Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Tuần: 3 Ngày soạn: 4/ 9/ 2010 Tiết: 3 Ngày dạy : / /2010 PHẦN III. SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO BÀI 3 & 4: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC. CACBOHIĐRAT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, hs phải: 1. Kiến thức: - Kể được tên các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào. - Phân biệt được nguyên tố đa lượng với nguyên tố vi lượng và vai trò của chúng. - Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định đặc tính lí hoá của nước. - Trình bày được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào. - Liệt kê được tên các loại đường Cacbohiđrat( đường đơn, đường đôi, đường đa) có trong cơ thể sinh vật và chức năng của từng loại. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ để phát hiện kiến thức. 3. Thái độ: - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí trong các bữa ăn để phòng tránh bệnh tật. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng 3 SGKCB( hoặc bảng 7 SGVNC), Hình 3.1, 3.2 SGKCB. 2. Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà và nội dung câu hỏi trong sgk. - Sưu tầm các tài liệu về một số loại bệnh tật ở người do thiếu chất dinh dưỡng. III. Trọng tâm: - Vai trò của các nguyên tố hóa học và nước đối với tế bào. - Các loại đường và vai trò của chúng. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Phân biệt giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh? Câu 2: Phân biệt giới Thực vật và giới Động vật? 3. Bài mới: * ĐVĐ: Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống. Do đó với kĩ thuật phân tích hóa học hiện đại nhất, các nhà khoa học đã chứng minh rằng cơ thể sống cũng được cấu tạo từ các nguyên tố trong thế giới vô cơ có trong bảng tuần hoàn Mendêleep. Vậy tế bào cũng như cơ thể được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học nào có trong tự nhiên? Chúng giữ vai trò gì đối với cơ thể sống? Bài học hôm nay sẽ làm rõ vấn đề đó. * Vào bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học trong tế bào Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 3 và mục I. SGK hoàn thành phiếu học tập số 1. I. Các nguyên tố hóa học trong tế bào: - các nguyên tố chủ yếu Trang 1 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên GV cho HS hoạt động nhóm theo nhóm nhỏ ( 2 bạn cùng bàn), sau 5 phút gọi HS lên trả lời. GV chiếu bảng 7 SGVNC và hoàn chỉnh kiến thức ở phiếu học tập số 1. Ghi nội dung mục I. GV nêu câu hỏi: (?) Căn cứ vào đâu để phân loại các nguyên tố hóa học trong tế bào? (?) Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là các nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống? GV bổ sung: 4 nguyên tố này dễ dàng liên kết với nhau và phân li khỏi nhau trong điều kiện nhất định tạo cho cơ thể sống vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo thích nghi với các thay đổi của môi trường. (?) Hãy lấy 1 vài ví dụ để thấy được vai trò quan trọng của các nguyên tố khoáng trong cơ thể sinh vật? (?) Nên có lời khuyên gì cho mọi người trong chế độ dinh dưỡng? Thảo luận trong vòng 5 phút, sau đó trả lời theo yêu cầu của GV. tỉ lệ % m của từng nguyên tố đó có mặt trong tế bào. Vì chúng chiếm 96% khối lượng cơ thể sống, là thành phần của các phân tử, đóng vai trò quyết định sự sống như protein, axit nucleic. Thảo luận nhanh trả lời. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí: phải ăn các món ăn sao cho đa dạng để bổ sung đầy đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng trong cơ thể. - các nguyên tố đa lượng - các nguyên tố vi lượng ( nội dung của phiếu học tập số 1) Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc, đặc tính và vai trò của nước đối với tế bào Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Tranh H 3.1 SGK (?) Hãy mô tả cấu trúc hóa học của phân tử nước? Trả lời nhanh. II. Nước và vai trò của nước trong tế bào: 1. Cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước: - Cấu trúc: 2 nguyên tử hiđrô liên kết cộng hóa trị Trang 2 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên (?) Vận dụng các kiến thức đã học nêu đặc tính lí hóa của nước? (?) Vì sao nước có tính phân cực? GV nhận xét và nhấn mạnh: Do độ âm điện của nguyên tử oxi lớn hơn nguyên tử hiđro nên nó sẽ hút cặp electron dùng chung về phía mình. Kết quả phía oxi tích điện (+), phía hiđro (-) làm cho nước có tính phân cực. GV liên hệ thực tế: (?) Vì sao nước có thể vận chuyển liên tục từ rễ lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí? - Phân tử nước có tính phân cực: các phân tử nước sẽ hút nhau và hút các phân tử phân cực khác. Thảo luận trả lời. Vận dụng kiến thức vừa học trả lời. với 1 nguyên tử oxi. - Đặc tính: + Tính dẫn điện, tỏa nhiệt, bốc hơi cao. + Tính phân cực: Các phân tử nước hút nhau và hút các phân tử phân cực khác. Tranh H 3.2 SGK ▼ Em có nhận xét gì về mật độ của phân tử nước ở hai trạng thái rắn và lỏng? Từ đó có nhận xét về thể tích của nước ở 2 trạng thái đó? ▼ Hậu quả gì xảy ra khi đưa các tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh? (?) Hãy cho biết vai trò sinh học của nước đối với tế bào? (?) Hãy tìm 1 vài ví dụ để - Ở trạng thái rắn (đá) mật độ giữa các phân tử nước thấp hơn so với nước ở trạng thái lỏng. - Nhận xét: Ở trạng thái rắn khoảng cách giữa các phân tử nước xa hơn nên thể tích của chúng lớn còn trạng thái lỏng ngược lại. - Khi đưa các tế bào sống vào ngăn đá, nước trong tế bào sẽ đóng băng → tăng thể tích → các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào. Trả lời dựa vào sgk HS lấy ví dụ: trong vài ngày 2. Vai trò của nước đối với tế bào: - thành phần chính cấu tạo nên tế bào và cơ thể sống. - dung môi hoà tan nhiều chất. Trang 3 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên thấy được vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể sinh vật? (?) Vì sao trong cơ thể nếu không có nước sinh vật sẽ bị chết? cơ thể chúng ta không được uống nước thì sẽ cảm thấy khát nước, khô họng, môi… và có thể bị chết. - Vì khi không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành các quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống-> tế bào sẽ chết. - môi trường của nhiều phản ứng sinh - hoá trong tế bào. - điều hòa nhiệt độ trong tế bào và cơ thể. Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại đường Cacbohiđrat và vai trò của chúng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng (?) Nêu công thức phân tử của 1 số loại đường mà em biết? (?) Các loại đường này được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào? (?) Nêu cấu trúc hóa học của cacbohiđrat? Thế nào là nguyên tắc đa phân? C 6 H 12 O 6 C, H, O Trả lời. III. Cacbohiđrat: 1. Cấu trúc hóa học: hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, chỉ gồm 3 nguyên tố hoá học: C, H, O. GV nêu: khi chúng ta ăn các loại trái cây khác nhau như: ổi, xoài, chôm chôm, nho, đu đủ… thì chúng ta thấy các loại trái này có các độ ngọt khác nhau. Điều này chứng tỏ trong các loại trái này có chứa các loại đường khác nhau. (?) Có mấy loại cacbohidrat? Đó là những loại nào? Căn cứ vào đâu để phân loại? GV phát phiếu học tập, chia 4 tổ thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận hoàn thành nội dung PHT số 2 - Có 3 loại đường: đường đơn, đường đôi và đường đa. - Căn cứ vào số lượng nguyên tử cacbon hoặc theo đồng phân cấu trúc. 2. Phân loại: - đường đơn - đường đôi - đường đa ( nội dung phiếu học tập số 2) Trang 4 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên trong 5 phút: Nhóm 1, 3: Đường đơn Nhóm 2: Đường đôi Nhóm 4: Đường đa Sau 5 phút gọi bất kì đại diện các nhóm hoàn thành nội dung PHT. GV nhận xét và hoàn thiện đáp án. GV nêu: Saccarôzơ là đường đựơc hình thành từ glucozơ liên kết với fructozơ. Vậy khi ta thuỷ phân saccarôzơ bằng enzim hay nhiệt độ thì sản phẩm thu được là các loại đường nào? (?) Có thể tìm thấy 3 loại đường đó trong các loại thức ăn nào? (?) Tại sao khi mệt, đói uống nước đường, hoa quả thì cảm thấy khoẻ hơn? Thảo luận nhóm hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 2. glucozo và fructozo. - Đường đơn: có trong các loại hoa quả - Đường đôi: - Đường đa: rau, gạo… - Đường có vai trò cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào nên cơ thể chúng ta hấp thụ nhanh hơn. 4. Củng cố: - Tại sao cần phải thay đổi món ăn cho đa dạng hơn chứ không nên chỉ ăn một số ít món yêu thích? ( ăn các món ăn khác nhau cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau trong cơ thể.) - Giải thích tại sao khi phơi hoặc sấy một số thực phẩm lại giúp bảo quản thực phẩm? (Sấy khô thì trong thực phẩm sẽ không có nước nên hạn chế được sự xâm nhập, phá hoại của các loài vi khuẩn). 5. Dặn dò: - Đọc kĩ SGK - Học bài cũ và làm bài tập SGK V. Rút kinh nghệm: Trang 5 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Phiếu học tập số 1: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền các nguyên tố hóa học và vai trò của chúng vào ô trống cho phù hợp Nhóm Các nguyên tố xây dựng nên tế bào Vai trò đối với tế bào và cơ thể các nguyên tố chủ yếu các nguyên tố đa lượng các nguyên tố vi lượng Phiếu học tập số 2: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐƯỜNG CACBOHIĐRAT Loại Cacbohiđrat Cấu trúc Ví dụ Vai trò đối với tế bào và cơ thể. Đường đơn Dường đôi Đường đa Trang 6 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Đáp án phiếu học tập số 1 Nhóm Các nguyên tố xây dựng nên tế bào Vai trò đối với tế bào và cơ thể các nguyên tố chủ yếu C, H,O, N Là nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào. các nguyên tố đa lượng Ca, K, Na, S, Mg, P, Có trong thành phần chất hữu cơ. các nguyên tố vi lượng I, Cu, Zn, Fe Thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều enzim. Đáp án phiếu học tập số 2 Loại Cacbohiđrat Cấu trúc Ví dụ Vai trò đối với tế bào và cơ thể. Đường đơn 1 đơn phân chứa 3-> 7 nguyên tử cacbon Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ trực tiếp cung cấp năng lượng. Đường đôi 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicozit. Saccarôzơ, lactôzơ, mantôzơ( đường mạch nha) dự trữ năng lượng Đường đa nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau. Glicogen, tinh bột, xenlulozơ, kitin - dự trữ năng lượng. - cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Bảng 7(SGVNC) Tỉ lệ các nguyên tố hóa học cấu tạo nên vỏ Trái Đất Nguyên tố O C H N Ca P K S Na Cl Mg %m vỏ Trái đất 46,6 0,03 0,14 Vi lượng 3,6 0,07 2,6 0,03 2,8 0,01 2,1 %m cơ 65 18,5 9,5 3,3 1,5 1,0 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 Trang 7 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên thể người TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảng 1: Đặc tính và vai trò của nước đối với cơ thể Đặc tính Ví dụ về tầm quan trọng sinh học Tỉ trọng Khi di chuyển nước làm giá đỡ tốt cho các cơ thể sống ở nước. Sức căng bề mặt Màng mặt thoáng vững chắc cho phép các cơ thể nhỏ bám vào bên trên hoặc treo bên dưới màng. Mao dẫn Vì phân tử nước có tính phân cực nên các phân tử nước liên kết với nhau bám vào nhiều loại bề mặt, do đó nước có thể đi vào các khoảng không gian nhỏ bé( như khoảng gian bào), thậm chí thắng cả trọng lực. Hiện tượng đó gọi là sự mao dẫn, có vai trò vận chuyển trong các mạch dẫn của cây. Tính chịu nén Nước không thể nén được. điều đó quan trọng trong các hệ vận chuyển và là phương thức nâng đỡ cho các cơ thể có bộ xương" thủy tĩnh". Nhiệt dung đặc trưng Nhiệt dung lớn của nước có nghĩa là cơ thể lấy nhiệt và mất nhiệt chậm chạp, điều này có lợi cho việc điều hòa nhiệt của cơ thể. Nhiệt bay hơi Nhiệt lượng bay hơi lớn cho phép làm mát cơ thể nhanh chóng( thoát nước ở lá, bay mồ hôi). Tính dẫn điện Các ion hòa tan trong bào tương làm cho chất tế bào dẫn điện tốt( truyền xung thần kinh. Bảng 2. Vai trò của một số nguyên tố khoáng trong cơ thể( con người) Nguyên tố Ion phổ biến Vai trò trong cơ thể con người Canxi Ca 2+ Xương chứa một lượng lớn phôtphat canxi. Các ion canxi rất cần cho sự ổn định của màng tế bào, tham gia vào quá trình co cơ và đông máu. Photpho PO 4 3- Tạo xương, là thành phần của nhiều phân tử hữu cơ, ADN, ARN, ATP. Kali Natri Clo K + Na + Cl - Các ion này giữ vai trò quan trọng trong cân bằng điện tích của các dịch lỏng trong cơ thể. Lưu huỳnh Thường nằm trong các phân tử hữu cơ Cầu nối đisunphit, rất quan trọng trong cấu trúc protein. Magiê Mg 2+ Cofactor của enzim, tham gia vào quá trình dẫn truyền các xung thần kinh. sắt Fe 2+ , Fe 3+ Thành phần của phân tử hemoglobin và xitocrom. Iôt I - Thành phần của hoocmon tiroxin. Đồng Mangan Kẽm Cu 2+ Mn 2+ Zn 2+ Những nguyên tố vết, thường là cofactor của enzim. Ví dụ Cu 2+ là cofactor của xitocrom ôxidaza. Trang 8 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên BÀI TẬP VỀ NHÀ: Nghiên cứu mục II SGK trang 31,32 Phiếu học tập: Phân biệt các loại lipit Các loại lipit Cấu tạo Vai trò Mỡ động vật thực vật Photpholipit Steroit Sắc tố và vitamin Trang 9 . Liên Phiếu học tập số 1: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền các nguyên tố hóa học và vai trò của chúng vào ô trống cho phù hợp Nhóm Các nguyên tố xây dựng nên tế bào Vai trò đối với tế bào và cơ thể các. 1 Nhóm Các nguyên tố xây dựng nên tế bào Vai trò đối với tế bào và cơ thể các nguyên tố chủ yếu C, H,O, N Là nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào. các nguyên tố đa. hợp lí: phải ăn các món ăn sao cho đa dạng để bổ sung đầy đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng trong cơ thể. - các nguyên tố đa lượng - các nguyên tố vi lượng ( nội dung của phiếu học tập số 1) Hoạt