BÀI TẬP VỀ CHẤT KHÍ Bài 1: Một bình có dung tích 10lít chứa một lượng khí dưới áp suất 30atm. Có nhiệt độ là không đổi và áp suất khí quyển là 1atm. Nếu mở nút bình thì thể tích của khí sẽ là: A. 200lit B.100lit C. 300lit D. 400lit Bài 2: Một lượng khí ở nhiệt độ 18 0 C có thể tích 1m 3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt tới áp suất 2,5atm. Thể tích của khí lúc này là: A. 0,3m 3 B. 0,4m 3 C. 0,1m 3 D. 0,2m 3 Bài 3: Cho khí đẳng nhiệt từ thể tích 4lít đến 10lít thì áp suất trong bình tăng hay giảm bao nhiêu lần? A. Tăng 2,5 lần B. Tăng 5 lần C. Giảm 2,5 lần D. Giảm 5 lần Bài 4: Quả bóng bị xẹp có dung tích 2 lít. Dùng ống bơm mỗi lần đẩy được 50cm 3 không khí ở áp suất 1atm vào bóng. Sau 60lần bơm, áp suất khí trong quả bóng là bao nhiêu? Cho nhiệt độ không đổi. A. 1,5atm B. 2,5atm C. 2atm D. 1,25atm Bài 5: Một bọt khí ở đáy hồ sâu 5m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt khí tăng lên bao nhiêu lần? Đs: 1.49 lần Bài 6: Nén đẳng nhiệt từ thể tích 9lit đến thể tich 6 lit thì thấy áp suất khí tăng lên một lượng ∆p = 50kPa.Hỏi áp suất ban đầu của khí bằng bao nhiêu? Đs: 100 kPa Bài 7: * Người ta dùng bơm để nén khí vào một bánh xe đạp sau 30 lần bơm diện tích tiếp xúc với mặt đất phẳng là 60cm 3 . Vậy sau 20 lần bơm nữa thì diện tích tiếp xúc sẽ là bao nhiêu? Cho rằng thể tích săm xe không đổi, lượng khí mỗi lần bơm là như nhau. Cho rằng nhiệt độ không đổi. Đs: 36cm 2 Bài 8: Có 0,1mol khí ở áp suất P 1 = 2atm, nhiệt độ t 1 = 0 0 C thể tích V 1 = 1,12lít, làm cho khí nóng lên nhiệt độ t 2 = 102 0 C và giữ nguyên thể tích khối khí. a. Tính áp suất P 2 b. Vẽ thêm đồ thị PV quá trình trên. Bài 9: Ở 27 0 C thể tích của 1 lượng khí là 6lít. Thể tích của lượng khí đo ở nhiệt độ 227 0 C khi áp suất không đổi là: A. 8lit B. 10lit C. 15lit D. 50lit Bài 10: có 12g khí chiếm thể tích 4lít ở 7 0 C. Sau khi nung nóng đẳng áp khối lượng riêng của khí là 1,2g/l. Nhiệt độ sau khi nung là: A. t = 327 0 C B. t = 337 0 C C. t = 427 0 C D. t = 300 0 C Bài 11: Trong quá trình dãn nở đẳng áp của một lượng khí xác định, nhiệt độ của khí tăng thêm 145 0 C thể tích tăng thêm 50%. Nhiệt độ ban đầu của khí là: A. 17 0 C B. 290 0 C C. 217,5 0 C D. 335 0 C Bài 12: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái như đồ thị. Cho V 1 = 2lít; P 1 = 0,5atm; T 1 = 300K; V 2 = 6lít A. Gọi tên các quá trình biến đổi B. Tìm T 2 và P 3 1 2 3 V 2 V 1 V T 1 T 2 T(K) lit C. Vẽ lại đồ thị trong hệ tọa độ (P, T) Bài 13: Pittong của 1 máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4lít khí ở nhiệt độ 273 0 C và áp suất 1atm vào bình chứa khí có thể tích 3m 3 . Khi pittông đã thực hiện 1000 lần nén và nhiệt độ khí trong bình giảm còn 42 0 C thì áp suất của khí trong bình nhận giá trị nào sau: 1 A. 2,4atm B. 1,9atm C. 2,9atm D.2,3atm Bài 14: Chất khí trong xilanh của 1 động cơ nhiệt có áp suất là 0,8. 10 5 Pa và nhiệt độ 50 0 C. Sauk hi bị nén, thể tích của khí giảm đi 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7. 10 5 atm. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén. A. T = 572,25 0 K B. T = 472,25 0 K C. T = 372,25 0 K D. T = 672,25 0 K Bài 15: Một bình bằng thép dung tích 50lit chứa khí hidro ở áp suất 5 MPa và nhiệt độ 37 0 C. Dùng bình này bơm được bao nhiêu quả bóng bay, dung tích mỗi quả 10lit, áp suất mỗi quả 1,05.10 5 Pa? Nhiệt độ khí trong bóng bay là 12 0 C. Đs: 214 quả bóng Bài 16: Một thùng có thể tích 40dm 3 chứa 3,96kg khí CO 2 . Hỏi nhiệt độ nào thì bình có thể bị nổ biết rằng bình chỉ chịu được áp suất không quá 60atm. Khối lượng riêng của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,98 kg/m 3 . Đs: t 2 = 54,6 0 C (327,6K) Bài 17: Một xilanh thẳng đứng, tiết diện S, chứa không khí ở nhiệt độ 10 0 C. Pittông đặt cách đáy xilanh 40cm. Khi không khí trong xilanh được nung nóng đến 47 0 C thì píttông được nâng lên một khoảng bao nhiêu? Đs: ∆h = 4cm Bài 18: Một bình có dung tích 8lit được đậy kín bằng một nắp có khối lượng 2kg, có đường kính là 20cm. Trong bình chứa khí ở nhiệt độ 100 0 C dưới áp suất bằng áp suất khí quyển bằng 10 5 N/m 2 . Khi nhiệt độ trong bình giảm xuống đến 20 0 C thì : a) Áp suất trong bình bằng bao nhiêu? b) Bình đặt thẳng đứng, Muốn mở nắp bình ở nhiệt độ 20 0 C cần một lực bằng bao nhiêu? Đs: p 2 = 7,86. 10 4 N/m 2 và F = 692N Bài 19: Một lượng khí CO 2 có thể tích 0,1m 3 , khối lượng là 0,4kg. Nhiệt độ của khối khí không thay đổi. Tính áp suất của khí. Biết khối lượng riêng của khí CO 2 ở điều kiện tiêu chuẩn là 2,0kg/m 3 . Đs: p 2 = 2atm Bài 20: Một bọt khí nổi lên từ đáy giếng sâu 6m đến mặt nước. Hỏi khi lên đến mặt nước, thể tích bọt khí tăng bao nhiêu lần? Biết áp suất khí quyển p 0 = 1,013. 10 5 Pa, khối lượng riêng của nước D = 103 kg/m 3 . Coi nhiệt độ của nước trong giếng không thay đổi theo độ sâu. Đs: 1,59lần Bài 21: Một bình chứa đầy không khí ở áp suất 1atm, nhiệt độ 27 0 C. Miệng bình hình tròn, đường kính 6cm, nằm ngang hướng lên trên và được đậy kín bằng nắp có khối lượng 2kg. Hỏi nhiệt độ của khí trong bình có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu để nút bình không bị bật ra. Biết áp suất khí quyển là 1atm. Đs: T 2 = 320,9K Bài 22: Bên trong bóng đèn dây tóc có chứa khí trơ. Bóng đèn không bị nổ khi áp suất khí trong bóng đèn không vượt quá 1,2atm. Lúc đèn sáng bình thường, khí trong đèn có nhiệt độ 240 0 C, khi đèn không sáng, khí trong đèn có nhiệt độ 30 0 C. Áp suất khí trong đèn lúc không sáng chỉ có thể nhận giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường, không bị nổ? Đs: p 0max = 0,15atm Bài 23: Một ống thủy tinh tiết diện đều, một đầu kín, một đầu hở. Lúc đầu người ta nhúng đầu hở vào chậu nước sao cho mức nước trong và ngoài ống bằng nhau, chiều cao cột không khí trong ống là 20cm. Rút ống lên một đoạn 4cm thì chiều cao mực nước trong ống là bao nhiêu? Biết nhiệt độ xung quanh không thay đổi và áp suất khí quyển là 760mmHg. Đs: ∆h = x = 3,95cm Bài 24: Có 2 bình chứa 2 chất khí khác nhau thông với nhau bằng một ống thủy tinh có khóa. Thể tích của bình thứ nhất là 2 lit, của bình thứ 2 là 3 lit. Lúc đầu đóng khóa, áp suất hai bình lần lượt là 1atm và 3 atm. Mở khóa nhẹ nhàng để 2 bình thông nhau sao cho nhiệt độ khí không đổi. Tính áp suất của khí trong mỗi bình khi đã mở khóa? Đs: p =16atm 2 PHƯƠNG TRÌNH CLA – PÊ – RÔN – MEN – ĐÊ – LÊ – ÉP. PV = ٧. RT = µ m . RT Bài 25: Một lượng khí hidro đựng trong bình ở áp suất 1,5atm; nhiệt độ 27 0 C. Đun nóng khí đến 127 0 , do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra. Áp suất khí trong bình bây giờ là: A. 5,4atm B. 1,4atm C. 2,4atm D. 1atm Bài 26: Cho 4 bình có cùng dung tích và cùng nhiệt độ đựng các khí khác nhau, bình có áp suất khí lớn nhất là: A. Bình A đựng 25g khí CO 2 B. Bình C đựng 17g khí N 2 B. Bình B đựng 14g khí O 2 D. Bình D đựng 4 g khí H 2 . Bài 27: Người ta bơm khí oxi vào một bình có thể tích 5000l. Sau nửa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24 0 C và áp suất 765mmHg. Xác định khối lượng khí bơm vào trong mỗi giây. Coi quá trình bơm khí diễn ra đều đặn. (Đs: 3,7g/s) Bài 28: Một bình chứa khí oxi có dung tích 10l, áp suất 250kPa và nhiệt độ 27 0 C. Tính khối lượng Oxi trong bình. Đs: 32,1g Bài 29: Một bình chứa khí ở nhiệt 27 0 C và áp suất 40atm. Hỏi khi một nửa lượng khí thoát ra ngoài thì áp suất của khí còn lại trong bình là bao nhiêu biết nhiệt độ của bình khí đó là 12 0 C. Đs: p 2 = 19atm Bài 30: * Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện tiêu chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10 0 C trong khi áp suất là 78cmHg. Tính thể tích của lượng khí đã thoát ra khỏi phòng ở đktc và khối lượng không khí còn lại ở trong phòng. Khối lượng riêng của không khí ở đktc là D 0 = 1,293kg/m 3 . Đs: 1,59m 3 Bài 31: * Trong một bình chứa m = 0,3kg khí Heli. Do bình hở sau một thời gian có một lượng khí Heli thoát ra ngoài nên áp suất giảm đi 20%, còn nhiệt độ tuyệt đối giảm 10 %. Tính số phân tử Heli đã thoát ra ngoài? Đs: 5. 10 24 phân tử Bài 32: Một căn phòng có dung tích 100m 3 khí ở điều kiện 1atm và 10 0 C. Hỏi khi nhiệt độ trong phòng tăng đến 30 0 C thì có bao nhiêu mol khí đã thoát ra ngoài. Coi áp suất khí quyển không đổi. Đs: 284mol Bài 33: Hai bình cầu được nối với nhau bằng một ống có khóa, đựng cùng một chất khí. Áp suất khí trong bình thứ nhất 2. 10 5 N/m 2 và trong bình thứ hai là 10 6 N/m 2 . Mở khóa nhẹ nhàng để hai bình thông nhau sao cho nhiệt độ vẫn không đổi. Khi đã cân bằng, áp suất ở 2 bình là 4.10 5 N/m 2 . Tính thể tích bình cầu thứ hai, biết bình cầu thứ nhất có thể tích 15lit. Đs: V 2 = 5dm 3 Bài 34: Một khối khí nitơ có thể tích 8,3lit ở áp suất 15atm và nhiệt độ 27 0 C. a) Tính khối lượng của khối khí đó. b) Hơ nóng đẳng tích khối khí đó đến nhiệt độ 127 0 C. Tính áp suất của khí sau khi hơ nóng. Đs: 0,137kg và 20atm Bài 35: Có 40g oxi ở áp suất 10atm, chiếm thể tích 3lit. a) tính nhiệt độ của khối khí b) Cho khối khí dãn nở đẳng áp đến thể tích 4lít thì nhiệt độ của nó tăng thêm bao nhiêu? Đs: 292,5K và 390K Bài 36: Có 10g khí hidro ở áp suất 8,2atm đựng trong bình có thể tích 20lít. a) tính nhiệt độ của khối khí b) Hơ nóng đẳng tích khối khí này đến khi áp suất của nó bằng 9atm thì nhiệt độ khí bằng bao nhiêu? Đs: 338K và 425K 3 Bài 37: Có 10g khí oxi ở nhiệt độ ở 10 0 C, ở áp suất 3atm. Sau khi hơ nóng đẳng áp nó chiếm 1 thể tích 10lít. Tính: a) Thể tích khối khí trước dãn nở. b) Nhiệt độ của khối khí sau khi dãn nở. c) Khối lượng riêng của khí trước và sau khi dãn nở. Đs: 2,4lít ; 1179K ; D 1 = 4,14kg/m 3 và D 2 = 1kg/m 3 Bài 38: Một bình thép chứa 300g khí NH 3 ở áp suất 1,35atm và nhiệt độ 77 0 C. a) thể tích của bình là bao nhiêu? b) Khi hạ nhiệt của bình xuống 22 0 C và áp suất còn 8,7atm thì có bao nhiêu gam khí thoát ra ngoài? Đs: 38cm 3 và 70g 4 . còn nhiệt độ tuyệt đối giảm 10 %. Tính số phân tử Heli đã thoát ra ngoài? Đs: 5. 10 24 phân tử Bài 32: Một căn phòng có dung tích 100 m 3 khí ở điều kiện 1atm và 10 0 C. Hỏi khi nhiệt độ trong. bình thứ nhất 2. 10 5 N/m 2 và trong bình thứ hai là 10 6 N/m 2 . Mở khóa nhẹ nhàng để hai bình thông nhau sao cho nhiệt độ vẫn không đổi. Khi đã cân bằng, áp suất ở 2 bình là 4 .10 5 N/m 2 . Tính. khí bằng bao nhiêu? Đs: 338K và 425K 3 Bài 37: Có 10g khí oxi ở nhiệt độ ở 10 0 C, ở áp suất 3atm. Sau khi hơ nóng đẳng áp nó chiếm 1 thể tích 10lít. Tính: a) Thể tích khối khí trước dãn nở. b)