Đắk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên được thành lập từ năm 2004. Đắk Nông nằm ở phía Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính: gồm 1 thị xã và 7 huyện. Thị xã Gia Nghĩa được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ Việt Nam. Đây là thị xã duy nhất của tỉnh Đăk Nông. Cùng với kiến thức về bản đồ học nói chung và bản địa hình nói riêng, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Ngọc Ánh, ta thấy được vị trí quan trọng của thị xã Gia Nghĩa, mảnh bản đồ D-48-96-C đã thể hiện khái quát được điều đó. 1 II. Nội dung 1. Cơ sở lý luận Cơ sở lí luận để nghiên cứu mảnh bản đồ D-48-96-C là bản đồ học đại cương, bản đồ địa hình, ngôn ngữ trong bản đồ địa hình và các cách khai thác thông tin từ bản đồ địa hình. 1.1 Bản đồ đại cương - Theo K.A.Xalisev, bản đồ học là khoa học nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp và liên kết giữa các sự vật hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội bằng các mô hình kí hiệu tượng trưng đặc biệt. - Đối tượng của bản đồ học là không gian cụ thể của các đối tượng và hiện tượng thực tế khách quan và những biến đổi của chúng theo thời gian. - Nhiệm vụ của bản đồ học là nghiên cứu bản chất của bản đồ học, các phương pháp và các quá trình xậy dựng thành lập bản đồ. Kết hợp với các ngành khoa học khác để tạo ra những sản phẩm mới với những phương pháp mới để tạo ra phương pháp mới phản ánh thực tế khách quan. Nghiên cứu biện pháp phản ánh một cách có hệ thống đầy đủ nội dung, tình trạng và mối quan hệ của các hiện tượng địa lý trên bản đồ. - Mô hình cấu trúc trong bản đồ bao gồm bản đồ học lý thuyết và bản đồ học ứng dụng. - Bản đồ có quan hệ chặt chẽ với các khoa học tự nhiên: toán học, vật lý, thiên văn học và các khoa học về Trái đất. Có quan hệ đặc biệt với Trắc địa học và Địa lý học. 2 1.2 Bản đồ địa hình - Căn cứ vào tính chất của nội dung trong bản đồ, bản đồ địa lý được chia thành 2 nhóm: Bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề. - Bản đồ địa lý chung thể hiện các đối tượng địa lý phân bố cụ thể trên bề mặt đất bao gồm các hiện tượng tự nhiên - kinh tế - xã hội được thể hiện 1 cách đồng đều không nhấn mạnh ưu tiên đối tượng nào. - Đặc tính cơ bản của bản đồ địa lý chung được quy định bởi tỉ lệ, căn cứ vào tỉ lệ chia thành: + Nhóm bản đồ địa hình + Bản đồ địa hình khái quát + Bản đồ khái quát. - Bản đồ địa hình là loại bản đồ địa lý chung, có tỉ lệ ≤ 1.000.000, là mô hình thu nhỏ của một khu vực bề mặt Trái đất thông qua phép chiếu toán học nhất định có tổng quát hóa và bằng hệ thống kí hiệu phản ánh sự phân bố trạng thái và các mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố cơ bản của địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội với độ chính xác cao. - Tính chất chung của bản đồ địa hình: + Cơ sở toán học: là những yếu tố nhằm đảm bảo độ chính xác của bản đồ, bao gồm phép chiếu, lưới chiếu, các hệ tọa độ, tỉ lệ bản đồ… + Hệ thống kí hiệu bản đồ địa hình: là hình thức biểu thị nội dung, là ngôn ngữ kĩ thuật, phản ánh dung lượng thông tin bản đồ, có tác dụng nhận biết, phân biệt địa vật, biểu hiện được hình dạng, vị trí của địa vật, phản ánh được số lượng, chất lượng và mối quan hệ tương hỗ của địa vật. Các kí hiệu đơn giản, dễ hiểu, gần gũi, đảm bảo tính trực quan, logic. + Tổng quát hóa nội dung: là quá trình thể hiện khái quát hóa các nội dung trên bản đồ địa hình, có sự chi phối của mục đích thành lập bản đồ, hệ thống tỉ lệ, nội dung của bản đồ địa hình, đặc điểm lãnh thổ thành lập bản đồ, khả năng mã hóa của ngôn 3 ngữ bản đồ, nguồn tài liệu, trình độ kinh nghiệm của người khái quát hóa bản đồ, đối tượng sử dụng, khả năng ứng dụng của công nghệ và phương pháp thành lập bản đồ. Bên cạnh đó, bản đồ địa hình còn có những tính chất riêng: + Thống nhất hệ thống tỉ lệ: 1:1.000.000 - 1:100 + Thống nhất một quy phạm thành lập + Sự lựa chọn khái quát hóa nội dung + Hệ thống danh pháp thống nhất + Khả năng tiếp biên + Tính hiện đại và chính xác cao + Sử dụng thống nhất phương pháp thể hiện nội dung, thống nhất gam màu biên tập. - Phân loại bản đồ địa hình (BĐĐH): + Theo tỉ lệ: tỉ lệ lớn: ≥ 1: 25.000 Tỉ lệ trung bình: 1: 50.000-1: 200.000 Tỉ lệ nhỏ: 1: 300.000-1: 1.000.000 + Ở Việt Nam chia thành 3 nhóm: -Nhóm thứ nhất: 1: 5000 và lớn hơn -Nhóm thứ 2: 1: 10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000 -Nhóm thứ 3: 1: 200.000, 1: 500.000, 1:1.000.000 + Theo ý nghĩa sử dụng: - BĐĐH cơ bản - BĐĐH chuyên ngành - Bản đồ nền địa hình - Bản đồ ảnh địa hình 1.3 Ngôn ngữ trong bản đồ địa hình - Sử dụng để phản ánh đối tượng nhận thức và truyền thông tin không gian. - Dạng hình vẽ, kí hiệu gợi cho ta liên tưởng đến đối tượng cần phản ánh. - Bản thân kí hiệu phải chứa trong nó một nội dung nào đó về số lượng, chất lượng, cấu trúc hoặc động lực phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ. 4 - Kí hiệu trên bản đồ cần phản ánh được vị trí của đối tượng trong không gian và vị trí tương quan của nó với các yếu tố khác. - Về nguyên tắc sử dụng, mọi đối tượng đều có thể biểu thị bằng hình vẽ đường biên của nó theo một quy phạm thống nhất. 1.4 Cách cách thức khai thác thông tin từ bản đồ - Đọc bản đồ: là quá trình giải mã kí hiệu, qua biểu hiện bản đồ tạo hình ảnh thực tế khách quan. + Nhìn bao quát bản đồ + Đọc, nhận biết chi tiết và nội dung kí hiệu, quan sát sự phân bố các kí hiệu và chú ý đến những dấu hiệu chất lượng của kí hiệu đó. + Nhớ và tư duy đựơc nội dung, đặc tính của lãnh thổ, liên kết các khái niệm đó với các khái niệm địa lý đã được học. - Suy giải bản đồ: sự tư duy về các thông tin trên bản đồ - Đo đạc bản đồ: là đo diện tích, khoảng cách các đặc tính số lượng của các đối tượng trên bản đồ + Xác định vị trí đối tượng dựa vào lưới tọa độ trên bản đồ. + Tìm các số liệu chỉ dẫn. + Xác định kích thước đối tượng. + Nhận ra đặc điểm mới và xác định các kết quả đo bản đồ để đánh giá chất lượng của bản đồ đó. - So sánh bản đồ. - Mô hình hóa bản đồ. 5 2. Cơ sở thực tiễn - Bản đồ địa hình tỉnh Đăk Nông là cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu thị xã Gia Nghĩa. - Được trang bị bản đồ địa hình Gia Nghĩa ( Đăk Nông ) mảnh: D-48-96-C của Bộ Tài nguyên và môi trường, thành lập năm 2004 tại Nhà xuất bản Bản đồ theo các số liệu: + 1/3 mảnh bản đồ phía Bắc theo bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 25.000 do Tổng cục địa chính xuất bản năm 1988. + 2/3 mảnh bản đồ phía Nam theo bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 50.000 do Tổng cục địa chính xuất bản năm 1999. + Địa giới hành chính được biên chỉnh theo tài liệu 364/CT, tỉ lệ 1: 50.000 cập nhật đến năm 2005. + Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN 2000. - Được trang bị cơ bản kiến thức, kinh nghiệm về bản đồ học, cơ sở toán học, hệ thống kí hiệu và tổng quát hóa bản đồ. - Việc nghiên cứu mảnh bản đồ D-48-96-C không chỉ có ý nghĩa tìm hiểu về thị xã Gia Nghĩa mà còn là bài điều kiện và kiểm tra về nguồn kiến thức đã học. - Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Ngọc Ánh - môn Bản đồ địa hình và đo vẽ địa hình. 3. Khai thác thông tin trên bản đồ địa hình. 3.1 Giới thiệu về tờ bản đồ - Danh pháp: D-48-96-C thể hiện Gia Nghĩa (Đăk Nông). - Giáp cạnh, giáp góc: + phía Bắc: D-48-96-A + phía Nam: C-48-12-A + phía Đông: D-48-95-D + phía Tây: D-48-96-D - Giới hạn: - kinh độ: 107 o 30’Đ – 107 o 45’Đ - vĩ độ: 12 o 00’B - 12 o 15’B. 6 3.2 Cơ sở toán học - Mảnh bản đồ D-48-96-C được thành lập trong hệ VN – 2000 theo phép chiếu UTM quốc tế. - Tỉ lệ: 1: 50.000 với múi 3 o . - Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản là 20 m. - Điểm độ cao: ▲1508m: xA = 795,4 km. yA = 1353,3 km. φA = 107 0 43’55’’. λA = 12 0 13’37’’. 3.3 Nội dung của tờ D-48-96-C Bản đồ địa hình được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nên nội dung của bản đồ địa hình ngày càng phong phú hơn. Theo quan điểm hệ thống với phương pháp phân loại cấu trúc lấy bề mặt đất làm gốc nội dung bản đồ địa hình chia thành 2 nhóm lớn: tự nhiên và kinh tế xã hội. - Tự nhiên bao gồm: - dáng đất, địa hình - thủy văn và các công trình - chất đất và thực vật. - Kinh tế xã hội bao gồm: - dân cư - giao thông - ranh giới, tường rào. - địa vật kinh tế xã hội - điểm khống chế • Tự nhiên: 3.3.1 Dáng đất, địa hình: địa hình nơi đây tương đối cao, trung bình khoảng 1000m, độ dốc địa hình tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông, Đông Bắc với dãy núi Nam Nung có đỉnh Nam Nung cao nhất là 1508m, Nam Chien Đri (1144m)… Những nơi khác có độ cao tương đối trong khoảng từ 700 - 800m. - Thị xã Gia Nghĩa, địa hình cao trung bình khoảng 700- 900m, tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ. 7 - Ở một số thung lũng sông, địa hình thấp hơn với độ cao dưới 500m như Đăk Nông, Đăk R’Tih, Đăk Đrung… - Xét lát cắt từ địa giới Gia Nghĩa - xã Trường Xuân với tọa độ 12 0 4’00’’B - 107 0 10’50’’Đ đến ▲841 với tọa độ 12 0 05’35’’B – 107 0 44’55’’. - Vẽ lát cắt: Tỉ lệ ngang: 1:50.000 Tỉ lệ đứng: 1:1000 - Vẽ khoảng cách giữa 2 đỉnh núi trên bản đồ là 15,5cm. Nhận xét: Từ lát cắt ta có thể thấy: - Nhìn chung bề mặt chia cắt nhỏ, riêng thung lũng sông chia cắt rất mạnh nên rất dốc. - Theo lát cắt thì độ cao thấp dần theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. - Để thể hiện độ cao của địa hình sử dụng phương pháp đường đẳng trị kết hợp phân tầng màu bằng các đường bình độ. - Sử dụng phương pháp kí hiệu điểm để xác định độ cao, ví dụ ▲ từ đó ta biết được tọa độ của điểm. 8 3.3.2 Thủy văn và các công trình: - Sông: mạng lưới sông dày đặc với những con sông lớn chảy theo hưỡng Bắc Nam như: Đăk Buk So, Đăk Đrung,…. - Hồ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam, Tây Nam như: hồ Đăk quất, hồ Đăk R’Tang, hồ Đại La…. - Đập: Hồ Bom…. - Đầm: ở phía Tây Bắc có 1 đầm nước ngọt tương đối lớn. 3.3.3 Chất đất và thực vật: - Hiện trạng sử dụng đất: Tự nhiên: đất phù sa, đất feralit có mùn, có tính chua. Nơi đây chủ yếu là đất rừng. - Thực vật: chủ yếu là rừng ổn định và rừng non: lá rộng, lá kim; tre nứa phân bố rải rác trên khắp lãnh thổ. Độ che phủ của rừng thấp. Bên cạnh đó lớp phủ thực vật phân bố không đều trên lãnh thổ, lúa, màu, bụi rải rác, cây độc lập và cụm cây độc lập phân bố tập trung chủ yếu vào phía Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam. • Kinh tế xã hội: 3.3.4 Dân cư: dân cư phân bố không đồng đều trên khắp lãnh thổ, tập trung ở phía Đông Nam, Tây Nam với những làng có cây che phủ, trải dọc theo các con sông, những hồ nước ngọt, thung lũng sông, ven đường giao thông. Những nơi có địa hình cao, độ dốc lớn không thu hút dân cư sinh sống như phía Đông Bắc. 3.3.5 Giao thông: Giao thông ở đây không phát triển đa dạng, chủ yếu là loại hình: -Đường bộ: Quốc lộ 14 Nhựa, quốc lộ 28. Đường đất, đường mòn… 3.3.6 Ranh giới, tường rào: - Địa giới huyện đã xác định: ·· ·· - Địa giới xã đã xác định: -·-·- 3.3.7 Địa vật kinh tế xã hội: - Đường dây điện cao thế - Lăng - Bệnh viện - Trạm tiếp xăng dầu 9 3.3.8 Điểm khống chế - Nam Nung: cao 1508m xA = 795,4 km. yA = 1353,3 km. => A = (795,4; 1353,3)km φA = 107 0 43’55’’ λA = 12 0 13’37’’ 4. Mô tả lãnh thổ Qua tờ bản đồ địa hình ta thấy, đây là khu vực cao nguyên, có địa hình tương đối cao, trung bình khoảng 700-900m. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú nhưng ngắn và dốc, chủ yếu là sông nhỏ, do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém. Giao thông chưa phát triển, loại hình không đa dạng, chủ yếu là giao thông đường bộ. Phương tiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Dân cư thưa thớt, tập trung chủ yếu ở những vùng ven sông, thung lũng sông, dọc đường giao thông. Đây là vùng chưa phát triển, chưa khai thác được những tiềm năng của vùng, nhưng trong tương lai với sự khai thác hết những tiềm năng vốn có của mình, vùng đất này sẽ trở thành một trọng điểm về cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên. III. Kết luận Việc mô tả địa lý địa phương là một trong những cách thức thực hành về bản đồ địa hình. Sử dụng bản đồ địa hình giúp ta hiểu được địa hình từ đó suy ra được các vấn đề tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương đó. Bên cạnh đó còn giúp ta biết được cách thức phân tích, sử dụng bản đồ địa hình như thế nào từ đó rút ra được những kinh nghiệm để sử dụng bản đồ địa hình trong việc thành lập những bản đồ khác. 10 . mảnh bản đồ D-48-96-C là bản đồ học đại cương, bản đồ địa hình, ngôn ngữ trong bản đồ địa hình và các cách khai thác thông tin từ bản đồ địa hình. 1.1 Bản đồ đại cương - Theo K.A.Xalisev, bản. tại Nhà xuất bản Bản đồ theo các số liệu: + 1/3 mảnh bản đồ phía Bắc theo bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 25.000 do Tổng cục địa chính xuất bản năm 1988. + 2/3 mảnh bản đồ phía Nam theo bản đồ địa hình. và Địa lý học. 2 1.2 Bản đồ địa hình - Căn cứ vào tính chất của nội dung trong bản đồ, bản đồ địa lý được chia thành 2 nhóm: Bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề. - Bản đồ địa lý chung thể