1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở.

36 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

An toàn khi sử dụng, nguồn phóng xạ hở.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỐ CHÍ MINH KHOA :VẬT LÝ  GVHD:TRƯƠNG TRƯỜNG SƠN NHÓM 4: HỒ THỊ THÔNG NGUYỄN THỊ OANH TRẦN HOÀNG THẢO VY NGUYỄN THI THANH TÂM NGUYỄN THỊ THANH NHÀN An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -5/10/2011 MỤC LỤC Tổng quan: 4 Nguồn phóng xạ hở: 4 Phóng xạ hở và sức khỏe con người: 5 Các mức độ phóng xạ: 5 Khi xảy ra sự cố phóng xạ ảnh hưởng đến con người thế nào? 7 Tác động của bức xạ đối với con người: 9 Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ thể: 10 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở 10 Các qui định chung khi làm việc với nguồn phóng xạ hở: 11 Các biện pháp an toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở: 15 Giảm liều bức xạ do chiếu ngoài: 15 Giảm liều bức xạ do chiếu trong 16 Thiết kế phòng thí nghiệm: 18 Biện pháp an toàn bức xạ trong trường hợp đổ tràn: 19 Các yêu cầu về an toàn bức xạ đối với khoa y học hạt nhân: 21 Diễn tập ứng cứu sự cố phóng xạ 22 Hướng dẫn cho người dân khi gặp sự cố hạt nhân 31 KẾT LUẬN 35 I) Tài liệu tham khảo: 36 Giới thiệu Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật bức xạ hạt nhân đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống Trang 2 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 như: y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, thì bức xạ hạt nhân tiềm ẩn những mối nguy hiểm lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và môi trường cộng đồng nếu như chúng ta không quản lý chặt chẽ. Từ sự thiếu hiểu biết về an toàn bức xạ hoặc không quan tâm đầy đủ, chủ quan, sơ xuất đối với việc đảm bảo an toàn bức xạ, có thể xảy ra những hậu quả khôn lường. Tại Brazin năm 1987 do quản lí không chặt chẽ,một nguồn xạ trị không dùng nữa đã bị biến thàng sắt vụn, phát tán chất phóng xạ Cs-137 dạng bột chứa bên trong ra ngoài. Hậu quả là 4 người thiệt mạng, 249 người được phát hiện bị nhiễm xạ, một vùng dân cư bán kính nhiều km và 42 ngôi nhà cần phải tẩy xạ. Tại nạn phóng xạ do máy gia tốc gây ra cuối năm 1992 ngay tại trung tâm vật lý hạt nhân Hà Nội mà nạn nhân là một chuyên gia vật lý hạt nhân là bài học đau xót về buông lỏng việc đảm bảo an toàn bức xạ. Chính vì thế vấn đề an toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết.Trong đề tài này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về vấn đề an toàn khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Trang 3 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Tổng quan: Nguồn phóng xạ hở: Nguồn phóng xạ hở là nguồn phóng xạ mà khi sử dụng, chất phóng xạ của nó có thể thâm nhập vào môi trường. Hiện nay ở Việt Nam , cùng với sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân và những ứng dụng của nó trong nền kinh tế quốc dân, thì việc sử dụng các nguồn phóng xạ hở ngày càng phát triển rộng rãi. Có thể kể đến các cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ hở như sau: - Viện Nghiên cứu Hạt nhân (Đà Lạt): Lò phản ứng hạt nhân – khi hoạt động có thể phát ra các đồng vị phóng xạ như Xe, Kr, I, Cs, Sr,….; phòng thí nghiệm sản xuất đồng vị và dược phẩm phóng xạ (như 131 I, 99m Te, 32 P, 51 Cr, ); các phòng thí nghiệm xử lý hóa học và thí nghiệm các đồng vị trong phân tích kích hoạt , môi trường , trầm tích , dầu khí ( 60 Co, 46 Sc, 131 I, v.v.) và sinh học ( 32 P). - Các khoa y học hạt nhân ở các bệnh viện: Sử dụng các đồng vị 131 I, 99m Tc, 32 P, 51 Cr, v.v. trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. - Cơ sở nghiên cứu và ứng dụng trong thủy văn đồng vị ( 14 C, v.v.) , khai thác và xử lý quặng uran (U, Ra, v.v.), khai thác và xử lý quặng Monazit (Th, Rn, Tn, v.v.), khai thác than (Rn, Tn). Ngoài ra, các nguồn phóng xạ hở còn tồn tại ở dạng phông bức xạ tự nhiên, có trong không khí (Rn, Tn), trong lớp đất đá gần mặt đất, trong thực phẩm, đồ uống , v.v. Các nguồn phóng xạ hở có thể gây ra liều chiếu ngoài (khi ở ngoài cơ thể) hoặc liều chiếu trong (khi thâm nhập vào trong cơ thể qua con đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương hoặc hấp thụ qua da). Khi chúng thâm nhập vào người , tùy theo hoạt độ phóng xạ , loại bức xạ , dạng hợp chất của đồng vị , Trang 4 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 dạng thâm nhập (một lần tức thời hay liên tục) mà gây ra những tổn thương khác nhau trong từng cơ quan hoặc mô cũng như toàn cơ thể. Phóng xạ hở và sức khỏe con người: Con người chúng ta vẫn thường bị chiếu xạ từ nhiều nguồn khác nhau như: các nguồn bức xạ tự nhiên từ trái đất (các chất phóng xạ có trong tự nhiên, trong đất đá ) từ bên ngoài trái đất (bức xạ vũ trụ hay các tia vũ trụ ). Chúng ta cũng bị chiếu xạ bởi các bức xạ nhân tạo như: tia X, bức xạ dùng trong chẩn đoán, điều trị. Bụi từ các vụ nổ hạt nhân và lượng nhỏ các chất phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân và điện than thải vào môi trường. Ngoài ra các sự cố, tai nạn hạt nhân (nổ lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân ) cũng là nguồn bức xạ rất lớn ảnh hưởng tới con người. Các mức độ phóng xạ: Mức O: Sự khác biệt chút ít. Không đáng kể về an toàn . Lỗi không vượt quá các giới hạn và điều kiện vận hành. Mức 1: Bất thường. Vượt quá chế độ vận hành được phép , lỗi do thiết bị , con người hay quy trình, xảy ra ở khu vực vận hành, vận chuyển… Hệ thống bảo vệ ít bị ảnh hưởng. Mức 2: Sự cố. Nhiễm xạ lan truyền đáng kể/Công nhân bị nhiễm xạ quá liều. Mức 3: Sự cố nghiêm trọng. Nhiễm xạ lan truyền nặng, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe người công nhân. Mức 4: Tai nạn không gây hậu quả đáng kể ra ngoài. Trang 5 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Vùng hoạt lò phản ứng các lớp bảo vệ phóng xạ bị hư hại đáng kể công nhân bị nhiễm xạ nguy kịch có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc dân chúng bị nhiễm xạ ở mức giới hạn quy định. Mức 5: Tai nạn gây hậu quả ra ngoài cơ sở. Vùng hoạt lò phản ứng các lớp bảo vệ phóng xạ bị hư hại nghiêm trọng hoặc thoát phóng xạ ra ngoài cơ sở ở mức hạn chế : cần thực hiện một phần các biện pháp khắc phục dự kiến. Mức 6: Tai nạn nghiêm trọng. Thoát phóng xạ ra ngoài cơ sở ở mức đáng kể: cần thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục đã dự kiến. Mức 7: Tai nạn rất nghiêm trọng. Thoát phóng xạ nhiều: ảnh hưởng sức khỏe và môi trường ở phạm vi rộng. Bình thường bức xạ có ở khắp mọi nơi, một lượng phóng xạ luôn tồn tại là điều bình thường và không thể tránh khỏi. Các liều bức xạ cao đủ gây ra rủi ro nghiêm trọng lập tức đến sức khoẻ chỉ có ở chiến tranh hạt nhân, nổ lò phản ứng hạt nhân, tai nạn nổ nhà máy điện hạt nhân Khi bị chiếu xạ toàn bộ cơ thể có thể gây ra các mức ảnh hưởng đến sức khoẻ ở các mức khác nhau. Trang 6 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Phun nước làm nguội lò phản ứng số 4 ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Bình thường , giá trị bức xạ phông tự nhiên ở hầu hết mọi nơi là khoảng 0,1 đến 0,2 microSievert/giờ (micro Sv/h). Nếu mức phóng xạ này tăng lên 1 micro Sv/h tức là: mức phóng xạ bên ngoài đã chắc chắn tăng lên và tình hình đã không còn bình thường , việc kiểm soát bức xạ trong vùng cần được tăng cường. Nếu ở mức 10 micro Sv/h: là mức phóng xạ tăng nghiêm trọng. Ở mức 100 micro Sv/h: là cảnh báo! Một tình hình và tình huống bức xạ có thể xảy ra: Nhà chức trách cần cảnh báo cho dân chúng. Cụ thể, công chúng nên được thông báo về giá trị bức xạ. Nếu ở mức 1000 micro Sv/h : thì phải cấp báo! Các biện pháp cần tiến hành tức thời để bảo vệ dân chúng. Ưu tiên trước hết là mọi người nên ở trong nhà. Khi xảy ra sự cố phóng xạ ảnh hưởng đến con người thế nào? Một sự cố hạt nhân lớn có thể dẫn đến việc thoát khí và hạt nhân phóng xạ dễ bay hơi từ nhiên liệu vào trong hệ thống làm nguội của lò phản ứng hạt nhân. Trường hợp vỏ lò bị hư hỏng có thể có phát thải vào không trung và Trang 7 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 chất phóng xạ bị gió cuốn hòa lẫn vào không khí. Một số hạt nhân phóng xạ có thể rơi xuống mặt đất theo mưa gió rồi thâm nhập dần vào nguồn nước, động vật, thực vật (thực phẩm)…. Một sự cố hạt nhân lớn có thể làm ô nhiễm nặng khu vực quanh lò phản ứng và khu vực xung quanh. Vì vậy dân chúng có thể phải chịu liều phóng xạ rất cao do hậu quả của sự cố hạt nhân xảy ra trong vùng hay ở nơi khác. Tùy theo liều bức xạ cao hay thấp và cách thức bị chiếu xạ (nhiễm xạ ngoài hay nhiễm xạ trong) mà có các tổn thương cấp tính hay mãn tính, bệnh nhân có thể tử vong nhanh nếu bị chiếu xạ với liều lớn, toàn thân Bệnh phóng xạ có thể sinh ra do bị chiếu ngoài hoặc nhiễm vào trong cơ thể các chất phóng xạ hoặc do cả hai. Người ta chia bệnh phóng xạ thành bệnh phóng xạ cấp tính và bệnh phóng xạ mãn tính và từ đó có các phương pháp điều trị thích hợp. Khi xảy ra các sự cố tai nạn hạt nhân thì các chất phóng xạ thoát ra môi trường gồm nhiều loại do các sản phẩm phân hạch phóng xạ, nhưng trong đó có hai chất có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe là iốt phóng xạ I-131 và Cs- 137. Đặc biệt người ta nhấn mạnh tới nguy cơ bị ung thư, trong đó đặc biệt là ung thư tuyến giáp do iốt phóng xạ. Bởi vì khi có sự cố hạt nhân thì khí iốt phóng xạ sẽ thoát ra ngoài và hòa vào môi trường, làm nhiễm xạ bầu không khí, sau đó thành bụi lắng có chứa phóng xạ và con người chúng ta hít phải không khí có chứa iốt phóng xạ này sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì vậy có thể sử dụng viên iốt để phòng tránh nguy cơ bị ung thư tuyến giáp. Sở dĩ như vậy là vì tuyến giáp người bình thường có thể hấp thu iốt qua nhiều đường khác nhau như từ thức ăn, nước uống, không khí Khi iốt vào cơ thể, ví dụ qua đường hô hấp, nó sẽ vào dòng tuần hoàn sau đó tập trung chủ yếu tại tuyến giáp và tồn tại ở đó vài ngày đến vài tuần. Nếu iốt phóng xạ (I-131 ) vào được tuyến giáp thì tia phóng xạ của I-131 Trang 8 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 (tia gamma, đặc biệt tia beta) sẽ có thể làm tổn hại tuyến giáp hoặc gây ung thư tuyến giáp. Do tuyến giáp không phân biệt được iốt thường (không phóng xạ) hay là iốt phóng xạ (I-131 ) và tuyến giáp chỉ có thể hấp thụ một lượng hạn chế iốt, nên nếu ta chủ động đưa trước iốt thường với một liều lượng thích hợp (qua đường uống chẳng hạn) thì iốt này sẽ tập trung chủ yếu tại tuyến giáp mà sẽ không vào hoặc vào rất ít các cơ quan khác trong cơ thể. Điều đó sẽ làm tuyến giáp được bão hòa iốt nên giảm hoặc ngừng không hấp thu iốt trong một khoảng thời gian nhất định. Cho nên nếu sau đó có iốt phóng xạ xâm nhập vào cơ thể thì nó sẽ không còn cơ hội tập trung tại tuyến giáp. Lượng iốt phóng xạ này sẽ được cơ thể đào thải nhanh qua con đường tự nhiên (nước tiểu ), nên chúng ta có thể tránh được nguy cơ ung thư tuyến giáp một cách chủ động. Nếu xảy ra sự cố hạt nhân, cơ quan thẩm quyền về bức xạ có thể khuyến cáo dân chúng trong vùng được nhanh chóng uống viên iốt ngay sau khi xảy ra sự cố hạt nhân. Tác động của bức xạ đối với con người: Mức tác động của tia bức xạ lên con người được tính bằng đơn vị mSilvert (hay ký hiệu mSv), hay pico Curie (ký hiệu (pCi). Theo Ủy ban An toàn bức xạ Quốc tế, liều lượng giới hạn cho phép được tiếp nhiễm các loại bức xạ trong 1 năm là 1mSv; điều đó có nghĩa là trong vòng 1 năm, mỗi người dân bình thường không nên nhận một liều lượng bức xạ nhân tạo quá 1mSv. Nếu có 1 triệu người bị chiếu xạ bởi một liều phóng xạ có cường độ 1mSv thì có 40 người có nguy cơ bị ung thư. Các đơn vị tia bức xạ: Trang 9 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 1 Gray(Gy) = liều tia hấp thụ năng lượng 1 J/kg trọng lượng cơ thể = 100 rads. 1 sievert (Sv) = liều tương đương (measure dose equivalent): liều bức xạ gây tác động sinh học có hại đối với con người. Liều tương đương hiệu dụng (effective dose equivalent): liều tia xạ gây tổn thương đặc hiệu đối với một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể người (đơn vị: Sv). Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ thể: - Hô hấp: nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi. - Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng. - Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư. - Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da. Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da. - Cơ quan sinh dục: vô sinh. - Sự phát triển phôi thai: phụ nữ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai (đặc biệt là trong giai đoạn đầu) có thể bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh. An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Sau những thảm họa về phóng xạ trên thế giới người ta ngày càng hoàn thiện mức cảnh báo về an toàn nguyên tử trong những môi trường có nguy cơ như vùng có nhà máy điện nguyên tử hoạt động, có các hoạt động liên quan đến chất phóng xạ, bức xạ. Nếu như mức ô nhiễm phóng xạ vượt quá mức cho phép, người dân sẽ được khuyến cáo sơ tán, đeo khẩu trang, mặc quần áo kín người, không nên uống nước trong vòi, không nên sử dụng những thực phẩm được sản xuất trong vùng có ô nhiễm. Người ta đặc biệt lưu ý đến Trang 10 [...]... bị sử dụng nguồn phóng xạ Trang 26 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Định vị nguồn phóng xạ bị rò rỉ Dùng các túi chì bao bọc kín nguồn phóng xạ tại chỗ Trang 27 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Đưa thùng chứa chuyên dụng đến vị trí nguồn phóng xạ Dùng gậy chuyên dụng tách rời nguồn phóng xạ khỏi ống chứa Trang 28 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Gắp nguồn phóng xạ. .. phóng xạ tại khu vực sự cố sau khi thu hồi nguồn Trang 29 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Đưa nguồn phóng xạ trong thùng chứa lên xe Niêm phong kỹ thuật thùng chứa Trang 30 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Kiểm tra lại phóng xạ sau khi chuyển nguồn đi Thông báo an toàn tại khu vực sự cố Hướng dẫn cho người dân khi gặp sự cố hạt nhân Bạn làm gì nếu biết nơi mình ở có phóng xạ? ... tiện dùng để tẩy xạ (dung dịch tẩy xạ, dụng cụ làm vệ sinh nhà cửa) Các biện pháp an toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở: Giảm liều bức xạ do chiếu ngoài: Nguồn phóng xạ hở khi ở ngoài cơ thể có thể gây liều chiếu xạ ngoài Có 3 biện pháp giảm liều bức xạ chiếu ngoài của các nguồn phóng xạ hở: thời gian, khoảng cách và che chắn - Thời gian: Thời gian nhân viên thao tác tiếp xúc gần nguồn xạ càng ít càng... an toàn với bán kính 77m Các nhân viên kỹ thuật trang bị áo chì chống nhiễm xạ cùng các thiết bị an toàn trước khi tiếp cận hiện trường phóng xạ Trang 25 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Quán triệt quy trình trước khi xử lý phóng xạ, mỗi nhân viên kỹ thuật sẽ lần lượt thay nhau thực hiện các thao tác tiếp cận nguồn phóng xạ với thời gian không quá 1 phút/người/lần Tiến hành cách ly nguồn. .. an toàn tối đa  Nếu được yêu cầu sơ tán, bạn cần bình tĩnh cho việc này và làm theo Trang 32 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 các chỉ dẫn như hình vẽ trên Hãy chắc chắn là bạn đã mang theo thiết bị cần thiết và những thứ quý giá như đài phát thanh, đèn pin, tiền mặt, sổ tiết kiệm, con dấu, quần áo để thay, khẩu trang, khăn tay, thức ăn đồ uống Trang 33 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ. .. chất phóng xạ hở được vận dụng để sử dụng Các chậu, thau, thùng trong các tủ box phải có các cần điều khi n bằng chân hoặc bằng khủy tay để dễ sử dụng Trang 18 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Khi thiết kế phòng thí nghiệm, sao cho cất trữ riêng biệt các đồ bằng thủy tinh và các công cụ làm việc (chẳng hạn: các kẹp gắp, các thiết bị khuấy trộn,…) mà không sử dụng cho các chất phóng xạ, ... Phải sử dụng kẹp (panh) hoặc xi lanh được che chắn để giảm liều ở tay Trang 21 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Phải được trang bị tối thiểu các dụng cụ đo: Máy chuẩn liều dược phẩm phóng xạ; máy đo suất liều với độ nhạy thích hợp; máy kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt, đủ nhạy với bức xạ phát ra - Các nguồn phóng xạ hở phải được bảo quản trong kho riêng biệt có khóa Nơi dùng để bảo quản các nguồn. .. để đựng các chất phóng xạ - Nên cất các chất phóng xạ khi chúng không được sử dụng Trang 17 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Cẩn thận khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm xạ để tránh bị cắn hoặc bị cào xước - Nhân viên bức xạ phải được cấp giấy lau dùng một lần và khăn mùi xoa giấy; phải có thùng chứa thải đặc biệt cho những thứ này và coi chúng như là chất thải phóng xạ - Quần áo bảo hộ:... dám bảo đảm mức độ an toàn tuyệt đối của nó Vì thế vấn đề an toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở phải được quan tâm và ta cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau : Đối với nhân viên: 1) Khi làm việc với nguồn phóng xạ cần phải tuôn thủ chặt chẽ các nguyên tắc an toàn về: thời gian, khoảng cách và che chắn 2) Khi có sự cố hạt nhân xảy ra thì cần phải: thông báo, giám sát, tẩy xạ nhanh chóng để khắc phục... liệu sinh học Dầu khí miền Trung (PCB) đã Trang 22 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 phối hợp diễn tập “ứng cứu sự cố nguồn phóng xạ tại công trường nhà máy nhiên liệu sinh học BioEthanol Dung Quất Nhân viên kỹ thuật APAVE phát hiện sự cố phóng xạ rò rỉ khi đang triển khai công tác chụp phim kiểm tra đường hàn ống áp lực của lò hơi bằng nguồn phóng xạ Hơn 20 kỹ sư, kỹ thuật viên của 2 đơn . an toàn khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Trang 3 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Tổng quan: Nguồn phóng xạ hở: Nguồn phóng xạ hở là nguồn phóng xạ mà khi sử dụng, chất phóng xạ. nhiễm phóng xạ với cơ thể: 10 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở 10 Các qui định chung khi làm việc với nguồn phóng xạ hở: 11 Các biện pháp an toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở: 15 Giảm. đựng các chất phóng xạ. - Nên cất các chất phóng xạ khi chúng không được sử dụng. Trang 17 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Cẩn thận khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm xạ để tránh

Ngày đăng: 23/05/2015, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w