1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

luyện thi đại học hóa học 004

5 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 379,62 KB

Nội dung

Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 04 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 04 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (Cho: H=1, C=12, N= 14, O=16, S= 32, F=19, Cl=35,5, Br=80, P=31; Li=7, Na=23, K=39, Rb=85, Cs=133, Mg= 24, Ca=40, Ba=137, Al=27, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108) Câu 1. Biết nguyên tử M gồm: 20 proton, 20 nơtron và 20 electron. Khối lượng mol của kim loại M là A. 40 u. B. 40 gam. C. 20 gam. D. 60 gam. Câu 2. Hỗn hợp X gồm 2 ankin, trong đó ankin có khối lượng phân tử nhỏ hơn có số mol gấp ba lần ankin có khối lượng phân tử lớn. Cho 13,2 gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch brom dư được 141,2 gam hỗn hợp hai dẫn xuất tetrabrom. Cũng 13,2 gam hỗn hợp X phản ứng hết với [Ag(NH 3 ) 2 ]OH tạo ra 88,1 gam kết tủa. CTCT của hai ankin trong hỗn hợp X là A. CHCH và CH 3 –CC–CH 3 . B. CHCH và CH 3 –CCH. C. CH 3 –CCH và CH 3 – CH 2 –CCH. D. CHCH và CH 3 – CH 2 –CCH. Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm NaNO 3 và Na 2 CO 3 thu được chất rắn là A. Na 2 O. B. NaNO 3 và Na 2 O. C. NaNO 2 và Na 2 O D. NaNO 2 và Na 2 CO 3 . Câu 4. Có bao nhiêu este có CTPT C 4 H 6 O 2 được tạo nên bằng phản ứng este hóa giữa ancol và axit cacboxylic? A. 5. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 5. Phóng điện qua 6,75 lít oxi sau một thời gian được hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với O 2 ban đầu bằng 1,35. Thể tích của oxi và ozôn trong hỗn hợp X lần lượt là A. 1,500 lít và 3,500 lít. B. 4,110 lít và 1,760 lít. C. 2,025 lít và 4,725 lít. D. 1,250 lít và 3,750 lít. Câu 6. Cho phản ứng sau: CH 2 =CH–CH 3 + KMnO 4 + H 2 SO 4  CO 2 + CH 3 –COOH + K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 O Tỉ lệ số phân tử CH 2 =CH–CH 3 và KMnO 4 trong phản ứng trên là A. 1 : 2. B. 5 : 4. C. 5 : 2. D. 2 : 1. Câu 7. Cho một đipeptit X có công thức: H 2 NCH 2 CO–NH–CH(CH 3 )COOH. Kết luận nào sau đây không đúng về X? A. X vừa phản ứng được với axit vừa phản ứng được với bazơ. B. Dung dịch X hòa tan Cu(OH) 2 thành dung dịch màu tím. C. X bị thủy phân trong cả môi trường axit và bazơ. D. X tan trong nước được dung dịch có môi trường trung tính. Câu 8. Cho x mol Fe vào dung dịch chứa y mol AgNO 3 và z mol Cu(NO 3 ) 2 . Sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai cation (không tính ion H + ) và hỗn hợp 2 kim loại. Quan hệ giữa x, y và z là A. z < 2x < z + 2y. B. y < 2x < y + 2z. C. y < 3x < y + 2z. D. 2z < 3x < y + 2z. Câu 9. Hỗn hợp hai ancol no mạch hở A, B. A kém B một nguyên tử cacbon. Nếu cho hỗn hợp gồm 1 mol A với 2 mol B phản ứng hết với Na được 2 mol H 2 . Nếu cho hỗn hợp gồm 2 mol A với 1 mol B phản ứng hết với Na được 2,5 mol H 2 . Đốt cháy 1 mol hỗn hợp A, B được 58,24 lít CO 2 (đktc). Công thức của A và B lần lượt là A. CH 3 OH và C 2 H 4 (OH) 2 . B. C 2 H 4 (OH) 2 và C 3 H 7 OH. C. C 2 H 4 (OH) 2 và C 3 H 5 (OH) 3 . D. C 2 H 5 OH và C 3 H 6 (OH) 2 . Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 04 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 10. Để khôi phục những bức tranh cổ vẽ bằng bột “trắng chì” [2PbCO 3 .Pb(OH) 2 ] lâu ngày bị đen lại do tác dụng với các vết H 2 S trong khí quyển thành PbS màu đen, người ta dùng phản ứng: 4H 2 O 2 + PbS  4H 2 O + PbSO 4 Kết luận nào sau đây về phản ứng trên là không đúng: A. H 2 O 2 oxi PbS thành PbSO 4 . B. H 2 O 2 bị PbS khử thành H 2 O. C. PbS là chất bị oxi hóa. D. PbS tham gia quá trình khử. Câu 11. Trong bảng tuần hoàn, trong một chu kỳ khi Z tăng thì A. tính kim loại giảm khi độ âm điện giảm. B. tính phi kim tăng khi độ âm điện tăng. C. tính kim loại tăng khi năng lượng ion hóa tăng. D tính phi kim giảm khi bán kính nguyên tử giảm. Câu 12. Hỗn hợp 2 anđehit là đồng đẳng kế tiếp khi cháy cho sản phẩm là nước và CO 2 với tỉ lệ mol 1:1. Cho 16,6 gam hỗn hợp 2 anđehit trên phản ứng với [Ag(NH 3 ) 2 ]OH sinh ra 54 gam Ag. Hai anđehit đó là A. C 2 H 3 CHO và C 3 H 5 CHO. B. C 2 H 5 CHO và C 3 H 7 CHO. C. HCHO và CH 3 CHO. D. OHC–CHO, OHC–CH 2 –CHO. Câu 13. Đun 20,8 gam hỗn hợp Fe và Mg (có tỉ lệ mol n Fe: n Mg = 1: 2) với một lượng dư lưu huỳnh. Sản phẩm của phản ứng cho tan hoàn toàn trong dung dịch axit clohiđric. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch CuSO 4 . Thể tích dung dịch CuSO 4 10% (D = 1,1 g/ml) tối thiểu để hấp thụ hết khí sinh ra là A. 960 ml. B. 1056 ml. C. 871 ml. D. 1134 ml. Câu 14. Lấy 3,9 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức phản ứng hết với Na được 6,1 gam hỗn hợp muối. Cũng lấy 3,9 gam hỗn hợp hai ancol trên đun với 24 gam axit axetic được, có xúc tác H 2 SO 4 đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa của hai ancol là như nhau và đều bằng 70% thì khối lượng este thu được là A. 5,67 gam. B. 8,10 gam. C. 11,57 gam. D. 22,68 gam. Câu 15. NH 3 có phản ứng với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây? A. H 2 SO 4 , KNO 3 , SO 2 , Cl 2 . B. H 2 SO 4 , AgCl, CuO, Cl 2 . C. H 2 SO 4 , FeCl 3 , O 2 , NaOH. D. KNO 3 , Na, O 2 , CuSO 4 . Câu 16. Trộn 4,05 bột nhôm với hỗn hợp Fe 2 O 3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hỗn hợp A trong dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí NO và NO 2 có tỉ lệ mol là 3: 1. Thể tích của hỗn hợp NO và NO 2 là A. 4,32 lít. B. 10,08 lít. C. 6,72 lít. D. 4,032 lít. Câu 17. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na, K và Ba trong nước dư được dung dịch X và V lít H 2 (đktc). Để trung hòa dung dịch X cần 200 ml dung dịch HCl 0,1M và H 2 SO 4 0,15M. Giá trị của V là A. 0,896. B. 0,56. C. 1,12. D. 1,792. Câu 18. Thu 3 khí O 2 , HCl và CO 2 vào đầy 3 lọ có dung tích và chiều cao như nhau rồi úp ngược 3 miệng lọ vào 3 chậu nước thấy nước dâng lên trong các lọ theo thứ tự là h1, h2, h3. Độ cao nước dâng lên giảm theo thứ tự A. h3 > h2 > h1. B. h2 > h1 > h3. C. h2 > h3 > h1. D. h1 > h3 > h2. Câu 19. Cho các chất: C 6 H 5 NH 2 , CH 2 =CH–COOH, C 6 H 5 OH, CH 3 CH(NH 2 )CH(NH 2 )COOH, NH 2 CH 2 CH 2 COOH, HOOCCH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH, HOOCCH(NH 2 )CH 2 CH(NH 2 )COOH, CH 3 NH 2 . Số chất tan trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quì tím là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen. Cho toàn bộ sản phẩm thu được lần lượt đi qua bình 1 đựng dung dịch CuSO 4 , bình 2 đựng dung dịch xút. Người ta thấy khối lượng của bình 2 tăng nhiều hơn bình 1 là 2,62 gam. Khi clo hóa X có chiếu sáng hay xúc tác Fe, đun nóng đều chỉ cho 1 dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 04 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - A. 1,3,5-trimetylbenzen. B. p-metyltoluen. C. etylbenzen. D. o-xilen. Câu 21. Hoà tan V 1 lít khí SO 2 (đktc) vào V 2 dung dịch Ca(OH) 2 0,05M thấy xuất hiện 18 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thêm vào dung dịch lọc một lượng dung dịch Ba(OH) 2 vừa đủ thấy tạo ra 33,7 gam kết tủa nữa. Giá trị của V 1 và V 2 lần lượt là A. 7,84 và 5. B. 10,01 và 5. C. 10,08 và 7. D. 7,84 và 7. Câu 22. Các dung dịch HCl, Ba(OH) 2 , HCOOH, Na 3 PO 4 đều có nồng độ mol là 0,1M. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là A. HCl. B. Ba(OH) 2 . C. HCOOH. D. Na 3 PO 4 . Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức bằng không khí vừa đủ, toàn bộ sản phẩn cháy được dẫn qua hai bình: bình một đựng H 2 SO 4 đặc, bình hai đựng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình một tăng 6,48 gam, bình hai tăng 14,08 gam, khí ra khỏi bình hai có thể tích là 45,696 lít (đktc). Công thức amin là A. C 4 H 11 N. B. C 3 H 7 N. C. C 4 H 9 N. D. C 2 H 7 N. Câu 24. Nếu hàm lượng các hợp chất của Fe là thành phần chính trong các quặng là như nhau thì hàm lượng Fe trong quặng nào là lớn nhất trong các quặng sau: manhetit, xiđerit, pirit, hematit? A. Manhetit. B. Xiđerit. C. Pirit. D. Hemantit. Câu 25. Có 4 kim loại Al, Ag, Fe, Cu. Thứ tự tăng dần độ dẫn điện của các kim loại này là A. Al < Fe < Cu < Ag. B. Fe < Cu < Al < Ag. C. Cu < Ag < Fe < Al. D. Fe < Al < Cu < Ag. Câu 26. Dung dịch X chứa anion Cl – và 2x mol Fe 3+ , x mol Zn 2+ , x mol Cu 2+ . Chia dung dịch X thành 3 phần như nhau. Điện phân phần (1) đến khi nước bị điện phân ở cả 2 điện cực thì ở anot thu được 1,12 lít khí (đktc). Khi cho phần (2) tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn Y; cho phần (3) X tác dụng với dung dịch NH 3 dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn Z. Giá trị a, b lần lượt là A. 2,4 và 3,2. B. 2,4 và 1,6. C. 3,21 và 2,41. D. 1,2 và 4,8. Câu 27. Trong số các hiđroxit sau: Fe(OH) 3 , Cu(OH) 2 , Zn(OH) 2 , Sn(OH) 2 , Pb(OH) 2 , Cr(OH) 2 , Cr(OH) 3 có bao nhiêu chất là lưỡng tính? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 28. Xét pin điện hóa Sn - Al. Cho biết thế điện cực chuẩn của các điện cực Sn 2+ /Sn là –0,14V và Al 3+ /Al là –1,66V. Nhận định nào dưới đây đúng về pin Sn - Al? A. Ở anot xảy ra quá trình khử: Sn 2+ + 2e  Sn. B. Điện cực Al bị mòn dần và nồng độ Sn 2+ giảm dần. C. suất điện động chuẩn của pin Sn- Al là 1,8V. D. Al đóng vai trò catot, Sn đóng vai trò anot. Câu 29. Sắp xếp các chất AlCl 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , NaAlO 2 , Al(OH) 3 , Al 2 O 3 thành sơ đồ phản ứng hợp lí. A. NaAlO 2  Al(OH) 3  Al 2 (SO 4 ) 3  Al 2 O 3  AlCl 3 . B. Al 2 (SO 4 ) 3  Al(OH) 3  Al 2 O 3  NaAlO 2  AlCl 3 . C. AlCl 3  Al 2 O 3  Al 2 (SO 4 ) 3  Al(OH) 3  NaAlO 2 . D. Al 2 O 3  Al(OH) 3  NaAlO 2  Al 2 (SO 4 ) 3  AlCl 3 . Câu 30. Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây? A. NaOH, Na, CH 3 COOH. B. HCl, dung dịch Br 2, HNO 3 đặc. C. dung dịch Br 2 , (CH 3 CO) 2 O, NaOH. D. Na, HNO 3 đặc, C 2 H 5 OH. Câu 31. Oxi hóa 23 gam ancol etylic sau một thời gian được hỗn hợp X gồm ancol dư, anđehit và axit cacboxylic. Chia X thành 2 phần bằng nhau: phần 1 đem đốt cháy được gam 9,45 gam nước và 22 gam Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 04 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - CO 2 . Phần 2 cho phản ứng với Na 2 CO 3 thấy thoát ra 0,84 lít CO 2 . Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa thành anđehit và axit lần lượt là A. 60% và 15%. B. 60% và 30%. C. 45% và 30%. D. 80% và 15%. Câu 32. Hợp chất hữu cơ đơn chức X có 5 nguyên tử C trong phân tử. Đun Y với dung dịch kiềm thu được hai chất hữu cơ T, Z. Đun muối Z với vôi tôi xút được chất hữu cơ H, hiđrat hóa H được T. CTCT của X là A. CH 2 =CHCOOCH=CH 2 . B. C 2 H 5 COOCH=CH 2 . C. CH 2 =CHCOOC 2 H 5 . D. CH 2 =CHCH 2 COOCH 3 . Câu 33. Sản phẩm chính khi cộng nước vào A. anken có nối đôi đầu mạch là ancol bậc 1. B. anken có nối đôi trong mạch là ancol bậc 2. C. ankin có từ 3 nguyên tử C trở lên là xeton. D. ankin có nối ba đầu mạch là anđehit. Câu 34. Dãy gồm các chất đều có phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 là: A. axetilen, fomalin, glucozo, saccarozơ. B. glucozơ, propin, propanon, tinh bột. C. but-2-in, metanol, frucozơ, mantozơ. D. metanal, vinyl axetilen, frutozơ, mantozơ. Câu 35. Xà phòng hóa 1 kg chất béo có chỉ số axit là 7 cần dùng 580 gam dung dịch NaOH 20%. Khối lượng glixerol thu được là A. 85,1 gam. B. 88,93 gam. C. 50,6 gam. D. 58,1 gam. Câu 36. Cho 25 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp phản ứng hết với 12 gam Na thu được 36,6 gam chất rắn. Hai axit đó là A. HCOOH và CH 3 COOH. B. CH 3 COOH và C 2 H 5 COOH. C. C 2 H 3 COOH và C 3 H 5 COOH. D. C 2 H 5 COOH và C 3 H 7 COOH. Câu 37. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Cho dung dịch iôt vào hồ tinh bột xuất hiện màu xanh, đun nóng thì mất màu, để nguội lại thấy màu xanh. B. Cho dung dịch mantozơ vào Cu(OH) 2 /dung dịch NaOH được dung dịch màu xanh, đun nóng có kết tủa đỏ gạch. C. Cho dung dịch fuctozơ vào Cu(OH) 2 / dung dịch NaOH được dung dịch màu xanh, đun nóng có kết tủa đỏ gạch. D. Đun xenlulozơ với axit H 2 SO 4 được glucozơ, ngược lại đun glucozơ với dung dịch H 2 SO 4 lại được xenlulozơ. Câu 38. Cho các dung dịch NaCl, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , Ca(HCO 3 ) 2 , Ca(OH) 2 , CaCl 2 . Có bao nhiêu cặp dung dịch có thể phản ứng với nhau? A. 3. B. 7. C. 5. D. 8. Câu 39. Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi mạch polime? A. Đun hỗn hợp cao su thiên nhiên với lưu huỳnh ở 150 o C. B. Đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ khoảng 150 o C. C. Đun thủy tinh hữu cơ plexiglas với dung dịch NaOH. D. Đun tơ lapsan trong dung dịch H 2 SO 4 loãng. Câu 40. Một pentapeptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 345 đvC. Số mắt xích tạo ra từ glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên lần lượt là A. 1 và 4. B. 4 và 1. C. 2 và 3. D. 3 và 2. Câu 41. Ba đồng phân cấu tạo X, Y, Z có CTPT là C 3 H 6 O. Trong đó X có phản ứng tráng bạc, Y có phản ứng với Na, Z là hợp chất no nhưng không có phản ứng tráng bạc và phản ứng với Na. Tên gọi của X, Y, Z lần lượt là A. propanal, propanol và propanon. B. propanal, propenol và propanon. Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 04 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - C. propenal, propanon và propanol. D. propanon, propenol và propanal. Câu 42. Để điều chế 1 tấn tơ xenlulozơ điaxetat cần bao nhiêu tấn gỗ? Biết hàm lượng xenlulozơ trong gỗ là 40% (hiệu suất phản ứng là 80%). A. 1,646 tấn. B. 2,058 tấn. C. 2,48 tấn. D. 1,758 tấn. Câu 43. Xét phản ứng sau ở nhiệt độ không đổi: 2NO + O 2  2NO 2 . Khi thể tích bình phản ứng giảm đi một nửa thì tốc độ phản ứng A. tăng lên 4 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 8 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 44. Cho m gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng thu được 0,56 lít N 2 và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,12 lít khí làm xanh giấy quỳ tím (các khí đều đo ở đktc). Giá trị của m là A. 21,125. B. 42,25. C. 17,063. D. 11,375. Câu 45. Axit acrylic thể hiện tính axit khi phản ứng với các chất trong dãy chất nào dưới đây? A. Na 2 CO 3 , Br 2 , Na. B. NaOH, C 2 H 5 OH, Mg. C. CuO, CH 3 NH 2 , C 6 H 5 ONa. D. Ca(HCO 3 ) 2 , H 2 /Ni , C 6 H 5 OH. Câu 46. Nhận định nào dưới đây không đúng? A. Hỗn hợp CuO và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl dư. B. Hỗn hợp Cu và Fe 2 O 3 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư. C. Hỗn hợp Na 2 O và ZnO có thể tan hoàn toàn trong nươc dư. D. Hỗn hợp Ag và AgNO 3 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H 2 SO 4 . Câu 47. Tên gọi theo danh pháp thay thế của chất có công thức (CH 3 ) 2 CH–C(Cl)Br–CH 3 là A. 3-brom-3-clo-2-metylbutan. B. 2-brom-2-clo-3,3-đimetylpropan. C. 2-brom-2-clo-3-metylbutan. D. 2-clo-3-metyl-2-brombutan. Câu 48. Hợp chất hữu cơ X có công thức C 3 H 7 O 2 N, vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH và có thể làm mất màu nước brom. Vậy X thuộc loại A. amino axit. B. muối amoni. C. hợp chất nitro. D. este của amino axit. Câu 49. Nếu mỗi hecta đất trồng cần 60 kg nitơ thì phải bón bao nhiêu kg ure cho 1 hecta đất? A. 128,6 kg. B. 60 kg. C. 257,1 kg. D. 132,6 kg. Câu 50. Đóng 5 cái đinh sắt vào năm miếng kim loại là Sn, Cu, Pb, Al, Mg, rồi thả chúng vào năm ống nghiệm chưa dung dịch H 2 SO 4 loãng (lượng dung dịch đủ ngập các kim loại). Cho biết có bao nhiêu ống nghiệm ở đó Fe bị ăn mòn điện hóa? A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn . Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 04 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC. C 3 H 5 (OH) 3 . D. C 2 H 5 OH và C 3 H 6 (OH) 2 . Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 04 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12. là 2,62 gam. Khi clo hóa X có chiếu sáng hay xúc tác Fe, đun nóng đều chỉ cho 1 dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 04 Hocmai.vn

Ngày đăng: 23/05/2015, 06:00

w