1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án thi thử ĐH của Bắc Ninh rất hay

7 400 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

SỞ GD-ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Môn: Ngữ Văn 12 Thời gian làm bài 150 phút A. PHẦN CHUNG( 5 điểm) Câu 1. ( 2 điểm ) Nguyễn Tuân kết thúc truyện ngắn Chữ người tử tù bằng cảnh sau: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. a, Anh (chị) hãy nêu vai trò của cách kết thúc trong truyện ngắn nói chung. b, Cảnh kết thúc kì lạ đó đã góp phần thể hiện những nét chủ yếu trong nhân cách của viên quản ngục như thế nào? C©u 2: (3 ®iÓm ) Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) về bài học cuộc sống mà anh (chị) rút ra từ lời tâm sự của nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”. B. PHẦN RIÊNG ( 5 điểm) ( Thí sinh được chọn một trong hai câu sau) C©u 3 a. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp anh hùng cách mạng của nhân vật Tnú ( Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt ( Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). Câu 3b Tô Hoài cho rằng: "Vẻ đẹp của Mỵ thể hiện trong thái độ đối với A Phủ. Cái hành động cắt dây trói cho A Phủ chỉ xảy ra trong khoảnh khắc nhưng nó là khoảnh khắc quyết định và tồn tại đời đời". Hãy phân tích tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ ở phần cuối đoạn trích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm rõ ý kiến trên, từ đó rút ra nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả ở đoạn văn này. Hết 1 HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 12 A. Yêu cầu chung: - Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh xác định luận điểm (ý) chính xác, xác định được ý chính, ý phụ, trình bày ý rõ ràng, mạch lạc. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu của đề, làm nổi bật trọng tâm. - Yêu cầu về phương pháp: Bài viết có bố cục hợp lí. Câu viết đúng ngữ pháp, chữ viết cẩn thận, dễ đọc. Thí sinh có sự phân phối thời gian hợp lí cho từng câu, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp làm bài. - Yêu cầu về sự sáng tạo: Giám khảo lưu ý khuyến khích chiết điểm cho những bài viết sáng tạo, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng, có chất văn. B. Yêu cầu cụ thể: Câu Nội dung cần đạt Thang điểm I. a. Vai trò của kết thúc trong truyện ngắn nói chung: - Nó gắn chặt với tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. - Kết thúc truyện là một khâu cuối cùng hết sức quan trọng của cốt truyện. Nó thường bộc lộ trực tiếp thái độ, khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống. b. Cảnh kết thúc truyện “Chữ người tử tù” góp phần thể hiện tính cách nhân vật quản ngục: - Giới thiệu khái quát về tác phẩm Chữ người tử tù: Tác phẩm được rút ra trong tập Vang bóng một thời. Tập truyện tuy còn rơi rớt quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật nhưng vẫn luôn hướng con người gắn bó với giá trị văn hoá truyền thống, vươn tới khát vọng tinh thần thanh cao giữa cuộc đời ô trọc, bẩn thỉu. - Cảnh kết thúc kì lạ xưa nay hiếm vì: người đứng đầu nhà tù, đại diện cho pháp luật của giai cấp thống trị vái lạy một kẻ tử tù. - Cảnh kết thúc kì lạ đó góp phần thể hiện những nét chủ yếu trong nhân cách của viên quản ngục: + Viên quản ngục là một người biết trọng người tài, trọng Huấn Cao, biết tiếc người tài, biết giá trị của cái đẹp, của văn hoá. Chính Huấn Cao đã cảm kích quản ngục, một tấm lòng trong thiên hạ. + Quản ngục là người có lương tri trong sạch “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, khao khát thoát khỏi nơi ô uế, phức tạp này, sau khi ý nguyện xin chữ đã được thoả mãn. - Hành động cuối cùng của Quản Ngục chứng tỏ sức cảm hoá mạnh mẽ của cái đẹp, của giá trị văn hoá, từ đó đặt ra mỗi người cần có một tình yêu đối với cái đẹp. 0,5 (0,25) (0,25) 1,5 (0,25) (0,5) (0,5) (0,25) 2 II Cần đảm bảo được các yêu cầu sau: 3 điểm a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Sử dụng linh hoạt phương pháp: Giải thích, phân tích, bình luận. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 0,5 b/ Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Vấn đề cần nghị luận: Sự thiếu thốn khó khăn của mình chẳng thấm gì nếu so với những khổ đau, bất hạnh của nhiều người khác trong cuộc sống. - Nội dung cần nghị luận: * Giải thích hai hình ảnh đối lập nhau: “không có giày để đi” và “không có chân để đi giày” + “Không có giày để đi”: là sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất (tức là nói về hoàn cảnh nghèo khó) + “Không có chân để đi giày”: là nỗi bất hạnh nghiệt ngã của số phận (nỗi đau về thể xác và tâm hồn) => Ý nghĩa của lời tâm sự: Cuộc sống có muôn vàn khổ đau và bất hạnh, sự thiếu thốn của bạn chẳng thấm vào đâu khi so với nỗi bất hạnh của nhiều người của nhiều người khác. Hãy thấy mình còn là người may mắn để biết chia sẻ và cố gắng vươn lên và không bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, những chông gai trong cuộc sống. * Phân tích, bình luận: + Người ta khóc là khi trạng thái tâm hồn xúc động, đau buồn, có khi vui quá cũng khóc. Nữ sĩ khóc vì hoàn cảnh túng thiếu của mình “không có giày để đi” bà đã khóc mãi cho đến khi bà nhìn thấy một người không có cả đôi chân để đi giày→bà đã kịp nhận ra mình còn là người may mắn hơn họ rất nhiều. Như vậy dù phải đi bằng đôi chân trần thì mình còn có chân để bước trên đường đời, còn họ không có chân nên dù có giày cũng không thể đi được, không thể làm những gì họ muốn=> những thiếu thốn về vật chất chẳng thấm gì so với sự thiếu thốn về xác và tinh thần. + Lời tâm sự của Helen Keller không dừng lại ở đôi giày, đôi chân (nếu đôi giày là ước mơ, khát vọng của mình thi đôi chân lại là ước mơ khát vọng của người khác). Hãy biết hài lòng với những gì mình đang có và biết chia sẻ nỗi bất hạnh cùng người khác, động viên nhau để đạt được những điều mà mọi người uớc mơ. Nếu yêú đuối, thiếu bản lĩnh, nghị lực cuộc sống sẽ dễ bị buông xuôi và rơi và tuyệt vọng (dẫn chứng- những tấm gương vượt khó trong thực tế cuộc sống); =>Lời tâm sự của nữ sĩ không chỉ thể hiện sự thức ngộ trước cuộc sống mà còn hàm chứa lời động viên, khích lệ: Dù ở bất kì hoàn cảnh nào cũng không được gục ngã phải gắng sức mà vươn lên, 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3 III khó khăn bất hạnh chính là thử thách tôi luyện ta trưởng thành, hoàn thiện mình. -Bài học cuộc sống: Không nên than vãn, bi quan trước hoàn cảnh khó khăn về vật chất phải hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Hơn thế ta phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ từ đó có thêm sức mạnh, lòng tin yêu cuộc sống để làm việc và cống hiến nhiều hơn. Tương lai của mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân… Câu 3a: * Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. * Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa  Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” ( 1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mĩ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà. * Qua hai thiên truyện, tác giả đã giúp người đọc khám phá, khâm phục, tự hào trước vẻ đẹp anh hùng cách mạng của những con người bình thường, giản dị mà anh dũng, kiên cường và rất mực trung thành, thuỷ chung với cách mạng. Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. * Biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở Tnú và Việt: - Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: Tnú là người con 0, 25 0, 5 0,75 3 1 4 của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn thì núi nước này còn” – Lời cụ Mết. (Rừng xà nu). Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. (Những đứa con trong gia đình). - Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc: Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc.  Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Việt vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người. - Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm + Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù  Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ. + Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng. - Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. * Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mĩ hiện diện trên khắp mọi miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để “ nhấn chìm 1 1 0,25 0,5 5 lũ bán nước và quân cướp nước”. Cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo. IIIb Cần đảm bảo được các yêu cầu sau: Điểm Phân tích tâm lý, hành động nhâ vật Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ để làm rõ nhận định của Tô Hoài. Rút ra nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ở đoạn văn này. 5.0 1. Về hình thức: 0,5 điểm Biết phân tích nhân vật tự sự theo định hướng đề ra, kết cấu rõ ràng, hành văn trôi chảy, ít mắc các lỗi thông thường 0,5 2. Yêu cầu về nội dung: 4,5 điểm a) Giới thiệu khái quát những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, nhân vật, vị trí đoạn văn trong tác phẩm đưa ý kiến của Tô Hoài. 0,5 b) Giải thích sơ lược ý kiến của Tô Hoài: - Khẳng định hành động cởi trói cho A Phủ là thể hiẹn sức trỗi dạy mãnh liệt nhất của sức sống và vẻ đẹp tâm hồn ở Mỵ. - Hành động này chỉ diễn ra trong khoảnh khắc bởi đây là hành động bột phát không có trong suy nghĩ ban đầu của Mỵ, nhưng đây là khoảnh khắc quyết định và tồn tại đời đời, bởi cắt dây trói cho A Phủ chính là Mỵ đã cắt sợi dây trói buộc cuộc đời mình khỏi ách thống lý Pá Tra, từ đây Mỵ và A Phủ bước sang cuộc đời tự do. 0,5 c. Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của Mỵ trong dêm cởi trói cho A Phủ để làm rõ ý kiến: - Lúc đầu nhìn cảnh A Phủ bị trói, Mỵ vẫn thản nhiên, dửng dưng trong trạng thái vô cảm, vô thức ( dẫn chứng) - Nhưng rồi đêm nay, qua ánh lửa bếp nhìn sang, Mỵ thấy "một dòng nước mắt của A Phủ" thì Mỵ chợt xúc động. - Trông người mà nghĩ đến mình, xót cho mình, Mỵ sống trở lại trong sự tự ý thức, thương mình, nhận ra kẻ thù ( dẫn chứng). - Từ thương mình đến thương người rồi lòng thương người lớn dần hơn cả thương mình, trong lòng Mỵ nảy sinh ý nghĩ được hy sinh để cứu người (dẫn chứng). - Từ ý nghĩ tới hành động: Mỵ cắt dây trói cho A Phủ sau đó vụt chạy theo A Phủ → hành động tự phát song tất yếu hợp quy luật của sự phát triển tính cách, thể hiện sự trỗi dậy mãnh liệt nhất của 3.0 6 tâm hồn, sức sống ở Mỵ. d. Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Tô Hoài: Miêu tả tài tình vối những khám khá tinh tế: con người Mỵ hiện lên không giản đơn mà luôn có hai mặt tâm trạng đối lập nhau cùng tồn tại trong Mỵ, nó đan xen nhau, tranh đấu với nhau khiến tâm lý Mỵ thường xuyên vận động, chuyển hoá tạo sự hấp dẫn và bật lên giá trị nhân đạo của tác phẩm 0.5 7 . ngã của số phận (nỗi đau về thể xác và tâm hồn) => Ý nghĩa của lời tâm sự: Cuộc sống có muôn vàn khổ đau và bất hạnh, sự thi u thốn của bạn chẳng thấm vào đâu khi so với nỗi bất hạnh của. vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của. dân tộc. * Biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở Tnú và Việt: - Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: Tnú là người

Ngày đăng: 24/05/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w