Ngày soạn: 22/11/2010 Ngày giảng: 27/11/2010 Tiết 15 - Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I/. Mục tiêu: Học sinh cần: - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi; ý nghĩa của địa hình núi đối với sản xuất nông nghiệp. - Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao; sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. - Phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình. - Hiểu thế nào là địa hình cácxtơ. - Rèn luyện kĩ năng nhận dạng địa hình qua tranh ảnh. - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên đẹp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. II/. Phương tiện dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Các tranh ảnh trong SGK phóng to (H34, 35, 36, 37, 38) III/. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) ? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau? - Trả lời: + Nội lực là lực được sinh ra bên trong lòng TĐ làm cho bề mặt có thể nâng lên, hạ xuống, động đất hay núi lửa. + Ngoại lực là lực được sinh ra từ bên ngoài TĐ có tác động bào mòn, san bằng hay phong hoá bề mặt của TĐ. 3. Bài mới: * Khởi động: Với 2 lực tác động đối nghịch nhau như vậy thì bề mặt trái đất của chúng ta ra sao? Thầy và trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: Tiết 15-Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân (5’) - GV: Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát địa hình ở địa phương em, kết hợp sự hiểu biết thực tế, em hãy mô tả về địa hình núi. ? Núi gồm những bộ phận nào? - GV: + Đỉnh: phần trên cùng + Sườn: phần dốc xuống 1. Núi và độ cao của núi - Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao thường trên 500 m so với mặt nước biển. - Núi gồm 3 bộ phận: + Đỉnh + Sườn + Chân núi + Chân núi: vùng đất thấp ở dưới, nơi tiếp giáp với sườn. - GV vẽ hình minh họa núi và gọi 1 HS lên điền tên các bộ phận của núi trên hình vẽ → gọi HS dưới lớp nhận xét. ? Tất cả mọi địa hình nhô cao đều là núi, điều đó có đúng không? Vì sao? (Không, vì núi có độ cao trên 500 m). Hoạt động 2: Cặp bàn (6’) - GV treo bảng: Phân loại núi (căn cứ vào độ cao) Loại núi Độ cao tuyệt đối Thấp Trung bình Cao Dưới 1000 m Từ 1000 m đến 2000 m Từ 2000 m trở lên - Yêu cầu HS đọc bảng trên, trả lời câu hỏi theo cặp bàn: ? Người ta phân núi làm mấy loại? Độ cao của mỗi loại? ? Căn cứ vào đâu để phân ra các loại núi? - Gọi đại diện 1-2 HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung. ? Quan sát một số núi ở địa phương em và cho biết chúng chủ yếu thuộc loại núi nào? (chủ yếu là núi thấp) - GV: Treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, gọi 1 HS lên xác định một số dãy núi ở nước ta trên bản đồ. (Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn, dãy Tam Điệp ) ? Em có nhận xét gì về địa hình, độ cao của núi ở Việt Nam? (chủ yếu thuộc loại núi nào?) (Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp) Hoạt động 3: Cả lớp (8’) - GV: Căn cứ vào độ cao thì chia núi thành 3 loại. Vậy người ta tính độ cao của núi bằng mấy cách, đó là những cách nào? - GV: Treo tranh hình 34 SGK, yêu cầu HS quan sát tranh → Phân biệt 2 cách đo độ cao của núi: + Độ cao tương đối + Độ cao tuyệt đối - Căn cứ vào độ cao phân ra 3 loại núi: + Núi thấp: Dưới 1000 m + Núi TB: Từ 1000 m đến 2000 m + Núi cao: Từ 2000 trở lên. - Có 2 cách tính độ cao của núi: ? Thế nào là độ cao tuyệt đối, thế nào là độ cao tương đối? - GV lưu ý cho HS cách đo các độ cao của núi là đo theo phương thẳng đứng. ? Trong hai độ cao này thì độ cao nào lớn hơn? (Độ cao tuyệt đối lớn hơn độ cao tương đối) ? Độ cao thể hiện trên các bản đồ thường là độ cao nào? (Độ cao thể hiện trên các bản đồ thường là độ cao tuyệt đối) - GV chuyển ý: Chúng ta được nghe câu ca dao: “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non” Các nhà địa chất đã tính được tuổi của núi. Vậy các nhà địa chất đã chia ra thành mấy loại núi? Hoạt động 4: Nhóm (10’) - HS đọc nội dung phần 2 SGK - GV: Treo tranh hình 35 SGK, yêu cầu HS quan sát. GV phân biệt cho HS hiểu khái niệm về thung lũng và chân núi. + Thung lũng là những chỗ thấp trũng, kéo dài, nằm ở chỗ 2 sườn núi gặp nhau. + Chân núi là chỗ tiếp giáp giữa sườn núi với vùng đất thấp ở dưới sườn núi. - Yêu cầu thảo luận nhóm: (3’) ? Dựa vào H35 SGK, kết hợp nội dung mục 2 → Hoàn thành phiếu học tập sau: - GV phát phiếu học tập: Núi già Núi trẻ - Thời gian hình thành (tuổi). - Đặc điểm hình thái: + Đỉnh + Sườn + Thung lũng - GV: gọi đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả, GV ghi kết quả của các nhóm vào bảng phụ → HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn xác: Bảng chuẩn kiến thức (phụ lục). - GV giải thích sự khác nhau giữa đỉnh núi già và núi trẻ: + Núi già do bị bào mòn nhiều nên thường thấp, có + Độ cao tuyệt đối: Là khoảng cách chênh lệch từ mực nước biển trung bình lên đỉnh núi. + Độ cao tương đối: Là khoảng cách chênh lệch từ chân núi lên đỉnh núi. 2. Núi già, núi trẻ - (Nội dung bảng chuẩn phiếu học tập) dáng mềm mại + Núi trẻ ít bị bào mòn nên có đỉnh cao, nhọn - GV treo tranh núi Hi-ma-lai-a (châu Á) ? Cho biết đỉnh núi Hi-ma-lai-a được xếp vào loại núi già hay núi trẻ? Vì sao? (Núi Hi-ma-lai-a là loại núi trẻ. Vì có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu và hẹp) ? Qua nội dung thảo luận ở trên, vậy các nhà địa chất căn cứ vào đâu để chia ra núi già, núi trẻ? ? Quan sát một số núi ở địa phương em và cho biết chúng thuộc loại núi già hay núi trẻ? (Chủ yếu là núi trẻ) - GV lưu ý cho HS phân biệt vùng núi và vùng đồi. - GV treo bản đồ tự nhiên thế giới và giới thiệu cho HS biết một số dãy núi già (A-pa-lat, Xcan-đi-na-vi, U-ran ) và dãy núi trẻ (Hi-ma-lai-a, An-pơ, An- đét ) trên thế giới. - GV chuyển ý: Địa hình núi có một dạng đặc biệt đó chính là địa hình cácxtơ. Địa hình cácxtơ là địa hình như thế nào? Nó có tầm quan trọng ra sao? Hoạt động 5: Cả lớp (8’) - Yêu cầu HS đọc thuật ngữ Cácxtơ SGK-tr84, nghiên cứu SGK. ? Địa hình cácxtơ là gì? ? Kể tên một số núi đá vôi, hang động ở địa phương mà em biết. (Các núi đá vôi, hang động ở khu vực xã Chiềng Sinh ) - GV cho HS quan sát tranh H37 SGK, kết hợp quan sát ngoài thực tế: ? Em hãy mô tả đặc điểm hình dạng của núi đá vôi: + Đỉnh? (nhọn, gồ ghề) + Sườn? (dựng đứng) + Độ cao? (không cao) - GV cho HS quan sát tranh H38 SGK, giới thiệu cho HS về các khối thạch nhũ, măng đá trong các hang động. ? Địa hình núi đá vôi có tầm quan trọng gì? (Cung cấp vật liệu xây dựng, phát triển du lịch ) - GV lưu ý cho HS ý thức bảo vệ các nhũ đá, măng đá - Căn cứ vào thời gian hình thành và hình thái, núi được chia thành núi già và núi trẻ. 3. Địa hình cácxtơ và các hang động - Địa hình cácxtơ là địa hình núi đá vôi. - Đặc điểm: đỉnh nhọn, lởm chởm, sườn dốc đứng. Trong núi đá vôi hay có nhiều hang động đẹp. - GV giới thiệu cho HS biết một số núi đá vôi và các hang động đẹp nổi tiếng ở Việt Nam: Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1994, động Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003 - GV: Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong đặc điểm, độ cao, sự phân loại núi. ? Vậy qua các nội dung vừa tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết vai trò của vùng miền núi đối với đời sống dân cư? (- Miền núi là nơi có tài nguyên rừng phong phú. - Trồng cây công nghiệp lâu năm - Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch. - Giàu tài nguyên khoáng sản phục vụ cho một số ngành công nghiệp ) ? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường vùng núi? (- Trồng cây gây rừng để bảo vệ đất, cần có các biện pháp canh tác đất hợp lí vì vùng núi đất dễ bị xói mòn. - Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các cảnh quan thiên nhiên ) 4. Đánh giá: (3’) 1) Hãy sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng: Loại núi Độ cao tuyệt đối 1. Thấp 2. Trung bình 3. Cao a. Dưới 1000 m b. Từ 2000 m trở lên c. Từ 1000 m đến 2000 m 2) Núi là dạng địa hình có đặc điểm: a. Nhô cao rõ rệt trên mặt đất. c. Độ cao thường trên 500 m. b. Có đỉnh, sườn, chân núi. d. Tất cả đều đúng. Đáp án: 1): 1 - a; 2 - c; 3 - b 2) - d 5. Hoạt động nối tiếp: (1’) - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập 1→ 4 SGK. - Đọc bài đọc thêm SGK-tr45. - Chuẩn bị bài tiết sau: Đọc trước bài 14 SGK 6. Phụ lục: Phiếu học tập: Núi già Núi trẻ - Thời gian hình thành (tuổi). - Cách đây hàng trăm triệu năm. - Cách đây vài chục triệu năm, còn nâng lên. - Đặc điểm hình thái: + Đỉnh + Sườn + Thung lũng + Đỉnh tròn + Sườn thoải + Thung lũng rộng. + Có các đỉnh nhọn + Sườn dốc + Thung lũng sâu. . đối nghịch nhau như vậy thì bề mặt trái đất của chúng ta ra sao? Thầy và trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: Tiết 15-Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất. Hoạt động của thầy và trò. giảng: 27/11/2010 Tiết 15 - Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I/. Mục tiêu: Học sinh cần: - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi; ý nghĩa của địa hình núi đối với sản xuất nông nghiệp. . (Hi-ma-lai-a, An-pơ, An- đét ) trên thế giới. - GV chuyển ý: Địa hình núi có một dạng đặc biệt đó chính là địa hình cácxtơ. Địa hình cácxtơ là địa hình như thế nào? Nó có tầm quan trọng ra sao? Hoạt