1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Têểu luận hệ thống chính trị nước pháp thực trạng và giá trị tham khảo

27 2,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 242,5 KB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC ******** TIỂU LUẬN Môn: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PHÁP THỰC TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO Người hướng dẫn: GS.TS DƯƠNG XUÂN NGỌC Học viên thực hiện : ĐỖ THỊ MAI PHƯƠNG Lớp: CAO HỌC CHÍNH TRỊ HỌC K20 HÀ NỘI, 2014 MỤC LỤC Chương 2 11 hỆ thỐng chính trỊ pháp - thỰc trẠng 11 và giÁ TRỊ THAM KHẢO 11 1. Khái quát chung về nước Pháp 11 C. KẾt luẬn 25 tài liỆu tham khẢo 27 2 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn gốc và bản chất của một nhà nước bắt nguồn từ bản chất chính trị của chế độ xã hội dưới sự lãnh đạo của một chính đảng. Dưới chế độ tư bản, nhà nước sẽ mang bản chất tư sản, còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì nhà nước mang bản chất của giai cấp vô sản. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, Đảng nào cầm quyền sẽ đứng ra lập Chính phủ và đưa người của đảng mình vào các vị trí trong Chính phủ. Các thành viên của Chính phủ là các nhà chính trị. Nền hành chính được tổ chức và vận hành dưới sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, vì vậy dù muốn hay không, nền hành chính phải lệ thuộc vào hệ thống chính trị, phải phục tùng sự lãnh đạo của đảng cầm quyền. Mặc dù lệ thuộc vào chính trị, song nền hành chính cũng có tính độc lập tương đối về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính. Ở nước ta, nền hành chính nhà nước mang đầy đủ bản chất của một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" dựa trên nền tảng của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nằm trong hệ thống chính trị, có hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò tham gia và giám sát hoạt động của Nhà nước, mà trọng tâm là nền hành chính. Với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước, nền hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định pháp luật, đồng thời yêu cầu mọi công dân và tổ chức trong xã hội phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính là một trong những điều kiện để xây dựng Nhà nước chính quy, hiện đại, trong đó bộ máy hành pháp hoạt động có kỷ luật, kỷ cương. Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, công chức phải nắm vững qui định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng chức năng và thẩm quyền trong thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, công chức cần chú trọng vào việc nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực thi để phục vụ nhân dân. Tính pháp quyền của nền hành chính được thể hiện trên 3 cả hai phương diện là quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là, một mặt các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng luật pháp là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối tượng quản lý; mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước cũng như công chức phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật chứ không được tự do, tuỳ tiện vượt lên trên hay đứng ngoài pháp luật, nước Pháp cũng không ngoại lệ. Với đề tài tiểu luận “ Hệ thống chính trị Pháp- Thực trạng và giá trị tham khảo”sẽ làm rõ hơn vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị Pháp, trong đó có tập bài giảng của Khoa Chính trị học và các cuốn sách của các viết về thể chế chính trị thế giới đương đại. Đó là nguồn tài liệu quý giúp các học viên nghiên cứu đề tài này trong môn học Hệ thống chính trị thế giới đương đại, cụ thể là hệ thống chính trị nước Pháp một cách tổng quan, toàn diện để có sự chắt lọc những giá trị tiến bộ phù hợp với xu thế thời đại. 3. Mục đích, nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn đánh giá đúng thực trạng của Hệ thống chính trị nước Pháp. Đề tài làm rõ hơn các yếu tố tác động, giá trị tham khảo và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá các kiến thức lí luận về tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị nước Pháp nói riêng. Đánh giá một cách khách quan thực trạng và những giá trị nổi bật của hệ thống chính trị nước Pháp. Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước Pháp 4 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, đánh giá một cách khái quát tổng thể thực trạng hoạt động của hệ thống chính trị nước Pháp. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1 Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng hệ thống chính trị nước Pháp là gì? Giá trị ra sao? 5.2 Giả thuyết nghiên cứu: Thực trang hệ thống chính trị Pháp, những giá trị cần tham khảo trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam, góp phần xây dựng một hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giải quyết tốt các vấn đề chính trị, xã hội và văn hoá địa phương, đảm bảo được lợi ích cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống nhân dân càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị 6.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu, trình bày trên cơ sở quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích - Tổng hợp; Logíc - Lịch sử; thống kê, so sánh, v.v. 7. Điểm mới về khoa học Góp phần làm rõ thêm về hệ thống chính trị cũng như cấu trúc, đặc điểm của hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị nước Pháp nói riêng. Đưa ra những giá trị tham khảo trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam. 8. Kết cấu nghiên cứu gồm 2 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị Chương II: Hệ thống chính trị Pháp- Thực trạng và giá trị tham khảo 5 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Một số vấn đề lý luận chung 1.1.Quá trình hình thành thuật ngữ hệ thống chính trị Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản: “Dân chủ, giành lấy chính quyền”, Mác- Ăng ghen chưa đưa ra quan điểm hay nói gì về hệ thống chính trị. Trong bức thư Mác gửi Vây đơ maye có đề cập đến Chuyên chính vô sản V.I.Lênin sử dụng thuật ngữ "Hệ thống chuyên chính vô sản" trong bài diễn văn tại phiên họp liên tịch giữa các đảng viên Đảng cộng sản (b) Nga dự Đại hội VIII các Xô-viết, các đảng viên trong Hội đồng Trung ương các công đoàn toàn Nga và các công đoàn thành phố Mát-xcơ-va ngày 30-12-1920. Người viết: "Trong hệ thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí ở giữa Đảng và chính quyền Nhà nước, nếu ta có thể nói như vậy được." 1.2 Khái niệm, cấu trúc hệ thống chính trị 1.2.1 Khái niệm Khái niệm chính trị: Theo tiếng Hy Lạp: Chính trị “Politica” là công việc của nhà nước Theo Lênin: Chính trị được thể hiện nhiều hình thức, cấp độ: vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật; là việc tổ chức nhà nước có tính kinh tế… Khái quát: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia, các lực lượng xã hội xoay quanh vấn đề giành, giữ, tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực chính trị, mà cơ bản nhất là quyền lực nhà nước. Chính trị được thể hiện trên 4 phương diện: Thứ nhất: Tư tưởng, lý luận (phương diện khoa học) Thứ hai: Quan điểm, chủ trương, chính sách và thể chế chính trị, hệ thống chính trị (phương diện chính trị- tổ chức) Thứ ba: Các hoạt động, các quan hệ chính trị( phương diện hoạt động thực tiễn ) 6 Thứ tư: Văn hóa chính trị (giá trị). Khái niệm hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị là một hệ thống các tổ chức chính trị hợp pháp bao gồm: nhà nước, các đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, cùng các quan hệ ràng buộc, gắn kết các tổ chức đó thành một chỉnh thể để tác động vào các quá trình của đời sống xã hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền 1.2.2 Cấu trúc hệ thống chính trị Cấu trúc hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa(XHCN): Đảng Cộng sản; Nhà nước pháp quyền XHCN; các tổ chức chính trị- xã hội Cấu trúc hệ thống chính trị Tư bản chủ nghĩa(TBCN): Đảng chính trị; Nhà nước; Nhóm lợi ích; Truyền thông; Tổ chức bầu cử 1.3 Các nguyên tắc và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị 1.3.1 Các nguyên tắc vận hành hệ thống chính trị Khái niệm nguyên tắc: Điều cơ bản được qui định để làm cơ sở cho các quan hệ xã hội. (Điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động) 1.3.1.1 Hệ thống chính trị TBCN Luật pháp là tối thượng, tất cả đều thượng tôn pháp luật Đa nguyên, đa đảng Quyền lực là có giới hạn và bị kiểm soát Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập Bảo vệ quyền lực của giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa Bảo vệ lợi ích của giai cấp và dân tộc tư sản 1.3.1.2 Hệ thống chính trị XHCN- Việt Nam Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn (thông qua bầu cử tự do, bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và kín) Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội. 7 Nguyên tắc Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thống chính trị. Nguyên tắc Quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không thể phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. 1.3.2 Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị Từ "cơ chế" ,mécanisme là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện". Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý. 1.3.2.1 Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị TBCN Thượng tôn pháp luật Đa đảng chính trị Chính phủ trong bóng tối 1.3.2.2 Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị XHCN- Việt Nam: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ 2. Hệ thống chính trị thế giới đương đại 2.1.Cơ cấu tổ chức 2.1.1 Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Đặc trưng cơ bản của nhà nước: • Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng chế, quản lí những công việc chung của xã hội. 8 • Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. • Nhà nước có chủ quyền quốc gia. • Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật. • Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế. Vai trò của nhà nước: • Ban hành pháp luật và văn bản dưới luật • Ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết, điều phối các chính sách kinh tế - xã hội • Đầu tư, cung cấp sản phẩm, dịch vụ xã hội cơ bản (cấp phép, kiểm dịch, kiểm định, giám sát, kiểm tra, v.v ) • Giải quyết các vấn đề xã hội (An sinh xã hội.) • Bảo vệ môi trường, giao thông, phòng chống thiên tai, bão lụt, v.v Bộ máy nhà nước: • Hệ thống các cơ quan lập pháp là các cơ quan quyền lực Nhà nước, bao gồm Quốc hội (hoặc Nghị viện) và các hội đồng địa phương. • Hệ thống các cơ quan hành pháp là các cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm Chính phủ (hay Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương. • Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử (các hệ thống Tòa án) và các cơ quan kiểm sát (ở các nước XHCN). Hình thức nhà nước (Chính thể:) Nhà nước quân chủ: • Nhà nước quân chủ tuyệt đối • Nhà nước quân chủ hạn chế: ( Nhà nước quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị) Nhà nước cộng hòa: • Nhà nước cộng hòa quí tộc: cơ quan đại diện là do tầng lớp quý tộc bầu ra. 9 • Nhà nước cộng hòa dân chủ: cơ quan đại diện là do nhân dân bầu ra. Hình thức này lại chia làm 3 loại: Cộng hòa đại nghị; Cộng hòa Tổng thống; Cộng hòa lưỡng tính Hình thức nhà nước (Cấu trúc): Đơn nhất, Liên bang; Liên hiệp 2.1.2 Hệ thống đảng chính trị 2.1.2.1 Hệ thống đơn đảng: Cu Ba (Đảng Cộng sản Cu Ba) Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Đảng lao động Triều tiên) Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Đảng cách mạng nhân dân Lào) 2.1.2.2 Hệ thống đa đảng Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay liên minh với nhau Trên thế giới (tính đến 1/2013) có tất cả 117 quốc gia và vùng lãnh thổ đa đảng, trong đó châu Âu với số lượng đông nhất, 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. 2.1.3 Các tổ chức chính trị- xã hội Tuy theo chế độ chính trị có các tổ chức chính trị- xã hội khác nhau: XHCN như ở Việt Nam có Mặt trận và các tổ chức thành viên Các nước TBCN: Nhóm lợi ích- Nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ; Là những nhóm vận động hành lang hay cửa hậu (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng. Truyền thông- quyền lực thứ tư; Cơ quan bầu cử. 10 [...]...Chương 2 HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PHÁP - THỰC TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO 1 Khái quát chung về nước Pháp Tên nước: Cộng hoà Pháp (Republic of France) Ngày quốc khánh: 14/7/1790 Thủ đô: Paris 1.1 Đặc điểm tự nhiên + Vị trí địa lý: Pháp là một quốc gia nằm ở Tây Âu, giáp với Đại Tây Dương (Vịnh Biscay), và biển Manche giữa Bỉ và Tây Ban Nha, nằm về phía đông nam của Anh Quốc và giáp Địa Trung Hải giữa Italy và Tây... nhiệm về tiêu chuẩn hệ mét 16 3 Hiến pháp nước Pháp- Thực trạng và giá trị tham khảo Hội đồng Hiến pháp là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng hoà thứ V Hội đồng Hiến pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 9 năm và không được tái bổ nhiệm Ba thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm, sáu thành viên còn lại, ba thành viên do Chủ tịch Quốc hội và ba thành viên... giới Pháp đã kết hợp lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng mạnh với hệ thống các cơ sở công nghiệp đa dạng và nguồn lực nông nghiệp lớn Pháp có số lượng lớn các doanh nghiệp có mặt trong số những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong tất cả các lĩnh vực Pháp là nước đứng đầu Châu Âu về sản xuất và xuất khẩu nông sản Hàng năm, Pháp xuất siêu khoảng 6,6 tỷ USD hàng nông sản 2 Chính quyền và chính trị Pháp Hiến pháp. .. số Quốc hội chọn lựa và được Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực thi các đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính phủ Chính phủ xác định và thi hành chính sách quốc gia Chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện Cơ quan tư pháp: Tòa Thượng thẩm tối cao, các Thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm theo... môi trường để nền hành chính có năng lực thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước thực sự có hiệu lực, hiệu quả 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Khoa Chính trị học, HV BC-TT: Hệ thống chính trị TG đương đại (Tập bài giảng), H., 2009 2 Dương Xuân Ngọc- Lưu Văn An (Đồng chủ biên): Thể chế chính trị thế giới đương đại, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003 3 Dương Xuân Ngọc, tiếp tục đổi mới, kiện toàn HTCT nước ta trong giai đoạn... trong Hiến pháp 1958 đã phần nào giúp Pháp có được nền chính trị tương đối ổn định trong suốt 50 năm qua Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giữa các cơ quan quyền lực là lực cản đối với quá trình hướng tới dân chủ Chính vì vậy, bảo đảm cơ chế cân bằng, kiềm chế và đối trọng giữa cơ quan hành pháp và lập pháp là mục tiêu lớn nhất của lần sửa đổi Hiến pháp này Nếu Hiến pháp 1958 trao cho Tổng thống những... người đã xác lập việc cải cách hiến pháp là một trong những cam kết quan trọng nhất khi vận động tranh cử 24 C KẾT LUẬN Các yếu tố cấu thành năng lực của nền hành chính nhà nước gồm: Hệ thống tổ chức hành chính được thiết lập trên cơ sở phân định rành mạch chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ thống hành chính; Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính được ban hành có căn cứ khoa... Năng lực của nền hành chính nhà nước phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố trên Năng lực của nền hành chính nhà nước quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý của một nhà nước Hiệu lực, hiệu quả vừa thể hiện vừa là thước đo, tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của nền hành chính nhà nước Giữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính có mối quan hệ biện chứng Hoạt động quản lý hành chính trước hết phải... Nếu Hiến pháp 1958 đánh dấu bước ngoặt trong cơ cấu quyền lực theo hướng nghiêng về Chính phủ, thì dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2008 hứa hẹn mở ra một giai đoạn mới, ở đó quyền lực giữa cơ quan hành pháp và lập pháp được cân bằng Cơ cấu quyền lực ở Pháp hiện nay được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp năm 1958 và được gọi là nền Cộng hòa Thứ V Bản Hiến pháp này ra đời trong bối cảnh nền chính trị Pháp vừa... Những thế hệ sau của ông, các triều đại Capetian, Valois và Bourbon dần thống nhất đất nước thông qua hàng loạt các cuộc chiến tranh và những vụ thừa kế đất đai Chế độ phong kiến phát triển đỉnh điểm ở thế kỷ 17 thời vua Louis XIV Ở giai đoạn này Pháp có dân số đông nhất Châu Âu (xem Nhân khẩu Pháp) và có ảnh hưởng to lớn tới chính trị, 12 kinh tế và văn hóa Châu Âu Tới cuối thời kỳ này, Pháp đóng . vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị Chương II: Hệ thống chính trị Pháp- Thực trạng và giá trị tham khảo 5 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Một. hóa chính trị (giá trị) . Khái niệm hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị là một hệ thống các tổ chức chính trị hợp pháp bao gồm: nhà nước, các đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội,. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC ******** TIỂU LUẬN Môn: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PHÁP THỰC TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO Người hướng

Ngày đăng: 27/05/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w