp như An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Ma-đa-gát-xca, Ghi-nê… đã thành lập tại Pa-ri Hội Liên hiệp thuộc địa - đoàn thể của những người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa. Hội đã ra lời tuyên ngôn và cho xuất bản tờ Le Pari (Người cùng khổ). Ngày 22/5/1922, Hội được nhà cầm quyền Pháp chính thức thừa nhận như một tổ chức chính trị hoạt động công khai theo đạo luật năm 1901. Phiên họp đầu tiên của hội được triệu tập vào ngày 9/10/1921. Ngay khi mới thành lập, hội đã có gần 100 hội viên là những người yêu nước của các dân tộc thuộc địa sống trên đất Pháp. Hội có 4 tiểu tổ, trong đó có “tiểu tổ Đông Dương”. Tổng thư ký hội là ông Mông-néc-vin, sau đó là Luật sư Blông-cua. Nguyễn Ái Quốc tham gia vào ban chấp hành, đóng vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hội. Điều lệ hội nhấn mạnh đoàn kết là sức mạnh và mục tiêu của nó là bằng các hình thức đấu tranh công khai như báo chí, nghị trường để lên án chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa trong sự nghiệp giải phong. Lời tuyên ngôn đã nhấn manh: “Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, lợi ích của chúng ta thống nhất. Các bạn hãy nhớ lời hiệu triệu của Các Mác: Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại!”. Hội hoạt động cho đến cuối năm 1925 đầu 1926, đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các dân tộc thuộc địa với nhân dân và giai cấp vô sản khác, trong một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc nhằm thức tỉnh quần chúng, huấn luyện, đào tạo cán bộ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa khác. Thông qua các hoạt động, hội đã truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin đến cá dân tộc thuộc địa, trong đó có nhân dân Đông Dương. (Theo: Dương Trung Quốc, Việt Nam – Những sự kiện lịch sử 1919-1945, sđd) 4. NGUYỄN ÁI QUỐC THAM DỰ HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT QUỐC TẾ NÔNG DÂN TẠI MÁT-XCƠ-VA Hội nghị thành lập quốc tế nông dân khai mạc ngày 10/10/1923 tại điện Crem-ly với sự có mặt của 122 đại biểu chính thức và 36 đại biểu không có quyền biểu quýêt của 40 nước. Với tư cách là đại biểu nông dân Đông Dương và các thuộc địa của Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự hội nghị và đọc bản tham luận về tình hình nông dân Đông Dương trong phiên họp thứ 7, chiều ngày 13/10/1923 và tham gia phát biểu trong các buổi thảo luận. Trong tham luận của mình, Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành quốc tế khi mà bao gồm không những nông dân ở phương Tây mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị áp bức và bị bóc lột nhiều hơn các đồng chí”. Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã bầu ra hội đồng nông dân quốc tế gồm 63 uỷ viên, đại diện cho nông dân các nước châu Âu, châu Á, châu Mĩ và các nước thuộc địa. Ngày 17/10/1923, hội đồng đã bầu ra đoàn chủ tịch gồm 11 thành viên, trong đó có Nguyễn Ái Quốc là đại biểu nhân dân Đông Dương và các thuộc địa. Đoàn chủ tịch cũng thông qua điều lệ và quyết định ra các tờ tạp chí Quốc tế nông dân và Bản tin nông dân quốc tế làm cơ quan ngôn luận. Trên Tạp chí quốc tế nông dân (bắt đầu phát hành từ tháng 10 năm 1924), Nguyễn Ái Quốc đã đăng những bài viết sau; Tình cảnh nông dân Việt Nam (số 1, tháng 1/1924), Nông dân Bắc Phi (số 10, 12 – tháng 11, 12 năm 1924). Người cũng đã dịch tuyên ngôn của Hội nghị nông dân quốc tế ra tiếng Việt để gửi về nước. 5. TÁC PHẨM “BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP”CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC. Sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” Bản án chế độ thực dân Pháp là một tác phẩm được hoàn chỉnh trên cơ sở một số bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1921, khi Nguyễn Ái Quốc đang sống ở Pháp. Tác phẩm được thư quán lao động xuất bản tại Pa-ri năm 1925. Sách gồm 12 chương, trong đó có một số bài viết đã đăng trên tờ Người cùng khổ. Nội dung của cuốn sách tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các nhân dân thuộc địa khác, đề cập tới phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc thuộc địa, mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng thuộc địa với cách mạng vô sản mà tiêu bỉêu là cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Cuối tác phẩm, tác giả còn giới thiệu về trường Đại học Phương Đông và thư gửi Thanh niên Việt Nam. Bản án chế độ thực dân Pháp đã làm sáng tỏ thêm quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về chủ nghĩa đế quốc và vấn đề dân tộc thuộc địa. Đó là sự đóng góp quý báu của Nguyễn Ái Quốc vào cuộc đấu tranh ở các thuộc địa của đế quốc khác nói chung và sự chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập một chính Đảng cách mạng ở Việt Nam nói riêng. (Theo: Dương Trung Quốc, Việt Nam – Những sự kiện lịch sử 1919-1945, sđd) 6. THÀNH LẬP TỔ CHỨC TÂM TÂM XÃ Tâm tâm xã là tổ chức của một nhóm người Việt Nam yêu nước thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ: “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn dân tộc Việt Nam, không phân biệt ranh giới, đảng phái, miễn là có quýêt tâm hi sinh tất cả và tự ý thức về quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để khôi phục quyền làm người của người Việt Nam”. Nhưng về sau đường lối chính trị của tổ chức này cho rằng: “Sau này chính thể phải lập như thế nào đến lúc đó sẽ do toàn thể đoàn viên và toàn quốc dân quyết định sao cho hợp với trào lưu thế giới và tình thế của nước ta mà đại đa số tán thành”. Như vậy, Tâm tâm xã là một tổ chức yêu nước nhưng cương lĩnh chưa rõ ràng, phần nào chịu ảnh hưởng của một số tổ chức cánh tả của Trung Quốc. Tâm tâm xã đã tìm cách liên hệ với các lực lượng trong nước, đặc biệt đã gây được tiếng vang lớn sau vụ mưu sát toàn quyền Đông Dương ở sa địa. Sau này, những chiến sĩ trung kiên của Tâm tâm xã đã trở thành hạt nhân của hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu. Chính Tâm tâm xã đã cung cấp cho cách mạng Việt Nam những thế hệ chiến sĩ cộng sản đầu tiên và xuất sắc như Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… Nhận xét về tổ chức này, tài liệu của quốc tế cộng sản viết; “đấy là nhóm đầu tiên, do đó mà tương lai có nhóm cộng sản Đông Dương xuất hiện”. (Theo: Dương Trung Quốc, Việt Nam – Những sự kiện lịch sử 1919-1945, sđd) Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp . PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9 Bài 16 Hoạt động của Nguyễn Ái quốc ở nước ngoài trong những năm 191 9- 192 5 Lược đồ hành trình cứu. phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. -Phương pháp sử dụng: Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh, giới thiệu khái quát rồi kết. Pháp? ” 2. BẢN YÊU SÁCH CỦA NHÂN DÂN AN NAM. Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gửi Hội nghị Véc-xây (Pháp) , tháng 6 – 191 9 Ngày 18/6/ 191 9, nhân lúc các nước

Ngày đăng: 28/05/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9

  • Bài 16

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan