Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
107,31 KB
Nội dung
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc của đề tài PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG 1.1. Khái niệm biểu tượng 1.2. Biểu tượng văn hoá 1.3. Phân biệt hình ảnh và biểu tượng 1.4. Tác giả Mai Văn Phấn 1.4.1. Tác giả Mai Văn Phấn 1.4.2. Tập thơ “ Vừa sinh ra ở đó” Chương 2: BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN 2.1. Biểu tượng ánh sáng, ngọn lửa, ban mai trong thơ Mai Văn Phấn 2.1.1. Ý nghĩa gốc của các biểu tượng trong từ điển 2.1.2. Khảo sát ý nghĩa của biểu tượng trong một số bài thơ 2.2 Biểu tượng nước trong thơ Mai Văn Phấn 2.2.1. Ý nghĩa gốc của biểu tượng trong từ điển 2.2.2. Khảo sát ý nghĩa của biểu tượng trong một số bài thơ 2.3 Biểu tượng đá 2.3.1. Ý nghĩa gốc của biểu tượng trong từ điển 2.3.2. Khảo sát ý nghĩa của biểu tượng trong một số bài thơ 2.4. Bóng tối 2.4.1. Ý nghĩa gốc của biểu tượng trong từ điển 2.4.2. Khảo sát ý nghĩa của biểu tượng bóng tối trong một số bài thơ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Mai Văn Phấn là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại. Hành trình sáng tạo của ông là một hành trình dài với những nỗ lực cách tân không ngừng nghỉ. Đặc biệt trong mười năm trở lại đây ông đã tạo nên diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam và được bạn bè trong nước và thế giới đón nhận nồng nhiệt. 1.2. Theo dõi hành trình sáng tạo của Mai Văn Phấn chúng ta có thể thấy từ những cầu kì cách tân về hình thức, thơ của ông ngày càng giản đơn nhưng lại chứa đựng những chiều sâu triết học đầy nhân văn. Cũng bởi vậy mà các tập thơ của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Đặc biệt là tập “Ra vườn chùa xem cắt cỏ” trờ thành 1 trong 3 tập thơ Châu Á bán chạy nhất trên mạng thông tin điện tử đa quốc gia Amazon.com. Có thể nói thơ ông đang góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của nghệ thuật Việt Nam ra thế giới 1.3. Đọc thơ Mai Văn Phấn, chúng ta thấy ông vận dụng một cách tối ưu các thủ pháp của thơ ca phương Tây như: phá vỡ trật tự câu thơ, nhịp, vần thông thường kết hợp với việc nâng cao giá trị các biểu tượng, mở rộng trường nghĩa các biểu tượng và tạo nên các “khoảng trống” trong bài thơ của mình. Những hình ảnh bên cạnh những “khoảng trống” ấy không dễ đọc chút nào. Để góp phần tìm kiếm một cách đọc thích hợp đối với thơ ca đương đại mà cụ thể là thơ Mai Văn Phấn, chúng tôi thực hiện đề tài Biểu tượng văn hóa trong thơ Mai Văn Phấn. 2. Lịch sử vấn đề. Với những hình ảnh, ngôn từ mới lạ, đặc sắc, thơ Mai Văn Phấn đã chiếm giữ được vị trí trong trái tim bạn đọc đồng thời nó cũng mang lại một vẻ đẹp, sắc màu tươi mới cho thơ ca Việt Nam. Đọc thơ ông chúng ta thấy hiện lên một sự cách tân, đột phá. Vẫn những hình ảnh thơ quen thuộc ấy nhưng gần như chúng ta cảm thấy khó tiếp cận, khó hiểu. Nó không còn là một văn bản thơ thuần túy đã có sẵn nội dung cho mình mà nó là một văn bản mở để người đọc có thể suy nghĩ, nghiền ngẫm. Chính sự đột phá, sự cách tân và nét đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật ấy, nên ngay khi Mai Văn Phấn vừa cho xuất hiện trên thi đàn “những đứa con tinh thần của mình” thì đã được rất nhiều nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm. Vũ Thị Thảo trong “Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn” đã chỉ ra bốn đặc điểm nghệ thuật trong thơ ông. Thứ nhất, đọc thơ Mai Văn Phấn là đọc một thế giới nghệ thuật khá đặc thù, được kiến tạo theo những nguyên tắc và phương tiện không hề quen thuộc. Thứ hai thơ ông là một sự chuyển động liên tục với những tìm tòi thi pháp đa dạng, đó là một hành trình luôn có sự cách tân, tìm tòi, có ý thức học hỏi những nền thơ lớn trên thế giới đặc biệt là thơ Âu- Mỹ hiện đại. Thứ ba thơ ông được chi phối bởi một nhãn quan nhân sinh- thẩm mỹ khá đặc biệt. Thứ tư thơ ông đặc biệt chú ý đến tiếng nói của trực giác, vô thức, tâm linh trong sáng tạo. Đồng thời người nghiên cứu cũng chỉ ra được cách thức tổ chức thế giới nghệ thuật ấy. Nguyễn Nhật Huy trong “Những biểu tượng thức giấc trong thơ Mai Văn Phấn” đã đưa ra cách nhìn của mình về vấn đề đọc thơ Mai Văn Phấn dưới góc nhìn liên văn bản, để góp phần làm rõ dấu ấn hậu hiện đại trong thơ ông. Trước hết người viết đối chiếu các biểu tượng trong thơ Mai Văn Phấn với biểu tượng gốc, sau đó mới đi tìm sự sáng tạo trong các biểu tượng phái sinh qua bài thơ “Đêm của em”. PGS.TS Văn Giá trong “Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn khác biệt và thành công” nhận định: “ Trong rất nhiều thi ảnh bề bộn ở thơ Mai Văn Phấn, có ba hình ảnh chụm nhất, cô đọng nhất nên trở thành tiêu biểu nhất. Đất đai, ánh sáng và Người tình (được gọi là Em). Cả ba hình ảnh này đều nằm trong sự quy chiếu của lẽ phồn sinh và hóa sinh bất định với tất cả sự sống động của chúng”. [ 8, 534] Nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế lại khai thác thơ Mai Văn Phấn với các ý tưởng và các triết lý nhân sinh thông qua hình ảnh của cây cỏ: “Qua hình ảnh ngọn cỏ, Mai Văn Phấn tung hoành thể hiện các ý tưởng và các triết lý nhân sinh bằng nhiều thủ pháp, tu từ, ẩn dụ, so sánh thị giác, cảm giác…. Và hoàn toàn làm chủ các kỹ thuật đó trong việc khai triển Thi pháp của từng trường đoạn sáng tác mà vẫn giữ được sự thuần cảm để dẫn đến một sắc thái tự nhiên như cỏ” [8, 373] Trong khi nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên trong “ Ban mai và ngọn lửa”, Báo hải quan thì lại tìm thấy trong thơ Mai Văn Phấn rất nhiều những ban mai và ngọn lửa: “Thơ Mai Văn Phấn rất nhiều những ban mai. Cái nguyên sơ trong trẻo của buổi đầu ngày, khi bóng đêm qua ánh sáng tới, mang ý nghĩa khải thị, hồi sinh. (…) Có ban mai là có ánh sáng. Ánh sáng chống lại sự quên lãng, sự chôn vùi, sự tàn úa. Ánh sáng thức dậy những vùng nhớ, những trăn trở, những tìm kiếm. Con đường thơ của Mai Văn Phấn là hành trình đi tới ban mai”. [13, 39] Thơ Mai Văn Phấn đã được các nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá rất cao. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã mạnh dạn khẳng định rằng: “ Nếu có nhà thơ nào đó đang lặng lẽ luôn tự đổi mới thơ mình và phá vỡ các nhịp điệu mòn cũ trong các thể nghiệm thơ hôm nay, theo tôi, người đó phải là Mai Văn Phấn. Từ trữ - tình – cổ - điển, anh “bay” thẳng một mạch vào hậu- hiện- đại, rồi từ đó “ lao” vào vòng xoáy đầy ấn tượng của thơ- cách- tân”. PGS. TS Hồ Thế Hà trong bài viết “Thơ tạo sinh nghĩa Mai Văn Phấn” đã có một cách tiếp cận khá mới mẻ từ thế giới hình tượng và ngôn ngữ thơ Mai Văn Phấn. Tác giả này cho rằng: “Mai Văn Phấn đang xóa nhòa ranh giới giữa văn xuôi và thi ca mà vẫn được gọi là ngôn ngữ thi ca, nghĩa là anh luôn thay đổi hệ ngôn từ để chúng làm tiền trạm cho cảm xúc và suy nghĩ của mình để không trở nên xa lạ với mọi người [8, 227] Mặc dù đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, khảo sát thơ Mai Văn Phấn nhưng vấn đề biểu tượng trong thơ ông vẫn chưa thật sự được sáng tỏ. Đề tài “Biểu tượng văn hóa trong thơ Mai Văn Phấn” mạnh dạn đưa ra một cách đọc mới đối với thơ ca đương đại. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu những biểu tượng trong thơ Mai Văn Phấn. - Nhận xét, đánh giá vai trò, tác dụng của những biểu tượng đó. - Nâng cao kỹ năng cảm thụ văn chương. 4. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tổng hợp những vấn đề lý luận chung về biểu tượng - Tìm hiểu biểu tượng trong thơ Mai Văn Phấn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng mà người nghiên cứu hướng tới là thơ Mai Văn Phấn. Tuy nhiên với đề tài này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu trong những tác phẩm hướng tới việc làm sáng rõ nội dung của đề tài. Đó là tập thơ “Vừa sinh ra ở đó” và “Thơ tuyển Mai Văn Phấn cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn”. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp liên văn hóa. - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp, khái quát. 6. Cấu trúc của đề tài. Đề tài bố cục thành ba phần chính: Mở đầu, nội dung, kết luận. Trong đó phần nội dung gồm hai chương: Chương 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về biểu tượng. Chương 2: Biểu tượng trong thơ Mai Văn Phấn. Ngoài ra đề tài còn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG 1.1. Khái niệm biểu tượng. Nội dung trọng tâm mà đề tài hướng tới là biểu tượng trong thơ Mai Văn Phấn. Đề tài sẽ tập chung làm sáng tỏ những biểu tượng xuất hiện với tần số cao và vai trò của nó. Để làm sáng rõ được điều đó trước hết ta phải hiểu được khái niệm biểu tượng. Biểu tượng là một khái niệm đang được đẩy mạnh nghiên cứu trên thế giới bởi đến nay khái niệm biểu tượng vẫn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều bí ẩn. Thực tế đã khẳng định biểu tượng phát triển cùng quá trình tiến hoá của nhân loại. Khởi nguyên của biểu tượng (Symbole) là một vật được cắt làm đôi. Hai người mỗi bên giữ một phần sau một thời gian dài gặp lại hai mảnh vỡ sẽ được ghép lại với nhau để nhận ra mối quan hệ khi xưa. Bằng lối loạn suy, biểu tượng được hiểu là sự quy ước, một dấu hiệu, một tín hiệu…có ý nghĩa biểu trưng. Biểu tượng được chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa đựng ý tưởng phân ly và tái hợp, gợi lên ý tưởng về một cộng đồng bị chia tách và hợp thành. Biểu tượng đôi lúc rất cụ thể song cũng có thể là những thứ rất trừu tượng. Trong Tiếng Anh biểu tượng được viết bằng chữ “symbol”. Thuật ngữ “symbol” được bắt nguồn từ Hi Lạp “Symbolon” có nghĩa là ký hiệu, lời nói, dấu hiệu, triệu chứng…Cũng có thuyết cho rằng symbol bắt nguồn từ động từ Hi Lạp “Symballo” có nghĩa là “ném vào một vị trí”, “liên kết”, “suy nghĩ về”… Biểu tượng trong tiếng Hán: “Biểu” có nghĩa là: “bày ra”, “trình bày”, “dấu hiệu”, để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. “Tượng” có nghĩa là “hình tượng”. Biểu tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng. Vấn đề biểu tượng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Và ở mỗi nước, mỗi khu vực họ lại đưa ra những khái niệm khác nhau về biểu tượng. Cụ thể: Ở trong nước: Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên): Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt. Theo từ điển của Vũ Dũng- NXB KHXH - 2000, "Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai." Theo từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi): “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt”. [6, 23] Theo TS Nguyễn Văn Hậu: Biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ - ký hiệu tượng trưng của văn hoá. Nó được sáng tạo nhờ vào năng lực “tượng trưng hoá” của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó. Biểu tượng được xem là “tế bào” cuả văn hóa và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu tiên của nhân loại. Nó quy định mọi hành vi ứng xử và giao tiếp của con người đồng thời liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt. Ở các nước khác: Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng: “Tự bản chất của biểu tượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm. Nó giống như một mũi tên bay mà không bay đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng”. Hay nói như Georges Gurvitch: “Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu và che giấu mà tiết lộ”. Theo quan niệm của Freud: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng”. [...]... văn chương…Kết quả nghiên cứu của chương I sẽ là cơ sở để chúng tôi triển khai và phân tích chương II của đề tài này Chương BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN 2 2.1 Biểu tượng ánh sáng, ngọn lửa, ban mai trong thơ Mai Văn Phấn Ba biểu tượng ánh sáng, ngọn lửa, ban mai cùng một trường nghĩa nên chúng tôi xếp trong cùng một mục để tiện cho việc khảo sát Khảo sát tần số lặp lại của các biểu tượng này trong. .. trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Phân tâm học, Ngôn ngữ học, Xã hội học, Triết học và cả Văn học 1.2 Biểu tượng văn hoá Để hiểu được biểu tượng văn hóa trước hết ta phải hiểu thế nào là văn hóa Văn hoá là một khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người Hiện có rất nhiều định nghĩa về văn hoá, mỗi... 2.1.2.3 Ban mai Trong từ điển biểu tượng văn hóa thế giới “ ban mai tượng trưng cho thời gian khi còn trong sạch, đồng thời nó cũng tượng trưng cho sự hứa hẹn Đây là biểu tượng được Mai Văn Phấn sử dụng với tần số khá nhiều: 50 lần (xem phần phụ lục) Dưới đây là sự khảo sát trong một số bài thơ để xem liệu rằng biểu tượng còn giữ nguyên ý nghĩa hay có sự thay đổi “Ta gần nhau thêm Trước khi ban mai trong. .. thơ Như ta biết biểu tượng được nhà thơ sử dụng để làm nổi bật nội dung bài thơ Nhưng đồng thời toàn bộ chỉnh thể bài thơ với những câu chữ, hình ảnh cũng tác động ngược trở lại để làm rõ biểu tượng Qua phân tích các biểu tượng chúng ta cũng phần nào thấy được tài năng của Mai Văn Phấn Tài năng ấy thể hiện ở việc tác giả sử dụng linh hoạt ý nghĩa của biểu tượng Cùng một biểu tượng nhưng ở mỗi bài thơ. .. ( thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2003) + Hôm sau ( thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2009) + Và đột nhiên gió thổi ( thơ, Nxb Văn học, 2009) + Bầu trời không mái che ( thơ, Nxb Hội Nhà văn, 2010) + Thơ tuyển Mai Văn Phấn ( thơ cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, Nxb Hội Nhà văn, 2011) + Hoa + Vừa giấu sinh mặt ( ra ở thơ, Nxb Hội Nhà đó (thơ, Nxb Hội Nhà văn, văn, 2012) 2013) Lao động nghệ thuật bền bỉ và mê mải của Mai. .. Phấn 1.4.1 Tác giả Mai Văn Phấn Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955, quê gốc Ninh Bình, định cư tại Hải Phòng hơn 20 năm Ông có 10 tập thơ, 1 trường ca, tiêu biểu là Đột nhiên gió thổi, Bầu trời không mái che ( 2009- 2010), thơ tuyển Mai Văn Phấn ,là một trong những cây bút trung niên đang độ sung sức với nỗ lực không ngừng ham muốn đổi mới thơ Dẫu Mai Văn Phấn chẳng sinh ra ở đây, nhưng trong chàng thi... lỗi trong con người Trong giới hạn của đề tài này thì chúng tôi chỉ khảo sát biểu tượng ánh sáng qua một số bài thơ tiêu biểu của tác giả Mai Văn Phấn Qua đó ta thấy: từ ý nghĩa gốc của biểu tượng ánh sáng trong “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” khi đến với tác giả đã có sự biến đổi sâu sắc, đặc biệt là khi đến với người đọc Có những trường hợp ánh sáng giữ nguyên ý nghĩa gốc của mình như trong. .. vị trí của biểu tượng trong một số bài thơ 2.1.2.1 Ánh sáng Ở phần trên, chúng tôi đã làm rõ ý nghĩa của các biểu tượng trong từ điển, trong đó có biểu tượng ánh sáng Vậy ánh sáng mà tác giả Mai Văn Phấn sử dụng trong tác phẩm của mình có mang những ý nghĩa nội hàm như vậy hay không? Để làm sáng tỏ điều đó ta phải vào sâu bên trong tác phẩm để phân tích những tầng ý nghĩa ẩn chứa trong biểu tượng Qua... hiện diện trong thơ Mai Văn Phấn Mai Văn Phấn đã đạt được một số giải thưởng văn học trong nước Ông đã xuất bản 21 tác phẩm, trong đó 10 tác phẩm tái bản hoặc tái bản nhiều lần có bổ sung bản Anh ngữ, Pháp ngữ hoặc Abani ngữ: + Giọt nắng ( thơ, Hội Liên hiệp VHNT TP Hải Phòng, 1992) + Gọi xanh ( thơ, Nxb Hội Nhà văn, 1995) + Cầu nguyện ban mai ( thơ, Nxb Hải Phòng, 1997) + Nghi lễ nhận tên ( thơ, Nxb... định nghĩa khác nhau về biểu tượng Tiêu biểu là các định nghĩa của các nhà nghiên cứu Piere Emmanuel, C.G.Jung, Trần Lê Bảo…Một số ngành khoa học cũng hình thành những khái niệm riêng về biểu tượng như Triết học, Tân lí học, Xã hội học mà chúng tôi thống kê ở trên Dù đứng trên những quan điểm và lập trường khác nhau nhưng chúng ta vẫn tìm được điểm chung của biểu tượng Biểu tượng là những hình ảnh . bài viết, công trình nghiên cứu, khảo sát thơ Mai Văn Phấn nhưng vấn đề biểu tượng trong thơ ông vẫn chưa thật sự được sáng tỏ. Đề tài Biểu tượng văn hóa trong thơ Mai Văn Phấn mạnh dạn đưa. 2: BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN 2.1. Biểu tượng ánh sáng, ngọn lửa, ban mai trong thơ Mai Văn Phấn 2.1.1. Ý nghĩa gốc của các biểu tượng trong từ điển 2.1.2. Khảo sát ý nghĩa của biểu tượng. và đối tượng nghiên cứu. 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tổng hợp những vấn đề lý luận chung về biểu tượng - Tìm hiểu biểu tượng trong thơ Mai Văn Phấn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng